Cách Ăn Dặm Cho Bé 7 Tháng / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Vinaconex.edu.vn

Cách Nấu Bột Ăn Dặm Cho Bé 7 Tháng Tuổi, Món Ăn Dặm Cho Bé 7 Tháng

Danh sách thực đơn và cách nấu bột ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi có quá phức tạp? Người ta thường nói sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ nhỏ. Điều này quả thực là không sai, tuy nhiên ở giai đoạn các bé đang lớn thì việc sữa mẹ không sẽ không thể cung cấp đủ dưỡng chất mà cần phải cho bé ăn dặm thêm đặc biệt là các bé tầm 7 tháng tuổi.

Đối với các bé độ tuổi này, vừa mới làm quen với việc ăn, hệ tiêu hóa còn yếu thì các bạn sẽ phải chăm chút cẩn thận từng tí một để bảo đảm trẻ có một sức khỏe tốt nhất.

Bên cạnh việc cung cấp các vitamin như protein, kali, omega3, phốt pho, A, B1, C, sắt… các bé cưng cũng cần phải bổ sung thêm vitamin D và canxi để hỗ trợ cho việc phát triển răng và hệ xương. Tuy nhiên các mẹ chú ý không phải cứ cho bé ăn nhiều cá, thịt, trứng sữa là tốt và đủ chất vì rất có thể gây ảnh hưởng tới chức năng gan và chức năng thận của bé đó.

Dươi đây là một vài cách nấu bột ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi thơm ngon và bổ dưỡng dành cho trẻ. Các mẹ nhớ ghi chú lại để nấu dần dần cho bé cưng của mình ăn, để có thể cung cấp đủ chất và phát triển toàn diện nhất nha.

Một vài món cháo, bột ăn dặm dành cho bé bổ dưỡng và đủ dinh dưỡng.

1. Cá ngừ trộn bổ dưỡng.

Các mẹ nào dù có bận rộn đến mấy thì món này cũng không mất quá nhiều thời gian của bạn đâu, vì cách làm khá đơn giản và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho baby nhà mình nè.

– Bước 2: Tiếp theo các bạn sẽ luộc đậu hũ non, sau đó nghiền nhuyễn. Để cho bé dễ nuốt và tránh mắc cổ.

– Bước 3: Sau đó các bạn trụng cà chua vào nước sôi, bóc vỏ, bỏ hạt, và cũng nghiền nát hoặc băm nhỏ.

– Bước 4: Cuối cùng các bạn trộn đều tất cả các nguyên liệu lại với nhau và cho bé thưởng thức được rồi.

2. Khoai tây nghiền với gan gà.

– Bước 3: Tiếp theo rau bina các bạn sẽ rửa sạch, luộc chín, sắt nhuyễn ra.

3. Trứng hấp.

Nguyên liệu chuẩn bị cho món trứng hấp:Cách chế biến món trứng hấp cho bé ăn dặm ngon:

– Bước 1: Trước hết các bạn sẽ rửa sạch khoai tây, bí ngòi sau đó luộc chín và bóc vỏ.

4. Bơ nghiền.

Nguyên liệu để thực hiện món bơ nghiền bổ dưỡng:

Bơ, nên chọn bơ già, không bị thâm đen ở đầu trái, sờ thấy vừa tay, da căng bóng.

Sữa mẹ hoặc có thể thay bằng sữa công thức.

Lưu ý không dùng sữa đặc có đường vì nó khá ngọt, không thích hợp cho trẻ ở độ tuổi này sử dụng

Hướng dẫn cách làm món bơ nghiền:

– Bước 1: Các bạn lấy phần thịt của bơ, trộn chung với sữa, sau đó nghiền nhuyễn hoặc dùng máy xay sinh tố xay mịn hỗn hợp. Các mẹ chú ý không nên cho trẻ ăn quá nhiều bơ vì có thể gây đầy hơi và khó tiêu nha.

– Bước 2: Cho hỗn hợp ra chén và cho bé dùng.

Mách nhỏ bạn một số nguyên tắc quan trọng khi cho bé ăn dặm:

Thức ăn cho các bé ăn dặm không nên cho thêm gia vị vì có thể ảnh hưởng không tốt cho thận.

Kết hợp nhiều nguyên liệu để nấu cháo cho bé đỡ ngán và phong phú thêm khẩu vị.

Nếu các mẹ không đủ sữa, có thể bổ sung thêm sữa ngoài cho bé cưng của mình.

Vậy là Mâm cơm Việt đã hưỡng dẫn cho bạn một vài cách nấu bột ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi bổ dưỡng và đủ chất cho bé nhanh ăn chóng lơn rồi.

Cháo Lươn Cho Bé Ăn Dặm 7 Tháng

(Chia sẻ kiến thức) Cháo lươn là một trong những món ăn mà bé rất thích. Nhiều mẹ nghĩ rằng nấu cháo lươn khá khó và cần trải qua nhiều giai đoạn chuẩn bị. Tuy nhiên, cách nấu không hề khó, mẹ chỉ cần chú ý ở khâu sơ chế và chế biến đảm bảo vệ sinh.

Bài viết nên đọc :

TOP 7 món cháo lươn cho bé ăn dặm ngon nhất

#1 Cháo lươn bí đỏ cho bé ăn dặm

Bí đỏ có chứa lượng lớn beta carotene. Và khi vào trong cơ thể chất này được chuyển hóa thành Vitamin A. Điều này rất tốt cho mắt và tim mạch của trẻ. Đặc biệt, ăn bí đỏ giúp bé phát triển thông minh và nhanh nhạy hơn rất nhiều. Với món cháo lươn cho bé ăn dặm kết hợp với bí đỏ là sự lựa chọn hoàn hảo.

Cách thực hiện

– Sau khi mua lươn về, mẹ dùng muối lẫn chanh chà sát để rửa sạch lươn.

– Sau đó, dùng gừng chà xát lên lươn để khử mùi tanh. Và rửa sạch lại một lần nữa.

– Bí đỏ rửa sạch, thái miếng. Lươn mẹ cho vào nồi luộc chín thì vớt ra. Sau khi hấp, gỡ thịt lươn để riêng.

– Vo sạch gạo, rồi mẹ cho thịt lươn vào nấu chung cùng cháo trong 5 phút.

– Sau đó mẹ bỏ bí đỏ vào nồi, dùng thìa đánh nhuyễn bí đỏ.

– Tắt bếp, mẹ có thể cho thêm hành ngò theo khẩu vị của bé. Và một chút dầu ăn cho con giúp tăng thêm dinh dưỡng.

#2 Cháo lươn đậu xanh cho trẻ tập ăn

Đậu xanh được xem là món ăn cực kỳ kỳ diệu, giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Chính vì vậy, đây là món ăn hoàn hảo vào những ngày nóng bức của mùa hè. Cách nấu cháo lươn cho bé ăn dặm kết hợp với đậu xanh sẽ mang lại rất nhiều dinh dưỡng cho con.

Cách thực hiện

– Đầu tiên, mẹ dùng nồi nhỏ ngâm đậu xanh bằng nước ấm trong 30 phút.

– Tiếp theo, mẹ cần loại bỏ chất nhớt và mùi tanh của thịt lươn, để món cháo ngon hơn. Sau khi mua lươn về, mẹ dùng muối lẫn chanh chà sát để rửa sạch lươn.

Dùng gừng chà xát lên lươn để khử mùi tanh, và làm sạch lại một lần nữa. Luộc/ hấp thật chín lươn cùng gừng. Sau khi hấp, gỡ thịt lươn để riêng.

– Sau đó, mẹ vo gạo và rửa đậu xanh lại thật sạch, chuẩn bị đến giai đoạn nấu cháo.

#3 Cách nấu cháo lươn rau ngót

Rau ngót có đặc tính mát, vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ huyết, nhuận tràng…. Cách nấu cháo lươn cho bé ăn dặm kết hợp với rau ngọt sẽ là món ăn hoàn hảo đấy.

Cách thực hiện

– Dùng nước vo gạo cho vào chậu sạch rồi thả lươn vào ngâm. Ngoài ra mẹ cũng có thể thay nước vo gạo bằng nước pha cốt chanh đều được.

– Sau khi ngân chừng vài phút thì tuốt hết nhớt của lươn, rửa sạch.

– Mẹ tiếp tục cho lượn vào nồi nước sôi khoảng 5 phút, rồi vớt ra dĩa và để nguội. Lọc riêng phần thịt và xương của lươn, thịt để riêng, xương bỏ. Mẹ tuốt lấy hết lá rau ngót, bỏ cọng.

– Tiếp theo rửa sạch, để ráo rồi thái dạng chỉ nhỏ.

– Lấy gạo ra rổ vo, đãi sạch. Sau khi gạo sạch, mẹ bắt nồi cơm điện với tỷ lệ 1 gạo, 10 nước. Hoặc bắc nồi lên với tỷ lệ trên để nấu cháo cho nhừ.

– Cho lươn và rau ngót vào nồi cháo. Phần lươn và rau ngót đã chuẩn bị sẵn cho vào nồi cháo. Nêm gia vị vừa ăn rồi nấu tiếp chừng 5 phút nữa là cháo chín.

#4 Nấu cháo lươn với rau cải xanh

Đây là món cháo lươn cho bé ăn dặm cực kỳ tốt. Bởi vì món ăn này được kết hợp bởi chất đạm của lươn cùng vitamin của rau.

Cách thực hiện

– Sau khi mua lươn về, mẹ dùng muối lẫn chanh chà sát để rửa sạch lươn.

– Sau đó, dùng gừng chà xát lên lươn để khử mùi tanh. Và rửa sạch lại một lần nữa .

– Sau khi hấp, gỡ thịt lươn để riêng. Cải xanh rửa sạch cắt nhỏ. Vo gạo thật sạch trước khi nấu.

– Lươn cho vào nồi nấu chung với cháo trong 5 phút. Tiếp theo bỏ cải xanh vào, nấu cho đến khi cải chín nhừ. Để tăng thêm dinh dưỡng cho bé, mẹ có thể thêm 1 muỗng dầu ăn vào cháo.

#5 Cháo lươn với dau rền đỏ

Trong rau dền có chứa khá nhiều các axit amin. Trong đó có thể kể đến như Lysin, Phenylalanin, Valin, Lơxin, Acginin,… Đặc biệt, rau dền còn chứa hàm lượng caroten khá cao. Chính vì vậy khi ăn, cơ thể trẻ dễ dành chuyển hoá thành Vitamin A giàu dinh dưỡng.

Rau dền giúp trẻ phát triển tốt, giúp tăng sức đề kháng của cơ thể. Đặc biệt giữ cho sự trong sáng của đôi mắt.

10gr rau dền đỏ

1 con lươn nhỏ, đặc biệt chú ý lươn phải còn sống, không bị chết

20gr đậu hũ non

Gạo tẻ (hoặc cháo trắng đã nấu sẵn)

Nước sạch, dầu ăn cho bé

Cách thực hiện

– Mẹ dùng muốn lẫn chanh chà sát hoặc nước vo gạo để tuốt nhớt. Mẹ không nên dùng giấm vì giấm sẽ làm cho lươn mất mùi vị đặc trưng. Khi lươn đã sạch hết nhớt, các mẹ mổ bụng, bỏ hết nội tạng, rửa lại bằng nước muối cho sạch.

– Rau dền đỏ rửa sạch, cắt nhỏ. Đậu hũ non rửa sạch, cắt miếng. Hấp chín và tuốt hết phần thịt. Vo gạo sạch trước khi qua giai đoạn nấu. Lúc này đậu hũ non mẹ cũng hấp chín rồi tán nhuyễn ra. Đồng thời, rau dền xanh cũng hấp chín và tán nhuyễn tương tư.

– Lươn cho vào nồi nấu chung với cháo trong 5 phút. Sau đó, tiếp tục cho đậu hủ vào và nấu lửa nhỏ trong 2-3 phút .

– Mẹ chú ý khuấy cháo đều tay để cháo không bị vón cục. Khi cháo sôi, mẹ cho thêm rau dền xanh vào, trộn đều rồi tắt bếp. Để tăng thêm dinh dưỡng cho bé, mẹ có thể thêm 1 muỗng dầu ăn vào cháo.

#6 Mẹo nấu cháo lươn cà rốt, đậu hà lan cho bé ăn dặm

Cà rốt là thực phẩm giàu folate, chất xơ, một số vitamin và khoáng chất khác. Tương tự, Đậu hà lan là nguồn cung cấp năng lượng từ từ và bền vững hơn. Cách nấu cháo lươn cho bé ăn dặm kết hợp với cà rốt và đậu hà lan sẽ là món ăn cực kỳ dinh dưỡng.

Gạo tẻ 25g

Thịt lươn 10g

Cà rốt băm nhuyễn 20g

Dầu ăn 1,5 thìa cà phê

Nước mắm 1 thìa cà phê

Muối iot 1/4 thìa cà phê

10gr đậu hà lan

Cách thực hiện

– Sau khi mua lươn về, mẹ dùng muối lẫn chanh chà sát để rửa sạch lươn. Sau đó, dùng gừng chà xát lên lươn để khử mùi tanh. Và rửa sạch lại một lần nữa . Sau đó, làm sạch lại một lần nữa. Gạo nhặt sạch hết sạn, vo sơ để tránh mất các chất đạm bên ngoài.

– Ngâm và rửa sạch đậu Hà Lan, để ráo nước Gạo nhặt sạch hết sạn, vo sơ để tránh mất các chất đạm bên ngoài. Cho gạo vào nồi nấu chín mềm cùng với cà rốt băm, đậu hà lan để được một bát cháo đặc.

– Lươn luộc hoặc hấp chín rồi gỡ thịt, xé nhỏ (xương của lươn các mẹ có thể xay rồi lọc lấy nước cho vào ninh để cháo ngọt hơn).

– Xào hành phí trên dầu tạo thêm mùi thơm, kích thích khẩu vị của trẻ. Tiếp theo cho lươn vào xào và nêm một chút nước mắm cho vừa.

– Khi cháo đã chín nhừ, mẹ nêm chút nước mắm hoặc muối cho vừa ăn, khuấy đều, rồi nấu sôi khoảng 7 – 10 phút.

– Tắt bếp, cho thịt lươn vào đảo đều. Để cháo hơi nguội (khoảng 2 phút) rồi thêm 1,5 thìa dầu ăn và cho bé ăn khi còn nóng ấm.

#7 Cách nấu cháo lươn khoai môn cho bé ăn dặm

Khoai môn được xem là loại củ hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hoá. Đồng thời, nó còn giảm lượng đường trong máu, tăng cường thị lực, tăng tuần hoàn cơ thể,… Đặc biệt, khoai môn có mùi hương thơm, vị ngon ngọt, béo ngậy, Điều này khá hấp dẫn khi kết hợp chúng với cách nấu cháo lươn cho bé ăn dặm.

Cách thực hiện

– Đầu tiên mẹ vo gạo thật sạch, cho vào nồi và nấu sôi. Khi gạo đã sôi, cho khoai môn vào nấu nhừ.

– Tiếp theo làm sạch và luộc lươn. Khi lươn đã chín, tuốt lấy hết phần thịt, lọc bỏ phần xương. Sau đó, ướp với một ít hạt nêm và gia vị phù hợp.

– Cho dầu ăn vào chảo, trút hành tím vào phi thơm lên. Cho lươn vào, đảo đều đến khi thấy mùi thơm là được.

– Đổ thịt lươn vào nồi cháo, trộn đều, thêm chút nước mắm. Mẹ có thể rắc thêm ít rau mùi, hành lá, tiêu lên bề mặt để kích thích khảu vị của trẻ.

Giải đáp thắc mắc về món cháo lươn cho bé

#1 Trong thịt lươn có chất dinh dưỡng gì?

Lươn là một trong những số hải sản nước ngọt có giá trị dinh dưỡng khá cao. Chính vì vậy, khá nhiều phụ huynh, chuyên gia dinh dưỡng lựa chọn lươn chế biến thực phẩm cho trẻ.

Theo Đông y, thịt lươn có tinh cam ôn, bổ kinh tỳ vị, giúp khắc chế được nhiều loại bệnh. Nhờ vậy, nó có công dụng chủ trị các vấn đề sức khoẻ như: bổ hư tổn, khu phong trừ thấp, cường kiện gân cốt,…

Thêm vào đó, thịt lươn còn chứa các vitamin A,D và các vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6). Các khoáng chất như natri, kali,… cũng có khá nhiều trong thịt lươn. Cụ thể 100 gram thịt lươn sẽ cung cấp:

#2 Cách chọn mua lươn ngon, bổ

Để có thể chọn lựa lươn phù hợp nấu cháo và chế biến thức ăn cho trẻ. Mẹ cần chọn những con to từ 350 – 400 gram. Không nên vì thấy bé ăn ít nên mẹ chọn mua lươn nhỏ. Vì lươn nhỏ thường thịt sẽ khá tanh, nội tạng nhiều và không ngon.

Đặc biệt, lươn là thực phẩm phải sơ chế và chế biến khá kỹ để đảm bảo an toàn. Vì vậy để mua được lươn ngon, sạch, đảm bảo an. Mẹ cần chọn mua thịt lươn ở các siêu thị, cửa hàng có kiểm định và uy tín.

#3 Cần lưu ý gi khi sơ, chế biến lươn?

Mẹ có thể làm sạch lươn với nắm muối hoặc giấm. Đầu tiên, cho lươn vào đậy lại để lươn có thể ra nhớt cũng như không quẫy mà nhảy ra ngoài. Mẹ cần để khoảng 5-10 phút.

Sau đó, mở nắp ra nếu lươn chưa chết, mẹ có thể dội nước sôi hoặc dùng chày đập đầu cho lươn chết.

Khi lươn đã chết, mẹ mang ra dùng dao cạo nhẹ hoặc dùng giấy báo tuốt nhẹ hết nhớ. Sau đó rửa thật sạch lại với nước thường.

Cắt bỏ đầu lươn và rạch bụng lươn để loại bỏ nội tạng bên trong, xả lại thật kỹ với nước cho sạch.

Bỏ lươn và thố hoặc tô cùng vài lát gừng để khử mùi tanh. Mẹ cũng có thể hấp cách thuỷ trong khoảng 15-20 phút cho lươn chính.

Khi lươn chín, đợi nguội, lấy phần thịt và tiết lươn. Phần xương lươn, mẹ cũng có thể giã nhỏ, hoà với nước dùng và lọc qua rây. Lúc này phần nước sẽ khá ngọt, thích hợp nấu cháo cho bé.

Mẹ cũng có thể chia thịt lươn làm nhiều phần, trữ trong ngăn đá và nấu cho con ăn dần.

Cách nấu cháo lươn cho bé ăn dặm khá đơn giản, mẹ có thể dễ dàng thực hiện tại nhà. Điều này vừa đảm bảo vệ sinh lại vừa nắm rõ các thành phần dinh dưỡng trong món ăn cho bé yêu.

Cách Làm Bánh Ăn Dặm Đơn Giản Cho Bé 7 Tháng

Khi trẻ ở độ tuổi 7 tháng, trẻ bắt đầu mọc răng và khá hiếu động. Trẻ luôn muốn khám phá mọi thứ xung quanh mình. Ngay cả đồ ăn, trẻ cũng rất thích những món ăn có vị mới lạ, nếu bé nhà bạn đang biếng ăn thì bạn càng cần đổi mới hương vị liên tục để bé thấy thích thú và hòa hứng hơn với những bữa ăn.

Cách làm bánh ăn dặm doremon không đường

+ Nguyên liệu cần chuẩn bị: 75g bột mì, 2 lòng đỏ trứng gà, 1 thìa cà phê bột nở.

+ Cách chế biến và làm bánh ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi như sau: Đánh tan lòng trắng trứng gà, cho bột nở vào bột mì vào cùng rồi khuấy đều cho đến khi thu được hỗn hợp đồng nhất. Nếu bánh khô quá mẹ có thể cho thêm chút nước để tạo độ sánh mịn. Đặt bát bột trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 phút rồi cho thêm 2 thìa canh nước vào. Đun nóng chảo cùng với chút dầu ăn, khi thấy chảo nóng lên, mẹ đổ bột từ từ từ trên xuống và ở chính giữa chảo. Rán chín vàng 2 mặt bánh là được.

– Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1/3 bát yến mạch, 1 quả chuối chín, vừng đen.

– Cách chế biến và làm bánh: Chuối nghiền thật nhuyễn, bột yến mạch cho vào xay vụn. Trộn 2 nguyên liệu với nhau cùng với chút nước sao cho thu được hỗn hợp đặc sệt. Dùng tay nhào bột và tạo hình bánh theo ý muốn. Mẹ có thể rắc thêm một chút vừng đen vào bánh để nhìn hấp dẫn và có độ béo hơn khi ăn. Cho bánh vào lò nướng nướng ở nhiệt độ 180 độ C trong 15 phút. Nếu không có lò nướng mẹ có thể cho bánh lên chảo rán chín và có màu vàng nâu là được.

Bánh ăn dặm trứng bột mì cho bé 7 tháng

+ Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 lòng đỏ trứng gà, 5 thìa bột mì.

+ Cách chế biến và làm bánh ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi đơn giản như sau: Rây bột mì qua rây để bánh mịn ngon hơn. Khuấy tan lòng đỏ trứng gà, cho bột mì vào khuấy đều cho tới khi thu được độ sánh như ý muốn. Cho dầu oliu vào chảo và đun nóng. Dùng thìa đổ từng thì bột vào và rán chín. Làm tương tự với số bột bánh còn lại cho tới khi hết.

Kết luận

Tự tay làm bánh ăn dặm cho con là điều mà bất kỳ bà mẹ nào cũng muốn làm mỗi ngày. Khi ăn đồ ăn do mẹ nấu, bé không chỉ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mà còn cảm nhận được tình yêu thương của mẹ. Điều này sẽ giúp bé phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.

Nhưng đối với những mẹ quá bận rộn và không có nhiều thời gian thì việc tự tay làm bánh cho con mỗi ngày lại là nhiệm vụ “bất khả thi”. Lúc này, sử dụng bánh ăn dặm bán sẵn được xem là giải pháp tuyệt vời dành cho các mẹ. Hiện nay, có rất nhiều loại bánh ăn dặm với các hương vị, các thành phần dinh dưỡng khác nhau, các mẹ có thể thoải mái lựa chọn cho bé yêu của mình loại bánh ăn dặm phù hợp nhất. Khi chọn mua bánh ăn dặm bán sẵn, các mẹ cần chọn mua sản phẩm của các thương hiệu uy tín như Hipp, Pigeon, Rafferty’s, Ginbis, Manna, Morinaga, Gerber… để đảm bảo chất lượng và độ an toàn giúp bảo vệ hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe của bé yêu.

Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 7 Tháng Tuổi

Ở mỗi gia đoạn phát triển, trẻ cần được cung cấp các chất dinh dưỡng khác nhau. hôm nay, mình xin mách bạn thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi.

_ Từ 19h đến sáng hôm sau cho trẻ bú mẹ lúc nào trẻ có nhu cầu hoặc cho ăn thêm 1-2 bữa sữa ngoài.

_ 5g dầu mỡ = 1 thìa cà phê, 10g thịt (cá, tôm) = 1 thìa cà phê.

Tham khảo cách làm bột cá cho bé ăn dặm:

Nguyên liệu:

Cách chế biến:

Hòa bột gạo, nước, cá quấy đều cho lến bếp đun sôi từ 5-7 phút cho rau xanh, dầu mỡ, sôi lại nhấc xuống, đổ vào bát bột hoặc đĩa.

Công thức nấu bột cho bé ăn dặm từ 6-12 tháng tuổi

Bột là một trong những thức ăn dặm đầu tiên cho trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi trở đi, để có một bữa bột ngon đủ dinh dưỡng, phù hợp với độ tuổi của trẻ là vô cùng quan trọng, vì từ tháng thứ 6 trẻ rất hay bị ốm đau và dễ bị suy dinh dưỡng nếu chế độ ăn bổ sung không hợp lý.

Có thể nấu bột mặn hoặc bột ngọt:

Cách nấu bột ngọt cho bé ăn dặm:

Cách nấu: hoà bột với nước lã quấy đều cho tan bột cho lên bếp đun vừa lửa, quấy đều tay, bột sôi trong 5 – 7 phút, cho 1 thìa dầu ăn, nhắc xuống đổ bột ra bát, khi bột nguội ấm ăn được rắc 3 thìa sữa bột công thức quấy đều xúc cho trẻ ăn.

Cách nấu bột thịt:

Cách nấu: hoà bột với nước lã và thịt quấy đều cho tan bột cho lên bếp đun vừa lửa, quấy đều tay, bột sôi trong 5 – 7 phút, cho 1 thìa dầu ăn và rau xanh bột sôi lại nhắc xuống đổ bột ra bát, khi bột nguội ấm xúc cho trẻ ăn.

Cách nấu bột trứng:

Cách nấu: hoà bột với nước lã quấy đều cho tan bột cho lên bếp đun vừa lửa, quấy đều tay, bột sôi trong 5 – 7 phút là chín, cho lòng đỏ trứng gà vào bát có rau đã giã nhỏ đánh thật nguyễn trứng và lá rau sau đó đổ vào nồi bột đang sôi, vừa đổ vừa quấy đều tay để trứng không bị vón, bột sôi trở lại, cho 1 thìa dầu ăn nhắc xuống đổ bột ra bát, khi bột nguội ấm xúc cho trẻ ăn.

Trong trường hợp trẻ không được bú mẹ, mà lại không chịu ăn sữa ngoài, có thể trộn thêm sữa bột công thức vào bột thịt và trứng cũng được, nhưng chú ý chỉ trộn sữa khi bột đã nguội chuẩn bị ăn mới trộn, trộn sữa xong cho trẻ ăn ngay không cần đun lại bột.

Cách nấu bột cho trẻ 7 – 12 tháng tuổi:

Từ 7 tháng ngoài bột sữa, thịt , trứng trẻ có thể ăn được cả bột tôm, cua, cá, lươn…về cách nấu cũng tương tự như trên, chỉ cần tăng thêm lượng bột, thịt, cá tôm và rau xanh, riêng cá, tôm, lươn.. cần bỏ vỏ, vảy, xương rồi xay hoặc băm nhỏ, cách nấu như nấu bột thịt, riêng bột cua đồng, lấy nước giã cua lọc kỹ thay cho nước lã nấu bột.

Lượng thực phẩm trong một bát bột của trẻ 7- 12 tháng như sau :

Hiện nay có máy xay sinh tố, ngoài nấu bột, các bà mẹ cũng có thể nấu cháo xay cho trẻ ăn cũng được, nhưng từ 12 tháng bắt buộc phải cho trẻ ăn cháo hạt và ăn các thực phẩm khác như cơm nát, mỳ, bún, phở. Không nên quá lạm dụng máy xay sinh tố làm trẻ không biết nhai dẫn đến biếng ăn.

Một bà mẹ hỏi chuyên gia dinh dưỡng: Bé gái nhà tôi 6 tháng 25 ngày, từ tháng thứ 5 đến giờ, cháu chỉ tăng 200g. Hiện, cháu nặng 7,2kg, cao 65cm. Cháu ăn rất chậm, 45 phút đến một tiếng mới xong bữa. Xin bác sĩ tư vấn chế độ ăn hợp lý giúp cháu lớn khỏe? (Vân Anh, Hà Nội)

Lượng ăn một ngày của cháu như sau: 7h sáng ăn 130ml sữa,10h ăn 100ml bột, 12h ăn sữa chua, 14h ăn 130ml sữa, 17h ăn 130ml sữa. Lúc 18h-19h bé bú mẹ. Bé ăn thêm 90ml-130ml sữa vào lúc 20h, đêm cháu bú mẹ.

Trả lời của chuyên gia dinh dưỡng:

Bé gái gần 7 tháng có mức cân nặng trung bình chuẩn là 7,5kg, cao 67cm, như vậy cân nặng và chiều cao của con bạn hơi thiếu. Mức tăng cân tháng thứ 4, 5, 6 là 500-600g mỗi tháng. Bé nhà bạn chỉ tăng 200g mỗi tháng là ít.

Con bạn bị biếng ăn vì thời gian ăn lâu quá lâu, 45-60 phút mới xong bữa. Tổng lượng ăn của trẻ 7 tháng phải khoảng 1.200ml (600ml sữa và 2-3 bữa bột tương đương 400-600ml bột). Theo bạn mô tả thì tổng lượng ăn của con là 700ml sữa và một bữa bú mẹ, 1 bữa bột. Như vậy là chưa cân đối, bạn cần tăng thêm bột để tổng 2 đến 3 bữa bột mỗi ngày, và 500-600ml sữa mỗi ngày bao gồm cả sữa mẹ (nên ưu tiên sữa mẹ).

Bên cạnh đó, bé cần ăn các chế phẩm sữa như sữa chua, phomat mềm… Về bữa bột cháo ăn dặm: sang tháng thứ 7, ngoài các loại thức ăn thịt, lòng đỏ trứng gà như khi mới tập ăn dặm, bé đã ăn được các loại cá, tôm, cua. Sang tháng thứ 8, bé sẽ ăn được đa dạng các loại thực phẩm như của trẻ lớn (nhưng vẫn phải xay giã nhuyễn). Các bữa ăn đều phải có rau hoặc củ và có dầu, mỡ (xen kẽ bữa dùng dầu bữa dùng mỡ).