Bí Quyết Làm Bánh Quy Ngon / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Vinaconex.edu.vn

Bí Quyết Làm Bánh Quy Thơm Ngon

Bí quyết làm bánh quy thơm ngon

Cân đong lượng bột chuẩn

Đây là một trong những bí quyết quan trọng nhất đối với bất cứ một ai yêu thích việc làm bánh – bất kể là với bánh quy hay loại bánh nào khác. Quá nhiều bột, bánh của bạn sẽ bị khô, cứng. Quá ít bột, bánh quy sẽ khó đạt độ giòn mong muốn. Ngoài ra khi trộn bột làm bánh bạn không nên trộn quá nhiều, chỉ trộn đến khi có được một hỗn hợp đồng nhất là được.

Cho bột nghỉ trong ngăn mát tủ lạnh sau khi trộn

Việc này giúp cho bột trở nên cứng hơn và dễ tạo hình hơn, không bị dính bết vào nhau và vào dụng cụ cán bột hay cắt tạo hình bánh. Không những không làm mất đi hương vị hấp dẫn của bánh, nó còn khiến cho bánh thơm ngon hơn nữa.

Dùng dụng cụ cán bột chống dính

Có thể bạn đang dùng cây cán bột bằng gỗ – sẽ tốt hơn nếu bạn dùng cây cán bột bằng chất liệu silicon. Với cây cán bột bằng gỗ, bột bánh thường xuyên bị dính vào cây cán bột khiến bạn phải thêm nhiều bột áo – việc này làm cho bánh bị khô cứng, mất ngon.

Làm mềm bơ đúng cách

Việc bạn vội vàng và làm mềm bơ trong lò vi sóng khiến cho một phần bơ bị chảy và một phần bơ vẫn còn cứng sẽ làm hỏng cấu trúc của bánh. Cấu trúc bánh được tạo bởi bơ và đường, chính vì vậy việc làm mềm bơ đúng cách là rất quan trọng. Nếu có thời gian, bạn để bơ ở nhiệt độ phòng trong vài giờ. Nếu vội, bạn có thể bào nhỏ bơ bằng dao bào củ quả, bơ sẽ mềm ra nhanh chóng chỉ trong 10 – 15 phút.

Dùng nguyên liệu tươi mới

Trừ khi bạn thường xuyên làm bánh thì nguyên liệu của bạn hầu như sẽ luôn mới; nhưng nếu lâu lâu bạn mới nướng một mẻ bánh thì mỗi lần mua nguyên liệu bạn chỉ nên mua vừa đủ cho mẻ bánh của mình và lần sau bạn mua mới thì sẽ tốt hơn. Những chiếc bánh sẽ không thể ngon được nếu bột mỳ, bột nở hay bơ bạn dùng đã quá cũ. Nếu nguyên liệu bạn để đã hơn 1 năm thì bạn có thể tin rằng mẻ bánh sẽ khó mà ngon được.

Bạn không nhất thiết phải nướng bánh ngay sau khi trộn bột. Nếu không có thời gian, bạn chỉ cần tạo hình rồi cất bột bánh đã tạo hình vào ngăn đá của tủ lạnh, hôm sau lấy ra nướng; bánh thậm chí còn ngon hơn. Bạn cũng không cần phải rã đông cho bột bánh mà có thể nướng ngay khi lấy chúng ra; chỉ cần tăng thời gian nướng bánh thêm vài phút so với thời gian quy định trong công thức là được.

Chị Quy Học Bí Quyết Nấu Xôi

Từng theo học nấu Hủ tiếu Nam Vang, Cháo sườn… tại Trường Dạy nghề Ẩm thực Netspace, chị Trần Thị Kim Quy (Q.9, TP HCM) quay lại Trường và tiếp tục tham gia học nấu xôi do Cô Phạm Thị Thu- Chuyên gia cắt tỉa, Giảng viên chuyên về xôi chè và các món thuần Việt hướng dẫn.

, chị Quy chọn học nấu xôi lá cẩm và xôi lá dứa. Chị Quy cho biết, đây đều là những món xôi lạ miệng, được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị đậm đà, dịu ngọt tự nhiên và màu sắc bắt mắt. Những món xôi đặc sắc này sẽ là món ngon cho gia đình, người thân thưởng thức đặc biệt là khi kinh doanh dễ dàng thu hút khách hàng…

Tại Trường, chị Quy được cô Thu hướng dẫn phương pháp chế biến hai món xôi này. Trước hết là cách chọn lựa và chuẩn bị nguyên liệu, phương pháp nấu xôi- đồ xôi… Bí quyết để món xôi ngon miệng, dẻo thơm được cô Thu chú trọng kỹ cho chị Quy. Ngoài ra, chị Quy còn được hướng dẫn chi tiết trong cách trình bày món xôi đẹp mắt.

” Cả hai món xôi rất tinh tế, ngon miệng khi ăn cùng đậu xanh ngọt ngào và nước cốt dừa béo ngậy… Đặc biệt là hương xôi thơm lừng quyện với hạt nếp dẻo tạo ấn tượng ngay cho người thưởng thức.

Tôi cứ nghĩ, nấu xôi chỉ cần ngon là được. Tuy nhiên, qua buổi học này tôi nhận ra, chế biến món ăn ngon không chỉ ở bí quyết chế biến mà có cả nghệ thuật trình bày và nhất là phải tạo nên “cái hồn” riêng cho món ăn… ” chị Quy chia sẻ.

Cô Thu hướng dẫn cho chị Quy phương pháp chế biến hai món xôi tại Trường Netspace. Món xôi lá cẩm và xôi lá dứa ngon miệng với hương vị dịu ngọt tự nhiên và cách trình bày đẹp mắt. Chị Quy đã từng theo học nấu , Cháo sườn… do Thầy Y hướng dẫn.

Những Bí Quyết Để Làm Bánh Flan Ngon Ngay Tại Nhà

Bánh Flan ngon thì không cần phải bàn cãi, từ sự cảm nhận và thị hiếu của khách hàng cũng nói lên được điều đó. Cách làm bánh Flan thì đúng như mọi người nhận xét, vừa dễ mà cũng vừa khó: Dễ ở chỗ bánh Flan được làm từ những nguyên liệu thông thường, dễ kiếm. Công thức làm bánh cũng rất linh động và không quá cầu kỳ, các chị em chỉ cần làm vài lần là nắm được quy tắc và tỷ lệ. Tuy nhiên, để làm được món bánh Flan ngon ngất ngây như ở các nhà hàng thì không hẳn là dễ, bởi trong toàn bộ các bước làm bánh, chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể khiến thành phẩm cuối cùng không đạt được sự hoàn hảo như mong đợi. Nhằm giúp các chị em yêu nấu nướng dễ dàng hơn trong việc chinh phục món bánh tráng miệng này, trong chuyên mục Cẩm nang nhà bếp ngày hôm nay Emvaobep xin được chia sẻ một số kinh nghiệm trong cách làm bánh Flan ngon và những điều cần tránh khi thực hiện chế biến món bánh này.

Khâu chọn trứng ngon để làm bánh Flan

Trứng là nguyên liệu không thể thiếu trong món bánh Flan (Tất nhiên một số người đã sáng tạo ra món bánh Flan không dùng tới trứng, nhưng mình nghĩ nếu không có trứng thì món bánh này cũng mất đi thuộc tính gốc của nó). Việc chọn trứng quyết định rất nhiều tới mùi vị của bánh. Loại trứng tốt nhất để dùng là trứng gà ta tươi, vì trứng gà ta cho lòng đỏ nhiều hơn, vị béo hơn, thơm hơn so với gà công nghiệp.

Khi chọn trứng, các bạn cần chú ý chọn những quả có lỗ khí rõ ràng, vỏ mịn, sáng. Khẽ lắc quả trứng, nếu trứng chắc, không lọc xọc thì là trứng tốt, chưa bị ung. Nếu có thể hãy dùng trứng gà con so vì tỷ lệ lòng đỏ của trứng là lớn nhất.

Cách nấu caramel

Caramel là thành phần rất quan trọng trong cách làm bánh Flan ngon. Chính caramel là yếu tố giúp ta phân biệt được bánh Flan với bánh pudding. Để nấu đường thành caramel (lót dưới đáy khuôn) có màu nâu đỏ đẹp, bạn nên dùng đường nâu thay vì đường trắng. Với cách làm của người nước ngoài, họ sẽ đun đường trực tiếp (có thể thêm một chút bơ), nhỏ lửa để thu về caramel rất đặc. Còn với cách làm của phần lớn chị em Việt Nam, ta sẽ cho thêm một lượng nước vừa phải (xâm xấp) nấu sôi. Cách làm này sẽ giúp hạn chế việc đường bị cháy nếu vô tình để lửa quá to. Khi thấy đường đã tan hết và dần chuyển sang màu nâu cánh gián ta vặn nhỏ lửa, có thể cho thêm 1 thìa cà phê nước cốt chanh và quấy đều để tạo mùi thơm đặc trưng cho caramel.

Một chút nước cốt chanh sẽ làm caramel thơm ngon hơn rất nhiều đấy

Sau khi, đổ caramel vào khuôn bánh, tráng cho đường trải đều dưới đáy khuôn. Nên đổ caramel khi còn nóng, bởi nếu để nguội caramel sẽ kết dính lại rất khó làm. Trong quá trình caramel nguội, có thể sẽ xuất hiện những vết nứt, rạn trên lớp caramel. Nhưng điều này là hoàn toàn bình thường và không ảnh hưởng tơi s chất lượng chiếc bánh Flan của bạn.

Cách làm bánh Flan ngon: Cách đổ khuôn bánh

Khi đánh lòng đỏ trứng gà với sữa ta nên quấy nhẹ tay theo một chiều, không đánh tan, làm như vậy bánh mới mềm mịn và không bị xốp. Nếu bạn muốn đánh bông hỗn hợp bằng máy đánh bột cũng không sao, bạn chỉ cần nhớ rây hỗn hợp qua vợt rây để giữ lại phần bọt bông khi đánh.

Cho hỗn hợp này vào khuôn đã tráng đường caramel, hấp trong lửa nhỏ từ 15 – 20 phút là được. Nếu không có nồi hấp, bạn có thể sử dụng lò nướng và khay nướng để hấp cách thủy, song phương pháp này thường mất thời gian hơn, khoảng 40-45 phút. Lò vi sóng cũng là một giải pháp tiện lợi. Nếu dùng lò vi sóng, bạn nên cho khuôn bánh vào nồi hấp cho lò vi sóng. Khi đó, thời gian hấp có thể sẽ chỉ mất 5-7 phút. Các bạn cần chú ý về thời gian và nhiệt độ khi nấu để đảm bảo bánh chín tới, không bị rỗ bên trong và bề mặt.

Cách làm bánh Flan nướng và hấp sẽ cho những vị ngon khác nhau. Thông thường, bánh Flan hấp sẽ mềm mịn và sáng màu hơn. Bánh khi nướng lại có màu hơi ngả vàng rất đẹp, khuôn bánh chắc hơn. Tùy sở thích mà bạn hãy lựa chọn cách nướng bánh phù hợp với mình.

Cách trình bày bánh Flan đẹp mắt

Bánh Flan khi làm xong, phải để nguội hẳn rồi đặt vào ngăn mát tủ lạnh. Thời gian để tủ lạnh vào khoảng 6 tiếng, nên để qua một đêm để bánh đạt được độ rắn ổn định. Khi nào ăn bánh ta dùng dao vén xung quanh khuôn, úp bánh xuống đĩa, lớp đường caramel sẽ chảy xuống để bánh có màu nâu đậm, nhìn rất hấp dẫn.

Bí Quyết Luộc Bánh Chưng Xanh Ngon Đẹp Mắt

BÍ QUYẾT LUỘC BÁNH CHƯNG XANH NGON ĐẸP MẮT- CHO NGÀY TẾT THÊM VẸN TRÒN

1. Dùng nồi tôn (tole) để nấu bánh chưng xanh tự nhiên

Nồi tole là loại nồi có khả năng tạo môi trường kiềm. Do vậy, thay vì dùng các loại nồi khác để nấu bánh chưng, bạn nên dùng nồi tole để nấu. Vì môi trường kiềm sẽ giữ được màu xanh của lá dong, do đó giúp cho bánh chưng có một màu xanh thật tự nhiên.

2. Bánh được gói bằng lá dong

Cách lựa chọn lá dong và cách gói cũng ảnh hưởng rất nhiều đến màu sắc cũng như hương vị của bánh chưng. Bạn nên chọn lá dong không to quá cũng không nhỏ quá. Lá dong không non quá mà cũng đừng già quá. Nhìn lá bóng, xanh đậm, cuống nhỏ là được.

Lá dong mua về phải được rửa sạch và nhẹ nhàng từng lá một qua nhiều nước, sau đó dùng khăn sạch lau từng chiếc lá. Trước khi gói bánh bạn nên chần lá qua nước sôi để diệt hết mầm nấm mốc, rồi lại lau sạch lần nữa cho ráo nước. Thường khi kỹ, sẽ tùy vào thời tiết mà bạn dùng số lượng lá gói mỗi chiếc bánh khác nhau, thông thường người ta chỉ sử dụng 4 lá để gói bánh, nhưng ở 1 số nơi nếu trời mát thì dùng 6 lá, còn trời nóng phải dùng 10 lá để bảo quản tốt hơn.

3. Ngâm nếp qua nước tro

Theo kinh nghiệm dân gian, mọi người thường ngâm nếp làm bánh chưng với nước tro. Vì nước tro có tính kiềm nhẹ nên sẽ làm tăng độ kiềm của nếp. Khi nấu, nếp sẽ có màu trong hơn và có màu xanh ngọc bích rất đẹp mắt. Dù ngâm với tro nhưng bánh chưng vẫn giữ được hương vị và mùi thơm tự nhiên.

4. Khi nấu cho vào một ít thuốc tiêu NaHCO3, cũng như khi luộc rau cho một ít thuốc tiêu vào để giữ màu xanh.

5. Ngâm với nước lá riềng

Khi ngâm nếp với nước tro bạn đem nếp trộn với nước lá riềng (lá riềng rửa sạch, cắt nhỏ rồi giã ra, sau đó chắt lấy nước). Cách này không chỉ giúp bánh chưng có màu xanh tự nhiên mà còn có mùi thơm rất hấp dẫn của lá riềng. Hơn nữa, bánh chưng sẽ có màu xanh tuyệt vời từ ngoài vào trong.

6. Dùng nước chanh hoặc nước dứa giúp bánh chưng có màu xanh đẹp mắt

Ngoài nước tro thì nước chanh cũng tạo môi trường kiềm rất mạnh. Bạn chỉ cần vắt vài giọt nước cốt chanh vào nếp ngâm rồi đem đi gói. Như vậy bánh sẽ nhanh chín hơn và có một màu  xanh tự nhiên rất hấp dẫn. Ngoài nước chanh thì ngâm nếp với nước lá dứa cũng là cách rất hay để tạo màu xanh cho bánh chưng. Vì nước dứa có tính kiềm nhẹ hơn nước chanh nên bạn phải ngâm trong ít nhất 3 tiếng.

7. Nấu bánh có kỹ thuật để vỏ bánh chưng có màu xanh mà không cần hoá chất

Quan trọng nhất vẫn là kỹ thuật của khâu nấu bánh chưng. Tận dụng phần thừa của lá dong không gói được, những lá rách, nhỏ… để lót đáy và thành nồi để bánh không bị cháy. Ngoài ra, màu xanh của những lá dong này giúp nước luộc thêm xanh, “nhuộm” màu cho bánh. Khi xếp bánh vào luộc cần nén bánh nhẹ nhàng, nếu không bánh sẽ dễ nở bục khi luộc.

Bên cạnh đó, khi nấu được 1 nửa thời gian (thường là 8-10 tiếng) thì phải vớt bánh ra rửa qua nước lạnh, thay nước toàn bộ nồi bánh rồi nấu tiếp, bánh sẽ xanh, rền và ngon hơn.