Cách Nấu Món Sườn Trâu / Top 18 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Vinaconex.edu.vn

Các Món Ăn Biến Tấu Ngon Miệng Từ Thịt Sườn Trâu Tại Trâu Ngon Quán

Gân trâu sốt xì dầu lạ miệng được chế biến theo công thức riêng; Trâu rang muối chiên giòn; Sườn trâu nướng mật ong ngon ngọt trọn vị cùng Trâu sốt vang ngọt cay, đậm đà dễ chịu vô cùng… hứa hẹn sẽ mang lại một trải nghiệm ẩm thực vô cùng độc đáo cho các thực khách.

1. Gân trâu sốt xì dầu

Gân trâu sốt xì dầu hấp dẫn thực khách không chỉ bởi vị thơm ngon, giòn dai của gân trâu, mà còn có vị cay nồng của tiêu xanh, ngọt ngậy của nước sốt xì dầu… Món ăn nghi ngút khói, hội tụ được cả hương vị lẫn màu sắc, chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm ẩm thực khó quên.

Là một món ăn kết hợp sự hài hòa giữa hương vị truyền thống và hiện đại, hứa hẹn mang đến những hương vị khó quên trong lòng thực khách. Thịt trâu mềm, có vị ngọt bùi kết hợp cùng nước sốt sánh ngậy màu đỏ cam của gấc đã làm cho món ăn này trở nên nổi bật, hấp dẫn hơn. Đặc biệt, món trâu sốt vang sẽ ngon nhất nếu bạn ăn kèm cùng với bánh mì.

3. Trâu rang muối

Ngoài giòn trong mềm là những từ ngữ đơn giản nhất dùng để miêu tả món trâu rang muối của nhà hàng Trâu Ngon Quán. Thịt sườn trâu được chiên trên chảo ngập dầu cho đến khi có màu vàng ruộm thì vớt ra và được bày trên đĩa lá lốt đã được chiên giòn rụm trông rất kích thích và hấp dẫn. Thưởng thức miếng thịt trâu rang muối, đặc biệt là ăn kèm với lá lốt chiên đó, bạn sẽ cảm thấy vị giòn tan, béo ngậy của lớp bột chiên bao bọc bên ngoài miếng thịt trâu, còn miếng thịt sườn trâu bên trong thì ngọt mềm quyện mùi thơm phức của lá lốt khiến thực khách không thể dừng đũa trước món ăn đặc sắc này.

4. Sườn trâu nướng mật ong

Đến với Trâu Ngon Quán, bạn sẽ được thưởng thức món sườn trâu nướng mật ong thơm nức mũi bởi các nguyên liệu, gia vị đã được tẩm ướp vào miếng sườn trước khi nướng. Khi đưa một miếng sườn nướng mật ong vào miệng, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt của mật ong xen lẫn hương vị ngọt bùi, thơm phưng phức của vừng rang rắc trên miếng thịt. Miếng sườn mềm, giòn giòn, dai dai, nóng hổi sẽ khiến bạn cảm thấy vô cùng đưa miệng.

Mỗi món ăn lại mang hương vị, màu sắc riêng, chứa đựng bao tình cảm mà người làm bếp muốn gửi gắm tới khách hàng. Còn chần chờ gì nữa mà bạn không đến ngay Trâu Ngon Quán để thưởng thức những món ăn ngon tuyệt làm từ sườn trâu ngon này.

Về Xứ Mường Thưởng Thức Món Sườn Trâu Om Lá Lồm

Cũng giống như món cơm nếp đồ, trong mâm cỗ của mỗi gia đình người Mường dịp lễ, tết không bao giờ thiếu món thịt trâu.

Món sườn trâu non om lá lồm thơm ngon, lạ miệng của người Mường ở Lạc Sơn, Hòa Bình (Ảnh: Thanh Sơn Thủy)

Người Mường có nhiều cách chế biến món ăn độc đáo từ thịt trâu. Quen thuộc nhất có lẽ là thịt trâu treo gác bếp, thịt muối chua và thịt trâu nấu lá lồm mà khi đến thăm bất kỳ xứ Mường nào từ Hòa Bình, Thanh Hóa đến Phú Thọ… bạn đều có cơ hội được thưởng thức.

Trong số đó, có lẽ hấp dẫn nhất vẫn là món thịt trâu om với lá lồm (một cách gọi khác của lá giang), vào ngày mưa gió hay đông lạnh, có tô canh nóng hổi, chua chua, cay cay, thơm nức, được quây quần bên mâm cơm ấm cúng thì không còn gì sánh bằng.

Món ăn sẽ ngon hơn khi có thêm ít da trâu dai giòn được thui cháy sém, thơm nức. Tất cả đem ướp gia vị trong 30 phút (Ảnh: Thanh Sơn Thủy)

Thay vì chọn loại thịt nạc để nấu như thông thường, chủ nhà lại chọn sườn trâu non, một ít da thui để om cùng lá lồm và một thứ nguyên liệu gì đó mà mãi đến khi xong bữa cơm tôi mới được chủ nhà tiết lộ với lý do “sợ nói xong không dám ăn”. Đó chính là phần bên trong ruột non của con trâu.

Sườn non chặt miếng vừa ăn, phần da trâu đem thui trên bếp than cho khét phần mặt ngoài rồi cũng đem cắt miếng sau đó tất cả ướp chung với hạt dổi, sả, ớt, hành tỏi băm nhỏ, nêm gia vị vừa ăn.

Để tạo độ sánh cho món ăn, người Mường trước khi chế biến thường lấy một ít gạo rang lên xay nhuyễn, gọi là thính gạo và đương nhiên không thể thiếu nguyên liệu xúc tác quan trọng, phần bên trong ruột non của trâu. Tất cả nguyên liệu trộn chung lại với nhau và mang ướp khoảng 30 phút cho thấm gia vị.

Trong thời gian chờ đợi, tôi theo chân bé con chủ nhà ra hàng rào sau vườn hái nắm lá lồm để nấu với phần nguyên liệu đang tẩm ướp kia. Lá lồm ở đây đều là cây mọc dại, lá xanh tươi tốt và có hương vị đặc trưng, hoang dã của núi rừng. Lá lồm chọn để nấu phải là lá bánh tẻ mới ngon, không già quá hay non quá, khi nấu lên phải có vị chua thanh, mềm giòn dễ chịu.

Người ta tuốt lấy lá, bỏ phần cuống sau đó rửa sạch. Khi đem nấu, lá lồm được vò nhẹ, khéo khéo sao cho lá gãy thành 3-4 phần mà không bị giập nát, sau đó đem trộn chung với phần sườn, da trâu đang ướp trước đó.

Trong mâm cỗ tiếp khách của người Mường luôn có các món chế biến từ thịt trâu như thịt trâu nướng, thịt treo gác bếp, trịt trâu nấu lẩu và thịt trâu om lá lồm… (Ảnh: Thanh Sơn Thủy)

Trước đây, khi kinh tế còn khó khăn, người Mường thường nấu, hầm các món ăn bằng nồi đất, bếp than. Nhưng giờ chủ nhà vừa loay hoay cắm điện vừa phấn khởi khoe: “Nhà mới sắm được cái nồi áp suất, nấu cái gì cũng nhanh, chứ nấu bằng bếp củi biết bao giờ được ăn”… Anh còn giải thích thêm: “Thường thì sau khi thịt chín người ta mới bỏ rau vào, nhưng khi ướp và om cùng với nguyên liệu, lá lồm mềm ra và vị chua thấm đều lên từng miếng da, miếng sườn trâu, mang đến vị thơm mềm, béo ngậy…”.

Món sườn trâu non om này cũng không cho nhiều nước vào nấu, chủ yếu ra gia vị và nguyên liệu tiết nước ra với lượng vừa sánh đặc, vừa giữa được vị đậm đà thơm ngon lại vừa tạo nên sự độc đáo, mới lạ trong món ăn truyền thống này.

Lá lồm mọc dại có màu xanh tươi và hương vị tự nhiên của núi rừng (Ảnh: Thanh Sơn Thủy)

Người Mường ở Lạc Sơn, Hòa Bình và các tỉnh lân cận thường sống quây quần thành từng làng, bản. Mỗi khi có dịp đình đám, lễ tết, họ lại mổ heo, trâu và chia nhau mỗi nhà ít thịt để ăn dần. Phần thịt tươi thì om với lá lồm, xào măng đăng, một ít bỏ ống nứa muối chua và không quên treo vài miếng lủng lẳng ở trên gác bếp. Mỗi khi nhà có khách đến chơi, những món ngon này lại được mang ra chế biến và chiêu đãi…

Mỗi lần có dịp đi ngang qua Hòa Bình, người ta thường ghé lại mua ít thịt trâu gác bếp để làm quà và không quên ghé vào một quán ăn ven đường, gọi một tô thịt trâu om lá lồm trứ danh xứ Mường để thưởng thức.

Tô canh nóng hổi với vị chua thanh của lá lồm, vị thơm nồng của hạt dổi, sả ớt, vị béo ngậy của thịt trâu, độ quánh dẻo đặc trưng, là lạ của chất xúc tác bên trong ruột non… chắc chắn sẽ níu chân du khách quay trở lại với vùng đất Mường thân thiện này thêm lần nữa…

Theo Thanh Sơn Thủy (TTO)

Đặc Sản Xứ Mường: Sườn Trâu Om Lá Lồm

Người Mường có nhiều cách chế biến món ăn độc đáo từ thịt trâu. Quen thuộc nhất có lẽ là thịt trâu treo gác bếp, thịt muối chua và thịt trâu nấu lá lồm mà khi đến thăm bất kỳ xứ Mường nào từ Hòa Bình, Thanh Hóa đến Phú Thọ…

Trong số đó, có lẽ hấp dẫn nhất vẫn là món thịt trâu om với lá lồm (một cách gọi khác của lá giang), vào ngày mưa gió hay đông lạnh, có tô canh nóng hổi, chua chua, cay cay, thơm nức, được quây quần bên mâm cơm ấm cúng thì không còn gì sánh bằng.

Sườn non chặt miếng vừa ăn, phần da trâu đem thui trên bếp than cho khét phần mặt ngoài rồi cũng đem cắt miếng sau đó tất cả ướp chung với hạt dổi, sả, ớt, hành tỏi băm nhỏ, nêm gia vị vừa ăn.

Người ta tuốt lấy lá, bỏ phần cuống sau đó rửa sạch. Khi đem nấu, lá lồm được vò nhẹ, khéo khéo sao cho lá gãy thành 3-4 phần mà không bị giập nát, sau đó đem trộn chung với phần sườn, da trâu đang ướp trước đó.

Theo Tuổi trẻ online

Trước đây, khi kinh tế còn khó khăn, người Mường thường nấu, hầm các món ăn bằng nồi đất, bếp than. Nhưng giờ chủ nhà vừa loay hoay cắm điện vừa phấn khởi khoe: “Nhà mới sắm được cái nồi áp suất, nấu cái gì cũng nhanh, chứ nấu bằng bếp củi biết bao giờ được ăn”… Anh còn giải thích thêm: “Thường thì sau khi thịt chín người ta mới bỏ rau vào, nhưng khi ướp và om cùng với nguyên liệu, lá lồm mềm ra và vị chua thấm đều lên từng miếng da, miếng sườn trâu, mang đến vị thơm mềm, béo ngậy…”.

Món sườn trâu non om này cũng không cho nhiều nước vào nấu, chủ yếu ra gia vị và nguyên liệu tiết nước ra với lượng vừa sánh đặc, vừa giữa được vị đậm đà thơm ngon lại vừa tạo nên sự độc đáo, mới lạ trong món ăn truyền thống này.

Người Mường ở Lạc Sơn, Hòa Bình và các tỉnh lân cận thường sống quây quần thành từng làng, bản. Mỗi khi có dịp đình đám, lễ tết, họ lại mổ heo, trâu và chia nhau mỗi nhà ít thịt để ăn dần. Phần thịt tươi thì om với lá lồm, xào măng đăng, một ít bỏ ống nứa muối chua và không quên treo vài miếng lủng lẳng ở trên gác bếp. Mỗi khi nhà có khách đến chơi, những món ngon này lại được mang ra chế biến và chiêu đãi…

Mỗi lần có dịp đi ngang qua Hòa Bình, người ta thường ghé lại mua ít thịt trâu gác bếp để làm quà và không quên ghé vào một quán ăn ven đường, gọi một tô thịt trâu om lá lồm trứ danh xứ Mường để thưởng thức.

Tô canh nóng hổi với vị chua thanh của lá lồm, vị thơm nồng của hạt dổi, sả ớt, vị béo ngậy của thịt trâu, độ quánh dẻo đặc trưng, là lạ của chất xúc tác bên trong ruột non… chắc chắn sẽ níu chân du khách quay trở lại với vùng đất Mường thân thiện này thêm lần nữa…

DULICHVIETNAM.COM.VN

5 Cách Chế Biến Món Ngon Từ Thịt Trâu, Thịt Trâu Làm Món Gì Ngon Và Đơn Giản Nhất?

Hướng dẫn cách chế biến món ngon từ thịt trâu, thịt trâu làm món gì ngon và đơn giản nhất dùng đãi tiệc gia đình, nhậu lai rai cuối tuần như thịt trâu hấp, món thịt trâu nhúng mẻ, cách làm thịt trâu luộc sả, thịt trâu xào cần tỏi, thịt trâu xào rau lang, thịt trâu xào sả ớt, thịt trâu xào hành tây…

I. Món ngon từ thịt trâu, thịt trâu làm món gì ngon và hấp dẫn

Thịt trâu có nhiều ở vùng miền núi và rất được ưa chuộng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Còn gì tuyệt vời hơn khi cả gia đình ngồi quây quần bên mâm cơm cùng nhau thưởng thức các món ngon từ thịt trâu nóng hổi.

Từ lâu trong văn hóa ẩm thực của người Việt, thịt trâu đã được sử dụng làm nguyên liệu chế biến cho nhiều món ăn bởi vì trong nó có chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng và dễ chế biến cùng với nhiều nguyên liệu khác nhau.

1. Cách làm thịt trâu xào lá lốt đơn giản mà ngon

Nguyên liệu:

Thịt trâu ( thịt mông hoặc bắp trâu): 300g

Hành tây: 1 củ

Lá lốt: 2 bó

Tỏi băm

Dầu ăn, tiêu, nước mắm, bột canh, hạt nêm

Cách thực hiện:

Sơ chế nguyên liệu thô sau khi mua về: Hành tây bóc vỏ, rửa sạch, rồi thái mỏng. Ngắt bỏ phần cứng ở cuống lá lốt, rửa sạch là thái khúc khoảng 1cm. Thịt trâu mua về, rửa sạch sau đó dùng dao sắc, thái thịt thành các miếng mỏng.

Để tẩm ướp thịt trâu, cho vào một chút tỏi băm, 1/3 thìa cà phê hạt nêm, 2 thìa cà phê nước mắm và 1 chút tiêu, đem trộn đều trong một chiếc bát tô khoảng 15 phút.

Bước vào công đoạn chế biến, đầu tiên làm nóng dầu bằng chảo đã đặt săn lên bếp, rồi cho tỏi băm vào phi thơm. Cho phần thịt trâu vào chảo, xào cho đến khi săn và chín mềm thì cho thịt trâu ra đĩa để riêng.

Giữ nguyên chảo sau đó cho hành tây vào, đảo đến khi thấy hành tây vừa chín tái thì cho lần lượt phần thịt trâu vừa xào và lá lốt vào. Nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn và đảo đều tay để gia vị thấm kĩ vào thịt. Khi thấy các nguyên liệu đã chín đều, dùng muỗng múc ra đĩa và thưởng thức cùng gia đình.

2. Cách nấu thịt trâu nhúng mẻ dân dã, vừa bổ vừa ngon

Nguyên liệu:

Thịt trâu: 1kg

Mẻ: ½ chén

Xương lợn (heo) ống: 500g

Sả: 5 củ

Gừng, ớt khô, hành củ, tỏi, nước tương, bột ngọt, bột canh

Rau ăn kèm: mồng tơi, lá tai tượng…

Cách thực hiện:

Phần rau ăn kèm đem đi rửa sạch, rồi ngâm với dung dịch nước muối pha loãng chừng 15 phút, để ráo nước. Xương ống mua về rửa sạch, sau khi chần sơ qua nước sôi, đem rửa lại lần nữa bằng nước lạnh.

Cuối cùng cho xương ống cùng nước lã vào nồi, ninh với lửa nhỏ, ninh kỹ sẽ làm cho phần nước dùng ngọt hơn, trong lúc ninh nhớ thường xuyên vớt bỏ lớp bọt.

Để ướp thịt trâu, đầu tiên rửa sạch thịt bằng nước lạnh, thái thành từng miếng mỏng vừa ăn. Thịt trâu sẽ dễ dàng thái hơn khi bạn cho vào ngăn đá tủ lạnh một thời gian rồi mang ra.

Sau khi thái xong, cho thịt trâu, gừng đập dập nhỏ, sả cắt lát, tỏi băm, nước tương vào cùng một cái bát, trộn đều và để ướp trong khoảng 30 phút. Chờ thịt đã ngấm đều gia vị thì xếp ra đĩa, trang trí tùy thích bằng các nguyên liệu sẵn có để đĩa thịt của bạn thật đẹp mắt.

Dùng muỗng múc cơm mẻ ra bát rồi tán nhão, nên cho một chút muối để con mẻ chết. Dùng rây để lọc mẻ và chỉ lấy phần nước. Sả cây đập dập.

Nấu nước dùng mẻ: dùng nồi cho dầu vào đến khi nóng rồi phi thơm tỏi. Đổ phần nước dùng đã ninh vào và đun sôi. Sau đó cho mẻ vào, nêm nếm lại gia vị sao cho vừa khẩu vị là bạn đã hoàn thành. Phần nước dùng mẻ thơm ngon, đậm đà và có độ chua, mặn nhẹ là đạt chuẩn.

Về phần nước chấm thịt trâu: tùy theo sở thích bạn có thể chấm với muối tiêu chanh, xì dầu hoặc mắm nêm đều ngon.

Đặt nồi nước dùng mẻ lên bàn ăn, ăn tới đâu thì nhúng thịt trâu vào tới đó. Vào những ngày thời tiết trở lạnh mà cùng gia đình quây quần thưởng thức món thịt trâu nhúng mẻ kèm với những loại rau dân dã trên thì chẳng có gì sánh bằng.

3. Cách nấu thịt trâu hầm rau củ quả ngon ngọt bổ dưỡng

Nguyên liệu:

Thịt trâu 500g nên chọn phần thịt bắp và thịt nạc mông hoặc phần thịt sườn

1 củ cà rốt

Nửa quả đu đủ xanh

2 củ khoai tây

300g ngó sen

1 củ cải đường

Tỏi, hành khô, ớt, gừng

Gia vị: Nước mắm, hạt nêm, mì chính, muối, hạt tiêu, ngũ vị hương.

Rau ngò và hành hoa

Cách chế biến:

Bước 1: Đầu tiên thịt trâu các bạn mua về rửa sạch rồi đen thái thành các miếng có hình vuông với kích thước vừa ăn.

Bước 2: Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị săn như tỏi, hành khô, ớt, gừng ta đập dập băm nhỏ vào xoong đựng thịt trâu.

Tiếp đó nêm nếm các gia vị nước mắm, hạt nêm, mì chính, muối, hạt tiêu, ngũ vị hương vào trộn đều, ướp cùng thịt trâu khoảng 30 phút để thịt trâu ngâm gia vị và làm bớt mùi tanh của thịt.

Bước 3: Các loại củ quả ta gọt vỏ, rửa sạch sau đó thái thành các khúc vừa để hầm.

Bước 4: Đun nóng dầu rồi cho hành và tỏi vào phi thơm, khi hành và tỏi đã ngả vàng bạn cho thịt trâu đã ướp vào đảo đều tay đến khi thịt trâu săn lại thì ta đổ nước ngập thịt trâu và cho đu đủ vào hầm trước trong khoảng 30 phút.

Kiểm tra lại xem đu đủ đã chín chưa và vị nước hầm đã vừa chưa rồi mới cho các rau củ còn lại vào hầm tiếp thêm 20 phút là được.

Bước 5: Sau khi thịt trâu đã mềm và các loại củ quả đã chín kỹ, tắt bếp và múc ra bát, cho phần rau ngò, hành hoa đã để ráo vào và thưởng thức thôi.

Thịt trâu hầm rau củ là món ăn ngon từ thịt trâu bổ dưỡng thích hợp cho mọi lứa tuổi bởi những dưỡng chất mà trong món ăn cho chứa.

Miếng thịt trâu mềm ngọt không còn mùi tanh kết hợp với các loại rau củ chín mềm. Khi cho vào miệng miếng thịt cùng rau quả tan biến hòa quyện vào nhau càng làm cho người ăn xao xuyến.

4. Cách làm thịt trâu hầm sả khoái khẩu

Nguyên liệu:

Thịt trâu 300g chọn phần thịt bắp

Xương sườn trâu 500g chọn phần sườn còn nhiều thịt

Sả 5 nhánh

Hành khô, tỏi, gừng, ớt

1 quả đu đủ xanh

Cách chế biến:

Bước 1: Thịt trâu và sườn trâu rửa sạch sau đó thịt thái miếng vuông cạnh khoảng 4cm, chặt sườn thành các khúc vừa phải rồi cho vào 1 chiếc nồi.

Bước 2: Sả đập dập rồi cắt khúc khoảng 5cm, hành, tỏi, gừng cũng rửa sạch, đập dập và băm nhỏ, cho vào nồi bóp để trộn đều.

Bước 3: Đu đủ sau khi rửa sạch, để nguyên vỏ rồi bổ làm 4 và bỏ phần hạt đi.

Bước 4: Cho dầu ăn vào xoong đun nóng, sau đó phi thơm hành tỏi đã băm rồi cho thịt trâu đã chuẩn bị vào xào. Lúc thịt trâu đã săn đổ nước ngập mặt thịt rồi cho phần đu đủ vào đậy vung hầm trong khoảng 45 phút.

Sau thời gian trên, mở nắp vung, nêm nếm lại gia vị sao cho vừa với khẩu vị của gia đình bạn là đã hoàn thành.

Món ăn này các bạn có thể sử dụng giống như món lẩu bằng cách đặt nồi lên bếp lẩu hoặc bếp ga mini, ăn cùng các loại rau nhúng, mì tôm hay bánh canh rất ngon. Sự kết hợp của thịt trâu cùng với mùi thơm đặc trưng của sả sẽ làm cho món ăn vô cùng hấp dẫn.

5. Cách chế biến món thịt trâu xào sả ớt ngon tuyệt đỉnh

Thịt trâu xào sả ớt là một món ăn chế biến cực đơn giản nhưng có hương vị đậm đà, thơm ngon, đánh thức vị giác của nhiều người. Còn chờ gì nữa mà không ghi ngay vào sổ tay nấu ăn của bạn để trổ tài cho cả gia đình thưởng thức.

Nguyên liệu:

Thịt trâu: 400g

Sả: 3 củ

Ớt: 2 quả

Hành tây: 1 củ

Lạc nhân: 50g

Bột gạo: 2 thìa canh

Tỏi băm, dầu ăn, nước tương, bột canh, đường cát trắng.

Cách thực hiện:

Thịt trâu mua về rửa sạch và thái lát mỏng, để món ăn ngon nhất thì thịt thái càng mỏng càng tốt. Hành tây, tỏi, ớt rửa sạch, thái lát mỏng.

Để ướp thịt trâu, cho thịt vào một bát to cùng bột canh, nước tương, sả, ớt, tỏi băm nhỏ và bột gạo rồi trộn đều tất các nguyên liệu với nhau.

Ướp thêm khoảng 10 – 15 phút cho thịt ngấm gia vị. Trong thời gian này, rang lạc chín, bỏ vỏ rồi cho vào cối đâm nhỏ vừa.

Cho dầu ăn vào chảo đã đun nóng, đến khi dầu sôi thì cho hành tây vào, hành tây chỉ cần tái là đạt yêu cầu rồi cho ra đĩa riêng. Tiếp tục cho phần thịt trâu đã ướp vào chính cái chảo đó xào với lửa to.

Đảo đều tay cho đến khi thịt mềm và săn lại thì cho phần hành tây xào tái đã chuẩn bị vào. Nêm nếm gia vị lại một lần nữa cho vừa miệng là được và tắt bếp.

Còn chần chừ gì nữa mà không thưởng thức ngay khi còn nóng để tận hưởng hết được vị ngon ngọt của thịt trâu trong món ngon từ thịt trâu này.

II. Ăn thịt bò hay thịt trâu tốt hơn?

Cách phân biệt và các giá trị dinh dưỡng thật sự của hai loại thịt trâu và thịt bò là những thứ mà không phải chị em nội trợ nào cũng biết.

Theo chúng tôi Nguyễn Duy Thịnh – cán bộ Viện Công nghệ Sinh học – Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, thịt trâu và thịt bò tương đồng về giá trị dinh dưỡng. Thực chất hai loại thịt đều có giá trị dinh dưỡng như nhau. Hiện nhiều nơi, giá hai loại thịt đang được bán với giá không chênh lệch.

Tuy nhiên theo các nhà dinh dưỡng phân tích, về mặt sức khỏe, do có lượng mỡ ít hơn nên thịt trâu tốt hơn thịt bò. Trong thịt trâu chỉ có 1,6 – 5,6% mỡ so với thịt bò là 10 – 22%. Hơn nữa, trong hai loại thịt này thì lượng sắt có trong thịt trâu nhiều hơn hẳn thịt bò.

Do có giá trị cao hơn trong nông nghiệp nên trâu chỉ được làm thịt khi đã già bởi vậy thịt trâu khi ăn có độ dai và khó ăn hơn. Thế nên, thường thịt bò được nhầm tưởng là ngon hơn thịt trâu.

Về mặt dinh dưỡng, từ phân tích của các nhà dinh dưỡng đã cho thấy, thịt trâu có chứa lượng mỡ ít hơn thịt bò, do đó thị trâu tốt hơn thịt bò.

Với một số người mắc bệnh về khí huyết, gân cốt và chứng phong thấp sưng tê, đau lưng, phù chân thì có thể kết hợp thịt trâu trong quá trình chữa bệnh bởi trong thịt trâu có vị ngọt, tính hơi hàn không độc, có tác dụng chữa các căn bệnh trên.

Còn thịt bò có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ tỳ vị, ích khí huyết, mạnh gân cốt. Có thể trị được chứng hư lao gầy mòn, cơ thể suy yếu, lưng, đùi.

Thịt bò thường có màu đỏ, hơi có mùi đặc trưng, thớ thịt mịn và dai và mỡ màu vàng. Còn thịt trâu không có mùi rõ rệt, màu sậm hơn, thớ thịt to và mỡ trắng.

Tuy nhiên, cả hai loại thịt này đều không nên ăn nhiều bởi trong chúng chứa nhiều đạm và đặc biệt là sắt. Trên thế giới các nhà dinh dưỡng cũng khuyến cáo nên hạn chế lượng thịt đỏ trong thực đơn hàng ngày.

Đây là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh rối loạn về chuyển hóa hay còn gọi là hội chứng chuyển hóa trong đó bao gồm đái tháo đường, thừa cân béo phì, rối loạn mỡ máu, gout.

III. Mẹo phân biệt thịt trâu và thịt bò 1. Phân biệt thịt trâu và thịt bò dựa vào màu sắc

Bằng mắt thường có thể thấy được thịt trâu có màu sẫm đen, phần mỡ trâu trắng trong khi đó mỡ thịt bò có màu hồng hoặc đỏ, mỡ vàng.

Cách nhận biết thường được các chị em nội trợ sử dụng nhất đó là dựa vào thớ thịt. Hãy chú ý quan sát vào mặt cắt ngang của miếng thịt, thịt trâu có thớ thịt to, thô, còn thịt bò thớ thịt nhỏ hơn và mịn màng hơn.

3. Nhận biết qua khâu chế biến

Thịt trâu khi đem chế biến sẽ thường không có mùi hoặc mùi không rõ lắm. Đặc biệt là phần cơ của thịt trâu săn lại và có vị ngọt đậm hơn so với thịt bò.

Trong khi đó, thịt bò lại có mùi đặc trưng và thường nở ra khi đem chế biến. Chính vì vậy mà từ xa xưa các cụ ta đã có câu “trâu co, bò nở” để giúp phân biệt giữa hai loại thịt này.

IV. Cách chọn thịt trâu tươi ngon chế biến món ăn

Để làm nên một món ăn ngon, ngoài trình độ của người đầu bếp thì điều kiện mấu chốt nhất đó chính là nguyên liệu phải ngon. Làm các món chế biến từ thịt trâu mà thịt trâu lại được “phù phép” từ các loại thịt bẩn thì món ăn sẽ cực kỳ dở tệ và gây ảnh hưởng cho sức khỏe cho người sử dụng.

Chính vì vậy, người tiêu dùng phải ngày càng thông thái để tránh “bẫy” và chọn mua được nguyên liệu tươi ngon nhất.

Thịt trâu có mùi thơm đặc trưng riêng, khác với các loại thịt khác, chỉ cần đưa thịt trâu lên mũi ngửi là có thể nhận ra được. Bạn cũng có thể biết được thịt có ôi thiu hay không bằng cách ngửi.

Với việc chỉ có thể quan sát bằng mắt thường thì màu sắc chính của miếng thịt chình là phương tiện để có thể chọn được miếng thịt ngon.

Khi mua bạn nên chọn miếng thịt trâu có màu đỏ sậm, có mỡ trắng, bề mặt khô mịn, không có xơ vụn thì đó chính là miếng thịt đạt tiêu chuẩn để chế biến.

Còn nếu trên bề mặt miếng thịt có nhớt, ẩm và dính tay thì đó là biểu hiện của thịt trâu đã để lâu ngày, không nên mua.

Nếu miếng thịt đã bị người bán dùng các chất phụ phẩm để ngụy trang bề ngoài thì bạn có thể để ý lúc người bán hàng thái thịt, miếng thịt thường bị dính dao do chất nhớt.

Có thể dựa vào độ đàn hồi của miếng thịt bằng cách dùng tay ấn nhẹ vào miếng thịt trâu, nếu thấy miếng thịt không bị lõm tại điểm nhấn, thịt đỏ là thịt trâu tươi.

Và ngược lại, khi ấn vào xuất hiện các vết lõm sâu và sờ lên có cảm giác nhão thì đó là miếng thịt ôi thiu đã để lâu ngày.

Tốt nhất hãy chọn thịt trâu vào buổi sáng để tránh rủi ro nhất. Bạn không nên mua thịt vào cuối giờ chiều, bởi đó là lúc người bán có thể đã trà trộn thịt trâu chưa bán hết buổi sáng, không tươi ngon.

3. Chọn thịt trâu phù hợp với cách chế biến

Mông là nơi chứa phần thịt ngon nhất để chế biến cá món thịt trâu xào, đây cũng là món ăn phổ biến nhất. Còn phần thịt nhiều gân thì phù hợp cho các món trâu sốt vang.

V. Những người không nên ăn thịt trâu

Các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra lời khuyên rằng thịt trâu cũng như thịt bò không tốt cho hệ tiêu hóa của những phụ nữ có thai, có thể gây nên tình trạng đầy bụng, ợ hơi.

Ngoài ra, phụ nữ có thai ăn nhiều thịt trâu cũng có thể dẫn đến bệnh gout bởi trong thịt trâu có chứa hàm lượng chất đạm khá lớn.

2. Người mắc bệnh máu nhiễm mỡ

Thịt trâu cũng có ảnh hưởng không tốt đến những người mắc bệnh máu nhiễm mỡ do có chứa hàm lượng đạm lớn. Vì thế tránh xa thịt trâu cũng như thịt bò là điều cần thiết.

Thịt trâu không những chứa hàm lượng đạm cao thịt trâu còn có chứa lượng chất béo bão hòa khá cao và đó là tác nhân chính gây ra các tác hại xấu ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt là những bệnh nhân bị cao huyết áp.

Chính vì vậy, thịt trâu là một trong những loại thực phẩm mà người bị cao huyết áp không nên sử dụng.

Cách Nấu Món Bún Sườn Chua

Nguyên liệu chuẩn bị cho món bún sườn chua:

Sườn non: nửa kíGiò sống: 2 lạngNấm mèo: 3-5 cáiDọc mùng: 1 bóCà chua: 2 tráiMe chua: 1 trái1/4 trái dứaHành củ: 2 cáiMùi tàu: 1 bóBún, gia vị các thứ

Cách làm bún sườn chua thơm ngon hấp dẫn:

Sơ chế nguyên liệu:

– Cà chua bổ múi cau. Me cạo vỏ, bẻ nhỏ. Dứa thái nhỏ. Hành tím băm nhỏ. Mùi tàu thái nhỏ.

– Dọc mùng tước xơ, thái khúc vừa ăn rồi ngâm nước muối loãng 10 phút. Đeo găng tay vào vắt dọc mùng cho ra nước. Rửa lại nước lạnh. Bắc nồi nước nấu sôi rồi chần dọc mùng qua rồi vớt ra dĩa.

– Mộc nhĩ ngâm nước ấm cho mềm, rửa sạch rồi thái vụn. Trộn chung với giò sống + 1/2 mcf tiêu + 1/2 mcf hạt nêm. Vê thành viên nhỏ vừa ăn.

– Sườn rửa sạch trụng qua nước sôi rồi xả lại nước lạnh cho sạch, để ráo, sau đó chặt khúc vừa ăn, ướp với chút muối, hạt nêm, tiêu 20 phút.

– Bắc nồi lên bếp cho ít dầu ăn làm nóng rồi phi thơm hành củ băm, sau đó cho sườn vào xào săn.

– Châm nước ngập sườn. Cho me vào cùng nấu sôi, nhớ hớt bọt. Vặn nhỏ lửa ninh tới khi sườn mềm thì vớt sườn và me ra.

Thực hiện nấu bún sườn chua

Châm thêm nước vào nồi cho đủ ăn, rồi cho mọc vào nấu tới khi mọc chín nổi lên thì vớt mọc ra riêng. Cho me đã nấu sôi cùng sườn ban nãy vào chén nước nóng, dầm me cho nhừ, rồi đổ trở lại vào nồi nước dùng. Cho tiếp cà chua và dứa vào nấu chín mềm. Nêm thêm đường và muối cho vừa vị chua ngọt.

Khi ăn xếp bún – sườn – mọc – cà chua – dọc mùng rồi chan nước dùng ngập bún, rắc tiếp hành ngò, ăn với rau thơm như tía tô, ngò, và các loại rau sống tùy thích.

Móc bún sườn chua tuy không kỳ công nhưng chắc chắn sẽ mang lại cho gia đình bạn một bữa ăn thích thú và bổ dưỡng.