Nó là nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn ngon như: luộc, kho rim, và đặc biệt một số món đặc sản như giò heo chua ngọt, là một món ăn nguội, hay giò heo chiên muối có độ giòn rụm của da, béo ngậy của mỡ, mặn mòi của thịt nạc,…
Giá trị dinh dưỡng trong chân giò heo
Đây là món ngon, giá trị dinh dưỡng cao. Đặc biệt món này ăn vào những ngày trời lạnh rất bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, móng giò giàu dinh dưỡng có tác dụng bổ huyết, nhiều sắt và vitamin A, B. Ăn móng giò đều đặn còn giảm suy nhược thần kinh, giúp ngủ ngon. Ngoài ra, chất keo trong móng giò còn giúp các tế bào da không bị khô nhăn nhờ đó da luôn căng bóng.
– Người bị viêm gan mãn tính
Khi tế bào gan bị tổn thương, sẽ dẫn đến sự viêm nhiễm, tình trạng này kéo dài trên 6 tháng sẽ được coi là viêm gan mạn tính. Nếu ăn chân giò thì lượng dinh dưỡng lớn của chân giò khi vào cơ thể sẽ làm sự rối loạn chất trở nên trầm trọng, các chất béo không có lợi cho cơ thể sẽ làm bệnh nặng nề hơn.
– Người bị sỏi thận
Bệnh thường khởi phát do sự rối loạn trong trao đổi chất khoáng ở hệ tiết niệu. Những chất phải hòa tan và đào thải qua đường tiểu nhưng lại tích tụ lại thành sỏi trong thân. Bên cạnh đó việc nạp quá nhiều chất béo trong chân giò, là thực phẩm chứa nhiều chất béo, dinh dưỡng cao vào cơ thể, cũng là một nguyên nhân khiến bạn mắc sỏi thận. Vì vậy, những người mắc bệnh sỏi thận nếu ăn móng giò thì bệnh sẽ càng tệ hơn.
– Người thừa cân hoặc béo phì
Người thừa cân, béo phì đương nhiên sẽ có lượng mỡ dư thừa và việc bổ sung thêm dinh dưỡng, chất béo trong chân giò là điều không cần thiết.
Cách chọn chân giò heo ngon
Đầu tiên, để có món thịt ngon, bạn cần chú ý khâu chuẩn bị nguyên liệu. Khi chọn thịt lợn, bạn cần cảnh giác với thịt tẩm hóa chất, không nên ham thịt lợn nạc quá. Một miếng thịt lợn tươi và ngon thì miếng thịt cần đảm bảo khô, không bị nhớt, mùi và màu sắc của thịt bình thường. Khối thịt khi cầm phải săn chắc và khi ấn tay vào thịt có độ đàn hồi cao. Với chân giò, nên chọn mua chân giò sau vì có nhiều thịt và bì mềm.
Cầy là món ăn thơm ngon và là đặc sản của một số quốc gia châu Á. Tuy nhiên, ở các quốc gia phương Tây nói riêng và một bộ phận những người yêu chó trên thế giới nói chung thì chó là người bạn thân thiết. Do đó thịt chó là thực phẩm cấm kị trên bàn ăn của một số người.
Món giả cầy nấu thịt heo ngon hay không bên cạnh việc chuẩn bị nguyên liệu tươi ngon thì khâu nêm nếm là quan trọng nhất, do công thức nấu chỉ mang tính tương đối, khẩu vị người ăn mới quyết định thành phẩm món ăn.
Nguyên liệu để làm món thịt heo giả cầy gồm có
– Chân giò heo: 1 cái
– Bún: 1 kg
– Riềng: 1 củ
– Sả: 3 cây
– Mẻ: 1 chén nhỏ
– Mắm tôm: 1 chén nhỏ
– Bột nghệ: 1 muỗng hoặc củ nghệ tươi: 1 củ
– Đường, muối, nước mắm
– Tiêu
– Hành tỏi
– Dầu ăn.
Cách thui chân giò cũng khá kỳ công. Đầu tiên đem chân giò cạo hết long rồi đem rửa sạch với nước. Tiếp đó đem chân giò thui với rơm cho đến khi chuyển sang màu nâu vàng đẹp mắt. Nếu không có rơm, chân giò đem thui bằng giấy báo hoặc nướng bằng bếp gas cũng được. Dù vậy, nếu có thể, bạn nên thui thịt bằng rơm, như vậy miếng thịt sẽ thơm ngon hơn.
Chân giò sau khi đã được thui vàng đều, đem rửa sạch một lần nước nữa thì để ráo.
Sả, riềng, nghệ đem rửa sạch rồi băm nhỏ. Hành, tỏi bóc vỏ, đập dập rồi cũng băm nhỏ.
Chuẩn bị thớt và dao, chặt chân giò thành từng khúc vừa ăn. Rồi ướp chân giò với gia vị nước mắm, gia vị, tiêu, mẻ, mắm tôm cùng sả, riềng, nghệ , hành tỏi đã băm nhỏ. Tất cả trộn đều và ướp trong ít nhất là 1 tiếng. Thịt càng ướp lâu, ngấm gia vị hơn sẽ càng ngon hơn. Hơn nữa, ướp thịt thêm với chút rượu trắng sẽ khiến thịt nấu lên vị đậm đà hơn, kích thích vị giác hơn.
Tiếp đó, bắc nồi lên bếp, đun sôi dầu. Sau đó đổ phần thịt đã ướp vào nồi, đảo đều tay cho thịt săn lại. Sau khoảng 10 phút thì đổ nước sấp mặt thịt. Khi nước sôi thì nấu bằng lửa nhỏ cho thịt chín mềm, nước dùng sệt sệt, da thịt heo không bị nhũn là được.
Ninh cho đến khi thịt chín tới là dùng được. Lúc ninh thì nêm nếm gia vị sao cho vừa miệng là được. Giả cầy sau khi thành phẩm, múc ra bát, ăn nóng với bún hoặc cơm trắng là ngon.
Tùy từng khẩu vị người nấu mà lượng nước được cho vào nhiều hay ít. Nhưng thường thì giả cầy được nấu với lượng nước vừa phải, xâm xấp mặt thịt. Khi hoàn thành, phần nước dùng sánh lại, sền sệt, giống với thịt cầy nấu rượu mận. Thịt heo nấu giả cầy cần chín tới, độ mềm vừa phải, vẫn giữ được độ sần sật của bì và phần gân. Tránh thịt heo ninh dừ quá khiến miếng thịt tách rời, mất độ ngon của món ăn. Món giả cầy khi hoàn thành còn cần đảm bảo phải thơm mùi đặc trưng của riềng mẻ.
Cách làm giò heo chua ngọt ăn hoài không ngán
Giò heo chua ngọt là món ăn kèm dễ ăn lại ngon, thời gian bảo quản được lâu, có thể lên tới 15 ngày. Món ăn này lại có thể mang lên bàn nhâu, lai rai cùng hội bạn cũng cực tuyệt.
– Giấm: 200 ml
– Sả: 3 nhánh
– Ớt tươi: 2 quả
– Gừng: 1 củ
– Nước mắm: 200 ml
– Đường
– Gia vị: 1 thìa cà phê
– Lọ thuỷ tinh
– Đun sôi nước, cho móng giò vào chần qua vớt ra để loại bẩn.
– Đun sôi nồi nước khác, cho vào 1-2 thìa giấm. Đun nhỏ lửa khoảng 15 phút, lấy đũa xiên thử thấy mềm là được, nếu chưa mềm, đun thêm 5 phút nữa.
– Chuẩn bị một bát nước đá lạnh
– Móng giò chín, bạn vớt ra thả vào bát nước đá bên trên đã chuẩn bị, rồi vớt ra để nguội và thật ráo nước. Cho vào tủ lạnh khoảng 15 phút cho móng giò săn và giòn hơn.
– Sả, ớt tươi, gừng đem rửa sạch. Sả cắt bỏ phần đầu, cắt khúc, sau chẻ nhỏ hoặc thái lát tùy ý. Gừng bỏ phần vỏ ngoài, thái chỉ. Ớt cắt miếng nhỏ.
– Xếp móng giò vào lọ thuỷ tinh hoặc hộp đựng nào bạn có, rồi đổ hỗn hợp nước ngâm lên, cho phần nước ngập giò heo là được.
– Bạn ngâm để 1 ngày trong tủ lạnh là có thể lấy ra dùng được. Khi ăn có thể chấm tương ớt hoặc gia vị chanh khá ngon.
Giò heo chiên muối
Đây quả thực là món ngon khó cưỡng với lớp da giòn tan xen với lớp mỡ ngậy và lớp thịt nạc săn chắc.
– 200 Gram kim chi muối
– 2 củ Hành tím, 1 củ tỏi, 2 trái ớt hiểm
– 1 nhánh cần ta, hành lá
– Một ít rau mầm và xà lách xoăn
Gia vị chấm cho món ăn:
– Gia vị cơ bản: muối, tiêu hạt, tiêu xay, hạt nêm
– Nước tương ngon: 2 muỗng canh
– Dầu màu điều: 1 muỗng canh
– Dầu hào
– Ớt bột: ½ muỗng cà phê
Cách làm món ăn:
– Chân giò heo đã rút xương cần rửa sạch nhiều lần dưới vòi nước cho thật sạch, để ráo nước.
– Hành tỏi bỏ vỏ, hành lá rửa sạch, tất cả đem cắt nhuyễn.
– Chân giò để nguyên miếng cho vào tô sạch, thêm một chút hành lá, 1 muỗng cà phê tỏi, hành tím băm cùng ½ muỗng cà phê muối, 1 chút tiêu xay và ớt bột vào ướp trong ít nhất 30 phút. Nên là ướp qua đêm (ít nhất 8 tiếng trong tủ lạnh).
– Khi đã thấm ướp, cuộn chân giò cùng các nguyên liệu ướp vào trong giấy bạc đem hấp khoảng 40 phút. Lưu ý là nên dùng giấy bạc cuốn để khi chất ngon trong thịt khi hấp chảy ra, sẽ lại quyện với ngấm trở lại vào thịt.
– Lấy chân giò hấp ra, bỏ giấy bạc, cho ngay chân giò vào một thố nước lạnh, chho phần da săn lại, rồi vớt ra để ráo trước khi chiên giòn.
– Lưu ý là khi hấp chân giò đã khiến phần thịt bên trong chân giò chín mềm, các gia vị thấm đều vào bên trong. Do đó, việc chiên giòn này chỉ giúp lớp da bên ngoài giòn tan, đem lại sự hấp dẫn cho món ăn.
– Bắc một chảo sâu lòng, cho dầu ăn vào khoảng 1/3 chảo, đun cho dầu nóng sôi, nhẹ nhàng thả miếng chân giò vào chiên ngập dầu. Trở liên tục cho đến khi lớp da bên ngoài được vàng giòn, bạn vớt chân giò ra đĩa thấm ráo dầu.
– Cắt chân giò heo ra thành những khoanh dày 1cm, trình bày lên đĩa, sau rưới lên nước sốt ăn kèm cùng theo các loại rau mầm và xà lách.
Comments