Tác dụng của nếp cẩm?
Trong y học cổ truyền, gạo nếp nói chung có tính ấm, vị ngọt, bổ trung ích khí, dùng chữa tiêu khát, suy nhược cơ thể, ra mồ hôi trộm, tiêu chảy, viêm loét dạ dày, tá tràng…đặc biệt ở loại gạp nếp cẩm còn rất tốt cho máu huyết và tim mạch.
Không phải ngẫu nhiên mà gạo nếp này lại được gọi là “siêu thực phẩm”. Loại nếp này chứa rất nhiều axit amin, các nguyên tố vi lượng, sắt và kẽm… Ngoài ra, so với gạo thường, nếp cẩm có thành phần protein cao hơn 6.8%, tỷ lệ chất béo cao hơn 20%. Những con số này đủ để lý giải tại sao loại gạo này lại có công dụng tốt đối với sức khỏe.
Nếp cẩm có hàm lượng đường thấp và rất giàu chất xơ tốt cho sức khỏe và có các hoạt chất mà có thể giúp chống lại bệnh tim và ung thư. Các nhà khoa học ở ĐH Bang Louisiana đã phân tích “Hàm lượng chất chống ôxy hóa anthocyanin trong một thìa cám nếp cẩm nhiều hơn một thìa nam việt quất (cranberry)mà lại ít đường, giàu chất xơ và vitamin E hơn”. Nghiên cứu cho thấy chất chống ô-xy hóa tạo màu sậm này sẽ “quét” sạch các phân tử gây hại, giúp bảo vệ thành mạch và ngăn ngừa tổn thương DNA mà có thể dẫn tới ung thư, giúp tăng cường khả năng hấp thụ các chất chống ô-xy hóa.
Nếp cẩm chứa rất nhiều anthocyanin – hợp chất chống oxy hóa cực kỳ hiệu quả. Nhờ anthocyanin mà các phân tử có hại cho cơ thể sẽ được loại bỏ gần như hoàn toàn. So với việt quất – loại quả nổi tiếng tốt cho sức khỏe thì loại gạo đặc biệt này chứa nhiều vitamin E hơn. Trong hạt nếp không chứa thành phần gluten, không có vị ngọt. Một chén 200gr cơm nếp đã nấu chín có chứa 169 calories; 3,5 gr protein; 37 carbohydrate; 1,7 chất xơ; 9,7 cmg selenium và 0,33 gr chất béo, những loại chất này đặc biệt tốt cho máu, nhất là protein.
Món cơm rượu cái nếp cẩm không thể thiếu thành phần men rượu. Nên chọn mua men tại các cửa hàng uy tín.
Cơm rượu (rượu cái) là gì?
Cơm rượu (hay còn gọi là rượu cái) được lên men từ cơm nếp. Món ăn này được chế biến bằng cách nấu gạo nếp cho chín, sau đó để nguội và ủ với men rượu trong 3 -4 ngày cho lên men. Thành phẩm thu được là cơm rượu có vị cay nồng, ngọt, mùi thơm nồng đặc trưng của rượu và hơi ướt do cơm tiết nước ra.
Ở nước ra, cơm rượu là món ăn không thể thiếu trong ngày tết Đoan Ngọ ( 5/5 âm lịch ). Dân gian quan niệm rằng, vào ngày nếu ăn rượu cái vào lúc sáng sớm sẽ giúp tiêu diệt sạch sâu bọ, tức giun sán và ký sinh trùng trong cơ thể nhờ vào đặc tính cay, nóng, chua của nó. Nét đẹp văn hóa này cho đến nay vẫn còn được duy trì.
Thực tế, thói quen ăn cơm rượu không chỉ có ý nghĩa về mặt tâm linh mà ngày nay món ăn này còn được sử dụng rộng rãi vào bất cứ thời điểm nào trong năm nhờ có nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe.
Nguyên liệu làm rượu cái nếp cẩm
1 kg nếp cẩm
1 lọ thủy tinh hoặc âu sành
1 miếng lá chuối
Nếp cẩm đồ xôi và trộn men, để 2 – 3 ngày là ta được món cơm rượu thơm ngon, bổ dưỡng
Cách làm cơm rượu nếp cẩm đơn giản Nấu xôi nếp cẩm:
Khi xôi chín bạn trải xôi ra 1 cái mâm cho nhanh nguội.
Làm men rượu
Men các bạn cho vào cối giã mịn (có thể bỏ bớt men so với người bán đưa ví dụ người ta đưa 10 viên men cho 1 kg gạo thì nên dùng khoảng 8 viên thôi).
Cuối cùng là bỏ xôi vào hũ thủy tinh hoặc hũ sành, đậy miếng lá chuối lên trên sau đó đậy nắp lại nhưng không nên đậy kín quá. Thường thì sau 2 ngày là ra cơm rượu nhưng cũng còn tùy vào thời tiết. Khi lấy ra thử ta thấy vị ngọt có mùi thơm nồng của rượu và các hạt nếp rời ra là được, có thể lấy ra bỏ tủ lạnh dùng dần.
Nếu ai muốn có nồng độ rượu mạnh thì để bên ngoài 3 ngày còn đa phần mọi người để ở ngoài 2 ngày là cơm rượu đã rất thơm và ngọt rồi. chúng ta cho vào tủ lạnh để cơm rượu lên men chậm hơn, không chua và nồng quá, ăn sẽ bị say.
Tác dụng của cơm rượu
Ăn cơm rượu đúng cách mang lại cho bạn nhiều lợi ích như:
1. Phòng ngừa bệnh tiểu đường
Một số loại cơm rượu được làm từ gạo nếp lứt hay nếp cẩm vẫn còn nguyên lớp vỏ cám bên ngoài nên chứa nhiều chất xơ , gluxit, vitamin nhóm B, protit, lipit cùng nhiều loại khoáng tố khác. Chúng giúp bồi bổ sức khỏe, làm giảm lượng đường trong máu, ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
2. Giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch
Nghiên cứu cho thấy, dùng cơm rượu nếp cẩm có thể giúp giảm đáng kể lượng cholesterol có hại trong máu. Điều này rất có lợi trong việc ổn định huyết áp ở những bệnh nhân mắc chứng cao huyết áp.
Ngoài ra, cơm rượu còn bổ sung các hoạt chất lovastatine và egosterol. Chúng giúp nâng cao sức khỏe tim mạch, giảm thiểu nguy cơ bị tai biến mạch máu não.
Cơm rượu nếp cẩm ngon, đơn giản dễ làm
3. Thúc đẩy tiêu hóa
Tác dụng của cơm rượu với hệ tiêu hóa thể hiện khá rõ ràng. Nó được sử dụng làm món khai vị mang lại cảm giác ăn uống ngon miệng. Đồng thời cơm rượu còn bổ sung chất xơ và axit giúp thúc đẩy tiêu hóa, ngăn ngừa hiện tượng khó tiêu, đầy bụng, giúp đường ruột vận động trơn tru.
Nếu bạn có biểu hiện chán ăn hoặc tiêu hóa kém, mỗi ngày ăn một chén nhỏ cơm rượu hoặc uống nước cơm rượu trước khi ăn sẽ thấy tình trạng được cải thiện đáng kể.
4. Ăn cơm rượu giúp bổ sung sắt, ngăn ngừa thiếu máu
Rượu cái chứa hàm lượng sắt phong phú, nhất là cơm rượu được làm từ nếp cẩm. Chất này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cơ thể sản xuất tế bào hồng cầu, ngăn ngừa chứng thiếu máu do thiếu sắt.
5. Làm đẹp da
Cơm rượu chứng nhiều vitamin B và các chất dinh dưỡng cần thiết cho da. Chúng giúp chống oxy hóa, dưỡng ẩm và làm trắng da.
6. Hỗ trợ giảm cân
Cơm rượu giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường khả năng chuyển hóa chất đạm và chất béo. Nhờ vậy ăn rượu cái thường xuyên có thể giúp bạn kiểm soát tốt cân nặng, hỗ trợ giảm cân hiệu quả hơn.
7. Cải thiện chất lượng cuộc yêu
Nam giới ăn một lượng cơm rượu vừa đủ mỗi ngày có thể giúp cải thiện chất lượng đời sống tình dục. Nó có tác dụng tương tự như rượu vang, khi dùng sẽ thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu, bơm máu nhiều hơn đến dương vật. Qua đó mang lại cảm giác hưng phấn, giúp cậu nhỏ cương cứng tốt hơn khi quan hệ.
8. Phòng ngừa các bệnh lý về xương khớp
Bản thân gạo nếp lứt chứa rất nhiều canxi và chất dinh dưỡng này vẫn được giữ nguyên vẹn khi lên men thành rượu cái. Chính vì vậy, ăn cơm rượu chính là liệu pháp bổ sung canxi tự nhiên cho cơ thể, củng cố hệ xương, ngăn ngừa các bệnh lý như loãng xương, thoái hóa khớp.