Cách Làm Món Sườn Trâu Hầm Sả / Top 11 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Vinaconex.edu.vn

Cách Nấu Sườn Bò Hầm Sả Thơm Ngây Ngất

Sườn bò hầm sả là món ăn đặc biệt thích hợp với những người thích những món thơm nồng. Sườn bò ngọt mềm, sả thơm hoà quyện cùng vị đậm đà của cà rốt, củ cải sẽ làm bạn không cưỡng lại được sự hấp dẫn của món ăn này.

Cách nấu sườn bò hầm sả khá đơn giản, nhưng để có được một món ăn mang hương vị đặc trưng thì bạn cần một chút bí quyết trong quá trình chế biến và chọn nguyên liệu.

Cách nấu món sườn bò hầm sả cực ngon Chuẩn bị nguyên liệu

1kg sườn bò

2 củ cà rốt

2 củ cải trắng

200g đu đủ

4 cây sả

1 củ gừng

Khoảng 1 nắm đậu phụng hột đã bóc vỏ

Một ít mướp hương và lá bắp cải

Hành lá, rau ngò, sả

Các loại gia vị khác như hạt nêm, muối, bột ngọt, gừng tươi

Cách chọn sườn bò ngon

Sườn bò tươi ngon thì phải có màu đỏ tươi, có mùi đặc trưng, bạn nên tránh các miếng sườn có mùi hôi hay mùi bảo quản.

Ngoài ra để kiểm tra, bạn hãy dùng tay đè vào miếng sường, nếu thấy mặt thịt căng, có độ đàn hồi là sườn tươi ngon.

Cách nấu sườn bò hầm sả

Sơ chế

Bước 1. Sườn bò sau khi mua về bạn rửa bằng nước muối loãng sau đó rửa lại cho sạch bằng nước lạnh, chặt thành miếng vừa ăn.

Tiếp theo bạn đun sôi nước và cho sườn bò vào trụng sơ qua, trụng xong thì vớt sườn ra tráng qua lại nước lạnh sau đó để ráo nước.

Hành lá và các loại rau khác rửa sạch sau đó cắt khúc, sả bạn rửa sạch rồi đập dập, gừng gọt vỏ rồi thái lát.

Chế biến

Bước 3. Bạn cho thịt bò vào chung với khoảng 1.5 lít nước, hoặc là đổ nước sao cho ngập sườn hơn 2 đốt ngón tay, mở lửa lớn và bắt đầu đun sôi.

Đun sườn bò cho tới khi chín hơi mềm thì bạn cho đậu phụng hột, sả đập dập và gừng thái lát vào. Nêm nếm gia vị như muối, bột ngọt vào cho vừa miệng.

Bạn có thể nêm hơi nhạt một chút vì khi hầm kĩ thì các nguyên liệu khác sẽ làm món ăn đậm đà hơn.

Bước 4. Nấu tầm 2 phút thì bạn tiếp tục cho cà rốt, củ cải và đu đủ vào chung, bây giờ bạn hạ lửa vừa và hầm tới khi các loại rau củ này chín mềm thì cho nốt là bắp cải và mướp hương vào, nấu chín lại lần nữa và tắt bếp là xong.

Vậy là bạn đã hoàn thành xong món sườn bò hầm sả rồi, khi ăn bạn múc ra tô lớn, cho thêm hành lá vào và ăn kèm với bún, cơm đều được.

Yêu cầu món ăn sau khi hoàn thành là sườn bò phải chín mềm, không dai, các loại rau củ như cà rốt, củ cải mềm và ngọt, nước dùng đậm đà, có mùi thơm của sả.

Dinh dưỡng trong món sườn bò hầm sả

Tương tự thịt bò thì sườn bò cũng mang lại rất nhiều dinh dưỡng, trong đó phải kể đến là lượng protein dồi dào. Đây là thành phần quan trọng trong việc cung cấp axit amin, duy trì cơ bắp.

Sường bò cũng cung cấp khá nhiều chất béo nên bạn cần có chế độ ăn phù hợp.

Trong sườn bò cũng chứa nhiều loại vitamin, dồi dào nhất là vitamin B12 và vitamin B5, ngoài ra còn có các loại vitamin và khoáng chất khác như vitamin E, vitamin K, thiamine, folate và acid pantothenic.

Các loại vitamin sẽ giúp bạn tăng khả năng đề kháng, trong đó vitamin B5 còn được biết đến là có khả năng trị chứng mất ngủ.

Trong món ăn này, các loại củ quả như cà rốt, đu đủ, cải trắng cũng mang đến cho bạn lượng vitamin và chất xơ dồi dào.

Cách Làm Sườn Bò Hầm Sả Thơm Nức “Điếc Mũi” Mà Ăn Siêu Ngon Đậm Đà

Nguyên liệu cần chuẩn bị Các bước làm sườn bò hầm sả Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

– Trước tiên với sườn bò, bạn mua về, rửa với chút nước muối loãng. Sau đó, bạn rửa sạch lại lần nữa bằng nước lạnh rồi chặt miếng vừa ăn.

– Tiếp theo, bạn chuẩn bị 1 nồi nước, đun sôi rồi cho sườn bò vào chần sơ qua. Sau khi đã chần sơ thì vớt sườn ra, rửa lại với nước rồi để ráo nước.

– Với cà rốt, đu đủ, củ cải trắng, bạn nạo hết vỏ, rửa sạch rồi cắt miếng vuông vừa ăn.

– Với hành lá, bạn bỏ hết phần già, úa, rửa sạch rồi cắt khúc. Với sả, bạn bóc vỏ già, rửa sạch, đập dập. Gừng thì gọt vỏ rồi rửa sạch, thái lát. Nếu thích cay, bạn cho thêm ít ớt.

– Tiếp theo, bạn cho sườn bò vào với khoảng 1,5 lít nước hoặc cho nước sao cho ngập sườn hơn 2 đốt ngón tay. Bạn mở lửa lớn trước, đun sôi.

– Sau đó mới cho nhỏ bớt lửa xuống. Bạn đun đến khi sườn bò chín mềm thì cho lạc vào đun chung. Cùng với đó là cho sả đập dập và gừng thái lát vào.

– Sau đó, bạn cho cà rốt, củ cải, đu đủ vào nấu chung. Bạn hầm đến khi các loại rau củ này chín mềm. Sau tiếp, bạn cho bắp cải, mướp hương vào nấu chung, nêm lại gia vị cho vừa ăn.

Món sườn bò hầm sả có phần sườn mềm, thịt thơm, không dai, nước ngọt tự nhiên, đậm đà quyện cùng các loại rau củ như cà rốt, củ cải mềm và nhất là mùi thơm nức mũi của sả.

Mách bạn cách chọn sườn bò ngon

Để có được cách làm sườn bò hầm sả hấp dẫn, chuẩn vị nhất thì phần chọn nguyên liệu là quan trọng nhất, trong đó có sườn bò.

– Với sườn bò, bạn nên chọn xương dẹp và nhỏ thì khi ninh thịt không bị nát mà hương vị vẫn thơm ngon.

– Chọn sườn bò có màu đỏ tươi, không phải đỏ đậm, có mùi đặc trưng. Bạn cũng tránh mua miếng sườn có mùi quá hôi hoặc mùi bảo quản.

– Bạn dùng tay chạm vào miếng sườn. Nếu mà thịt căng, có độ đàn hồi tốt thì là miếng sườn ngon. Còn không về được trạng thái ban đầu thì là sườn đã để lâu.

Dinh dưỡng trong món sườn bò hầm sả

Giống như thịt bò thì sườn bò cũng mang rất nhiều các giá trị dinh dưỡng khác nhau. Đặc biệt trong đó là hàm lượng protein vô cùng dồi dào. Bên cạnh đó còn có chất béo, vitamin B12, B5, vitamin E, K, folate…Chúng có khả năng tăng cường khả năng miễn dịch, duy trì cơ bắp, thậm chí còn giúp chữa cả bệnh mất ngủ.

Các thực phẩm tươi ngon khác như cà rốt, củ cải…chứa nhiều nước, vitamin A… cùng vi chất khác góp phần giúp sáng mắt, cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường thải độc, mát gan, cũng góp phần làm cho cơ thể cảm thấy khỏe mạnh hơn.

Các Món Ăn Biến Tấu Ngon Miệng Từ Thịt Sườn Trâu Tại Trâu Ngon Quán

Gân trâu sốt xì dầu lạ miệng được chế biến theo công thức riêng; Trâu rang muối chiên giòn; Sườn trâu nướng mật ong ngon ngọt trọn vị cùng Trâu sốt vang ngọt cay, đậm đà dễ chịu vô cùng… hứa hẹn sẽ mang lại một trải nghiệm ẩm thực vô cùng độc đáo cho các thực khách.

1. Gân trâu sốt xì dầu

Gân trâu sốt xì dầu hấp dẫn thực khách không chỉ bởi vị thơm ngon, giòn dai của gân trâu, mà còn có vị cay nồng của tiêu xanh, ngọt ngậy của nước sốt xì dầu… Món ăn nghi ngút khói, hội tụ được cả hương vị lẫn màu sắc, chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm ẩm thực khó quên.

Là một món ăn kết hợp sự hài hòa giữa hương vị truyền thống và hiện đại, hứa hẹn mang đến những hương vị khó quên trong lòng thực khách. Thịt trâu mềm, có vị ngọt bùi kết hợp cùng nước sốt sánh ngậy màu đỏ cam của gấc đã làm cho món ăn này trở nên nổi bật, hấp dẫn hơn. Đặc biệt, món trâu sốt vang sẽ ngon nhất nếu bạn ăn kèm cùng với bánh mì.

3. Trâu rang muối

Ngoài giòn trong mềm là những từ ngữ đơn giản nhất dùng để miêu tả món trâu rang muối của nhà hàng Trâu Ngon Quán. Thịt sườn trâu được chiên trên chảo ngập dầu cho đến khi có màu vàng ruộm thì vớt ra và được bày trên đĩa lá lốt đã được chiên giòn rụm trông rất kích thích và hấp dẫn. Thưởng thức miếng thịt trâu rang muối, đặc biệt là ăn kèm với lá lốt chiên đó, bạn sẽ cảm thấy vị giòn tan, béo ngậy của lớp bột chiên bao bọc bên ngoài miếng thịt trâu, còn miếng thịt sườn trâu bên trong thì ngọt mềm quyện mùi thơm phức của lá lốt khiến thực khách không thể dừng đũa trước món ăn đặc sắc này.

4. Sườn trâu nướng mật ong

Đến với Trâu Ngon Quán, bạn sẽ được thưởng thức món sườn trâu nướng mật ong thơm nức mũi bởi các nguyên liệu, gia vị đã được tẩm ướp vào miếng sườn trước khi nướng. Khi đưa một miếng sườn nướng mật ong vào miệng, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt của mật ong xen lẫn hương vị ngọt bùi, thơm phưng phức của vừng rang rắc trên miếng thịt. Miếng sườn mềm, giòn giòn, dai dai, nóng hổi sẽ khiến bạn cảm thấy vô cùng đưa miệng.

Mỗi món ăn lại mang hương vị, màu sắc riêng, chứa đựng bao tình cảm mà người làm bếp muốn gửi gắm tới khách hàng. Còn chần chờ gì nữa mà bạn không đến ngay Trâu Ngon Quán để thưởng thức những món ăn ngon tuyệt làm từ sườn trâu ngon này.

Hướng Dẫn Cách Làm Gà Hầm Sả

Hôm nay bạn sẽ nấu món gì? Nếu chưa nghĩ ra thì hãy chế biến gà hầm sả, vừa thơm ngon lại bổ dưỡng và không quá cầu kỳ trong khâu chế biến. Ifarmer sẽ hướng dẫn cách làm gà hầm sả vô cùng đơn giản, nhưng chất lượng đảm bảo không khiến bạn thất vọng.

Hình ảnh gà hầm sả

1. Nguyên liệu

Ba nhánh hành lá

Một ít ngò rí

Hai ba trái ớt trái (nếu không thích ăn cay thì có thể không sử dụng)

Một muỗng hạt nêm

Nửa muỗng nước mắm

⅓ muỗng tiêu đen xay

Hai muỗng muối trắng

Một muỗng dầu ăn thực vật (sau khi hầm gà món ăn sẽ có khá nhiều mỡ gà, không nên sử dụng quá nhiều dầu ăn để tránh món gà hầm sả bị ngấy béo vị dầu mỡ)

Gà ta rửa sạch, trong quá trình rửa gà, chà xát muối trên bề mặt con gà để khử bớt mùi tanh. Lòng mề gà sử dụng để chế biến món ăn khác, không dùng để hầm. Ngoài ra, đầu gà giò gà cũng không nên hầm. Chặt gà thành từng miếng vừa ăn, lớn hơn miếng gà kho một chút. Cho gà đã chặt vào tô lớn hoặc chậu nhỏ để ướp gia vị. Ướp gà với một muỗng hạt nêm, nửa muỗng nước mắm và tiêu đen. Trộn đều rồi đậy lại, đặt vào ngăn mát tủ lạnh khoảng hai ba tiếng đồng hồ trước khi hầm.

Sả cây một nửa thái lát xéo mỏng, một nửa đập dập, thái khúc.

Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ.

Gừng cạo vỏ, rửa sạch và băm nhỏ.

Hành ngò nhặt rửa sạch, để ráo.

Ớt trái rửa sạch, để nguyên trái.

Sơ chế nguyên liệu cẩn thận để món ăn đạt chất lượng tốt nhất (Ảnh: chúng tôi

3. Hướng dẫn cách làm gà hầm sả

Hướng dẫn cách hầm gà đơn giản gồm các bước sau:

Phi thơm tỏi băm với dầu ăn, tỏi thơm vàng thì cho sả thái lát và gừng băm vào, đảo đều rồi cho gà đã ướp vào nồi, xào săn thịt gà rồi đổ khoảng 500ml nước vào nồi để hầm gà. Hầm gà với lửa nhỏ, sôi liu riu để gà hầm mềm và thấm gia vị. Trong quá trình hầm gà, cho sả cây đập dập và ớt trái vào. Nêm thêm gia vị cho vừa miệng. Chú ý thêm nước vào nồi để tránh món gà hầm bị sít nồi, lại biến thành gà kho khô đấy.

Hầm gà ít nhất một tiếng. Nếu có thời gian, nên hầm trong khoảng thời gian hai tiếng đồng hồ. Sau khi hầm gà xong, múc gà hầm sả ra tô, trang trí thêm hành ngò, có thể tỉa hoa cà rốt, hoa ớt, hoa cà chua trang trí… cho món ăn đẹp mắt hơn.

Đến đây là các bạn đã có món gà hầm sả thơm ngon đầy dinh dưỡng cho bữa ăn rồi đấy.

4. Thưởng thức gà hầm sả

Gà hầm sả có thể ăn với cơm trắng hoặc ăn không tùy sở thích. Bạn có thể gắp từng miếng thịt gà để gặm, vị gà mềm, béo và thơm mùi sả. Nếu muốn đậm vị hơn một chút, bạn có thể chấm thịt gà với một số loại nước chấm như nước mắm, muối ớt chanh…. Nước hầm gà có vị ngọt tự nhiên, vừa thổi vừa uống khi còn nóng sẽ không bị ngấy dầu mỡ (món ăn bị nguội mỡ gà hay bị đông lại, đôi khi còn xuất hiện mùi tanh). Nhìn hình ảnh gà hầm sả dù không đa sắc màu, nhưng mùi vị lại khiến người ta khó cưỡng đấy.

5. Bảo quản món ăn 6. Cách chọn gà hầm

Gà ta chắc thịt là loại gà thích hợp để chế biến món gà hầm nhất (Ảnh: gatangonso1)

Nếu có thể, bạn nên mua gà ta để áp dụng cách nấu gà sả . Vì gà ta có thịt dai hơn, khi chế biến món ăn ngọt hơn. Gà công nghiệp béo, nhưng lại bở thịt. Chế biến món gà hầm sả không ngon như gà ta.

Ngoài hầm riêng với sả, chúng ta còn có thể chế biến gà hầm sả đậu phộng hoặc gà hầm sả nước dừa, món chân gà hầm sả cũng rất ngon. Mỗi món ăn một màu sắc, một mùi vị khác biệt. Ifarmer đã hướng dẫn cách hầm gà sả tỉ mỉ và đơn giản, hẳn là bạn sẽ chế biến món ăn thành công khi làm theo, đúng không nào?

Cách Làm Món Thịt Trâu Xào Sả Ớt: Nhìn Vào Mà Thèm Chảy Nước Miếng

Cập nhật vào 02/12

Thịt trâu kỵ những món gì?

Để tránh gây hại đến sức khỏe của bản thân và gia đình, các bạn không nên kết hợp thịt trâu với các nguyên liệu sau đây:

Không ăn kèm thịt trâu với củ kiệu, hẹ: Ngày tết rất nhiều gia đình ăn củ kiệu, hẹ. Tuy nhiên nên tránh ăn trâu với củ kiệu, hẹ trong cùng bữa vì sẽ khiến bạn đau bụng nếu dạ dày bạn không tốt.

Không ăn thịt trâu với gừng: Đông y đã đúc kết, không nên ăn thịt trâu với gừng vì làm hư răng. Do vậy, nếu dùng thịt trâu nấu chín xắt mỏng chấm với nước mắm gừng phải thêm giấm, lúc này sẽ ăn vào sẽ chữa tỳ hư thấp ủng, sưng thũng nặng nề hai chân.

Các món ăn làm từ thịt trâu

Trâu nhúng mẻ: Với người miền Nam thịt trâu lại được chế biến thành món trâu nhúng mẻ rất đặc sắc. Thịt trâu tươi xắt mỏng, ướp sả, tỏi, ớt bằm nhuyễn, thêm muối, đường, bột ngọt để ra đĩa. Nồi mẻ được nếm cho vị mặn, chua, cay vừa phải rồi đặt lên bếp lửa cho sôi. Nước mẻ đặc sánh sôi lục bục thì nhúng thịt trâu vào cho chín tới. Các loại rau ăn kèm như ngò gai, rau om, tai tượng, cải bẹ xanh, mồng tơi… cũng được nhúng qua nồi nước mẻ rồi ăn cùng thịt trâu dai thơm, đậm vị.

Thịt trâu nướng: Người dân các tỉnh miền Trung thì thường thích ăn món thịt trâu nướng. Đặc biệt món thịt trâu nướng ống tre rất thơm ngon, hấp dẫn. Thịt trâu nướng làm rất đơn giản: sau khi xắt thịt thành lát mỏng, người làm chỉ việc cuốn lá lốt đặt trên than hồng. ếu nướng ống tre thì miếng thịt trâu tươi sẽ được tẩm ướp gia vị kỹ càng, cuộn lá lồm rồi cho vào ống tre nướng trên bếp than củi cho cháy hết phần tre bên ngoài. Khi ăn chỉ việc chẻ đôi ống tre và gỡ những miếng thịt trâu ra đĩa. Thịt nướng kiểu này sẽ không bị mất nước nên rất ngọt và thơm mùi của tre tươi.

Thịt trâu lá lồm: Thịt trâu đem thui cho thơm, cạo sạch rồi đem thái miếng nhỏ, hầm trong nồi đất. Khi ninh cho lá lồm vào ninh cùng, thêm một ít tấm gạo để tạo độ sánh. Thịt trâu vốn có mùi ngai ngái nhưng khi nấu cùng với lá lồm (một loại lá chua) đã cho ra hương vị hết sức độc đáo, vị thanh chua của lá lồm làm át đi mùi đặc trưng của thịt trâu, khi miếng thịt ninh chín mềm ngấm gia vị sẽ trở nên thơm lừng, béo ngậy.

Thịt trâu gác bếp: Đồng bào dân tộc ở vùng Tây Bắc, khu vực Bắc Trung bộ có món thịt trâu treo gác bếp rất hấp dẫn. Tuy mất công trong chế biến nhưng thịt trâu treo gác bếp có thể giữ được hàng năm mà không lo bị hỏng. Người làm thường cắt những mảng thịt to, chọn miếng thăn, bắp ở vai, lưng con trâu, cắt khúc hình con chì. Sau đó ướp ớt, muối, gừng, nước lá rừng, đặc biệt không thể thiếu lá mắc khén (một loại hạt tiêu rừng) và treo lên gác bếp hun khói cho óng đen, quắt khô lại. Ăn đến đâu hạ xuống đến đó, đơn giản nhất là luộc lên rồi xé ra ăn lai rai. Khói ám lâu ngày làm thịt trâu có mùi đặc biệt, mang đậm phong vị núi rừng với hình thức bên ngoài khô, màu nâu thẫm, nhưng phần trong vẫn hồng hào, tươi đỏ.

Nguyên liệu cần có để làm thịt trâu xào sả ớt

Thịt trâu: 450g

Sả: 3 củ

Ớt: 3 quả

Tỏi: 1 củ

Lạc nhân: 50g

Hành tây: 1 củ

Bột gạo: 2 thìa

Gia vị: Dầu ăn, bột canh, nước tương, đường cát trắng

Cách làm thịt trâu xào sả ớt

Sả rửa sạch, thái lát mỏng. Ớt rửa sạch, tách bỏ hạt, thái lát.

Thịt trâu các bạn rửa sạch, sau đó thái lát mỏng. Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ.

Hành tây rửa sạch, lột bỏ vỏ thái lát mỏng.

Cho thịt trâu vào bát to, cho thêm bột canh, nước tương, sả thái lát, ớt và tỏi băm nhỏ cùng chút bột gạo vào rồi trộn đều các nguyên liệu với nhau. Tiến hành ướp hỗn hợp thịt cùng gia vị trong vòng 15-20 phút cho ngấm đều gia vị.

Trong thời gian đợi thịt ngấm đều gia vị, các bạn bắc chảo lên bếp cho lạc vào rang chín rồi bóc vỏ, cho vào cối đập dập.

Tiếp tục với cách làm thịt trâu xào sả ớt, các bạn rửa sạch chảo sau đó bắc lên bếp cho dầu ăn vào đun nóng. Cho hành tây vào xào tái rồi xúc riêng ra đĩa. Cuối cùng, các bạn cho thịt trâu vào xào với lửa to đều tay cho ngấm đều gia vị để thịt trâu mềm và săn lại.

Bày thịt trâu ra đĩa, rắc thêm chút lạc rang giã dập lên trên và thưởng thức món thịt trâu xào sả ớt này thôi.