Con trai nước ngọt hay trai sông còn có tên là bạng; cả thịt và vỏ đều được dùng làm thuốc. Nó thường sống ở sông ngòi, đầm, ao, hồ, sông, suối… vùng đồng bằng, trung du hay miền núi nước ta. Theo tài liệu của Viện dinh dưỡng, thịt trai sông giàu đạm, can xxi, phốt pho, một số vitamin như B1, B2, PP, C và đặc biệt là có rất nhiều kẽm, chính vì vậy thịt trai nấu cháo cho bé ăn dặm là món ăn tuyệt vời nhất.
Không chỉ vậy, trong đông y, thịt trai sông còn mang đến nhiều tác dụng chữa bệnh tốt cho sức khỏe. Thịt trai sông vị ngọt mặn, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, tiêu khát, giáng áp. Trần Tăng Khí, một y gia đời Đường cho rằng thịt trai có tác dụng làm sáng mắt, trừ thấp, chữa đàn bà lao tổn ra máu. Đời Tống, Nhật hoa chư gia bản thảo có lời bàn rằng thịt trai có tác dụng trừ phiền, giải nhiệt độc, chữa băng huyết, khí hư, trĩ. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, thịt trai sông tính hơi lạnh, ăn nhiều dễ sinh bệnh.
Thịt trai sông phối hợp với một số vị thuốc Nam có tác dụng chữa bệnh tăng huyết áp, viêm gan vàng da, trẻ em ra mồ hôi trộm… Tài liệu nước ngoài cũng viết: trai sông vừa là món ăn, vừa là vị thuốc chữa bệnh tiểu nhiều về đêm, kinh nguyệt quá nhiều, hoa mắt chóng mặt, tăng huyết áp, đề phòng tai biến mạch máu não…
Cháo trai nấu với rau gì cho bé ăn dặm
1/ Nấu cháo trai truyền thống cho bé ăn dặm
Nguyên liệu nấu cháo trai gồm:
Trai: 1kg có thể nhiều hơn nếu nấu cho cả gia đình nhiều người cùng thưởng thức
Gạo tẻ: 200g nên chọn đúng gạo tẻ để có nồi cháo Trai ngon nhất
Gạo nếp: 50g
Hành khô: 1 củ
Gia vị: Dầu ăn; nước mắm ngon; mì chính; hạt tiêu; ớt bột (nếu thích)
Hành lá, răm: 1 ít
Cách nấu cháo trai cho bé ăn dặm:
Bước 1: Trai ngâm nước gạo, rửa sạch. Cho trai vào nồi đun sôi đến khi trai há miệng. Nhặt lấy thịt trai, phần nước gạn trong. (Để trai được sạch và khi nấu không bị tanh nên ngâm trai vớt vài lát gừng và ớt để trai nhả hết bùn đất).
Bước 2: Thịt trai bỏ phần bẩn, rửa sạch, thái miếng nhỏ, hành lá, rau răm nhặt rồi rửa sạch thái nhỏ.
Bước 3: Phi thơm hành khô với chút dầu ăn cho trai vào xào, nêm chút bột canh rồi cho thịt trai ra bát.
Bước 4: Phần gạo nếp và gạo tẻ cho vào máy xay khô xay rối rồi ngâm gạo khoảng 2 giờ để khi nấu gạo sẽ nhanh nở và mau nhừ.
Bước 5: Cho gạo vào nồi ninh cùng nước luộc trai, thỉnh thoảng khuấy đều để gạo không bị vón cục và khê ở đáy nồi. Nếu thấy cạn nước thì thêm phần nước trai hoặc nước lọc vào đun cho đến khi hạt gạo nở và chín mềm.
Bước 6: Nêm nước mắm ngon cho vừa miệng. Khi thấy nồi cháo chín cho thịt ngao vào đảo đều lên nấu thêm khoảng 2-3 phút, thêm ít hành răm thái nhỏ và chút mì chính.
2/ Nấu cháo trai với lá dâu cho bé ăn dặm
Nguyên liệu gồm:
50g gạo nếp.
50g gạo tẻ.
5 con trai đồng loại vừa.
30g lá dâu non.
Dầu thực vật, bột gia vị vừa đủ.
Cách nấu cháo trai với lá dâu cho bé như sau:
Bước 1: Trai ngâm nước gạo hoặc nước muối 60 phút rửa sạch, cho vào nồi luộc. Ruột trai làm sạch băm nhỏ. Nước lọc lấy phần trong.
Bước 2: Lá dâu rửa sạch thái nhỏ. Cho thêm nước vào nước luộc trai rồi cho gạo vào ninh nhừ, sau đó cho trai và lá dâu vào nấu chín là được. Mẹ cho bé ăn ngày 1 – 2 lần lúc bé đói.
Những lưu ý khi làm đồ ăn dặm cho bé
Ở bé, trong mỗi giai đoan phát triển thì nhu cầu dinh dưỡng cũng khác nhau. Lúc mới sinh ra, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng, nhưng đến tháng thứ 6, bé cần nhiều nhu cầu dinh dưỡng hơn và lúc này bé cần tập ăn dặm.
Các mẹ không nên quá vội vàng khi cho bé ăn dặm quá sớm, hãy đợi đến khi con thực sự sẵn sàng. Nếu cho bé ăn sớm quá sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé như: bé dễ bị đầy bụng, khó tiêu, biếng ăn, và lâu dài sẽ có nguy cơ bị thiếu hụt dinh dưỡng, dẫn đến bé bị suy dinh dưỡng, chậm lớn…
Khi mới bắt đầu cho bé làm quen với đồ ăn đặc, các mẹ chỉ nên cho bé ăn đơn giản với số lượng ít. Giai đoạn đầu khi bé ăn dặm, các thực phẩm như ngũ cốc, chuối, bơ, táo, lê, bí ngô, khoai tây. Với những thực phẩm này, mẹ cần đảm bảo xay nhuyễn, mịn để bé dễ ăn.
Khi bé đã “tiêu thụ” tốt các loại trái cây và rau, mẹ có thể giới thiệu thêm vào khẩu phần ăn của con một số loại thịt như thịt bò, gà, vịt, heo, các loại hải sản… Với những loại này mẹ nên nấu nhừ rồi xay nhuyễn để bé đường ruột bé tập thích nghi tránh gây khó tiêu, rối loạn đường tiêu hóa.