Chế Biến Món Ngon Cho Bé 2 Tuổi / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Vinaconex.edu.vn

2 Cách Chế Biến Yến Sào Cho Bé 1 Tuổi

Hệ tiêu hóa ở các bé dưới 1 tuổi rất yếu ớt. Những thực phẩm khó tiêu hay có quá nhiều dinh dưỡng đều khiến bé gặp khó khăn trong quá trình tiêu hóa và hấp thu các dưỡng chất. Cho bé dùng yến sào là lựa chọn đúng đắn của các bậc cha mẹ. Bởi yến sào là thực phẩm rất bổ dưỡng, dễ hấp thu.

Trong yến sào có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho phát triển thể chất và trí não của bé. Nghiên cứu cho thấy, trong yến sào rất giàu protein, nhiều axit amin và các nguyên tố vi lượng quan trọng, giúp kích thích hệ tiêu hóa ở bé. Yến sào còn bổ sung cho bé canxi và sắt, hai khoáng chất quan trọng thường thiếu hụt ở trẻ. Sắt giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Còn canxi góp phần cấu tạo và phát triển khung xương.

Yến sào còn chứa một số nguyên tố quý hiếm khác rất quan trọng, điển hình như crom. Crom có vai trò giúp kích thích tăng khả năng tiêu hóa hấp thu qua màng ruột của bé. Tổ yến có chứa thành phần đường galactose nhưng hoàn toàn không chứa chất béo. Do đó, các mẹ hoàn toàn yến tâm chế biến yến sào cho bé sử dụng mà không lo sợ bé bị béo phì.

Trẻ suy dinh dưỡng, chán ăn, ngủ không ngon hay bị bệnh đường hô hấp sử dụng yến sào cũng rất tốt. Tuy nhiên, bạn chỉ nên chế biến yến sào cho bé sử dụng khi bé được 6 tháng tuổi trở lên. Liều sử dụng (nếu dùng thường xuyên) là 70-100ml/ngày.

Tóm lại, yến sào rất bổ dưỡng. Thường xuyên cho bé sử dụng yến sào sẽ giúp bé tăng hệ miễn dịch, bé khỏe mạnh hơn.

Cách chế biến yến sào cho bé dưới 1 tuổi

Chế biến yến sào chưng đường phèn:

Cách chế biến yến sào cho bé 1 tuổi này rất đơn giản, các mẹ có thể dễ dàng thực hiện. Yến đã ngâm nước, làm sạch sẽ tiến hành tách yến. Cho yến sào và đường phèn vào bát, cho một chút nước sau đó đem chưng cách thủy. Bạn có thể thêm vào một vài lát gừng sẽ giúp món ăn thơm ngon hơn. Thời gian chưng nên lâu một chút để yến tan ra, bé sẽ dễ tiêu hóa hơn.

Cách chế biến cháo yến sào cho bé 1 tuổi

Cháo là món ăn phổ biến sử dụng nhất cho các bé dưới 1 tuổi. Thay vì nấu cháo bằng các nguyên liệu như rau củ, thịt xay, xương hầm;… các mẹ hoàn toàn có thể thay thế bằng yến sào. Món cháo nấu với yến sào sẽ là thực phẩm rất ngon và bổ dưỡng cho bé.

Phương pháp sử dụng yến sào hiệu quả cho bé

Khi bé mới bắt đầu sử dụng yến sào;nên thử trước 1 lượng nhỏ xem trẻ có thích ứng không. Nên sử dụng yến sào lúc bụng đói, tốt nhất là vào sáng sớm và trước khi đi ngủ. Bởi đây là những thời điểm hấp thu dưỡng chất trong yến sào tốt nhất.

Yến sào thô tuy chứa nhiều dinh dưỡng nhất,;nhưng việc tự làm sạch nó tại nhà cũng không đơn giản. Nếu bạn không có đủ thời gian, tốt nhất bạn nên tìm mua yến sào đã tinh chế;của các thương hiệu uy tín (chẳng hạn như Thượng Yến). Thêm nữa, yến sào thô chứa rất nhiều dinh dưỡng, bé không thể hấp thu hết trong 1 lần. Trong khi đó, bảo quản yến sào khô cũng không phải dễ. Nếu bảo quản không đúng cách, rất dễ làm mất đi dưỡng chất có trong yến sào.

Để đảm bảo hiệu quả yến sào đem lại, nên sử dụng lâu dài với liều lượng hợp lý; không dùng quá nhiều, tốt nhất là 70ml/ngày. Hiện nay trên thị trường có bán các sản phẩm yến sào chế biến sẵn theo đúng liều lượng như yến chưng tươi Thượng Yến, rất tiện để cho bé dùng hằng ngày.

Liên hệ ngay với Thượng Yến qua hotline 028 39 123 678 – 0935 21 27 25 khi bạn cần mua hoặc cần tư vấn sản phẩm yến sào phù hợp cho bé.

Tổng Hợp Các Món Ngon Chế Biến Từ Thịt Heo Cho Bé 2 Tuổi Ăn Dặm

Thịt heo chứa rất nhiều các chất như protein,chất béo và rất nhiều kháng chất khác.Thực đơn ăn dặm của các mẹ có bao nhiêu món trong đó có thịt heo? Tiếp tục các món ăn ngon cho bé được chế biến từ thịt heo cho các mẹ cân nhắc.

Trứng chiên thịt băm

Nguyên liệu:

Trứng gà 3 quả

Thịt heo bằm 150 gr

Hành tím 1 củ

Hành lá 50 gr

Dầu ăn 2 muỗng canh

Bột ngọt 1/2 muỗng cà phê

Nước mắm 1 muỗng canh

Cách làm:

Trứng gà đập ra tô. Thêm 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng canh nước mắm vào, khuấy đều.

Thịt heo bằm cho ra chén. Hành lá cắt nhỏ. Hành tím bóc vỏ, cắt mỏng.

Phi thơm hành tím với 2 muỗng canh dầu ăn. Cho thịt heo bằm vào, đảo đều 1 phút.

Đổ trứng gà vào, tráng mỏng. Chiên nhỏ lửa cho trứng chín đều.

Rắc hành lá vào, dùng muôi lật ngược mặt trứng lại cho trứng chín hẳn.

Cho món ăn ra đĩa, dùng với cơm trắng.

Củ cải muối xào ba rọi

250 g thịt ba rọi 250 g củ cải muối cắt sợi ít hành lá gia vị: hạt nêm, dầu hào, đường dầu ăn

Cách Làm:

Thịt ba rọi rửa sạch. Luộc sơ

Củ cải muối rửa sạch với nước lạnh nhiều lần cho hết vị mặn. Vắt ráo. Ướp với 3 muỗng cafe đường.

Hành lá rửa sạch cắt khúc 3cm.

Đặt chảo lên bếp, chảo nóng cho xíu dầu ăn vào. Cho thịt vào rang hơi xém. Nêm ít dầu hào, đảo đều cho thấm.

Cho tiếp củ cải muối vào đảo cho săn. Nêm ít hạt nêm, dầu hào, đường sao cho có vị mặn ngọt.

Cho hành lá vào, đảo đều. Tắt bếp.

Món này ăn với cơm nóng. Thịt béo béo, củ cải muối giòn giòn, kết hợp vị mặn ngọt rất dễ ăn. Ăn lúc trời mưa càng tuyệt.

Sườn nấu đậu

Nguyên liệu:

500g sườn non

100g đậu ngự

100g đậu trắng

150g củ cà rốt

3 củ hành tím

3 tép tỏi

3 muỗng canh sốt cà chua

500ml nước dừa tươi

Gia vị: xì dầu, muối, đường phèn, bột nêm, tiêu

Cách làm:

Sườn non luộc sơ qua nước có chút muối cho sạch. Rửa lại bằng nước, để ráo rồi chặt miếng vừa ăn. Sau đó ướp với 1 muỗng cafe xì dầu, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột nêm để khoảng 20 phút cho ngấm

Cà rốt rửa sạch, rồi cắt tỉa hoa cà rốt (tùy thích). Đậu ngự, đậu trắng rửa sạch, để ráo.

Đặt chảo lên bếp, đun nóng 1 muỗng dầu ăn rồi cho hành tím và tỏi băm nhuyễn vào phi thơm. Tiếp đó, cho sườn đã ướp vào xào cho sườn săn lại.

Kế đến, cho sốt cà chua vào sườn đảo đều tay cho sốt ngấm đều vào thịt. Sau đó, cho nước dừa vào ngập sườn và nấu trên lửa vừa.

Khi sườn chín mềm thì cho lần lượt đậu ngự, đậu trắng vào. Kế tiếp là cho cà rốt vào nấu cùng với ½ muỗng muối, ½ muỗng bột nêm, ½ muỗng đường phèn trên lửa vừa đến khi cà rốt, đậu chín mềm.

Cho 2 muỗng cà phê bột bắp pha loãng với nước vào cho nồi nước sệt sệt, nêm nếm lại lần nữa cho vừa miệng rối tắt bếp rồi cho 1 chút tiêu vào để tăng hương vị.

Món sườn nấu đậu có thể ăn nóng với bánh mì hoặc cơm trắng đều ngon. Từng miếng sườn mềm thơm, với những hạt đậu cà rốt ngọt bùi, quyện với nước dùng sánh có vị chua nhẹ đậm đà rất vừa miệng.

Suờn nấu khoai tây

Sườn non – 500g Khoai tây – 3 củ to Hành lá, mùi thơm – Hạt nêm – Cà rốt – 1 củ

Cách làm:

-Sườn bạn rửa sạch, cho vào một nồi lớn, đổ nước ngập mặt sườn.

-Đun nhỏ lửa, ngay khi nước bắt đầu sôi, vớt sườn sang một nồi khác. Bước này là để làm sạch sườn hơn.

-Bạn đổ nước ngập nồi sườn mới, rồi đun sôi ở nhiệt độ trung bình.

-Dùng muôi vớt bọt trong nồi. Tiếp tục đun ở nhiệt độ trung bình, dùng nắp đậy một nửa nồi để tránh nước dùng bị đục và ninh ít nhất trong vòng 2 giờ.

-Khoai tây, cà rốt bạn rửa sạch, sau đó cắt thành miếng vuông vừa ăn.

-Khi sườn đã ninh đủ thời gian, cho khoai tây và cà rốt vào ninh cùng trong khoảng 15 phút.

-Thêm gia vị cho vừa ăn.

-Trước khi tắt bếp khoảng 15 giây, cho hành lá và mùi thơm đã rửa sạch cắt đoạn vào nồi sườn. Lưu ý bạn không nên đun hành lá quá lâu cùng nồi sườn, hành lá sẽ bị ngả sang màu vàng úa nhìn mất ngon.

Sườn ram sả ớt

Sườn non 300 gr

Sả 2 muỗng canh(Băm)

Mè trắng 1 muỗng canh

Bột năng 2 muỗng canh

Tỏi 3 tép

Tương ớt 1 muỗng canh

Dầu hào 1/2 muỗng cà phê

Đường trắng 1 muỗng cà phê

Dầu ăn 1/2 chén

Tiêu 1/2 muỗng cà phê

Muối 1/2 muỗng cà phê

Thêm tất cả

Cách làm:

Sườn rửa sạch, chặt miếng vừa ăn. Tỏi bóc vỏ, bằm nhỏ.

Sườn ướp với 1/2 muỗng cà phê tiêu, 1/2 muỗng cà phê muối khoảng 15 phút rồi thêm 2 muỗng canh bột năng, trộn đều.

Làm nóng dầu trong chảo, cho sườn vào chiên với lửa vừa. Khi sườn vàng đều thì lấy ra đĩa, để riêng.

Không chiên lửa nhỏ vì chiên lâu dễ làm sườn bị khô cứng, còn chiên lửa to thì sườn khó chín bên trong.

Trong chảo đã chiên sườn, chắt bớt dầu ăn, chỉ để lại một ít rồi cho tỏi vào phi thơm. Khi tỏi hơi ngả vàng thì thêm 2 muỗng canh sả, đảo đều.

Sả sẽ thấm hết dầu ăn trong chảo, thêm 1/2 muỗng cà phê dầu hào và 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng canh tương ớt (nếu thích ăn hơi cay) vào chảo đảo nhanh tay, sau đó thêm 1/2 chén nước vào để tạo thành sốt dạng sệt.

Trút sườn vào chảo, vặn lửa to, đảo đều. Khi sốt đặc lại thì thêm 1 muỗng canh mè trắng vào đảo cùng khoảng 2 phút, nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.

Múc sườn ram sả ra đĩa, làm món mặn ăn với cơm.

Giò heo kho cải chua

Nguyên Liệu:

800 g móng heo 400 g dưa cải chua 5 cây hành lá + 3 củ hành khô 1 m cafe bột canh + hạt nêm 1 quả cà chua

Cách Làm:

Giò heo cạo sạch lông, đập bỏ móng, sát muối lên phần da, rửa sạch. Chặt khoanh, nấu nc sôi, trần qua, rửa lại nc lạnh một lần nữa.

Nướng hành khô, rửa bỏ vỏ cháy đen.

Lấy 2 lít nc, nấu sôi, cho 1/2 m cafe muối, đợi nc sôi nhiều cho giò heo vào hầm, nc sôi lại, canh vớt bọt cho nc đc trong, thả hành khô đã nướng vào. Hầm giò từ 30-45p tuỳ thích ăn giòn hay mềm.

Khi giò heo đạt đến độ mềm vừa ý. Vớt giò heo ra, ngâm vào tô nước có đá lạnh để những khoanh giò trắng đẹp và dòn.

Cà chua bổ múi cau, phi thơm hành khô, cho cà chua và xào khoảng 2p, cho tiếp dưa cải chua vào xào, nêm 1/2 m bột canh và 1 m cafe hạt nêm, xào khoảng 10-15, trong quá trình xào dưa, nc tronh chảo cạn. Lấy nc dùng bên nồi hầm giò heo rưới lên cho dưa thấm đều gia vị.

Trút hết phần dưa đã xào vào nồi nước dùng, nên nếm lại cho vừa miệng, cho hành lá vào, tắt bếp. Muốn ăn giò heo mềm thì cho những khoanh giò vào nồi, muốn ăn dòn thì để riêng cho giò nguội, khi ăn sẽ dòn hơn.

Thịt quay kho cải chua

Nguyên Liệu:

300 g thịt heo quay 300 g dưa cải chua 2 thìa nước tương magi 1 m hạt nêm + đường 2 quả ớt

Cách Làm:

Dưa cải chua cũng đc làm tại nhà. Ở Cookpad công thức món (Dưa cải muối chua) nếu mua cải muối sẵn thì rửa nước lã cho bớt mặn.

Thịt heo quay thái miếng vừa ăn.

Đặt nồi lên bếp, cho thịt vào xào khoảng 5-7p cho ra bớt mỡ, cho hành khô thái lát vào đảo 2p,

Tiếp theo là dưa cải, đảo tiếp 5p, cho 2 thìa nước tương, 1/2 m cafe đường đảo 3p, cho vào 1 bát nước lã, hay nước dừa tươi sẽ ngon hơn,( nếu cho nc dừa thì k cần cho đường)

Cho vào 1 bát nước lã, hay nước dừa tươi sẽ ngon hơn, kho tiếp 5-10p cho nước kho hơi sánh lại là được.( nếu cho nc dừa thì k cần cho đường)

Ba rọi chiên giòn

Nguyên Liệu:

500 thịt ba rọi 1 gói ngũ vị hương Muối, bột ngọt Dầu ăn

Cách Làm:

Thịt ba rọi mua về rửa sạch, cắt khúc 10cm, ướp với 1/2 muỗng muối và 1/2 muỗng bột ngọt, 1 muỗng ngũ vị hương. Ướp khoảng 1 tiếng

Bắt chảo dầu sôi lên, bỏ thịt ba rọi vào chiên ngập dầu. Nhớ canh lửa ko quá lớn cũng ko quá nhỏ lửa. Chiên lửa vừa phải, trở mặt thịt vàng đều, da vàng là được

Vớt thịt ra thớt, cắt miếng nhỏ vừa ăn. Có thể làm chén nước mắm mặn hay nước mắm chua ngọt ăn đều được

Chả cốm

Nguyên liệu

+ Giò sống 250 g.

+ Thịt nạc xay nhuyễn 150 g.

+ Cốm tươi 100 g (có thể dùng cốm khô).

+ Gia vị gồm: hạt tiêu, hành khô, muối, hạt nêm và nước mắm ngon.

+ Lá chuối hoặc lá sen.

Cách làm:

– Trộn giò sống và thịt xay cùng nước mắm và hạt tiêu cho thật đều. Tốt nhất là dùng tay trộn.

– Dùng cốm tươi, bạn không phải rửa. Nếu dùng cốm khô, nên rửa sơ nhanh dưới vòi nước, xong lấy ra để ráo. Nếu để ra ngoài cốm bị khô, ta có thể vẩy mấy giọt nước lọc và để 5-10 phút, cốm hút nước sẽ mềm lại.

– Sau khi trộn nhuyễn nguyên liệu trên với nhau, bạn cho thêm cốm vào để trộn đều cốm – thịt. Không sử dụng các gia vị khác để giữ nguyên hương vị của cốm.

– Khi trộn, bạn cho thêm một thìa dầu ăn, rồi dùng thìa hoặc muôi quết thật đều, cho vào tủ lạnh ngăn mát khoảng 30 đến 35 phút.

– Lấy ở tủ lạnh ra, cho thịt cốm vừa trộn nhuyễn vào lòng bàn tay để nặn chả cốm thành hình dẹt khổ bằng lòng bàn tay, hay tròn tùy theo ý thích.

– Để món ăn có hương thơm đặc trưng, dưới nồi hấp, bạn lót một lớp lá sen rồi cho những viên chả viên vào hấp khoảng 10-12 phút là được.

– Sau khi hấp xong, bạn đun nóng chảo dầu, thả chả cốm vào rán chín vàng đều.

Dưa mắm trộn ba rọi

Nguyên liệu:

– 200g dưa mắm (dưa gang) – 100g thịt ba chỉ – 1 quảchanh – 3 quả ớt hiểm – 2 tép tỏi – Hạt nêm,muối,đường,dầu ăn

Cách làm:

Thịt ba chỉ chà muối, rửa lại với nước

Đun sôi 1/2 lít nước, nêm 1/2 thìa cà phê hạt nêm, cho thịt vào luộc chín, vớt ra, để nguội, thái lát mỏng hình chữ nhật dài 2 cm, ngang 1 cm, dày 0,1 cm

Vắt chanh lấy nước cốt. Ớt hiểm thái xéo. Tỏi bóc vỏ băm nhuyễn

Cho dưa mắm ra tô, trộn đều với thịt ba chỉ, ớt đường và 1 thìa súp cốt chanh

Phi thơm tỏi băm với 1/2 thìa dầu ăn, tắt bếp. Cho dưa mắm đã trộn vào, xóc đều, bày ra đĩa

Dưa mắm trộn nước cốt chanh phải ăn ngay, nếu để lâu sẽ có mùi khó chịu.

Ba rọi xào mắm ruốc

Nguyên liệu:

Thịt ba rọi (ba chỉ): 300g Mắm ruốc: 2 muỗng canh Sả cây Ớt hiểm Gia vị thông thường: đường, bột ngọt và hạt nêm Dầu ăn Tỏi, hành tím băm nhuyễn.

Thực hiện:

Sả cây cắt khoanh rồi băm nhuyễn.

Thịt ba chỉ rửa sach, cắt miếng vừa ăn cho vào 1 cái tô lớn.

Ướp vào thịt: 1 muỗng cà phê hành tím băm, 1 muỗng cà phê tỏi băm, sả băm, 1 muỗng hạt nêm, 1 muỗng đường và ½ muỗng cà phê bột ngọt. Vì trong mắm ruốc có vị mặn nên không được ướp muối hay nước mắm. Để thịt thấm 30 phút.

Cho chảo lên bếp, bật lửa, chảo nóng thì cho 1 muỗng canh dầu ăn vào, cho sả băm, tỏi băm và hành băm vào phi thơm. Sau đó cho thịt vào xào cho săn lại, cho ớt đập dập hay cắt khoanh vào xào chung.

Thịt săn lại thì cho 2 muỗng mắm ruốc vào xào chung cho đều, cho thêm nước lọc vào, đun nhỏ lửa đến khi nước sền sệt lại là chín. Tắt bếp.

Ba rọi xào mắm tôm

Nguyên liệu

– Mắm tôm chà: 100 gram

– Thịt ba chỉ (ba rọi): 300 gram

– Tỏi, sả, ớt

– Gia vị: Đường, bột nêm

Cách làm:

Thịt ba chỉ xắt miếng vừa ăn

– Mắm tôm chà pha với nửa chén nước ấm cho loãng ra.

– Thịt ba chỉ cắt miếng vừa ăn

– Tỏi, ớt, sả băm nhuyễn

– Phi cho tỏi và sả thơm

– Xào cho thịt săn lại

– Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào phi cùng tỏi, sả, ớt cho dậy mùi thơm rồi trút thịt ba chỉ vào xào săn lại. Sau đó trút chén mắm tôm chà vào chảo thịt, nêm thêm ít đường và bột nêm, xào với lửa riu riu, cho đến khi miếng thịt trong, nước cạn dần, tắt bếp. Múc mắm ra đĩa.

Cà chua nhồi thit

Nguyên liệu:

– Thịt băm: 300g – Cà chua cỡ vừa: 6-7 quả – Cà rốt: ½ củ – Hành hoa: 2 nhánh; nấm hương: 5 tai; hành khô: 2 củ – Gia vị: Bột nêm, súp, mì chính, dầu ăn.

Cách làm:

Bước 1: Hành hoa rửa sạch thái nhỏ; cà rốt bào sợi, thái nhỏ; nấm hương thái nhỏ; hành khô bóc vỏ băm nhỏ.

Bước 2: Cho các hỗn hợp hành hoa, cà rốt, nấm hương, hành khô vào bát thịt băm. Nêm 1 thìa bột nêm.

Bước 3: Trộn đều hỗn hợp.

Bước 4: Cà chua rửa sạch, cắt núm đầu, dùng thìa nạo phần ruột bên trong quả cà. Phần ruột cà chua không nên bỏ đi vì sẽ dùng làm phần nước sốt.

Bước 5: Từ từ nhồi phần thịt vào trong quả cà chua. Không nên nhồi quá nhiều vì khi nấu thịt nở, cà chua sẽ bị vỡ.Sau đó, chiên sơ cà chua trên chảo dầu. Nên đặt phần thịt xuống trước, chiên hơi sém vàng phần thịt.

Bước 6: Ở một chảo khác phi thơm hành cho cà chua vào xào. Nêm 1 chút gia vị cho vừa miệng. Thêm chút xíu nước đun nhỏ lửa. Sau đó cho cà chua nhồi thịt vào đun tiếp cho tới khi chín.

Đậu hũ nhồi thịt

Nguyên liệu:

Đậu phụ : 5 bìa Thịt nạc dăm: 100 gram Mọc nhĩ : 1 cái

Nấm hương :2 cái Cà chua: 200 gram Hành lá, hành khô, nước mắm ngon, dầu ăn

Cách làm:

Bước 4: Cuối cùng là chiên trong cà chua. Tiếp tục đặt chảo lên bếp, cho chút dầu ăn vào, sau đó cho cà chua đã thái múi vào (khoảng 200 gram cà chua), lấy thìa dằm cho cà chua thật nhừ rùi trút phần đậu đã chiên vàng vào, nêm vào đó 1 thìa mắm ngon, 1/2 thía hạt nêm, lấy đũa to đảo đều, nhẹ nhàng để tránh làm đậu bị vỡ. Khoảng 3 phút, cà chua bắt đầu ngấm vào đậu, lúc này chúng mình nêm nếm gia vị cho vừa miệng, rắc thêm 1 thìa hạt tiêu và hành lá băm nhỏ là món đậu phụ sốt cà chua nóng hôi hổi đã sẵn sàng.

Thịt băm xào cà tím

Nguyên liệu:

– 2 quả cà tím to – 150 gr thịt heo băm nhỏ, bạn có thể dùng thịt heo xay – Gia vị: 2 muỗng canh dầu hào; 1/2 muỗng cà phê tiêu; 1 muỗng cà phê dầu mè; 1 muỗng canh đường; 2 muỗng canh xì dầu; 1 muỗng canh tỏi băm – 1 nhánh hành lá thái nhỏ – 1muỗng cà phê bột năng hòa chung 2 muỗng canh nước lạnh – 300 ml nước lạnh hay nước xương gà.

Cách làm:

Bước 1: Cà tím rửa sạch, thái miếng to. Bắc chảo dầu lên bếp, dầu nóng cho cà vào chiên nhanh khoảng 2 phút. Sau đó vớt cà ra tô.

Bước 2: Nấu 1 nồi nước sôi, cho cà đã chiên vào luộc 3-4 phút.Sau đó vớt cà ra tô. (Cách này giúp miếng cà loại bỏ bớt dầu và săn bóng rất ngon).

Bước 3: Bắc chảo lên bếp, cho 1 muỗng canh dầu, dầu nóng cho tỏi băm vào xào thơm.

Bước 4: Tiếp đó cho thịt băm vào xào tơi.

Bước 5: Cho hết gia vị vào xào cho thịt thấm. Kế đến cho nước vào nấu sôi, khi nước sôi cho chén nước bột năng vào khuấy đều. Cuối cùng cho cà tím vào đảo đều. Nấu thêm vài phút, nêm nếm lại vừa ăn là tắt bếp.

Chế Độ Dinh Dưỡng Hợp Lí Cho Bé 2 Tuổi

Thực đơn dinh dưỡng cho bé 2 tuổi cần cung cấp đầy đủ năng lượng cho bé hoạt động thể chất và đảm bảo dinh dưỡng thiết yếu để trẻ phát triển toàn diện.

Trong thực đơn cho bé 2 tuổi cần cung cấp đủ chất tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, trẻ 2 tuổi đã ăn được khá nhiều loại thực phẩm khác nhau nên mẹ cần đa dạng thực đơn để bé thay đổi khẩu vị thường xuyên và ăn ngon miệng.

Bữa sáng (6g30 – 7g30): Ăn sáng súp cua trứng cút

Bữa phụ sáng (9g): Uống sữa

Bữa trưa (11g – 11g30): Cơm mềm, canh đậu hũ cà chua, cá kho thơm, chuối

Phụ xế (14g00 – 14g30): Uống sữa, bánh flan

Chiều (17g00 – 17g30): Cơm mềm, canh rau dền tôm, thịt trứng chưng nấm rơm, sa bô chê

Tối (20g00 – 20g30): Uống sữa

Bữa sáng (6g30 – 7g30): Phở bò, bánh su kem

Bữa phụ sáng (9g): Uống sữa

Bữa trưa (11g – 11g30): Cơm mềm canh cải bó xôi thịt băm, tôm thịt sốt cà, đu đủ

Phụ xế (14g00 – 14g30): Uống sữa, Yaourt

Chiều (17g00 – 17g30): Cơm mềm, canh mướp, nấm rơm gan gà, thịt gà kho nấm, nho

Tối (20g00 – 20g30): Uống sữa

Bữa sáng (6g30 – 7g30): Xôi đậu xanh, nước cam

Bữa phụ sáng (9g): Uống sữa

Bữa trưa (11g – 11g30): Cơm mềm, canh cải thảo, cà rốt tôm, thịt kho trứng, dưa hấu

Phụ xế (14g00 – 14g30): Uống sữa, chè chuối

Chiều (17g00 – 17g30): Cháo thập cẩm, thanh long

Tối (20g00 – 20g30): Uống sữa

Bữa sáng (6g30 – 7g30): Bánh cuốn, nho

Bữa phụ sáng (9g): Uống sữa

Bữa trưa (11g – 11g30): Cơm mềm, canh bông cải xanh, cà rốt nấu sườn, mực dồn thịt chiên, sinh tố mãng cầu

Phụ xế (14g00 – 14g30): Uống sữa, đậu hũ nước đuờng

Chiều (17g00 – 17g30): Cơm mềm, canh cải soong thịt băm, xíu mại, vú sữa

Tối (20g00 – 20g30): Uống sữa

Bữa sáng (6g30 – 7g30): Cháo thịt gan, yaourt

Bữa phụ sáng (9g): Uống sữa

Bữa trưa (11g – 11g30): Cơm mềm, canh chua thơm cá, cá muối chiên, dưa lê

Phụ xế (14g00 – 14g30): Uống sữa, bánh bông lan

Chiều (17g00 – 17g30): Cơm mềm, canh khoai mỡ tép, bò kho, đu đủ

Tối (20g00 – 20g30): Uống sữa

Bữa phụ sáng (9g): Uống sữa

Bữa trưa (11g – 11g30): Bún mọc, bơ xay

Phụ xế (14g00 – 14g30): Uống sữa, chè đậu xanh

Chiều (17g00 – 17g30): Cơm mềm, canh bí đỏ thịt, thịt gà ram, quýt

Tối (20g00 – 20g30): Uống sữa

Bữa sáng (6g30 – 7g30): Hoành thánh, chuối

Bữa phụ sáng (9g): Uống sữa

Bữa trưa (11g – 11g30): Cà ri cá – bánh mì, nước thơm

Phụ xế (14g00 – 14g30): Uống sữa, dưa gang đường

Chiều (17g00 – 17g30): Cơm mềm, canh cải ngọt thịt băm, sườn xào chua ngọt, trái hồng

Tối (20g00 – 20g30): Uống sữa

Những lưu ý về dinh dưỡng cho bé 2 tuổi

Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bé 2 tuổi, mẹ cần lưu ý những điểm sau để giúp bé phát triển toàn diện và hiệu quả.

Cho bé ăn đủ nhóm chất

Nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu gồm chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất cần được đảm bảo trong thực đơn của bé. Mẹ có thể bổ sung chất đạm từ các thực phẩm như thịt, cá, đậu, hải sản,…Nếu bé có tình trạng táo bón, mẹ cần kết hợp các loại tinh bột như cơm, khoai, ngũ cốc và nhóm thực phẩm chứa chất xơ như các loại trái cây, rau xanh để giúp bé cải thiện tình trạng. Về chất béo, mẹ có thể bổ sung từ nhóm chất béo thực vật với các loại hạt như lạc, vừng, mè, chia, hạt điều,…và nguồn chất béo động vật để cân bằng nguồn chất béo. Mẹ cũng cần bổ sung các loại rau xanh và trái cây, đây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất tuyệt vời, đồng thời chúng cũng chứa nhiều chất xơ, hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Cho bé ăn đủ bữa

Với nhu cầu dinh dưỡng của bé ở độ tuổi từ 2 – 3 tuổi, mẹ nên cho bé ăn đủ 3 bữa chính và 2 bữa phụ trong một ngày. Các bữa chính mẹ nên để bé ăn cùng với gia đình, điều này không chỉ kích thích sự hứng thú của bé mà còn tạo không khí ấm áp, gần gũi. Thực đơn bữa chính cần đảm bảo đủ 4 nhóm chất : tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và các khoáng chất thiết yếu. Hai bữa phụ còn lại mẹ có thể cho bé ăn sữa chua, sinh tố, nước ép, hoa quả để bổ sung thêm dưỡng chất, hỗ trợ hệ tiêu hóa…mẹ nên cho bé ăn vào giữa sáng hoặc giữa buổi chiều để tránh việc bé no bụng vào bữa chính.

Đa dạng các loại thực phẩm

Mỗi loại thực phẩm khác nhau chứa chứa các chất dinh dưỡng khác nhau, chính vì thế việc cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm sẽ giúp bé hấp thụ cân bằng và đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Mẹ cũng nên chế biến đa dạng các loại thực phẩm trong thực đơn của bé, cân đối dinh dưỡng giữa nhóm thực vật và nhóm động vật vì khả năng hấp thụ của mỗi nhóm cũng khác nhau.

Mẹ có thể thay đổi khẩu vị bằng cách chuyển đổi giữa các món súp, cháo…luộc, hấp hay chiên giòn để kích thích vị giác của bé, giúp bé luôn hứng thú trong mỗi bữa ăn và không bị nhàm chán. Mẹ cũng cần lưu ý theo dõi sở thích ăn uống của bé, đừng cố ép bé ăn những món bé không thích sẽ khiến bé có cảm giác sợ ăn. Nếu bé kén ăn, mẹ hãy thử thay đổi cách cho bé ăn, thay vì để canh vào bát như thông thường, mẹ có thể để nó vào một chiếc ly nhỏ xinh chẳng hạn.

Cung cấp đủ lượng sữa cho bé

Sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, váng sữa,…đều chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Có thể kể đến như Canxi giúp bé cao lớn, xương và răng chắc khỏe, protein giúp bé phát triển khỏe mạnh, chất béo và vitamin giúp tăng cường sức đề kháng, cung cấp nguồn năng lượng dồi dào, DHA và ARA hỗ trợ phát triển não bộ, cấu tạo các mô, tăng cường chất xám giúp trẻ thông minh. Bên cạnh đó, trẻ nhỏ thường rất thích uống sữa vì chúng dễ uống và cho bé cảm giác ngon miệng. Mẹ có thể cho bé uống từ 2 – 3 ly sữa mỗi ngày.

Hướng Dẫn Cách Chế Biến Các Món Ngon Cho Bé 4 Tuổi Tại Nhà

1. Chế độ dinh dưỡng cho bé 3-4 tuổi mẹ cần biết

Khoảng thời gian từ 3 tuổi đến 10 tuổi được xem là giai đoạn vàng, quyết định 60% tiềm năng phát triển chiều cao của trẻ. Giai đoạn này như chiếc cầu nối, là sự chuẩn bị hoàn hảo cho sự phát triển vượt trội lên của cơ thể ở tuổi dậy thì.

Nếu giai đoạn này bị lơ là, cơ thể không có đà phát triển tốt nhất, không tích trữ được đủ những gì cần thiết cho bước nhảy vọt thì hệ quả tất yếu là đến tuổi trưởng thành, trẻ sẽ thấp bé so với bạn bè.

Ngược lại, nếu trẻ được đầu tư chăm sóc dinh dưỡng tối ưu trong giai đoạn này sẽ tạo nền móng vững chắc cho tầm vóc cao lớn khi trưởng thành.

Ngay từ lúc con 3 tuổi trở đi, bạn cần chú trọng đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng cho con, bổ sung đầy đủ chất giúp con có được chiều cao lý tưởng sau này.

Nhiều phụ huynh nhầm chú trọng dinh dưỡng rất kỹ cho con trong những năm đầu đời, nhưng đến 3 tuổi, trẻ bắt đầu đi học thì… khoán hẳn việc chăm sóc dinh dưỡng cho nhà trường. Bé về nhà chỉ được ăn theo kiểu “có gì ăn nấy”.

Điều này hoàn toàn không nên, vì bạn cần biết rằng dinh dưỡng chiếm đến 32% kết quả phát triển chiều cao cho bé vào giai đoạn này (yếu tố di truyền quyết định 23% kết quả, còn lại 5-10% cho mỗi yếu tố khác như tập luyện và vận động, giấc ngủ, môi trường, bệnh lý…).

Điều bạn nên làm là cần chú trọng đến những bữa ăn của con, sao cho đầy đủ các nhóm chất. Ngoài ra, nên duy trì sữa công thức và bổ sung đều đặn cho trẻ 2-3 ly sữa mỗi ngày vì sữa là nguồn dinh dưỡng thiết yếu giúp cung cấp lượng Canxi đầy đủ cho trẻ, điều mà nếu chỉ dựa vào những bữa ăn hàng ngày thì sẽ thường thiếu hụt.

Để các con không chán ngán khi đến giờ ăn mà mỗi giờ chuẩn bị ăn con luôn vui vẻ, hào hứng. Thì đây là lúc mẹ cần thay đổi món ăn cho các con. Các món ngon cho bé không chỉ giúp bé ăn ngon miệng mà còn cần đủ dinh dưỡng cho các con để con lớn khỏe mạnh.

2.1. Đậu phụ nhồi thịt sốt cà chua

Món ăn với người lớn có phần quen thuộc, hương vị thơm ngon, dễ ăn, đậu phụ mềm, vị chua nhẹ của cà chua và đậm đà của thịt giúp món ăn ngon hơn.

Nấu món ăn này, các mẹ chỉ cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu chính: thịt băm, đậu phụ, cà chua, thêm một chút hành và các gia vị cần thiết để món ăn ngon hơn. Mẹ có thể căn chỉnh số lượng sao cho phù hợp với từng loại nguyên liệu.

Cách chế biến:

– Các mẹ cần rửa sạch đậu, cắt khúc vừa ăn. Đem nhiên đậu cho đều. Nếu không có nhiều thời gian các mẹ có thể lựa chọn đậu hũ được chiên sẵn.

– Cà chua cần được cắt hạt lựu.

– Thịt bằm nhuyễn được ướp với hành thái nhỏ, muối, hạt nêm, dầu ăn, nước mắm. Lưu ý, không ướp thịt quá mặn vì ăn thức ăn mặn không tốt cho sức khỏe của bé.

– Đậu hũ được chiên đem cắt rãnh rồi nhồi thịt.

– Cuối cùng, các mẹ đem cà chua xào, thêm gia vị, sau đó đem đậu nhồi thịt vừa chiên vào nước sốt cà chua. Cần chú ý vị của thức ăn để món ăn không mặn cho bé sử dụng.

2.2. Trứt cút kho mộc nhĩ

Đối với bé, các mẹ có thể sử dụng 10 quả trứng cút, mộc nhĩ khoảng 5-6 cái, 1/2 củ hành tây và hành lá.

Chế biến:

– Luộc trứng cút, trứng cút chín thì bóc vỏ để khô.

– Mộc nhĩ đêm ngâm nước đến khi nở, cắt bỏ chân, chỉ lấy thân và đầu mộc nhĩ và rửa sạch.

– Hành tây rửa sạch, thái nhỏ.

– Sử dụng chảo, cho dầu vào chiên sơ qua những quả trứng cút vừa được bóc. Sau đó xào phần mộc nhĩ cùng với hành tây. Đêm trứng cút vừa chiên sơ qua đảo cùng với hành tây và mộc nhĩ vừa xào.

Mẹ cần cho thêm gia vị, đun nhỏ lửa, cho thêm chút nước sôi đến khi nước cạn thì món ăn đã có thể ăn được. Đây là món ăn thơm ngon, trứng cút vừa chứa nhiều dinh dưỡng mà lại khiến trẻ thích thú khi ăn.