Cách Làm Món Thịt Phá Lấu / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Vinaconex.edu.vn

Cách Làm Phá Lấu Lòng Heo, Phá Lấu Bò Cực Ngon

Cách làm phá lấu lòng heo

1 tai heo

1 bao tử heo nhỏ

1 kg lòng (ruột) heo loại non

1 trái dừa xiêm

Xì dầu, ngũ vị hương

Hành tím, tỏi băm

Gia vị: tiêu, muôi, đường, giấm, dầu ăn

Nguyên liệu cần chuẩn bị làm phá lấu lòng heo

Cách làm phá lấu lòng heo

Tai heo: sau khi mua về thì cạo sạch lông, rửa sạch dưới nước lạnh nhiều lần rồi dùng giấm rửa tai heo rồi xả lại với nước thật kỹ. Sau đó để cho tai heo ráo nước rồi cắt thành 3 phần (theo chiều dọc của tai heo).

Bao tử heo: Lộn phần bề trái của bao tử ra và rửa thật kỹ với nước muối và xả nhiều lần dưới nước cho sạch, rồi rửa tiếp với giấm rồi lại xả nước cho bao tử theo thật sạch và không còn mùi hôi tanh, để ráo nước và cắt thành 3 hoặc 4 phần tùy ý bạn. Ngoài ra, nếu bạn muốn kỹ hơn thì có thể dùng muối chà trong ngoài bao từ rồi rửa lại nước sạch, cứ như thế thao tác 2 – 4 lần, rồi chần trong nồi nước sôi từ 10 – 15 phút.

Lòng heo: Bạn cũng rửa thật kỹ như phần bao tử heo. Nhưng nếu bạn mua lòng heo già thì bạn phải cho vào nước một chút giấm gạo thêm một thìa phèn chua nữa rồi mang găng tay mỏng (để tay không bị dính mùi hôi) bóp vài lần rồi rửa thật kĩ bằng nước sạch.

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Bước 2: Ướp lòng nấu phá lấu

Lấy một tô lớn hoặc nồi cho lòng, bao tử và tai heo vào cùng với ngũ vị hương, nước tương, 1 muỗng canh hành tím, muối và chút xíu tiêu ướp trong 2 tiếng để tất cả nguyên liệu thấm gia vị.

Bước 3: Chế biến phá lấu lòng heo

Bắc chảo lòng hơi sâu lên bếp, cho vào chút dầu, đợi dầu vừa sôi thì cho hành, tỏi vào phi cho thơm rồi cho tiếp các nguyên liệu đã ướp vào chiên vàng lên cho thơm. Đến lúc này, thì bạn cho dừa xiêm vào ngập phần nguyên liệu trong chảo, để lửa liu riu hầm đến khi còn 1/3 là được, nêm nếm lại cho vừa khẩu vị là có thể tắt bếp.

Bước 4: Hoàn thành món phá lấu heo

Khi ăn thì bạn cắt lòng heo, bao tử, tai heo thành những miếng nhỏ vừa ăn và ăn kèm cùng bánh mì nóng, giòn là ngon nhất.

Cách làm phá lấu bò

500 gr lòng bò, sách bò, lá lách

1 trái dừa xiêm

Xì dầu, ngũ vị hương

Hành tím, tỏi băm, 1 trái chanh tươi

Gia vị: tiêu, muối, đường, giấm, dầu ăn, bột cà ri

Nguyên liệu cần chuẩn bị làm phá lấu bò

Cách làm phá lấu lòng bò

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Lòng bò, lá lách, sách bò thì bạn bóp kỹ với muối và nước cốt chanh để loại bỏ nhớt và mùi hôi, rồi xả thật sạch với nước lạnh, để ráo nước. Trần sơ tất cả trong nồi nước sôi rồi vớt ra xả nước lần nữa rồi để ráo, cắt thành những miếng với kích thước vừa phải.

Bước 2: Ướp lòng bò

Sau đó, cho tất cả phần nguyên liệu này vào một tô lớn và ướp với tỉ lệ như cách trên. Ngoài ra. Bạn có thể cho thêm vào ½ muỗng café bột cà ri để tăng hương vị. Chờ trong 1 tiếng để tất cả các nguyên liệu thấm gia vị.

Bước 3: Nấu phá lấu

Bắc chảo lên bếp và cho chút dầu vào đun sôi, sau đó cho hành, tỏi vào phi cho thơm. Sau đó, cho tiếp tất cả phần nguyên liệu vào chiên cho phần nội tạng bò săn lại. Sau đó cho tiếp phần nước cốt dừa vào, để lửa liu riu cho đến khi các nguyên liệu chín mềm. Trong quá trình nấu, để mở nắp nồi và vớt bọt liên tục để nước dùng trong.

Bước 4: Trình bày

Cắt lòng bò, sách bò và lá lách ra chén với kích thước vừa ăn và cho nước dùng vào. Dùng kèm với bánh mì và chút nước chấm me tắc.

Cách Làm Phá Lấu Bò Ngon Khó Cưỡng

Vi vu khắp các nẻo phố phường Sài Gòn, sẽ không khó để các bạn bắt gặp những quán ăn với nồi phá lấu thơm nức mũi. Món ăn này tuy có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng khi về đến Việt Nam đã được người dân biến tấu cho hợp với khẩu vị người Việt. Một bát phá lấu ăn kèm bánh mì đã trở thành nét độc đáo trong nền ẩm thực phong phú của Sài Gòn.

Nguyên liệu:

Lòng bò, gan, xách bò (1 – 2 kg)

Dừa nạo (500g)

Bột cà ri (1/2 thìa canh)

Ngũ vị hương (1/2 thìa canh)

Hành tím băm, tỏi băm, riềng giã nhỏ (mỗi loại 2 thìa cà phê)

3 hoa hồi, 2 miếng quế nhỏ, 1 trái gừng nhỏ

Các loại gia vị: muỗng canh muối, đường, hạt nêm, nước mắm, cà ri, tiêu, dầu..

Cách nấu món phá lấu bò thơm ngon, đúng vị

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu Nội tạng bò:

Bạn cho giấm và muối vào bóp thật kỹ rồi rửa sạch lại bằng nước.

Đun sôi nước rồi cho gừng đập dập và nội tạng bò vào trụng, chờ nước sôi lại thì vớt ra. Tiếp theo, bạn rửa kĩ phần nội tạng đã trụng với nước lần nữa rồi để ráo.

Làm sạch nguyên liệu (Nguồn: Internet)

Riêng đối với lòng bò, bạn trụng riêng. Bắc một nồi nước khác lên bếp đun sôi rồi cho gừng đập dập và 1 – 2 muỗng canh muối vào, sau đó cho tiếp lòng bò vào luộc.

Sơ chế lòng bò (Nguồn: Internet)

Đợi đến khi nước sôi lại, bạn vớt lòng ra và xả sạch. Sau đó, nhồi lòng với muối lại lần nữa và rửa thêm nhiều lần cho sạch rồi vớt ra để ráo.

Cắt các phần nội tạng bò thành từng khúc vừa ăn.

Trộn nội tạng với các loại gia vị:

Bạn cho các nguyên liệu: ngũ vị hương, bột cà ri, muối, đường, hạt nêm, hạt tiêu, 3 muỗng dầu ăn, ớt xay, tỏi băm, hành băm, riềng giã nhỏ, nước mắm vào trộn đều với nội tạng bò.

Tẩm ướp nguyên liệu (Nguồn: Internet)

Để nguyên liệu ngấm gia vị ít nhất là 60 phút.

Vắt nước dừa:

Cho khoảng 300ml nước vào bát to, dùng rây để nhồi dừa với nước, nhồi kỹ và đều, vắt chặt tay lấy nước cốt đặc.

Làm nước cốt dừa nấu phá lấu (Nguồn: Internet)

Tiếp tục cho thêm nước vào vắt thêm 2 – 4 lít nước dừa tùy vào lượng nội tạng bò.

Bước 2: Chế biến món phá lấu bò

Bắc nồi lên bếp, đun nóng khoảng 150ml dầu ăn, thêm hành băm, tỏi băm, riềng xay, 3 bông hoa hồi, 2 miếng quế nhỏ vào trong nồi rồi phi thơm.

Sau khi phi thơm, bạn cho toàn bộ phần nội tạng bò đã tẩm ướp vào xào cho săn lại.

Xào săn phần nguyên liệu bò (Nguồn: Internet)

Sau khi nội tạng đã được xào săn lại, bạn đổ phần nước dừa đã chuẩn bị vào.

Nấu đến khi sôi nước, sau đó bạn hạ lửa cho nhỏ dần và hầm với lửa liu riu cho chín mềm.

Mở hé nắp nồi để nước không bị đục, thỉnh thoảng bạn dùng muôi vớt bớt bọt trên bề mặt.

Thi thoảng vớt bọt để nước dùng trong hơn (Nguồn: Internet)

Khi bò đã chín mềm, bạn cho thêm 300 ml nước cốt dừa đặc đã vắt vào và nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn, sau đó tắt bếp.

Bước 3: Làm nước chấm với phá lấu bò:

Hòa tan hỗn hợp gồm: 1 muỗng đường, 1 muỗng nước mắm, 1 muỗng nước cốt chanh hoặc quất (tắc) vào 1 cái chén nhỏ. Nếu thấy mặn bạn có thể chế thêm 1-2 muỗng nước lọc.

Sau khi đường tan hết thì cho ớt xay nhuyễn vào. Với cách làm này ớt sẽ nổi lên trên bề mặt, giúp bát nước chấm của bạn nhìn đẹp mắt hơn.

Phá lấu bò ăn kèm bánh mì (Nguồn: Internet)

Mẹo nhỏ giúp món phá lấu ngon hơn:

Múc món phá lấu bò ra bát và cho thêm một ít rau răm để tăng thêm hương vị khó cưỡng. Món này bạn có thể ăn kèm với bánh mì, rau sống và nước chấm được làm ở trên. Bạn nên thưởng thức món ăn này khi nóng sẽ giữ được mùi thơm đặc trưng.

Khử mùi hôi của lòng bò với sả: Lòng bò đem về chỉ cần chà rửa sạch với muối. Lấy mấy tép sả đập dập bỏ vào nước nấu cho sôi, đem lòng bò trụng qua, rồi xả sạch lòng bò với nước lạnh, xong các bạn mới đem nấu. Với những phần nội tạng khác của bò như lá xách, tổ ong, khăn lông các bạn cũng có thể áp dụng cách này. Sau khi trụng với nước sả để khử sạch mùi, các bạn có thể cho vào ngăn đá tủ lạnh và lấy ra chế biến dần mà không ảnh hưởng quá nhiều đến độ thơm ngon của nguyên liệu.

Tẩy trắng xách bò (Nguồn: Internet)

Khi mua xách bò, bạn không nên mua loại quá trắng vì có khả năng loại đó đã bị xử lý bằng hóa chất tẩy trắng. Bạn nên mua phần xách bò màu ngà ngà, nếu bạn muốn làm xách bò trắng hơn để thêm phần ngon mắt thì có thể dùng nước vôi trong để chà rửa. Sau đó các bạn đem xách bò rửa thật sạch với nước rồi để ráo. Bạn tuyệt đối không dùng vôi bột vì dạng vôi này sẽ gây độc cho cơ thể.

Học Cách Làm Phá Lấu Ngon Đúng Điệu Tại Nhà

Phá lấu là một món ngon được làm từ nội tạng bò hoặc heo như tai, lòng non, bao tử, phèo… Cách nấu thực chất không có nhiều quy trình phức tạp, song ở bước sơ chế nội tạng heo thì phải cực kì kỹ lưỡng vì nếu để lòng heo còn mùi hôi thì sẽ không thể ăn được nữa. Ngoài ra, bạn cần có thời gian khoảng 1,5 – 2 tiếng nấu và ướp trước đó 2 tiếng để hoàn thành món ăn này.

Nguyên liệu nấu phá lấu bao tử heo

1 bao tử heo

1 tai heo

1 bộ ruột non heo (phèo)

1 trái dừa non có nước

10gram đường thốt nốt

5 – 6 hoa hồi (nếu không có hoa hồi, bạn có thể sử dụng ngũ vị hương để thay thế đều được)

4 tép tỏi bóc vỏ cắt lát mỏng + 4 củ hành tím bỏ vỏ cắt lát mỏng + 2 trái ớt + 1 nhánh gừng cạo vỏ cắt lát mỏng bạn cho vào cối để giã nhuyễn.

Các gia vị nêm: bột ngọt, hạt nêm, tiêu xay, ớt bột

Nước mắm, nước tương.

Cách nấu phá lấu

Làm sạch bao tử, tai heo và phèo

Bao tử heo sau khi mua về bạn phải chà thật kỹ, lâu và nhiều lần với muối, bóp với rượu trắng cho thật sạch và trắng rồi lộn mặt trong ra, tiếp tục bóp với muối, rượu trắng và xả lại với nước.

Tai heo khi mua về trước hết bạn chần qua với nước sôi cho các chất bẩn trôi ra ngoài rồi ngâm ngay vào nước đá cho nguội và giòn. Sau đó bạn cạo sạch tai heo và cũng tiếp tục rửa lại với nước muối, rượu trắng và cuối cùng là nước lạnh cho thật sạch.

Sau khi đã rửa sạch, bạn cắt nhỏ bao tử, phèo để ướp cho nhanh thấm gia vị.

Ướp nguyên liệu

Bạn cho tỏi, hành tím, ớt và gừng giã nhuyễn + 1 muỗng cà phê hạt nêm + 2 muỗng cà phê ớt bộ + ½ muỗng cà phê tiêu + ½ muỗng cà phê bột ngọt + 1 muỗng canh nước mắm + 4 muỗng canh nước tương vào tô bao tử, tai và phèo đã rửa sạch, trộn đều lên và ướp trong khoảng 2 tiếng.

Nấu phá lấu tai heo

Bạn băm thêm khoảng 1 muỗng canh tỏi nữa rồi phi cho thơm. Tiếp theo, cho đồ lòng đã ướp vào chiên sơ cho vàng và săn.

Cho tiếp đường thốt nốt giã nhuyễn + nước dừa + hoa hồi đã sao vào, hạ nhỏ lửa và nấu cho đến khi bao tử, tai heo thật chín mềm.

Nếu bạn muốn phá lấu có màu vàng ươm thật đẹp thì bạn cho 1 – 2 muỗng cà phê bột nghệ vào cùng. Nếu nước đã sắp cạn mà phá lấu vẫn chưa mềm và thấm vừa ăn thì bạn cho thêm ½ trái dừa nữa rồi tiếp tục nấu với ngọn lửa liu riu.

Thưởng thức

Phá lấu nấu xong sẽ có phần nước kèo vàng tựa màu cánh gián, sóng sánh đẹp mắt. Cắn thử một miếng bao tử tai heo thấy giòn giòn sần sật, ăn đến phèo thì thấy mềm mà không có bất cứ một mùi hôi khó chịu nào, tất cả nguyên liệu đều thấm gia vị rất đậm đà, hơi ngọt, mằn mặn lại hơi cay và thơm thơm mùi hoa hồi.

Bạn dùng phá lấu với bánh mì hoặc nấu cùng với mì gói ăn sẽ rất ngon.

Mẹo giúp món phá lấu bò ngon hơn

– Sau khi nấu xong, bạn múc phá lấu ra chén và nhớ cho thêm ít rau thơm để làm tăng hương vị cho món ăn.

– Lòng bò mang về sơ chế kỹ, rửa sạch với muối, rượu trắng hoặc sả để khử mùi tanh. Có như vậy, món ăn mới đảm bảo hương vị giúp người ăn cảm thấy hấp dẫn và ngon miệng hơn.

Cách Làm Phá Lấu Vịt Thơm Ngon, Đơn Giản Dễ Làm

Cách làm vịt phá lấu ngon

1. Nguyên liệu chuẩn bị

Hành tỏi băm

Gia vị cần dùng: xì dầu, đường, nước mắm, muối ăn, hạt nêm, dầu ăn,..

Ngũ vị hương: 1 gói

Rau răm

Rau sống ăn kèm

Gừng, chanh hoặc giấm chua

Cùng một số dụng cụ cần thiết khác.

Tùy theo số lượng người dùng ít hay nhiều mà bạn chuẩn bị nguyên liệu vừa đủ. Với phần nguyên liệu bên trên, bạn chế biến món vịt phá lấu đủ cho gia đình 4 người thưởng thức.

2. Cách làm vịt phá lấu ngon

Bước 1. Sơ chế nguyên liệu

Để món phá lấu vịt được thơm ngon, bạn cần lựa chọn thịt vịt thật tươi ngon và đảm bảo chất lượng.

Thịt vịt nên làm sạch lông, sau đó mổ bụng lấy hết nội tạng bên trong ra. Lọc lấy mề, gan, tim của vịt.

Cuối cùng chặt miếng vừa ăn rồi để ráo nước trước khi ướp gia vị.

Lúc này tắt bếp rồi cho thịt vịt cắt khúc vuông quân cờ vào trộn đều lên. Dùng tay nhào trộn thịt vịt với gia vị sao cho cả hai hòa quyện vào nhau.

Cách chọn vịt ngon sạch

Để món vịt phá lấu được ngon và hấp dẫn, bạn cần chú ý đến khâu lựa chọn vịt. Bí quyết chọn vịt ngon sạch:

– Tốt nhất nên chọn vịt xiêm. Thịt vịt xiêm khá ngon, ít xương nhiều nạc.

– Nên chọn vịt mái, già đủ tuổi

– Quan sát phần mông vịt bạn sẽ biết được vịt có mập và nhiều thịt không.

– Nếu chọn vịt làm sạch sẵn thì chọn vịt tươi, không đen hoặc có mùi hôi thối.

– Khi làm lông vịt, bạn cần nhổ thật sạch. Bởi lông vịt còn sót lại làm giảm chất lượng của món vịt phá lấu.

Mẹo nhỏ khi làm vịt phá lấu

– Chọn nguyên liệu thật tươi ngon và đảm bảo chất lượng.

– Hãy khử mùi tanh của thịt vịt bằng nước gừng hoặc nước cốt chanh.

– Khi nấu nên chú ý đến ngọn lửa đun, hãy ninh mềm thịt vịt.

Điều cần tránh khi sử dụng vịt phá lấu

– Vịt chứa nhiều thành phần chất đạm nên người ăn kiêng, giảm cân không nên dùng nhiều.

– Do món ngon chứa nhiều dầu mỡ nên dễ gây triệu chứng đầy hơi khó chịu, đau bụng. Bởi thế người lớn tuổi, trẻ em không nên dùng nhiều.