Các Món Chế Biến Từ Chuối Cho Bé Ăn Dặm / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Vinaconex.edu.vn

Chế Biến Món Ăn Dặm Cho Trẻ Từ Chuối

Chuối chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt và vô cùng dễ chế biến. Vậy chuối có tác dụng tốt thế nào cho trẻ và chế biến các món ăn dặm cho trẻ từ chuối ra sao? Lợi ích cho sức khỏe mà chuối mang lại

– Chuối chứa hàm lượng lớn vitamin B6, C và B2, Kali

– Một quả chuối chứa 400mg kali đủ nhu cầu kali cho trẻ trong một ngày.

– Chuối có thể cho bé ăn ngay sau khi nghiền nhuyễn hoặc trộn vào các loại rau quả khác hoặc bột ăn dặm của trẻ.

– Trong chuối có nhiều chất xơ có thể ngừa bệnh táo bón cho trẻ.

– Trong chuối có rất nhiều vitamin, có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh, vì thế giúp tăng cường khả năng miễn dịch trong cơ thể.

– Chuối còn được biết đến như một loại thuốc kháng acid rất hiệu quả, chống tổn thương và viêm loét dạ dày.

Không nên chọn

Những quả có vỏ màu vàng, không tì vết vì những quả chuối này thường do người bán thúc bằng nhiều cách để chuối chín nhanh. Bởi thông thường khi thu hoạch chuối, bà con thường thu hoạch trước khi quả chín. Không những độc hại mà khi ăn những quả chuối này cũng không ngon, thường có vị chát.

Những món ăn dặm cho trẻ từ chuối dễ chế biến Chuối nghiền trộn sữa

– Chuẩn bị 1 quả chuối, 30ml sữa công thức.

– Tán nhuyễn phần chuối đã được bỏ hạt và xơ vỏ, trộn đều với sữa là đã có món chuối trộn thơm ngon. Tuỳ vào tháng tuổi và khả năng ăn đặc của trẻ mà mẹ điều chỉnh lượng sữa sao cho phù hợp.

– Đun nóng chảy 2 thìa bơ trong chảo nhỏ, cho chuối đã được thái lát mỏng/nhỏ vào đảo qua cho chuối được ngấm bơ.

– Sau khi rán sơ qua, nếu mẹ thấy miếng còn to và bị dính thì có thể nghiền ra cho trẻ ăn. Món ăn này rất thơm ngon béo ngậy và lạ miệng giúp trẻ kích thích vị giác. Ngoài ra, mẹ có thể cho thêm táo nghiền vào cũng giúp món ăn thêm hấp dẫn.

Bánh trứng chuối

– Chuẩn bị 2 quả chuối, 3 lòng đỏ trứng, nửa cốc sữa công thức.

– Cho hỗn hợp trên vào máy xay đánh nhuyễn, hoặc cho vào bát rồi lấy thìa trộn đều sao cho hỗn hợp được mịn và dẻo.

– Đổ hỗn hợp vào khuôn nướng trong 20 phút ở nhiệt độ 350 độ. Mẹ cần kiểm tra bánh 10 phút một lần, vì độ dày/mỏng của hỗn hợp được đổ ra có thể ảnh hưởng đến bánh. Khi bánh chín, bề mặt sẽ có các khe nứt. Để kiểm tra, mẹ có thể lấy dao chọc vào tâm bánh, khi rút ra nếu dao sạch không dính hỗn hợp có nghĩa món ăn đã thành công.

– Chuẩn bị 1 quả chuối chín nhỏ, 1-2 thìa bột gạo ăn dặm, 1-2 thìa sữa mẹ hoặc sữa bột.

– Dùng thìa dầm cho đến khi chuối mịn. Trộn bột gạo vào sữa rồi khuấy cùng chuối. Điều chỉnh lượng sữa và bột gạo để món ăn lỏng hoặc đặc hơn.

– Nghiền nhuyễn hỗn hợp trên. Cho vào 1-2 thìa sữa mẹ hoặc sữa công thức là đã có một món ăn dặm bổ dưỡng thơm ngon cho trẻ

Sinh tố dâu tây, chuối

– Chuối bóc vỏ và thái chuối thành nhiều miếng nhỏ. Nếu mẹ nào cẩn thận hơn thì rửa chuối với hỗn hợp gồm ba phần nước và một phần dấm trắng để loại bỏ vi khuẩn bám ngoài vỏ. Rửa chuối dưới vòi nước đang chảy, sau đó để ráo mới bóc vỏ. Nhớ cắt bỏ hai đầu nếu những chỗ ấy bị nhũn hay có màu nâu. – Dùng máy xay sinh tố nghiền nhuyễn chuối cho đến khi nhuyễn, mịn. Chuối sau khi xay có màu đậm hơn. Các mẹ có thể thêm sữa mẹ vào để làm loãng hỗn hợp thay vì cho nước lọc.

Sữa chua trộn chuối và mơ

– Chuẩn bị 1 quả mơ, 2 thìa sữa chua, 1 miếng chuối chín bào nhuyễn.

– Mơ xắt nhỏ, cho vào nồi nước, đun sôi ít phút cho bớt chua. Xay mơ nhuyễn bằng máy, thêm sữa chua, chuối và trộn đều hỗn hợp.

Lời kết

Chuối là một thực phẩm vô cùng bổ dưỡng. Bổ sung chuối vào trong thực đơn ăn dặm sẽ giúp trẻ hấp thụ nhiều vitamin cần thiết hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ. Đồng thời chuối có thể dễ dàng chế biến thành nhiều món ăn dặm phong phú kích thích vị giác, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

Theo Benh

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

Chế Biến Các Món Ăn Dặm Từ Đậu Hà Lan Cho Bé

Chế biến các món ăn dặm từ đậu hà lan cho bé. Các món ăn dặm từ đậu hà lan luôn là những món ăn bổ dưỡng. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mẹ nên nấu các món ăn dặm từ đậu hà lan cho bé mỗi tuần ít nhất 1,2 bữa.

Đậu Hà Lan rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ và có tác dụng tuyệt vời chữa các chứng khó tiêu và giúp bé bổ sung thêm năng lượng. Đậu Hà Lan giàu chất xơ và chất sắt, cùng lượng lớn vitamin C làm tăng khả năng miễn dịch cho trẻ nhỏ.

Súp đậu hà lan cho bé với lòng trắng trứng

Nguyên liệu

– Đậu Hà Lan: 100g

– Lòng trắng trứng gà: 1 cái

– Gia vị: nước mắm ngon, 1 thìa café dầu oliu (hoặc dầu gấc), nước dùng, bột năng (hoặc bột bắp)

Cách làm súp đậu hà lan cho bé:

Rửa sạch đậu Hà Lan, đánh trứng cho nổi bọt.

Cho nước dùng vào nồi, bắc lên bếp.

Nước sôi cho đậu Hà Lan vào, nấu đến khi hạt đậu mềm.

Cho bột năng hòa ít nước vào (cho sánh nước).

Cho lòng trắng trứng vào khuấy đều từ 2 đến 3 phút là được. Tắt bếp cho dầu ăn vào

Múc ra bát cho bé dùng khi còn ấm.

Súp đậu hà lan cho bé kết hợp với đậu hũ, bí ngô và tôm tươi

Nguyên liệu:

Đậu Hà Lan, Bí ngô (bí đỏ), tôm tươi (có thể thay thế tôm bằng cá, cua, …), đậu hũ non, bơ, rượu trắng để khử mùi tanh của tôm.

Cách chế biến món súp đậu hà lan cho bé với bí và tôm:

Tôm rửa sạch, bóc vỏ, ướp tôm với một chút rượu trắng. Bí ngô gọt vỏ, xắt hạt lựu thật nhỏ, đậu Hà Lan tách vỏ lấy hạt (hoặc mua loại đã tách hạt sẵn), đậu hũ non cắt miếng vuông thật nhỏ (hoặc đánh tan tùy theo độ tuổi của bé).

Đun chảy bơ (nếu bé không thích mùi bơ có thể thay bằng dầu ăn, nhưng như vậy súp sẽ không có mùi thơm ngon bằng), cho bí ngô vào xào, để lửa trung bình cho bí ngô ngấm bơ và mềm, thêm 1 bát nước, đun sôi khoảng 3 – 5 phút cho bí nhừ, cho đậu hũ, đậu Hà Lan và tôm vào. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Đun khoảng 5 phút cho tôm chín, đậu Hà Lan mềm là được.

Các bé dưới 1 tuổi có thể cho hỗn hợp vào máy xay nhuyễn và cho bé ăn

Súp đậu hà lan và ngô non cho bé

Nguyên liệu:

Ngô nếp non, đậu Hà Lan, cà rốt cắt miếng nhỏ, nước dùng.

Cách chế biến:

Đun sôi nước dùng, cho bắp nếp, cà rốt, đậu Hà Lan vào hầm nhỏ lửa chừng 20 phút, nêm vừa ăn, để sôi thêm 5 phút là được, múc ra bát cho vào 1 thìa dầu ăn.

Súp đậu hà lan cho bé kèm rau chân vịt

Nguyên liệu:

Dầu ô liu, hành tây, tỏi băm, đậu Hà Lan, rau chân vịt, nước dùng. Rau chân vịt (còn gọi là cải bó xôi hoặc rau bina)

Cách chế biến:

Đun nóng dầu, phi tỏi, cho đậu, rau chân vịt, nước dùng vào đun sôi, giảm nhỏ lửa, đun đến khi đậu mềm, nêm vừa ăn và xay nhuyễn, múc ra bát cho vào 1 thìa dầu oliu.

Súp đậu hà lan cho bé nấu với khoai tây và lòng đỏ trứng

Nguyên liệu:

Đậu Hà Lan, lòng đỏ trứng gà, dầu ô liu, tỏi băm nhỏ, khoai tây xắt hạt lựu thật nhỏ, sốt cà chua, nước dùng.

Cách chế biến:

Đun nóng dầu, phi thơm tỏi, cho khoai tây vào xào mềm, cho sốt cà chua và nước vào rồi nấu đến khi khoai nhừ, thêm tiêu, đậu nấu chừng 30 phút. Đập trứng, lọc lấy phần lòng đỏ trứng ra bát, khuấy đều, cho vào và khuấy đều lần nữa, nấu thêm 3 -5 phút cho trứng chín, nêm vừa ăn và xay nhuyễn, múc ra bát cho vào 1 thìa dầu oliu.

Cháo thịt heo và đậu hà lan cho bé

Cách chế biến:

Thịt heo băm miếng nhỏ hay xay nhuyễn, đậu Hà Lan ngâm nước rửa sạch. Đậu Hà Lan cho vào nồi với 250ml nước đun cho đến khi chín mềm (đậu hà lan rất mau chín chỉ đun khoảng 5- 7 phút). Cho thịt heo vào đun cùng nước luộc đậu, sau đó lấy ra xay nhuyễn cùng đậu hà lan theo độ tuổi của bé. Bắc nồi khác lên, cho cháo, đậu và thịt đã nghiền vào quấy đều và nêm vừa ăn. Tắt bếp, cho 1-2 thìa dầu oliu vào, bắt xuống rồi cho thêm một thìa dầu ăn hoặc dầu oliu. Múc ra bát và để bé ăn nóng.

Cháo thịt bò, lòng đỏ trứng & đậu hà lan cho bé

Thịt bò băm qua, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Đậu hà lan không cần nấu chín cũng cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn (Tùy vào tháng tuổi của bé mà độ nhuyễn khác nhau. Khi bé ăn quen dần mẹ nên giảm độ nhuyễn từ từ để giúp bé thích ứng dần sau này sẽ tập bé ăn cơm dễ hơn). Khi bột gạo nấu chính nhừ, cho hỗn hợp thịt bò và đậu vào cháo, lòng đỏ trứng gà đánh thật tan bên ngoài rồi mới cho vào cháo sau khi đã cho thịt bò và đậu vào. Nấu cho sôi trở lại 3-5phút, nêm vừa ăn. Bắc bột cháo xuống, thêm 1 ít dầu mè hoặc dầu oliu.

Lưu ý:

Các món ăn nấu cho trẻ cần nêm vị thật nhạt so với vị của người lớn.

3 Món Ăn Dặm Từ Chuối Cho Bé Từ 5

Chuối là loại quả rất giàu dinh dưỡng và năng lượng. Cộng thêm vị ngon ngọt, mềm dễ ăn nên chuối là một lựa chọn tốt khi cho bé ăn dặm.

Quả chuối mềm, mịn có thể cho bé ăn ngay sau khi nghiền nhỏ hoặc trộn cùng với các loại hoa quả khác để tạo nên những món ăn dặm ngon cho bé. Điều tuyệt vời hơn khi cho bé ăn dặm với chuối đó là mẹ không mất thời gian sơ chế nguyên liệu, nấu nướng. Dù mẹ có chọn phương pháp ăn dặm kiểu Nhật hay không thì chuối vẫn là một lựa chọn hoàn hảo để khởi đầu.

Tại sao mẹ nên cho trẻ ăn dặm với chuối ?

Ngay khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm thì mẹ đã có thể cho bé làm quen với chuối.

Trong một quả chuối cỡ 126gr chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng như:

Với hàm lượng chất dinh dưỡng như vậy thì lợi ích mà chuối mang lại cho trẻ có thể kể đến như:

Chuối rất mềm và dễ tiêu, rất tốt cho hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ.

2. Giảm tình trạng táo bón

Chuối chứa rất nhiều chất xơ sẽ giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động hiệu quả hơn, từ đó giảm tình trạng táo bón ở trẻ. Nếu trẻ bị táo bón, mẹ hãy cho bé ăn vài muỗng cà phê chuối nghiền nhuyễn, giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn.

Trẻ bị dị ứng khi ăn thức ăn dặm mới là điều rất hay xảy ra. Đây là điều làm cho mẹ hết sức lo lắng khi chọn thức ăn dặm cho bé. Tuy nhiên với chuối thì mẹ hoàn toàn yên tâm bởi đây là một trong những thực phẩm ít gây dị ứng nhất.

Cách đông lạnh và bảo quản chuối

Do đó để giữ chuối được tươi lâu hơn mà vẫn không làm mất đi mùi vị cũng như chất dinh dưỡng thì chúng ta có thể bảo quản chuối ở trong ngăn đông đá.

Để tiến hành bảo quản chuối, mẹ hãy lột sạch vỏ sau đó quấn lại bằng miếng màng bọc thức ăn. Hoặc bạn cũng có thể chọn cách cắt chuối thành từng lát và bọc lại (như hình trên).

Trong thành phần đường của chuối có chất dinh dưỡng với tên gọi là Polyphenol có tác dụng có tác dụng tiêu diệt được những nguyên tố oxy hóa- là nguyên nhân gây ra một số triệu chứng như xơ vữa động mạch, da thô ráp sần sùi. Và thời điểm chuối có nhiều chất Polyphenol nhất là khi phần ruột đã chuyển sang màu vàng đậm và phần vỏ xuất hiện các đốm đen.

Do đó đây là thời điểm thích hợp nhất để bạn chọn bảo quản chuối bằng phương pháp đông lạnh.

Các món ăn dặm ngon chế biến từ chuối cho bé 5 – 6 tháng tuổi

Loại bỏ phần vỏ ngoài của bánh mì. Chỉ lấy phần ruột. Sau đó rây nhuyễn bánh mỳ

Cho bánh mì vào chung với chuối nghiền và trộn đều.

Cho vào lò vi sóng nướng trong khoảng từ 30 – 40 giây Lấy ra để nguội và nghiền nhỏ cho bé ăn.

Những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm với chuối

Tuy chuối rất tốt cho bé nhưng nếu cho bé ăn quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe của bé. Đối với trẻ từ 5 – 6 tháng tuổi thì nên cho ăn từ 1 – 3 muỗng chuối mỗi ngày.

Chọn chuối chín đều, không nên cho bé ăn chuối còn xanh hoặc chỉ mới chín tới vì rất khó tiêu.

Không nên cho bé ăn chuối trong một số trường hợp như: lúc bé đang đói, đang ho, tiêu chảy…

Chế Biến Món Ăn Dặm Cho Các Bé Yêu Từ Bí Ngô Bao Tử

Một số lưu ý cho các mẹ

Chế biến món ăn dặm cho các bé yêu từ bí ngô bao tử

Tháng Ba 22, 2017

1094

lượt xem

, bí ngô bao tử ăn dặm cho các bé.

Tác dụng của món ăn

Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, tôm chứa rất nhiều canxi, protein cao hơn các loại thịt từ gia cầm. Lượng chất dinh dưỡng trong tôm dễ hấp thu nên đây là thực phẩm rất phù hợp với các bé. Ngoài ra, nó còn giúp tăng cường trí thông minh, thị lực giúp bé nhanh nhẹn và linh hoạt.

Bí ngô bao tử có vị ngọt, tính mát, giàu vitamin và các dưỡng chất cần thiết. Cung cấp cho bé đầy đủ các chất dinh dưỡng để phát triển toàn diện.

Nguyên liệu:

3 con tôm

Bầu ngòi cắt miếng vừa đủ

Bí ngô bao tử cắt miếng vừa ăn

Cháo trắng

Cách làm:

Tôm làm sạch, bóc vỏ, bỏ đầu và chỉ đen ở sống lưng để bé không bị đau bụng rồi cho vào say hoặc băm nhỏ.

Bí ngòi, bí ngô bao tử gọi sạch vỏ, rửa rồ băm nhỏ. Đun nước nóng, trần qua 2 loại bí này để đỡ bị hăng khi cho vào cháo.

Phi thơm hành khô băm nhỏ với dầu oliu, cho tôm vào xào chín.

Nồi cháo trắng bắc lên bếp đun nhỏ lửa sau đó cho tôm vào khuấy đều. Khi sôi thì bạn tiếp tục cho bí ngô bao tử và bí ngòi vào đảo đều. Nêm nước mắm cho bé ăn vừa miệng. Tắt bếp rồi đổ cháo ra chén khi hơi ấm ấm rồi cho bé ăn.

Một số lưu ý cho các mẹ

măng tây ăn dặm…

Ngoài bí ngô bao tử, các mẹ có thể cải bữa cho bé bằng các loại rau khác như rau ngót, bí đỏ,ăn dặm…

Bé dưới 1 tuổi nên chọn những loại mắm dành riêng cho bé. Không nên chế biến món ăn của bé mặn, sẽ không tốt cho thận.