Chế Biến Các Món Ăn Cho Bé 3 Tuổi / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Vinaconex.edu.vn

Cách Chế Biến Các Món Ăn Dặm Cho Bé 6 Tháng Tuổi

Bước 1: Gạo đem vo sạch rồi nấu cho sôi.

Bước 2: Tôm rửa sạch, lột vỏ, băm nhuyễn. Lưu ý, các mẹ nhớ phải rút chỉ lưng của tôm thật kỹ trước khi mang đi nấu cháo cho bé.

Bước 3: Khi cháo sôi đem đổ hết tôm đã được xử lý ở trên vào nồi rồi để nhỏ lửa đến khi cháo chín thì tắt bếp.

Bước 4: Cho cháo vào máy xay sinh tô xay nhuyễn rồi cho tiếp ½ thìa dầu ô liu vào là được.

Để món cháo tôm giữ được mùi vị và hương thơm thì sau khi băm tôm nhỏ bạn có thể xào chín tôm rồi để riêng. Đợi khi cháo chín thì bỏ tôm vào rồi đem xay nhuyễn. Cho bé ăn cháo lúc còn ấm.

2. Món cháo thịt heo nấu cùng khoai tây cho bé ăn dặm

Với thành phần đa dạng đạm và tinh bột, khoai tây cung cấp đầy đủ nguồn dưỡng chất thiết yếu cho sức phát triển của trẻ. Vậy nên, các mẹ không nên bỏ qua thực phẩm này trong thực đơn ăn dặm của bé. Để nấu cháo thịt heo khoai tây cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu gồm 20g gạo tẻ, 20g thịt lợn nạc và 1 củ khoai tây.

Bước 1: Vo sạch gạo tẻ rồi nấu cho sôi.

Bước 2: Thịt lợn rửa sạch rồi đem xay nhuyễn hoặc băm nhỏ.

Bước 3: Khoai tây gọt bỏ vỏ, rửa sạch đem băm nhuyễn.

3. Món cháo gà được nấu với bắp ngô cho bé ăn dặm

Cháo gà kết hợp cùng các loại nấm, bắp ngô không những thơm ngon mà còn cung cấp rất nhiều dinh dưỡng cho bé như chất xơ, nguồn năng lượng cho bé vận động cả ngày. Muốn chế biến món cháo này bạn cần chuẩn bị 20g gạo tẻ, 50g ức gà bao gồm cả da, 30g ngô bắp, 1 củ nấm hương, 1 cánh nhỏ mộc nhĩ, 1,5 thìa cà phê dầu ô liu.

Bước 1: Vo gạo, đem nấu chín.

Bước 2: Nấm hương, mộc nhĩ đem ngâm với nước cho nở mềm. Thái nhỏ hay băm sơ.

Bước 3: Bắp ngô tách lấy hạt, xay nhỏ.

Bước 4: Ức gà làm sạch, thái nhỏ rồi đem xay nhuyễn.

Bước 5: Cháo sôi cho tất cả các nguyên liệu đã sơ chế vào rồi nấu cho chín. Đem cháo xay nhuyễn rồi nêm thêm 1.5 thìa cà phê dầu ô liu vào. 4. Món súp bí đỏ với hành tây cho bé ăn dặm

Để nấu súp bí đỏ với hành tây cho trẻ cần chuẩn bị các nguyên liệu gồm hành tây, bí đỏ, nước dùng gà, bơ, bột sắn hay bột ngô.

Bước 1: Xào qua hành tây với bơ đến khi hành chuyển sang màu vàng.

Bước 2: Trong lúc nấu hành các mẹ có thể cho bí đỏ và nước dùng gà vào nồi nấu trong thời gian 10 phút rồi cho hành tây vào xào qua.

Bước 3: Cho toàn bộ hỗn hợp trên vào máy xay sinh tố rồi xay cho nhuyễn.

Bước 4: Đem đặt lên bếp nấu lại, thêm chút bột sắn hay bột ngô vào để giúp món súp được sánh mịn hơn.

5. Món súp thịt bò với khoai tây cho bé ăn dặm

Chuẩn bị nguyên liệu gồm 30g thịt nạc, 30g cà rốt, 30g khoai tây, dầu ăn, hành và rau mùi.

Bước 1: Gọt bỏ vỏ, rửa sạch cà rốt và khoai tây. Cắt miếng rồi đem nấu mềm, xay cho nhuyễn.

Bước 2: Thịt bò đem lọc bỏ gân, mỡ xay nhuyễn, đánh đều cùng 30ml nước.

Bước 3: Nấu chín thịt bò rồi cho thêm cà rốt, khoai tây vào xay thật mịn. Nếu các bé thích mẹ có thể cho thêm hành mùi vào.

Bước 4: Múc súp ra bát, cho thêm chút dầu ô liu vào trộn đều lên rồi để bớt nóng hãy cho bé ăn.

Cách Chế Biến Và Trang Trí Món Ngon Cho Bé 3 Tuổi Biếng Ăn Tăng Cân Vèo Vèo

Con bước vào độ tuổi bắt đầu học mẫu giáo, hẳn mẹ đã nhiều lần chán nản vì sao bé lại biếng ăn đến vậy? Chế biến món ăn ngon miệng và bắt mắt hơn là 1 trong những cách giúp trẻ hứng thú hơn trong bữa ăn.

Tham khảo một số món ngon cho bé 3 tuổi biếng ăn siêu hấp dẫn và đầy dinh dưỡng.

Món ngon cho bé 3 tuổi biếng ăn siêu bắt mắt

Cơm cuộn trứng Omurice phong cách Halloween

Omurice là tên được kết hợp giữa từ “Omelette” trong tiếng Pháp và từ “Rice” trong tiếng Anh. Từ món trứng omelette của phương Tây, người Nhật đã sáng tạo và điều chỉnh các nguyên liệu cho phù hợp khẩu vị của họ. Cơm trứng cuộn omurice Nhật Bản được nhiều người ưa thích bởi vừa ngon lại dễ làm.

150g gạo

4 quả trứng cỡ vừa

100g thịt bò xay

50 g giò lụa hoặc thịt nguội bất kỳ

Các loại rau củ: Xà lách, bắp cải tím, bắp cải thường, dưa chuột, cà rốt, cà chua bi, hành tây

Các loại sốt tùy thích: sốt cà chua, sốt mè rang, sốt mayonnaise,…

Gia vị nêm nếm: bơ, đường, muối, nước mắm, tiêu,…

Rong biển

Cách làm

Sơ chế:

Nấu cơm

Sơ chế và thái sợi các loại rau củ, giò lụa

Cắt rong biển thành mắt mũi

Chiên cơm:

Làm nóng chảo, cho bơ vào. Phi hành tây thơm và xào thịt bò nhanh. Nêm nếm một ít gia vị.

Trộn cơm với hỗn hợp trên. Đảo đều tay khoảng 5 phút và cho 4 thìa cơm sốt cà chua vào đảo tiếp tục.

Chiên trứng:

Đập 4 quả trứng vào bát, đánh trứng đều và chia làm hai phần

Tráng trứng mỏng, nêm 1 ít gia vị.

Trang trí:

Bày cơm ra đĩa và trải lớp trứng lên trên, trang trí rong biển.

Bày thêm hỗn hợp salad rau củ, cà chua bi.

Rưới thêm các loại sốt tùy thích và thưởng thức khi nóng!

Cơm bento gấu trúc

Những hộp cơm bento bắt mắt, ngộ nghĩnh với nhiều hình dạng dễ thương hiện đang trở thành xu hướng siêu hot được các bà mẹ bỉm sữa truyền tại nhau. The Asianparent gợi ý cho bạn cách làm cơm bento gấu trúc cực kỳ đơn giản và sinh động.

1 cây xúc xích

1 bát cơm

3 quả trứng

Lá rong biển

Cách làm:

Làm cơm hình gấu:

Nặn cơm thành hình tròn làm đầu gấu, sau đó nặn thành hình nhỏ hơn để làm tai. Gắn phần tai lên trên đỉnh đầu là bạn đã có hình chú gấu xinh xắn rồi

Dùng kéo cắt lá rong biển thành hình tròn để làm mắt, mũi, tai.

Làm trứng cuộn:

Đập trứng vào bát, dùng đũa khuấy đều, cho thêm chút muối để vừa miệng hơn

Chiên trứng với lửa nhỏ đến khi mặt trứng hơi săn lại. Dùng đũa gập trứng lại thành từng cuộn nhỏ cho đến hết.

Gắp trứng ra đĩa, đợi trứng nguội thì dùng dao cắt thành từng khúc nhỏ

Làm xúc xích: Xúc xích bạn dùng dao khía thành hình quả trám sau đó rán chín.

Trang trí: Trải 1 lớp rau xà lách dưới đáy hộp rồi xếp dần từng miếng trứng, xúc xích, cơm vào là xong

Mì Ý “tổ chim”

Mì Ý sốt thịt bò bằm là món ăn ngon và rất phổ biến của nhiều gia đình. Với hương vị độc đáo, dễ ăn và nhiều chất dinh dưỡng, mẹ có thể làm món này để giúp bé nhà mình đổi khẩu vị và thèm ăn hơn.

300g thịt bò bằm

200g cà chua

2-3 củ hành tây

Tỏi xay, hành tím xay

Sốt cà chua, sốt mayonnaise, bơ

1 gói mì Ý

Gia vị: muối, dầu ăn, tiêu…

Trứng gà ta (hoặc trứng cút), cà rốt

Cách làm

Sơ chế:

Luộc mì Ý theo hướng dẫn trong bao bì

Thịt bò băm ướp đều với hỗn hợp: 2 muỗng cà phê dầu ăn, 1 muỗng cà phê muối

Làm nước sốt:

Phi tỏi băm và hành tím cho thơm. Sau đó cho thịt bò đã ướp vào chảo xào để thịt săn lại và bỏ ra dĩa. Sau khi thịt chín đều, bạn chắt riêng phần nước tiết ra từ thịt để dùng làm nước xốt.

Tiếp tục phi tỏi, hành tím và cho hành tây đã cắt hạt lựu vào đảo đều. Đến khi thấy hành tây trong thì cho cà chua băm nhuyễn vào xào chung

Cho thêm tương cà pha sẵn vào để món nước xốt đậm đà và có độ sánh hơn. Cho phần nước thịt bò bằm vào để tăng thêm mùi vị cho nước xốt.

Cho một ít bơ hoặc mayonnaise để có thêm vị béo rồi nêm nếm hỗn hợp xốt sao cho vừa ăn với muối, đường, hạt nêm. Đảo đều tay cho đến khi hỗn hợp nước xốt hơi sệt lại là được.

Cho phần thịt bò bằm đã xào chín vào hỗn hợp trên và trộn đều

Trang trí:

Thay vì bỏ mì ra trước, bạn cho nước sốt ra dĩa trước rồi mới bỏ mì ý lên trên

Dùng cà rốt cắt thành cánh gà, mào gà,… như hình rồi gắn lên quả trứng để trang trí.

Rắc một ít hạt mè hoặc rong biển khô, và trang trí thêm một ít rau xanh, cà chua.

Một số tips giúp trẻ hứng thú hơn trong bữa ăn

Chỉ nên gợi ý cho bé ăn khi nó đã đói. Khi thực sự đói thì bé ăn sẽ thấy ngon miệng và ăn được nhiều hơn

Giảm những bữa ăn vặt.

Một bát cơm quá đầy không kích thích sự thèm ăn của bé chút nào. Trái lại, nó khiến trẻ sợ và ngán. Hãy giảm khẩu phần ăn của bé.

Tham khảo nhiều món ngon cho bé 3 tuổi biếng ăn để thay đổi đa dạng mỗi ngày giúp bé không bị ngán.

Trang trí các món ăn bày thật màu sắc và bắt mắt.

Để bé tự chọn món ăn yêu thích. Đừng ép bé ăn cái mà chúng không thích. Thay vì thịt, bạn có thể cho bé ăn các thực phẩm có cùng chất dinh dưỡng như trứng, cá hoặc giò, xúc xích. Nếu bé sợ rau, thì bạn có thể cho bé ăn thêm trái cây.

Hãy ngồi ăn cùng bé bên bàn ăn gia đình. Cả gia đình cùng trò chuyện vui vẻ với nhau, bé vừa ăn vừa dỏng tai nghe thế là quên khuấy cái bát cơm đáng ghét.

Món Ăn Ngon Dành Cho Bé 3 Tuổi

Nhu cầu dinh dưỡng của bé 3 tuổi là khá cao vì đây là thời gian bé phát triển khá toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần. Đây cũng là giai đoạn mà bé vận động, vui chơi khá nhiều nên mẹ cần duy trì đủ bữa ăn chính cho bé mỗi ngày và thêm khoảng hai bữa phụ vào hai buổi sáng, tối có thể đảm bảo bé được cung cấp đủ năng lượng cho mỗi ngày. Thực đơn cho bé 3 tuổi cần đáp ứng đầy đủ các nhóm thực phẩm cơ bản: tinh bột, rau – trái cây, chất đạm, sữa, chất béo.

Đậu phụ xốt thịt cà chua

Đậu hũ xốt cà chua là món ăn ngon và dễ làm dành cho bé 3 tuổi Nguyên liệu

Đậu phụ: 3 miếng

Thịt lợn băm: 200 gram

4 quả cà chua

Hành hoa, nước mắm, đường, muối, hạt nêm, dầu ăn.

Cách làm

Đậu phụ đem rửa sạch, cắt khúc vuông vừa ăn, chiên sơ qua cho vàng đều các mặt. Cà chua rửa sạch, thái nhỏ.

Ướp thịt trong khoảng 10 phút với: củ hành hoa đập nhỏ, 1 chút muối, hạt nêm, dầu ăn, nước mắm. Lưu ý ướp vừa đủ vì món ăn quá mặn sẽ không tốt cho bé.

Cho dầu vào chảo, bắc lên bếp. Khi dầu nóng thì cho thịt vào xào qua. Cho tiếp cà chua vào đảo cùng.

Khi cà chua đã nhừ thì cho tiếp đậu phụ vào đảo nhẹ, nêm nếm thêm chút nước cho thịt và đậu đậm đà. Nêm nếm lại một lần nữa cho vừa với khẩu vị của trẻ. Đun thêm khoảng 2-3 phút cho đậu chín đều là có thể dùng được.

Đậu phụ xốt thịt cà chua là món ăn dễ chế biến, mùi vị dễ ăn phù hợp với các bé 3 tuổi đang tập ăn theo khẩu phần người lớn. Đậu phụ thanh đạm xào cùng xốt thịt băm cà chua đậm đà khiến bé nào cũng mê mẩn.

Thịt bò xốt kem chua

Nguyên liệu

Thịt bò mềm băm nhuyễn: 500 gram

Bơ hoặc dầu ăn: 100 ml

Hành tím băm nhỏ

Bột cà chua nhão (tomato paste): 30 ml

Nấm rơm: 200 gram

Sữa chua không đường: 1 hũ

Muối, hạt tiêu, rau mùi

Cách làm

Cho một ít dầu hoặc bơ vào chảo, đun sôi, cho hành vào phi thơm. Tiếp đó cho thịt bò vào xào cùng.

Xào lửa to cho đến khi thịt bò vừa săn lại thì vặn nhỏ lửa, thêm vào chút nước cho thịt mềm.

Cho tiếp khoảng 1 bát nước, bột cà chua, nấm rơm, rau mùi vào đun tiếp. Đun nhỏ lửa trong khoảng 10 phút là được. Nêm thêm muối và hạt tiêu cho món ăn đậm đà.

Cuối cùng cho sữa chua vào trộn đều là món ăn hoàn thành.

Thịt bò chứa rất nhiều sắt và cholesterol cung cấp năng lượng cho bé hoạt động suốt cả ngày dài. Mùi vị ngọt béo của kem sữa cũng giúp kích thích khẩu vị, khiến các bé cứ muốn ăn mãi không thôi.

Thịt ba chỉ xào lá hẹ

Nguyên liệu

Thịt ba chỉ lợn: 500 gram

Lá hẹ: 200 gram

Dầu ăn, nước mắm, muối, hạt nêm

Cách làm

Thịt lợn rửa sạch, thái mỏng. Lá hẹ rửa sạch, cắt khúc nhỏ.

Cho một chút dầu vào chảo đun sôi, đổ thịt vào đảo đều. Nêm thêm chút muối, hạt nêm, nước mắm cho vừa ăn.

Xào tới khi thịt chuyển màu hơi vàng cho tiếp lá hẹ vào đảo chín là được.

Với món ăn này, bé sẽ dễ dàng ăn cùng cơm với thịt ba chỉ đậm đà hòa quyện cùng lá hẹ thơm ngon. Ngoài ra, lá hẹ có tính mát giúp bé giải nhiệt, điều hòa cơ thể, loại bỏ mệt mỏi cho bé sau một ngày hoạt động và vui chơi.

Bạn có thể tham khảo các thực đơn phía trên để làm thực đơn món ngon dành cho bé đồng thời áp dụng đổi vị cho bữa cơm gia đình. Cách chế biến món ăn ngon cho bé đơn giản, giàu dinh dưỡng, mùi vị thơm ngon hấp dẫn sẽ thu hút các bé hiếu động muốn ngồi xuống bàn ăn ngay lập tức.

Thực Đơn Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé 6 Tháng Tuổi Và Cách Chế Biến Các Món Ăn Dặm

Vo gạo và cho nước vào nồi, lượng nước thường gấp 3 – 4 lần gạo (kinh nghiệm là các mẹ nấu đặc một chút, khi cần loãng có thể chế thêm nước nóng, nếu nấu loãng quá sẽ rất khó chế đặc).

Bật nút Cook và chờ 15 phút cháo sôi thì các mẹ chủ động chuyển sang nút Warm, cứ thế cắm điện cả đêm, sáng hôm sau các mẹ sẽ có một nồi cháo trắng ngon lành.

Chuẩn bị thức ăn vào ngày cuối tuần

Ngày cuối tuần rảnh rỗi, các mẹ hãy đi chợ và mua các loại thức ăn cho bé (thịt gà, bò, lợn, chim, lươn, tôm, cá…) và tiến hành sơ chế như sau:

Đối với các loại thịt (bò, gà, lợn, chim), lọc bỏ da, gân xơ, băm nhỏ.

Cá và lươn làm sạch, lọc bỏ xương, tôm bóc vỏ.

Sau đó chia từng loại thức ăn vào các hộp nhựa nhỏ (bán nhiều trong các cửa hàng mẹ và bé) theo khẩu phần ăn của bé, cho các hộp vào ngăn đá tủ lạnh, dự trữ ăn dần trong cả tuần.

Riêng rau củ quả, để đảm bảo tươi ngon, các mẹ nên cho bé ăn theo thức ăn trong ngày cùng gia đình.

Tiến hành nấu cháo cho bé

Mỗi sáng sớm, trước khi đi làm, các mẹ chỉ mất từ 15 – 20 phút chuẩn bị và chế biến cháo cho bé.

Bước 1: Lấy viên thức ăn trong ngăn đá tủ lạnh, cho vào xoong, cho nước xăm xắp. Đun chín thức ăn.

Bước 2: Trong lúc chờ thức ăn chín, mẹ tranh thủ thái chuẩn bị rau củ quả

Riêng với các loại củ, để đảm bảo chín mềm, khi nấu cháo trắng vào đêm hôm trước, mẹ nên gọt vỏ, thái mỏng và cho vào nấu cùng với cháo.

Bước 3: Khi thức ăn chín, mẹ vớt ra, dầm nhỏ (vì thức ăn trong ngăn đá khi đun sôi thường vón cục lại). Giữ lại nước dùng để nấu cháo.

Bước 4: Cho lẫn cháo trắng, rau, thịt băm vào xoong nước dùng và đun sôi, quấy đều. Mẹ nhớ chế thêm nước nóng vào cho phù hợp với độ đặc loãng của cháo.

Bước 5: Nêm dầu ăn, nước mắm (loại dành cho trẻ ăn dặm), quấy đều, đổ ra bát, chờ nguội cho bé ăn.

Lưu ý:

Đây là cách nấu cháo dành cho bé ăn cháo thịt băm, nếu bé ăn cháo xay thì tại bước 2 các mẹ chỉ cần cho tất cả cháo trắng, thịt, rau củ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó, cho vào xoong và đun sôi, nêm dầu ăn, nước mắm là được.

Các mẹ chỉ nên nấu lượng cháo đủ cho một bữa ăn của bé, giữ lại phần cháo trắng để nấu các bữa tiếp theo. Với cách nấu cháo này, các mẹ có thể nấu 3 món cháo khác nhau trong ngày cho bé, tránh trùng lặp gây nhàm chán.

Thực đơn chi tiết ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng

Số lượng bữa dặm: 1 bữa/ ngày cho bé 5 tháng, 2 bữa/ ngày cho bé 6 tháng

Lượng sữa: tùy theo nhu cầu, ưu tiên hơn ăn dặm

Độ thô của cháo: tỷ lệ 1 gạo: 10 nước

Đạm: 5-10 gr (cá thịt trắng: ít béo như tara, đậu phụ 25 gr, trứng: dưới 2/3 lòng đỏ, trứng ở Nhật to hơn ở VN)

Cháo : 5 gr – 30 gr (gạo, mì, bánh mỳ)

Rau: 5-20 gr (cà rốt, bí đỏ, chân vịt, cà chua, kabu (giống su hào), bắp cải, súp lơ xanh, chuối, táo, quít)

Cà rốt nghiền: 2 thìa cà phê; Cháo trắng: 2 thìa cà phê

Cách làm:

Nghiền cháo, đổ vào bát. Xong nghiền cà rốt, cho lên trên. Khi ăn có thể xúc 1 thìa cháo trắng ăn trước, sau đó xúc 1 thìa cà rốt nghiền. Hoặc trộn chung 2 thứ và cho ăn cùng lúc.

Chú ý:

Luộc cà rốt tươi để giữ được hương vị và vitamin tốt nhất.

Cháo bắp / cháo ngô ngọt

Nguyên liệu:

Cháo trắng: 2 thìa cà phê, Ngô/bắp nghiền: 2 thìa cà phê

Cách làm:

Nấu cháo cùng với hạt ngô cho tới khi mềm, sau đó nghiền nhuyễn, bỏ bã.

Chú ý:

Có thể nình hạt ngô riêng, sau đó dùng máy xay cho nhanh. Nhớ lọc hết bã ngô. [5p]

Súp bánh mỳ sữa

Nguyên liệu:

Sữa: 1/2 cup (60ml); Bánh mỳ gối: 1/4 lát

Cách làm:

Nếu là sữa bột thì cần pha theo đúng tỷ lệ để có được lượng trên. Bánh mỳ bỏ phần riềm cứng, xé nhỏ và cho vào sữa. Đun ở lửa nhỏ cho tới khi thấy súp sôi thì tắt bếp

Chú ý:

Chỉ đun cho tới khi hỗn hợp sôi, sau đó đậy vung kín để bánh mỳ mềm bằng hơi là được. [5p]

Cháo trắng: 2 thìa cà phê, Đậu cô ve nghiền: 2 thìa cà phê

Cách làm:

(1) Đậu rửa sạch, trần qua cho bớt mùi nồng, sau đó luộc chín mềm, nghiền nhỏ. (2) Cho đậu nghiền vào giữa bát cháo trắng. [10p]

Cháo rau chân vịt

Nguyên liệu:

Cháo trắng: 2 thìa cà phê; Rau chân vịt nghiền: 2 thìa cà phê

Cách làm:

Rau chân vịt rửa sạch, chỉ lấy phần lá. Luộc cho tới khi chín mềm rồi nghiền nhỏ. Sau đó trộn với cháo trắng.

Chú ý:

Các loại rau có lá rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. [2p]

1/8 củ khoai tây, 1/2 cup sữa (60ml)

Cách làm:

Khoai tây gọt vỏ, cắt nhỏ rồi luộc chín. Sau đó cho tiếp khoai tây vào sữa đã pha thành dạng lỏng, đun ở lửa nhỏ cho tới khi mềm nhừ. Cuối cùng là nghiền thành súp.

Chú ý:

Đây là món ăn dễ tiêu và thơm ngon cho tất cả các thành viên trong gia đình. [10p]

Mỳ (Udon) nấu nước rau củ – Món ngon cho bé 6 tháng

Nguyên liệu:

20g mỳ, 1/2 cup nước súp rau củ (60ml), Bột gạo (để tạo độ sánh) vừa đủ.

Cách làm:

(1), Cho mỳ vào nước súp rau củ, sau đó đun ở lửa nhỏ cho mỳ chín mềm trong 5p (2) Cho bột gạo vào, đun thêm trong 5p nữa là ok.

Chú ý:

Có thể mua mỳ làm sẵn thay vì tự làm. [10p]

20g bí đỏ, 1/2 cup sữa (60ml)

Cách làm:

(1), Bí đỏ gọt vỏ, cắt miếng nhỏ, đun chín tới trong 5p (2) sữa bột pha theo đúng tỷ lệ tới lượng yêu cầu, sau đó cho bí đỏ đã chín tới vào đun ở lửa nhỏ tới khi mềm nhừ. Cuối cùng nghiền nhỏ hỗn hợp trên.

Chú ý:

Bí đỏ màu sậm sẽ nhiều vitamin A hơn bí đỏ màu tươi. [10p]

Thạch táo tươi

Nguyên liệu:

1/4 quả táo, 1/4 thìa cà phê gelatine (bột làm đông) hoặc ½ thìa cà phê bột thạch, 1 thìa súp nước lạnh.

Cách làm:

(1) Táo gọt vỏ, bỏ lõi, cắt nhỏ rồi hấp chín mềm. (2) Nghiền nhỏ táo, cho bột gelatine và nước vào hòa tan, sau đó cho vào LVS trong 30s để làm nóng. Cuối cùng để lạnh cho hỗn hợp đông thành thạch là dùng đc.

Chú ý:

Có thể thay táo bằng lê nghiền cũng rất ngon. [5p]

Nước đào với chanh

Nguyên liệu:

1/4 quả đào, nước chanh vừa đủ.

Cách làm:

Đào gọt vỏ, bỏ hạt, cắt miếng mỏng rồi hấp chín (có thể bọc trong giấy wrap rồi cho vào LVS trong 2p). Sau đó lấy ra nghiền nhuyễn, trộn với nc chanh là ok.

Chú ý:

Nước chanh cho vào để giúp món nước đào ko bị thâm, vì thế ko nên lạm dụng. Có thể bỏ nước chanh nếu ko cần thiết. [3p]

Thạch cà chua

Nguyên liệu:

1 quả cà chua nhỏ, 1 thìa cà phê gelatin, 1/2 thìa súp nước lạnh

Cách làm:

(1) Cà chua gọt vỏ, bỏ hạt, hấp chín và nghiền nhuyễn (2) Gelatine trộn với nước, cho vào LVS trong 1p. Trộn 1 và 2 với nhau, sau đó cho vào tủ lạnh trong 20p cho đông.

Chú ý:

Nếu cà chua ko chín để có vị ngọt tự nhiên, thì có thể cho thêm ¼ thìa đường. [30p]

Sữa chua dưa lưới – Món ăn dặm bổ dưỡng cho bé

Nguyên liệu:

1/2 thìa dưa lưới (hoặc 1 miếng cỡ 10g), 2 thìa cà phê sữa chua trắng.

Cách làm:

Dưa lưới hấp chín, sau đó nghiền nhỏ rồi trộn với sữa chua.

Chú ý:

Có thể dùng sữa bột của bé/ sữa mẹ để làm sữa chua. [3p]

Tào phớ vị cam

Nguyên liệu:

1 thìa cà phê nước cam, 2 thìa cà phê đậu phụ tươi.

Cách làm:

Đậu phụ nghiền nhỏ mịn, sau đó cho nước cam vào. Để lạnh cho đậu phụ đông lại là ăn được.

Chú ý:

Nên làm đậu phụ nóng lên 1 chút thì sẽ dễ nghiền nhỏ mịn hơn. [3p]

1/4 quả táo

Cách làm:

Táo gọt vỏ, bỏ lõi, sau đó cắt miếng mỏng, dùng nilon thực phẩm bọc kín, quay trong LVS trong 1,5p cho mềm. Nghiền khi còn nóng ấm cho nhuyễn.

Chú ý:

Nếu táo chua, có thể cho thêm ¼ thìa đường, và rim táo trước khi nghiền. [3p]

1/8 quả chuối, 1 thìa súp sữa đậu nành

Cách làm:

Chuối nghiền nhỏ, sau đó trộnchung với sữa đậu nành.

Chú ý:

Nên dùng chuối chín nục để tránh vị chát. [2p]

Súp sữa chua dâu tây – Món ngon cho bé 6 tháng ăn dặm

Nguyên liệu:

2 quả dâu tây, 2 thìa sữa chua trắng.

Cách làm:

Dâu tây xay nhuyễn, trộn với sữa chua là xong.

Chú ý:

Dâu tây là loại quả giàu vitamin C nhất, do đó dùng để giải nhiệt trong mùa nóng là rất hợp lý.

1 củ khoai tây vừa 1 quả trứng gà 1 thìa to cà rốt thái nhỏ 1 chút hành hoa và mùi thái nhỏ 1 bát nước dùng nêm vừa

Cách nấu:

Khoai tây hấp chín tán nhỏ Trứng gà đánh tan Cà rốt luộc mềm Đun sôi nước dùng cho khoai tây và cà rốt vào quậy sánh Đổ từ từ trứng vào, vừa đổ vừa quấy đều tay theo một chiều Trứng chín cho hành hoa và rau mùi vào, đảo nhẹ rồi tắt bếp

Một vài lưu ý khi cho bé 6 tháng bắt đầu ăn dặm kiểu Nhật:

Cho bé ăn cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 ( 1 gạo, 10 nước). Cháo nấu chín kỹ, sau đó rây qua lưới thật nhuyễn cho bé ăn. Nhớ là rây chứ không cho vào máy sinh tố xay nhuyễn.

Với thịt cá, nên chọn loại thịt nạc, cá trắng ( ưu tiên cá trước thịt vì cá mềm hơn, dễ rây mịn). Luộc thịt cá lên, giữ nước dùng lại. Rây cá qua lưới, sau đó hoà loãng bằng nước luộc. Thêm một ít bột năng đã hoà tan vào một chúc nước, rồi hoà vào chén cá. Đun hỗn hợp lên làm sánh lại. Với thịt, bạn có thể giã thịt nhuyễn bằng cối rồi rây, sau đó thực hiện tương tự như cá.

Tất nhiên, cách làm này sẽ khiến bạn thấy thịt cá lợn cợn chứ không “mịn đông” như kiểu truyền thống cho vào máy sinh tố xay nhuyễn. Nhưng bạn nên kiên nhẫn thực hiện chứ đừng dùng máy xay. Vì đây chính là bước quan trọng để bé quen với độ thô của thức ăn. Những tuần đầu tiên, nếu lo lắng, bạn có thể cho tỷ lệ nước dùng nhiều, cá thịt ít để giúp bé dễ nuốt. Nhưng sau đó, nên làm đặc dần.

Bạn lưu ý, bé ở độ tuổi 5 – 6 tháng tuổi chưa nên ăn cho ăn trứng vì bé rất dễ bị dị ứng. Trong trường hợp muốn cho bé thử, bạn phải hết sức thận trọng, luộc trứng chín thật kỹ, tách lấy lòng đỏ ( chỉ một chút xíu), pha loãng, nghiền mịn với nước rau cho bé ăn thăm dò. Bé không bị dị ứng mới tăng lên thêm chút ít và không được qua một muỗng cà phê trứng / bữa.

Bé ở giai đoạn này đã ăn được đậu hũ mịn. Bạn có thể mua loại đậu hũ non mịn của Nhật, sau đó luộc kỹ rồi rây qua lưới. Có thể tăng dần độ thô của đậu hũ lên. Bé ở giai đoạn 5 -6 tháng cũng đã có thể ăn bánh ăn dặm loại tan trong miệng. Nên cho bé tự bốc, tự cầm trên tay để ăn. Tuy nhiên, cần cẩn thận không để bé cho vào miệng quá nhiều sẽ dễ gây nghẹn cho bé.

Những món nên cho bé làm quen giai đoạn này:

Khoai luộc, rau luộc, cháo, cá trắng, thịt nạc, đậu hũ non, cà rốt bí đỏ, chuối, táo… Những món này đều cần nghiền nhuyễn qua rây. Không trộn lẫn để bé có thể quen với từng vị riêng biệt. Có thể tăng dần độ đặc từ rất loãng đến loãng và sánh dần lại để cho bé phản xạ nhai tốt.