Bí Quyết Nấu Bầu Ngon / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Vinaconex.edu.vn

Tiết Lộ Bí Quyết Nấu Cá Lóc Hấp Bầu Ngon Như Ngoài Quán Bán

Cá lóc hấp bầu ngon ngọt đậm đà vị quê luôn là món ăn đứng đầu trong danh sách được thực khách lựa chọn tại các nhà hàng, quán ăn bình dân. Nếu bạn cũng đam mê món này, chúng tôi sẽ tiết lộ bí quyết nấu cá lóc hấp bầu ngon như ngoài quán bán dành cho bạn. Cùng xắn tay áo vào bếp trổ tài nấu nướng nào!

Nguyên liệu nấu cá lóc hấp bầu ngon:

Cá lóc 1 con nặng cỡ nửa kg

Bầu 1 trái dài cỡ 30 cm

1 củ cà rốt nhỏ

1 củ hành tây

Vài tai nấm mèo

Vài cọng hành lá

Nhúm rau ngò

1 nhánh gừng nhỏ

2 củ hành tím

2 trái ớt

Gia vị: mắm, đường, muối, tiêu, bột ngọt, dầu ăn

Cách nấu cá lóc hấp bầu ngon:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Bầu mua trái non, thuôn dài hơn con cá lóc là được. Bầu mua về không gọt vỏ mà chỉ rửa sạch, rọc một đường dài theo chiều dọc và lấy hết phần ruột bỏ đi.

Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng hoặc thái sợi dài.

Hành tây lột vỏ, rửa sạch, thái múi cau.

Nấm tai mèo ngâm mềm, rửa sạch, xắt sợi.

Hành lá cắt rễ, rửa sạch, thái nhuyễn. Đun sôi dầu cho hành vào làm mỡ hành ăn kèm.

Gừng cạo vỏ, rửa sạch, thái sợi chỉ. Ớt rửa sạch, thái lát hoặc thái chỉ, bỏ hạt.

Hành tím lột vỏ, băm nhỏ.

Bước 2: Sơ chế cá lóc

Cá lóc bạn chọn mua con còn sống, nhờ người bán làm sạch mua về tự sơ chế lấy.

Cho cá lóc lên đĩa, rắc xíu tiêu, muối, bột ngọt và hành tím băm vào, thoa đều các hỗn hợp lên mình cá, thân cá. Ướp khoảng 20 phút.

Rau ngò bỏ rễ, rửa sạch, để nguyên hoặc thái khúc.

Bước 3: Làm cá lóc hấp bầu ngon

Cá lóc sau khi ướp thì cho luôn vào trái bầu đã lấy đi phần ruột.

Cho cá lóc và bầu vào đĩa inox hoặc nhôm dài vừa đủ.

Tiếp đến xếp cà rốt, hành tây, gừng, ớt, nấm mèo lên xung quanh đĩa, rắc thêm xíu gia vị cho vừa ăn.

Cho đĩa cá lóc bầu và nồi hấp chín trong 15-20 phút.

Bí Quyết Nấu Ăn Ngon

Có những công việc bạn đều làm mỗi ngày nhưng chưa chắc đã đạt hiệu quả cao nếu không nắm được các bí quyết của công việc đó. Nấu ăn là một ví dụ, nhất là trong những dịp lễ, Tết, ai cũng muốn tự tay mình chuẩn bị một bữa cơm ngon cho cả nhà hoặc đãi khách. Xin mách bạn một vài bí quyết làm bếp mà có thể bạn chưa biết.

1. Nấu cháo: Muốn cháo không bị trào ra ngoài nồi khi sôi, cho vào cháo một ít dầu ăn, mùi vị càng thơm ngon hơn.

2. Nấu cơm: Nên đun sôi nước trước khi cho gạo vào vì trong nước máy có chất làm cho hao tổn vitamin B1 trong gạo.

3. Luộc mì sợi: Không nên để nước sôi sùng sục mới cho mì vào vì như vậy mì chín không đều. Nên cho mì vào lúc nước bắt đầu nổi bọt lăn tăn, đảo qua vài lần, đậy vung cho tới khi sôi rồi đổ thêm ít nước lạnh, sau khi nước sôi lại thì nhắc xuống.

4. Xào thịt, cá: Nên dùng dầu thực vật, vì trong dầu có chất khử mùi tanh, còn xào rau thì nên dùng mỡ heo, rau xào sẽ thơm, ngon và đẹp mắt hơn.

5. Nêm muối: Nếu là các loại củ thì nên nêm muối sớm hơn để muối thấm vào, còn nếu là rau thì nêm trước khi nhắc xuống để giữ được các chất dinh dưỡng và rau không bị nhũn.

6. Nêm xì dầu: Nếu nêm sớm món xào sẽ có vị chua vì lượng đường trong xì dầu bị phân giải khi gặp nhiệt độ cao, nên nêm xì dầu trước khi nhắc xuống.

7. Nêm bột ngọt hợp lý: Sau khi đã múc đồ ăn ra tô hoặc đĩa (còn nóng) thì mới nêm bột ngọt, nêm sớm sẽ gây ra chất độc hại cho sức khoẻ. Không nên cho trực tiếp bột ngọt vào thức ăn mà nên hoà tan vào một ít nước xào hoặc nước canh rồi mới trộn chung vào.

8. Cách nêm các gia vị: Theo nguyên tắc loại nào lâu thấm thì nêm trước. Ví dụ như phải nêm muối và đường thì đường nêm trước rồi mới tới muối, sau đó là giấm, xì dầu, nước mắm, cuối cùng là bột ngọt. Các gia vị có mùi hương đặc trưng như xì dầu, nước mắm thời gian nấu càng ngắn càng tốt.

9. Dùng nước khi chiên, xào: Khi xào thịt, phải đảo nhanh tay và chế thêm chút nước, thịt sẽ mềm và ngon hơn. Còn khi chiên có thể pha nước vào dầu theo cách: đun sôi 3 phần nước rồi đổ một phần dầu từ từ vào, chờ khi dầu đã nổi hoàn toàn trên mặt nước thì bỏ đồ cần chiên vào.

10. Cách chưng, hấp cá: Ðập một quả trứng và thoa đều lên cá, cá sẽ hấp thụ các chất trong trứng và thức ăn trở nên ngon, bổ hơn.

Trích nguồn: Cẩm nang tiêu dùng

Bí Quyết Nấu Cơm Thơm Ngon

Nấu cơm từ gạo cũ

Đầu tiên, bạn dùng gạo cũ vo sạch, dùng nước ngâm 2 tiếng, vớt lên để ráo nước. Sau đó, cho gạo vào nồi, đổ một lượng nước sôi vừa phải, cho 1 thìa dầu thực vật hoặc mỡ lợn trộn đều, dùng lửa to đun sôi, rồi tiếp tục dùng lửa nhỏ đun cho đến khi chín. Nếu dùng nồi áp suất, chỉ cần đun nhỏ lửa khoảng 8 phút là cơm chín. Nấu bằng cách này, bạn sẽ thấy cơm ngon như cơm gạo mới.

Cách nấu cơm, cháo không bị trào ra ngoài

– Khi nấu cháo, nếu không để ý, cháo rất dễ bị trào ra ngoài. Nếu bạn cho vào nồi vài giọt dầu vừng khi bắt đầu sôi, thì cháo có sôi bao nhiêu cũng không bị trào ra ngoài.

– Dùng nồi cơm điện nấu cơm cũng có thể bị trào. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên vo gạo trước 3 tiếng đồng hồ, dùng lượng nước vừa phải để ngâm, sau đó mới cho vào nấu.

Dùng nước trà nấu cơm

Dùng nước trà nấu cơm không những thơm, màu sắc lạ mắt mà còn rất có lợi cho tiêu hóa. Cách làm như sau: Dùng 0,5-0,7g lá chè, ngâm vào 1 lit nước sôi từ 5-8 phút, dùng vải thưa lọc hết bã, đổ nước chè đã lọc sạch bã vào gạo vo sạch và nấu như bình thường, đợi tới khi cơm chín là được. (Cũng tùy lượng gạo mà bạn có thể cho thêm lượng nước và chè phù hợp).

Xử lý cơm sống

Cơm sống là một vấn đề nan giải, nhất là khi nhà có khách. Để xử lý cơm sống, bạn có thể làm theo phương pháp này: Đánh tơi cơm sống, dựa theo tỷ lệ 500g gạo, 50g rượu, đổ rượu vào trong nồi, dùng lửa nhỏ để đun cho tới khi rượu bốc hơi hết, cơm sẽ chín và không có mùi rượu.

Xử lý mùi cơm khê

– Cho nước lạnh vào một cái bát đặt vào giữa nồi cơm bị kê, ấn cho miệng bát xuống bằng với cơm. Tiếp đó, bạn đậy nồi cơm lại, sau 1-2 phút mở nồi ra, mùi cơm sẽ hết khê.

– Cơm vừa bị khê, bạn mở nồi cơm ra, lấy 3-5 cọng hành tươi cho vào và đậy vung lại. Sau vài phút lấy hành ra, mùi khê sẽ hết.

– Vừa ngửi thấy mùi khê, bạn ngay lập tức cho nồi cơm vào trong nước lạnh sâu khoảng 3-6cm hoặc đặt lên trên mặt đất vừa vẩy nước lạnh, sau khoảng 3 phút, cơm cũng hết mùi khê.

– Khi ngửi thấy mùi khê, bạn ngay lập tức rút điện, đặt lên cơm 1 miếng vỏ bánh mỳ, đậy vung lại, 5 phút sau vỏ bánh mỳ sẽ hút hết mùi khê, cháy.

Xử lý cơm nhão

Khi cơm bị nhão thì bạn nên mở vung ra để hơi nước đọng ở trên không rơi vào. Sau đó xúc cơm ra bát, đĩa để cơm bốc hơi, sẽ hạn chế bớt nhão.

Chiên cơm ngon

Đầu tiên, bạn nhúng tay cho ướt rồi bóp cơm cho rời ra từng hạt. Bắc chảo lên bếp, cho vài muỗng dầu ăn, để dầu sôi, khử tỏi cho thơm, mới đổ cơm vào. Dùng muôi đảo cơm cho thật đều. Sau đó ép cơm xuống rồi lại xới lên một vài lần. Cho thêm một ít hạt nêm và rải hành lá xắt nhỏ. Xào trộn đều cho đến khi hạt cơm se là được.

Cho dầu vào cơm

Khi nấu cơm, nếu bạn nhỏ vài giọt dầu hoặc mỡ động vật vào cơm, cơm không những thơm, tơi, nhừ mà còn không bị cháy đáy nồi.

Cơm canxi

Rửa sạch vỏ trứng gà, cho vào nồi rang giòn, nghiền thành bột, rắc một ít vào gạo đã vo sạch rồi nấu thành cơm. Bạn đã có món “cơm canxi”.

Cho giấm

Mùa hè, khi nấu cơm, cứ 1,5kg gạo cho 2-3ml giấm ăn hoặc nước chanh, cơm nấu xong sẽ trắng, không bị thiu, chua.

Bí Quyết Nấu Lẩu Gà Ngon

1. Lẩu gà ớt hiểm

Đây hẳn là cách nấu lẩu gà đơn giản nhất. Món lẩu gà ớt hiểm này cần có nguyên liệu như sau: 1 con gà, ớt hiểm, hành tím, hành tây, sả, tỏi, gừng, hạt nêm, các loại gia vị đường, muối và đặc biệt cần có nước ngọt có ga như soda (có thể dùng cocacola hay pepsi đều được). Việc cho đổ nước có ga vào lẩu nhằm làm cho thịt gà nhanh mềm hơn, thịt gà sẽ ngọt hơn và có vị đặc trưng hơn.

Tiến hành sơ chế với gà: Gà mua về bạn rửa sạch với nước muối, chặt nhỏ cho vừa ăn, ướp cùng với hành tím giã nhuyễn và muối, đường trong vòng nửa giờ đồng hồ.

Sả thái mỏng, phần thân cây sả đập dập, gừng gọt vỏ giã nhuyễn, hành tây cắt theo múi và tỏi băm nhuyễn phi thơm cùng ít dầu ăn. Đến khi tỏi phi thơm thì cho tiếp sả gừng vào đảo đều tay. Gà ướp xong cho vào nồi sả, tiếp tục đảo đều tay cho đến khi gà săn lại.

Tiếp theo, cho đổ lon nước có ga vào nồi, tiếp tục đun sôi mức lửa vừa, đến khi sôi, vớt bọt ra, phần nước lẩu trở nên trong vắt thì cho gia vị nêm nếm theo khẩu vị tùy thích. Gà vừa chín tới thì phần ớt hiểm bạn có thể để nguyên trái, hoặc thái lát to, mỏng tùy ý cho vào nồi đun cho chín đến khi sôi. Món lẩu này thường ăn kèm với bún, rau má, rau muống hay bạc hà ( hay còn gọi là dọc mùng), chấm kèm nước mắm nhĩ hoặc muối tiêu chanh.

2. Lẩu măng gà chua cay

Để thực hiện món này, nguyên liệu cần có gồm 1 con gà, 1 kg măng tươi, ớt hiểm, hành tây, me vắt, rượu trắng, gia vị gồm hạt nêm, muối, đường, dầu ăn và ngò gai, rau răm, hành lá, tỏi, rau ngổ cũng với rau ăn kèm như rau muống, rau nhúc. Gà bạn nên lựa loại nhiều thịt, gà tuổi trưởng thành, già để có thịt dai.

Gà sau khi mua về rửa sạch với muối, chặt ra theo khúc vừa ăn, sau khi để ráo thì ướp với gia vị và cho muỗng canh rượu trắng trong vòng 30 phút. Riêng với các bộ phận chân, cổ, đầu và cánh, bạn cho vào nồi nấu trước dùng làm nước lẩu. Phần hành tây nướng lên cho thơm, bóc vỏ, chẻ múi tư rồi cho hành vào nồi nước dùng tạo nên mùi thơm, nấu khoảng 20 phút thì vớt hành ra. Cho một chảo to lên bếp, làm nóng chảo với dầu ăn, cho tỏi vào phi, cho ớt băm nhuyễn rồi sau cùng cho thịt gà vào xào đều tay.

Thịt gà vừa chín săn thì cho vào nồi nước dùng, thêm nước me cốt, rồi cho măng và nêm gia vị theo khẩu vị cho vừa ăn. Món này ăn kèm cùng rau muống, ngò gai, rau răm, rau ngổ và dùng kèm bún.

3. Lẩu gà nấu nấm

Món ăn này hẳn không còn xa lạ đối với những người sành ăn lẩu. Món này cần những nguyên liệu như 1 con gà, hành củ phơi khô giã nát, gừng đập dập, hành lá và ngò gai thái khúc, củ cải, cà rốt, khoai môn rửa sạch thái khúc vừa ăn, nấm đùi gà, nấm kim châm, hương khô, linh chi trắng tùy ý thích, táo đen khô, hạt sen, kỉ tử và đẳng sâm, cùng các gia vị như hạt nêm, mì chính, đường phèn, muối, tiêu, sốt nấm và sa tế.

Đầu tiên, sau khi sơ chế làm sạch các nguyên liệu, bạn chuẩn bị một chiếc chảo to, cho dầu ăn vào và hành khô, gừng, tỏi phi thơm đảo đều tay. Bạn có thể dùng xương lợn ninh lên để lấy làm nước dùng cho ngọt hơn, bỏ phần gừng, hành khô đã phi vào, sau đó cho gia vị cùng dấm hòa vào nhau, tiếp cho hạt sen, kỉ tử, đẳng sâm và cà rốt, khoai môn, củ cải nấu lên cho ngọt nước, nêm nếm gia vị cho vừa ăn thì cho thêm ít sa tế cùng sốt nấm vào, đun sôi là hoàn thành món ăn.

Đây là một trong những cách nấu lẩu gà phổ biến vì sự kết hợp hoàn hảo từ hai loại thực phẩm giàu dinh dưỡng gà và bò. Để thực hiện món này, bạn cần chuẩn bị 1 con gà ta, 700 gram thịt bò, 500 gram xương lợn, nấm hương khô, nấm rơm, bắp, gia vị gừng, hành khô, hạt nêm, một vài quả sấu, sa tế và các loại rau ăn kèm.

Gà mua về làm sạch với nước muối, chặt thành miếng vừa ăn. Xương lợn rửa sạch, đun sôi nồi nước dùng làm nước lẩu. Cho phần xương vào nồi hầm, cho một ít gừng đập dập, bỏ quả sấu vào và hầm trong khoảng 20 phút. Thịt bò rửa sạch, thái mỏng. Nấm rửa sạch, ngâm vào nước cho nở.

Sau khi nước lẩu sôi, lọc nước xương đã hầm và cho vào nồi lẩu, lọc bỏ phần mỡ đi, nêm gia vị cho vừa ăn rồi vớt sấu ra bát, bóc vỏ và bỏ hạt, tiếp tục cho nấm hương khô và bắp thái khúc, thêm một ít sa tế và đem đun sôi khoảng 5 phút là bắt đầu hoàn thành món ăn. Món ăn này dùng kèm với rau muống, rau ngổ, rau dọc mùng tùy ý, và dùng kèm cơm, bún đều hấp dẫn.