Cách Làm Dưa Góp Giòn Ngon: Dưa Chuột, Đu Đủ, Su Hào

Dưa góp là món ăn ngon, dễ làm có vị thanh mát và giải nhiệt ngày hè rất tốt. Có rất nhiều cách làm dưa góp khác nhau, hôm nay mình xin giới thiệu với các bạn 3 cách làm dưa góp đơn giản và ngon cho 3 loại chính: Dưa góp dưa chuột, dưa góp đu đủ và dưa góp su hào

Cách làm dưa góp Cách làm dưa góp dưa chuột

Nguyên liệu cần có để làm dưa góp dưa chuột

Dưa chuột: 3 quả.

Cà rốt: 2 củ + Chanh: 3 quả + Tỏi: 1 củ + Ớt: 1-2 quả.

Đường, mì chính, bột canh.

Rau húng, rau mùi, rau kinh giới.

Hướng dẫn cách làm dưa góp dưa chuột

Cà rốt gọt vỏ rửa sạch, tỉa hoa, thái mỏng. Dưa chuột rửa sạch thái mỏng cho vào bát to. Rau thơm nhặt và rửa sạch, thái nhỏ.

Pha nước mắm cho chanh, ỏi, ớt tùy theo khẩu vị của các bạn, sau đó cho tỏi và ớt băm vào. Để hoàn thiện cách làm dưa góp dưa chuột các bạn đổ phần nước pha vào âu dưa chuột, cà rốt. Cuối cùng cho phần rau thơm đã thái và trộn đều để khoảng 10 phút cho ngấm gia vị là có thể thưởng thức.

Cách làm dưa góp đu đủ

Đu đủ xanh: 1 quả

Cà rốt: 1 củ

Dưa chuột: 1 quả

Tỏi, muối, đường, giấm, nước mắm.

Các bước làm dưa góp đu đủ Đu đủ nạo sạch vỏ ngâm nước cho ra hết nhựa. Sau đó thái lát đu đủ và ngâm lại 1 lần nữa cho sạch nhựa và dưa bằng nước lọc. Gọt vỏ cà rốt rồi rửa sạch. Sau đó sắt sợi dài bằng ngón tay út. Dưa chuột cho vào ngâm nước muối pha loãng. Cho đu đủ và cà rốt vào bát to rồi đảo đều lên. Khoảng 15 phút chắt bỏ phần nước, dưa chuột vớt ra dùng dao bỏ ruột và cắt thành từng sợi nhỏ như cà rốt. Cho dấm đường, nước mắm, nước lọc theo tỉ lệ 1:1:1:1 vào nồi đun sôi. Tắt bếp, thả tỏi thái lát mỏng vào hỗn hợp rồi đợi nguội. Hỗn hợp đu đủ, dưa chuột và cà rốt các bạn cho vào lọ thủy tinh và đổ hỗn hợp nước vào lọ. Sau 1 ngày là các bạn có thể thưởng thức món dưa góp đu đủ tuyệt ngon này rồi đấy.

Cách làm dưa góp su hào

Hướng dẫn cách làm dưa góp su hào Su hào, cà rốt gọt vỏ rửa sạch và thái lát hình hoa. Cho su hào và cà rốt vào bát, nêm 1/2 thìa muối tinh trộn đều. Để một lúc rồi bỏ phần nước của su hào, cà rốt. Tỏi khô đập dập, băm nhuyễn. Ớt đập hơi dập. Đập tỏi và ớt sau đó cho vào bát, sử dụng 2 thìa dấm, nửa thìa muối, 2 thìa cà phê đường, đảo tất cả hỗn hợp. Để su hào, cà rốt vào tô, đổ dung dịch dấm đường, đảo cho ngấm từ từ, sau một lát là có thể thưởng thức được.

Cách Làm Dưa Mắm Đu Đủ Tại Nhà Ăn Được Luôn Sau 2 Giờ

Cách làm dưa mắm đu đủ với các nguyên liệu: Đu đủ, dưa leo, Ớt Sừng, Mắm, Đường, Muối, Nước. 

Bước 1: Làm mắm đường

Bước 2: Sơ chế đu đủ

Bước 3: Ngâm đu đủ với muối

Bước 4: Rửa sạch đu đủ và ngâm với đá

Bước 5: Vắt sạch nước và trộn mắm vào ủ

Cách làm dưa mắm đu đủ

Nguyên liệu cần chuẩn bị

1kg Đu đủ

400g dưa leo

Ớt sừng

Mắm 6 Thìa

Đường 6 Thìa

1.5 Muỗm Muối

2 Muỗm Nước

Nguyên liệu để chế biến món dưa mắm đu đủ

Hướng dẫn cách chế biến

Bước 1: Bạn bắc chảo lên bếp và cho vào 2 Thìa Đường + 2 Thìa Canh Nước sau đó bật bếp lên để nấu cho phần đường tan ra và chuyển sang màu vàng cánh váng.

Cho 2 thìa canh đường và 2 thìa nước

Bước 2: Sau khi đường đã vàng và tan hết, bạn đổ hết Mắm + Đường vào và để với mức lửa nhỏ cho tan hết và tắt bếp để nguội.

Bạn đổ nốt phần mắm và đường còn lại Bào sợi đu đủ và bào sợi dưa leo

Bước 4: Sau khi bào xong, bạn cho 1.5 Muỗm Muối vào trong tô và đeo bao tay trộn đều lên, sau đó bạn để ngâm 20 phút.

Bạn cho muối vào đường và ngâm 20 phút

Bước 5: Ớt bạn cắt sợi và bỏ phần cùi đi.

Ớt cắt nhỏ và bỏ phần lõi đi

Bước 6: Sau khi ngâm đu đủ và dưa leo 20 phút, bạn rửa với nước lạnh và ăn thử xem nếu sợi đu đủ hết mặn rồi thì thôi, còn nếu chưa hết thì bạn tiếp tục rửa với nước.

Rửa với nước bao giờ đu đủ hết mặn là được

Sau khi rửa xong, bạn vắt đu đủ thật ráo nước và ngâm đu đủ với đá. Ngâm để sợi đu đủ và dưa leo trong hơn và giòn hơn. Sau đó bạn vắt cho thật khô nước.

Ngâm với nước lạnh 20 phút sau đó vớt ra rá

Bước 7: Kiểm tra xem nước mắm đường đã nguội chưa, sau đó lấy đu đủ cho vào tô và trộn nước mắm vào + Ớt Sừng sau đó bạn ngâm khoảng 1 giờ và thưởng thức thôi.

Bạn ngâm khoảng 1 giờ là có thể ăn được rồi

Vậy là bạn đã hoàn thành xong món dưa mắm du đủ rồi đấy, rất dễ và ngon đúng không nào. Để bảo quản mắm được tốt hơn, bạn nên để trong 1 cái hũ thủy tinh và sau đó để trong ngăn mát tủ lạnh.

Để vào hũ thủy tinh sau đó để trong ngăn mát

Bạn cũng có thể tham khảo món dưa mắm Đu Đủ tại Bakafood nếu không có thời gian làm

TÊN GIÁ ẢNH Dưa Mắm

30,000đ/300GR

Cách Làm Bún Chả Quạt Hà Nội Thơm Ngon Đủ Vị

– Những địa điểm ăn vặt ngon, giá rẻ tại Hà Nội

Cách làm bún chả quạt

Nguyên liệu chuẩn bị làm bún chả quạt

Bún rối

Thịt ba chỉ

Thịt nạc vai

Đu đủ xanh, cà rốt

Dấm gạo

Đường, chanh, ớt, sả , tỏi, hành khô

Nước hàng ( nước màu)

Nước mắm, mắm tôm, …

Hướng dẫn cách làm bún chả nướng Hà Nội

Bước 1: Công đoạn sơ chế và ướp thịt

Thịt ba chỉ chúng ta rửa thật sạch, nên trần qua nước sôi. Sau đó thái miếng mỏng, bản to.

Phần thịt nạc vai chúng ta cũng làm sạch tương tự, sau đó băm nhuyễn.

Sả lấy phần củ rửa thật sạch, sau đó mang xay, lọc bã chỉ lấy nước sả. Hành khô xay thật nát. Chúng ta chia đều thành 2 phần

Phần thịt ba chỉ, chúng ta cho một ½ sả, hành và hơn 1 thìa bột canh, mì chính, đường, ½ thìa mắm tôm, ½ thìa nước hàng. Tất cả trộn đều lên, để thịt ngấm đầy đủ.

Chúng ta cũng cho như vậy đối với thịt băm. Sau dùng giấy bọc thực phẩm bọc lại . Chúng ta để càng lâu, gia vị ngấm thịt lại càng ngon.

Bước 2: Làm dưa món ăn kèm và nước chấm

Đu đủ và cà rốt gọt vỏ ngâm vào nước muối loãng khoảng 10 phút. Sau đó cắt miếng mỏng và nhỏ. Ngâm trong chậu nước muối thêm 30 phút nữa.

Sau đó vớt ra để ráo nước, và cho vào âu sạch

Sau đó cho dấm gạo, đường, chanh, ớt vào trộn đều lên. Chúng ta có thể nêm nếm cho vị chua ngọt vừa ăn.

Chúng ta pha nước chấm theo tỉ lệ, 2 thìa nước mắm, 5 thìa nước, 1,5 thìa đường và một thìa nước cốt chanh. Sau đó băm nhỏ tỏi và ớt vào hòa đều. Khi ăn chúng ta có thể đun nóng nước chấm lên.

nước mắm chấm

Bước 3: Quạt chả và thưởng thức bún chả quạt

Trước khi mang nướng thịt, chúng ta vắt thêm 1 quả chanh vào thịt ướp để thịt mềm hơn.

Thịt ba chỉ dàn đều trên vỉ nướng, thịt băm thì vê lại thành viên nhỏ và dàn đầu trên vỉ nướng.

Chúng ta nướng chúng trên than hoa đã hừng hẳn (cái tên bún chả quạt cũng là do khi nướng chúng ta cầm quạt nan để quạt than đó)

Lúc này ta hãy dọn lên mâm kèm bún, nước chấm, dưa món, rau sống.

Khi ăn chúng ta có thể cho chả và dưa món vào bát nước chấm.

Thơm Ngon Các Món Nộm Từ Hoa Đu Đủ

Điện Biên TV – Trong văn hóa ẩm thực của đồng bào các dân tộc Điện Biên có nhiều món ăn thể hiện sự độc đáo trong việc lựa chọn nguyên liệu cũng như cách chế biến. Bên cạnh đó, thực phẩm trong bữa ăn chủ yếu của đồng bào là các loại rau, măng, nấm, củ quả hay các loại hoa tự trồng hoặc có sẵn trong tự nhiên và được thu hái gần như quanh năm. Đặc biệt là từ các nguồn lương thực thực phẩm hết sức dồi dào, phong phú đó, đồng bào đã chế biến thành nhiều món ăn vừa đơn giản, có lợi cho sức khỏe mà không kém phần đặc trưng. 

Văn hóa ẩm thực của người Thái Điện Biên chính là nét sinh hoạt văn hóa đồng thời còn thể hiện một nghệ thuật sống: Sống hài hòa với thiên nhiên. Người Thái Điện Biên vốn rất giỏi trong việc tận dụng những sản vật thiên nhiên ban tặng để làm phong phú cho nền văn hóa ẩm thực của họ.

Bởi các loại rau, măng ở trong rừng, khai thác về có các mùi vị khác nhau: Có vị chát, vị chua, vị nồng và có vị đắng… và nhờ sự đúc kết kinh nghiệm lâu đời, sự khéo léo trong phối trộn người Thái Điện Biên đã chế biến thành các món ăn ngon, lạ miệng và không kém phần hấp dẫn. Thậm chí có những món ăn nhờ sự phối trộn khéo léo của các loại gia vị, khai thác đúng thời điểm, đúng đối tượng sử dụng còn trở thành những vị thuốc tốt và nộm hoa đu đủ chính là một món ăn như vậy.

Hoa Đu Đủ

Cây đu đủ vốn được biết đến có hai loại là đu đủ đực và đu đủ cái. Cũng đúng với tên gọi nên đu đủ cái chính là cây đu đủ ra hoa và có khả năng kết trái. Còn cây đu đủ đực không có trái mà chỉ có hoa nở quanh năm. Hoa đu đủ đực có màu trắng hoặc xanh pha vàng, có 5 cánh.

Bên cạnh việc là thành phần của các bài thuốc chữa bệnh thì người Thái còn biết tận dụng hoa đu đủ để chế biến thành các món nộm thơm ngon, hấp dẫn và rất lạ miệng.   Để làm món nộm hoa đu đủ không hề khó, nhất là món ẩm thực có nhiều ý tưởng sáng tạo và kết hợp. Do đó, điều quan trọng của món nộm hoa đu đủ đó là việc chọn lựa các loại gia vị để nộm sao cho phù hợp thì món ăn mới có được hương vị hài hòa, thơm ngon và hấp dẫn. Có một điều dễ nhận thấy đó là món nộm hoa đu đủ thường đem đến cho thực khách một cảm nhận về sự đơn giản, song nếu được tận mắt chứng kiến cách chế biến món ăn này thì đó lại là một sự cầu kỳ hiếm thấy.   Với hoa đu đủ sau khi được lấy về thì cần phải nhặt bỏ cuống dài, chỉ lấy mỗi phần bông rồi đem sửa sạch và cho luộc chín trong khoảng thời gian 7-10 phút, đảm bảo nguyên liệu đủ mềm không chín nũn nhưng cũng không quá dai. Với tai lợn cũng phải luộc chín sau đó thái mỏng để nhanh ngấm gia vị hơn.

Tiếp đó là cần chuẩn bị các nguyên liệu đi cùng như nước cốt chanh hoặc quất (người Thái thường sử dụng quất trong món ăn này bởi quất có vị chua dịu và mùi thơm đặc trưng, bắt vị hơn), tiếp đó là cần có vài tép tỏi, lá chua chát, củ xả và măng giềng. Theo kinh nghiệm thì măng riềng ngon phải là những búp măng còn non, chưa mọc thành lá, đầu nhọn hoắt, màu phơn phớt hồng, mỗi ngọn măng riềng thường cao từ 20-25cm.

Khi hái măng riềng về, người ta dùng tay bóc tách vỏ bọc bên ngoài để lấy phần đọt non bên trong. Bóc măng riềng phải thật khéo léo để lựa lấy cả phần lõi và phần vỏ non của cây măng. Còn lá chua chát (theo tiếng của đồng bào Thái gọi là xổm phát) là loại lá có đặc tính hết sức kỳ lạ, đó là khi ăn kèm các loại rau, măng hay hoa có vị đắng thì lập tức chuyển thành vị ngọt, hơi chát, rất thú vị.   Món nộm hoa đu đủ khi thưởng thức sẽ có vị hơi đắng, pha lẫn với vị ngọt nhẹ của măng giềng, cảm giác giòn, ngon của tai lợn cùng vị thơm của tỏi. Nếu thực khách ngại vị đắng của hoa đu đủ thì nên gém cùng với lá chua chát sẽ giúp miếng nộm ngon, ngọt hơn.

Tất cả những thứ nguyên liệu này hòa quyện với nhau giúp cho món ăn vừa lạ miệng, vừa ngon lại rẻ và đặc biệt nhất theo quan niệm của bà con dân tộc Thái thì còn ngăn được nhiều chứng bệnh, tốt cho sức khỏe. Ngoài ra hoa đu đủ còn có thể xào với thịt trâu hoặc đơn giản là luộc lên chấm với với chẳm chéo pha chút xả cũng rất hợp vị.   Cùng với dân tộc Thái thì dân tộc Lào Điện Biên cũng có cách chế biến món nộm với hoa đu đủ khá đặc biệt, đó là kèm với rau sắn, ngọn ban, quả cà, củ xả, gừng, ớt, lá chua chát. Và món hoa đu đủ nộm thập cẩm cũng chính là món ăn quen thuộc trong mâm cơm hàng ngày của người Lào.

Có thể nói, cùng với các nguyên liệu khác của món ăn thì rau sắn cũng là loại rau quen thuộc của không ít đồng bào dân tộc thiểu số miền núi ở nước ta, có rất nhiều món ngon từ rau sắn như rau sắn kho cá, hay canh chua rau sắn đều được xếp vào hạng đặc sản. Ở Điện Biên, ngoài nộm với hoa đu đủ thì người Lào thường nộm rau sắn chung với các loại rau rừng khác vừa ngon lại vừa mát. Với một lưu ý nhỏ là nên chọn búp sắn non chỉ tầm 1-2 lá và nếu ngọn rau mọc trong bóng cây (khuất bóng) thì cũng sẽ đỡ chát và mềm hơn nhiều. 

Nộm hoa Đu Đủ

  Với các nguyên liệu khác từ ngọn ban, quả cà, củ xả, gừng, ớt, lá chua chát thì đều có sẵn trong vườn hoặc quanh nhà, đặc biệt các loại rau này thường không bị sâu bệnh do đó không cần phun thuốc hoá học mà rau vẫn rất xanh tốt, tươi ngon và an toàn.

Sau khi làm sạch các nguyên liệu thì cho riêng hai loại là rau sắn và hoa đu đủ vò nát trong nước có ngâm một chút muối rồi mới bắc lên bếp luộc cho ra bớt nhựa. Sau khi luộc xong thì vò một lần nữa rồi đem thái nhỏ và trộn với các gia vị như tỏi, xả, ớt, lạc rang giã nhỏ, bột canh và mì chính.   Có thể nói, nộm hoa đu đủ lá sắn không phải là món ăn cao lương mỹ vị, cũng không phải là món ăn coi trọng hình thức nhưng đòi hỏi người chế biến phải rất cầu kỳ, tỉ mỉ, đó cũng chính là đặc trưng của món ăn giản dị mà dân giã này. Bên cạnh đó thì món nộm hoa đu đủ lá sắn rất dễ chinh phục người ăn bởi mùi vị thơm ngon lạ miệng, cùng sự kết hợp ăn ý của các nguyên liệu tạo cảm giác nồng ấm như mảnh đất chân núi người Lào định cư.

Thế mới biết từ thiên nhiên vốn có rất nhiều nguyên liệu để tạo ra những món ăn thơm ngon và không kém phần có lợi cho sức khỏe, song quan trọng hơn cả là cách con người vận dụng, tìm tòi, sáng tạo vào đời sống để có thể đổi món, cũng như tạo cảm giác ngon miệng hơn trong những bữa cơm quây quần bên gia đình và người thân hay có dịp thiết đãi bạn bè phương xa, để vị hoa đu đủ đăng đắng, các loại rau, quả ngọt bùi tựa tình người, tình đất, núi sẽ khiến thực khách ăn một lần thưởng thức sẽ nhớ mãi không quên./.

Lý Như Quỳnh – Huy Long/DIENBIENTV.VN

Ăn Đu Đủ Xanh Có Tác Dụng Gì? Có Bầu Ăn Đu Đủ Xanh Được Không

Đu đủ xanh tưởng chừng không phổ biến bằng đu đủ chín nhưng nó là nhân vật chính trong món ăn vặt khoái khẩu của nhiều người, nhất là hội chị em: nộm đu đủ. Bạn đã bao giờ thắc mắc ăn đu đủ xanh có tác dụng gì bao giờ chưa?

1.1. Giảm nguy cơ ung thư

Chỉ nghe qua thôi cũng thấy đây là một lợi ích rất tuyệt vời. Thành phần Enzyme papain trong đu đủ xanh đã được chứng minh là hỗ trợ ngăn chặn ung thư. Ngay cả với bệnh nhân đã mắc ung thư, nó cũng góp phần điều trị nhất định. Một tác dụng nữa của loại enzym đặc biệt này là giúp dễ ăn hơn.

1.2. Giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch

Không chỉ có chất phòng ngừa ung thư, đu đủ xanh còn có chất ngăn bệnh tim mạch – loại bệnh cũng phổ biến và nguy hiểm không kém. Đu đủ xanh có nhiều chất chống oxy hóa (vitamin C, A, E,…), từ đó chống tắc nghẽn mạch máu.

1.3. Tốt cho thị lực

Giống như đu đủ chín, đu đủ xanh cũng rất tốt cho mắt nhờ thành phần vitamin A dồi dào. Dù bạn có bị bệnh về mắt không thì cũng nên ăn đu đủ xanh để mắt sáng khỏe.

1.4. Ăn đu đủ xanh có tác dụng gì? Điều hòa kinh nguyệt

Đây có thể là điều nhiều người không nghĩ đến khi bàn ăn đu đủ xanh có tác dụng gì . Nếu bị rối loạn kinh nguyệt thì đu đủ xanh có thể trợ giúp rất tốt, dù là ăn miếng hay ép nước.

Với câu hỏi này có thể khẳng định luôn là bà bầu không nên ăn đu đủ xanh. Nếu bà bầu đang mang thai ăn đu đủ xanh có thể gặp phải nguy cơ sảy thai, sinh non. Bên trong nhựa đu đủ xanh có chất papain có thể làm co thắt tử cung. Không những thế, papain còn làm chậm sự sinh trưởng của bào thai. Nó cũng có thể gián tiếp dẫn tới xuất huyết nhau thai.

Bạn muốn biết ăn đu đủ xanh có tác dụng gì? Thế bạn có thắc mắc đu đủ xanh làm món gì ngon không? Nhắc đến đu đủ xanh, nhiều người chỉ có thể nghĩ đến món nộm quen thuộc. Thực ra loại quả này có thể biến tấu chế biến cực kỳ nhiều món, nhất là món mặn. Một vài gợi ý cho bạn gồm có:

Đu đủ xanh hầm canh

Đu đủ xanh có thể hầm với móng giò, xương lợn, sườn lợn hay sườn bò đều hợp. Món này cũng thực hiện tương tự như các món canh hầm khác. Vị của đu đủ xanh sẽ tạo nên vị khác biệt, mới lạ cho bữa ăn.

Mứt đu đủ xanh

Mứt đu đủ xanh là món mứt không quá ngọt như mứt từ nhiều loại hoa quả khác nên ai thích ăn nhạt rất nên thử. Làm mứt đu đủ rất dễ, chỉ cần bào sợi/cắt miếng, ngâm với nước vôi trong rồi đem sên lửa nhỏ với đường.

Gỏi đu đủ xanh

Gỏi đu đủ xanh ăn rất thanh mát, dễ ăn mà cũng dễ làm. Để làm gỏi chỉ cần ngâm giấm, muối rồi trộn gỏi với gia vị, cho thêm các nguyên liệu ăn kèm khác tùy sở thích. Hoặc bạn làm theo cách làm nộm đu đủ truyền thống cũng là một gợi ý.

Đu đủ xanh xào lòng gà

Cách làm món này cũng tương tự gà xào rau củ khác. Đu đủ xanh không quá lâu chín nên hãy xào lòng gà tái một chút hãy cho đu đủ vào. Đu đủ xanh sẽ khiến món ăn bớt vị ngấy dầu mỡ, ăn giòn giòn lạ miệng.

Dưa món từ đu đủ xanh

Làm dưa từ đu đủ xanh rất lạ nhưng rất đáng thử vì hương vị thơm và mát hơn hẳn dưa thường. Cách làm dưa món từ đu đủ xanh cũng tương tự dưa truyền thống. Ngâm dưa chỉ cần đợi 1 – 2 ngày là có thể ăn được.