Cách Nấu Món Phở Khô Gia Lai / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Vinaconex.edu.vn

Cách Nấu Phở Khô Gia Lai Ngon Đúng Điệu

Phở khô – đặc sản đậm hương vị của Tây Nguyên

Đến Gia Lai, nếu bạn không thử qua phở khô sẽ không còn gì thi vị. Đó thực sự là một thiếu sót lớn cần tránh khi đến thăm vùng đất này.

Từ xa xưa, người dân cao nguyên đã sử dụng phở khô như một món ăn dân dã. Hiện tại, nó đã trở thành một đặc trưng của người dân nơi đây và đặc biệt được khách du lịch ưa chuộng.

Hương vị phở khô thơm ngon, dai giòn với sự kết hợp khéo léo của các nguyên liệu. Không chỉ hấp dẫn, nó còn rất lạ miệng và khiến người ăn nhớ mãi không ngừng.

Cách nấu phở khô Gia Lai thơm ngon đúng điệu

Đầu tiên, bạn lấy xương gà, xương bò đem ngâm với nước muối trong vòng 15 phút. Sau đó, rửa sạch với nước lạnh.

Trần xương qua nước sôi 2 lần để loại bỏ hoàn toàn bọt, chất bẩn trong xương.

Rửa lại xương bằng nước lạnh một lần nữa.

Hành khô bóc vỏ, đập dập, phi thơm cùng với tỏi.

Cho xương đã chuẩn bị vào xào săn.

Cho thêm nước lạnh, hầm xương đã chuẩn bị trong vòng 1 đến 2 giờ.

Nêm nếm gia vị vừa ăn.

Trong quá trình hầm xương, bạn nên lưu ý vớt bọt liên tục. Từ đó, giúp nước dùng trong và ngon hơn. Đồng thời, nước dùng sẽ không còn mùi hôi, tanh nữa.

Cách nấu phở khô Gia Lai thơm ngon đúng điệu – các bước chi tiết

Rau ăn kèm rửa thật sạch, ngâm với nước muối loãng trong 10 phút rồi vớt ra để ráo nước.

Hành ngò rửa thật sạch, thái nhỏ bỏ riêng vào một chén để cho vào phở khi ăn.

Thịt bò thái mỏng rửa thật sạch. Cho vào một tô với mắm, đường, tỏi băm nhỏ, ớt, hạt nêm và một chút dầu vừng. Trộn đều, ướp thịt trong 15 phút trước khi ăn.

Phi thơm hành băm trong chảo nhỏ. Sau đó cho thịt heo xay vào xào chín, nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

Trụng phở khô qua nước sôi, sau đó vớt nhanh ra để vào rổ.

Giá đỗ rửa sạch, trần qua với nước sôi cho chín tái. Sau đó vớt rau giá ra rổ, để ráo nước.

Trình bày và thưởng thức: Cách nấu phở khô Gia Lai trọn vẹn

Bạn xếp phở khô, giá đỗ đã trụng nước sôi vào một tô. Bỏ trên bề mặt tô hành ngò, thịt heo bằm đã xào ở bước trước.

Thịt bò đã ướp bạn trụng qua trong nồi nước dùng đã chuẩn bị. Cho vào một tô khác. Rắc thêm hành ngò và chan nước dùng vào trong phở này.

Khi ăn phở khô Gia Lai, bạn sẽ dùng kèm với tương đen. Vị mặn, hơi ngọt của đậu lên men đặc biệt phù hợp với món phở này. Ăn một miếng phở khô, uống một chút nước dùng đậm đà thực sự là cảm giác rất độc đáo.

Bí quyết nào giúp cách nấu phở khô Gia Lai thơm ngon?

Thực chất, món phở ngon là sự kết hợp của rất nhiều yếu tố, nguyên liệu. Mọi người nên chú ý lựa chọn các nguyên liệu, sản phẩm tốt, chất lượng để nấu được phở ngon.

Tốt nhất, hãy lựa chọn phở, thịt bò, xương tươi ngon, được cung cấp bởi những cơ sở uy tín. Khi đó, bạn sẽ có được một tô phở ngon, đậm vị cho gia đình thưởng thức trong ngày đổi bữa.

Cơ sở cung cấp thực phẩm TRUMPHO

Cách Nấu Phở Khô Gia Lai Ngon Đúng Chuẩn Phố Núi

Phở khô từ lâu đã là đặc sản trứ danh của mảnh đất Gia Lai nắng gió. Nếu chưa có dịp trực tiếp thưởng thức món ăn này hoặc bỗng nhiên nhớ da diết cái hương vị phố núi, bạn có thể tham khảo ngay cách nấu phở khô Gia Lai sau đây!

Nguyên liệu nấu phở khô Gia Lai

– Thịt bò tươi

– Xương gà, xương bò

– Bánh phở khô

– Các loại rau thơm: rau xà lách, rau mùi tàu, húng quế, giá đỗ, hành lá

– Các gia vị khác: mỳ chính, hạt nêm, bột canh, dầu ăn, tương đen, tương đỏ, ớt, hạt tiêu, nước tương, tỏi.

Các loại rau sống giá đỗ, xà lách, húng quế bạn nhặt rễ sau đó đem rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Sau khi ngâm nước muối bạn vớt ra rổ để ráo. Riêng đối với hành hoa và rau mùi tàu bạn cắt nhỏ rồi bỏ ra đĩa

Hành khô và tỏi bạn bóc vỏ, băm nhỏ sau đó đem phi trên chảo dầu nóng. Khi các nguyên liệu này đã thơm và có màu vàng đều bạn cho phần xương đã luộc sơ vào đảo săn cùng một chút hạt nêm. Tiếp theo, bạn đổ nước lạnh vào nồi để ninh xương. Bạn có thể ninh xương từ 2 -3 tiếng để nước dùng có vị ngọt tự nhiên. Trong lúc ninh xương, bạn có thể nêm nếm thêm gia vị cho vừa ăn.

Bước 4: Phi hành tỏi

Bạn bắc một chảo dầu lên bếp, thêm hành tỏi băm vào sau đó phi thơm. Tiếp theo, bạn cho thịt heo xay vào xào săn, nêm nếm gia vị vừa ăn thì tắt bếp.

Bước 5: Hoàn thành và thưởng thức

Bạn trụng phở khô và giá quá nước sôi sau đó cho cả hai vào bát tô, thêm lên trên vài lát thịt heo, hành ngò, rau thơm.

Phần thịt bò đã ướp bạn trần qua nước sôi cho tái rồi cho vào một bát con. Sau đó bạn đổ nước dùng vào thịt bò cho thịt chín kỹ hơn, thêm hành ngò thái nhỏ là có thể thưởng thức.

Món phở khô Gia Lai có vị ngọt thanh của nước dùng, bánh phở dai dai, thịt bò mềm hòa quyện cùng các loại gia vị tạo thành một món ăn thơm ngon, khó cưỡng.

Cách Nấu Phở Sắn Khô Đặc Sản Quế Sơn

Món phở sắn khô là đặc sản Quế Sơn-Quảng Nam, có hình những tấm lưới, trông rất độc đáo và lạ mắt. Phở sắn khô Quế Sơn có thể chế biến rất nhiều món khác nhau như làm món gỏi, chan ăn cùng với cá, hôm nay chúng tôi xin chia sẻ mọi người cách nấu món phở sắn khô ăn chay theo chia sẻ của ẩm thực miền Trung.

Chuẩn bị nguyên liệu làm món phở sắn khô ăn chay

Phở sắn lưới một đặc sản của Quảng Nam hấp dẫn

Đậu hũ (đậu khuôn)

Nấm rơm

Rau sống ăn kèm: xà lách, giá, rau quế trắng (đây là loại rau không thể thiếu khi ăn phở sắn), giá.

Hành baro

Chanh, ớt, tỏi

Hạt nêm chay, đường, muối, tiêu, dầu ăn, ngũ vị hương, nước tương, tương ớt Hội An

Sơ chế nguyên liệu

Hành lá Baro bạn rửa sạch đầu hành bạn cắt nhỏ cho ra chén riêng, phần lá hành bạn cũng cắt nhỏ cho ra chén riêng

Đậu hũ cắt thành từng miếng vừa ăn.

Nâm rơm bạn cắt bỏ phần gốc, chẻ làm đôi và cho vào nước muối để ngâm, sau đó rửa sạch.

Giá bạn trụng qua nước sôi, còn các loại rau khác bạn rửa sạch.

Luộc phở sắn

Bạn bắt nồi nước lên bếp nấu sôi, sau đó bẻ tấm lưới phở sắn thành từng miếng có kích thước vừa cho vào nồi nước sôi. Nấu đến khi nước sôi lại và sợi phở mềm bạn vớt ra rổ, rửa qua nước lạnh, để cho phở ra bớt nhớt bên ngoài, giúp cho sợi phở rời ra, không bị dính vào nhau thành một khối.

Chiên đậu khuôn

Bắt chảo lên bếp, cho dầu ăn vào, đợi cho dầu nóng, cho phần gốc hành baro vào phi thơm, sau đó với hết gốc hành baro ra rồi cho những lát đậu khuôn vào chiên vàng.

Rim đậu khuôn

Bạn cho vào chén hành lá baro một ít gốc hành baro chiên vàng, một ít hạt nêm chay, muỗng canh đường cát, muối, một ít mì chính vào và cho vào vài muỗng nước tương, ít ngũ vị hương trộn đều lên cho các nguyên liệu hoà quyện vào với nhau.

Bắt chảo chiên đậu hũ lúc nảy lên bếp, cho chén hỗn hợp gia vị đã pha vào đảo đều, khi hỗn hợp sôi cho ít tương ớt vào đảo đều, sau đó cho vào ít nước đun khuấy đều, nêm nếm lại cho vừa ăn sau đó cho đậu hũ vào và tiến hành rim với lửa nhỏ cho đậu không thấm gia vị khoảng 7-8 phút, sau đó cho ít tiêu xay vào, đảo đều sau đó gắp lát đậu ra tô, để phần nước gia vị lại.

Nấu nấm rơm

cho nấm rơm vào chảo mà bạn đã vớt đậu khuôn ra (vẫn còn nước đã rim) sau đó xào. Khi nấm chín cho nước vào (thường khi ăn bún sắn chỉ cần chan nước ít, nên bạn không cho vào nhiều), rồi nêm nếm cho vừa ăn.

Chuẩn bị và thưởng thức tô phở sắn khô ăn chay

Đầu tiên bạn cho giá trụng vào tô, sau đó cho bún sắn, rau sống, đậu khuôn rim, tiếp đến chan nước dùng nấm rơm vào, đầu hành phi vào trộn, ít tương ớt, sau đó trộn đều lên và thưởng thức.

Hotline/Zalo: 0973.89.50.89 (Ms.Nga)

Email: tranngadacssan@gmail.com

Fanpage: facebook.com/dacsanngoncanuoc/

Natural Gia Vị Nấu Phở Gà

Ngoài món phở bò trứ danh đất Việt, phở gà cũng là một người “em song sinh” gắn liền với tên tuổi của món Phở với bạn bè thế giới nói chung, và với người dân Việt Nam nói riêng. Đi đến bất kỳ nơi nào có bán Phở, để chiều lòng thực khách, chủ cửa hàng đã bán phở bò thì sẽ bán phở gà như vậy mới vẹn tròn hương vị phở Việt.

Nói về nguồn gốc của phở gà thì phải nói đến từ khi món phở trở thành một món ăn đặc trưng của miền Bắc Việt Nam từ nửa đầu thế kỷ trước. Tuy nhiên, vào năm 1939 vì để hạn chế giết mổ trâu bò để phục vụ sức kéo cho nông nghiệp; Nhà nước ta yêu cầu ngừng bán phở bò hai ngày trong một tuần. Các chủ quán phở bò vào những ngày này, đã thay thế thịt bò bằng thịt gà, dần dần danh tiếng phở gà bay xa. Từ 1939 trở đi, phở gà và phở bò trở thành cặp song hành cùng nhau ngự trị trong lòng người Việt khi nhắc đến món Phở.

Nhà văn Vũ Bằng từng viết: “Một buổi sáng mùa thu rỗi rãi, trời hơi lành lạnh mà ngồi ăn một bát phở gà, có đủ rau mùi, hành sống, vừa ăn vừa nghĩ thì phở gà cũng có một phong vị riêng của nó, khác hẳn phở bò. Điều người ta nhận thấy trước nhất là phở gà thanh hơn phở bò”. Đúng là như vậy, vị nước dùng của phở gà thanh nhẹ, ngon ngọt tự nhiên từ nước hầm xương gà nguyên chất, mùi thơm được hòa quyện từ nhiều loại thảo mộc. Các miếng thịt gà được cắt vừa ăn, cùng các loại gia vị như hành khô, gừng, sợi phở mềm mà không bỡ. Tất cả tạo cảm giác tươi mới cho người ăn, đây mới là điểm tạo nên sự tinh tế rất riêng của phở gà.

Cùng với túi lọc đựng gia vị, rất tiện lợi thì các mẹ và các bạn trẻ có thể thực hiện ngay tại nhà chỉ vài bước đơn giản. NATURAL Gia Vị Nấu Gà của Dh Foods, sự lựa chọn tuyệt vời cho món phở gà tinh tế đậm vị Việt.

Video hướng dẫn nấu món phở gà ngon từ Dh Foods:

#NATURALGiaViNauPhoGa #NATURAL ChickenPhoSpices