Ăn Dặm Kiểu Nhật Từ Mấy Tháng / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Vinaconex.edu.vn

Ăn Dặm Kiểu Nhật Từ 7 Đến 8 Tháng

Đầu tháng thứ 7 thì bé Gấu được mẹ cho về Việt Nam đi Hội An tắm biển nên trong khoảng thời này Mira không nấu đồ ăn dặm kiểu Nhật mà cho em ăn các loại đồ ăn dặm đóng hộp. Không phải là bột ăn dặm đâu nha các bạn mà là đồ ăn nấu sẵn đóng hộp được nấu theo đúng chuẩn ăn dặm kiểu Nhật phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé. Ví dụ giai đoạn 5-6 tháng Gokkun thì các món ăn đều ở dạng paste như yogurt, còn giai đoạn Mogumogu 7-8 tháng thì các món ăn gần với thức ăn người lớn hơn, ở dạng xắt nhỏ nấu mềm như tàu hủ.

Do từ ban đầu bé không ăn bột mà ăn các loại rau củ xay nhuyễn với cháo nên đã giúp bé tập dần với việc nuốt thức ăn thô rất giỏi. Từ 7 tháng thì bé sẽ có thể tập dùng lưỡi để nghiền thức ăn nên các loại rau củ, thịt có thể luộc mềm, xắt nhỏ rồi dùng chày giã nhuyễn hay kéo cắt nhỏ ra cho bé ăn. Độ mềm của thức ăn thì cỡ như tàu hủ hay chuối là OK. Tất nhiên lúc đầu 7 tháng thì bạn nên cẩn thận xắt thật nhỏ, luộc thật mềm rồi nghiền ra cho bé tập dần dần. Đến cuối 7 tháng như bé nhà Mira thì đã có thể ăn ngon lành các món như trong album hình này đó.

Hôm trước Mira dẫn bé đi khám sức khỏe thì Bác sĩ dinh dưỡng đưa ra một danh sách các món rau củ và thức ăn để kiểm tra xem bé đã ăn được món nào rồi và có gặp vấn đê gì khi ăn không. Bé nhà Mira thì hầu như các loại rau cải đều đã được cho ăn thử và đều biết ăn nên được bác sĩ khen giỏi.

Do hồi 5 tháng mình sử dụng phương pháp đông lạnh thức ăn để có thể chế biến nhiều loại rau củ cùng một lúc để cho bé thử được nhiều loại khác nhau. Để xem lại phương pháp đông lạnh thức ăn dặm, mời các bạn xem lại links sau :

NGUYÊN TẮC CĂN BẢN ĂN DẶM KIỂU NHẬT TỪ 5 ĐẾN 6 THÁNG

Trong giai đoạn 5-6 tháng thì bé nhà Mira chỉ ăn thử rau cải xay nhuyễn để tập thử mùi vị và tập ăn. Lúc đó có nhiều loại rau cải khó ăn thì mình cho bột đậu nành vào cho bé dễ ăn chứ không có chế biến thành món ăn cầu kì gì cả. Tuy nhiên từ khi bước qua 7 tháng thì bé có vẻ người lớn rồi, biết thưởng thức ẩm thực rồi chứ không chỉ ăn từng viên rau củ với cháo trắng như xưa. Bé Gấu nhìn vậy chứ cũng rất kén ăn, đồ ăn ngon thì mới ăn, còn món nào mẹ nêm nếm kì kì thì bé nhè ra hay phun mưa liền. Ngay cả đồ ăn đóng hộp mà nhiều món bé còn không chịu ăn nữa vì không có ngon。

Nói chung món nào mà Mira nấu rồi tự nếm thấy ngon thì em cũng mới thấy ngon đó các bạn. Do vậy mình rút ra kết luận trẻ em cũng như người lớn thôi, nếu cho ăn hoài một món hay toàn cho ăn bột thì bé sẽ chán và không thèm ăn nữa, dẫn đến lười ăn. Còn theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật thì chú trọng vào phần chế biến món ăn sao cho đa dạng thơm ngon hấp dẫn cho bé, giúp bé ăn ngon miệng . Do vậy từ bữa đến giờ bé Gấu nhà mình ăn rất giỏi , mỗi bữa ăn từ nửa đến 3/4 chén cơm của người lớn, rồi còn ăn thêm yogurt, trái cây nữa.

Thực Đơn Ăn Dặm Kiểu Nhật 9 Tháng Cho Bé

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 9 tháng tuổi cho bé nên chứa nhiều chất dinh dưỡng để bé có sức khỏe đáp ứng nhu cầu tập đứng của mình ở giai đoạn này.

Trong khẩu phần ăn dặm kiểu Nhật 9 tháng tuổi bắt đầu có những chuyển biến từ lỏng sang đặc hơn. Đây cũng là giai đoạn mà các bé thích dùng tay của mình để khám phá thế giới ăn uống, kể cả đối với những bé lười ăn. Bởi đối với những bé hiếu động thì kĩ năng này đã thuộc lòng từ khi mới chỉ 7 tháng tuổi.

Mẹ nên nhớ, cái quan trọng của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là giúp bé có niềm vui ăn uống. Tập cho bé thói quen ăn uống tốt. Giúp bé nếm được nhiều vị ngon, phong phú chứ không phải là cố ép hay “vỗ béo” bé. Điều này sẽ giúp bé không bị căng thẳng áp lực khi ăn, tránh biếng ăn.

9 tháng tuổi là giai đoạn các bé bắt đầu tập đứng. Vì thế mẹ cần chú ý khẩu phần cho bé ăn dặm nên chứa nhiều chất dinh dưỡng để bé cứng cáp hơn.

Mỗi bữa ăn mẹ nên cố gắng đáp ứng đầy đủ cho con 4 nhóm dinh dưỡng chính là:

* Chất bột đường: gồm bột, gạo, bún, mì, nui, bánh phở… là những chất cung cấp năng lượng và chất xơ cần thiết.

* Chất béo: gồm dầu ăn, mỡ động vật, bơ, phomai… cung cấp năng lượng ở dạng đậm đặc nhất, giúp cho da tốt và cung cấp các vitamin tan trong dầu mỡ, pt tế bào não và hệ thần kinh của trẻ.

* Chất đạm: l à thịt, cá, tôm, cua, lươn, ếch, trứng, đậu hũ… để xây dựng cơ thể và tổng hợp kháng thể bảo vệ cơ thể.

* Rau và trái cây: Cung cấp các vitamin và chất khoáng giúp điều hoà các hoạt động trong cơ thể bé, đặc biệt giàu chất xơ chống táo bón và các bệnh lý khác.

Không phải ngẫu nhiên mà các bé ở giai đoạn 9 tháng tuổi được khuyên nên ăn thức ăn đặc và thô hơn chỉ bởi vì… dễ cho mẹ nấu mà còn bởi giai đoạn này bé cần phải tập thói quen, kĩ năng nhai và nuốt thành thạo. Nên thức ăn thô yêu cầu bé phải tập luyện nhiều hơn.

Một số bữa đầu có thể bé sẽ nhả ra nhưng bản năng đói sẽ thúc đẩy bé phải tập dần làm quen. Tuy nhiên mẹ nên tăng dần mức độ đặc và thô, không nên làm thức ăn thô ngay từ ban đầu.

Thời gian cho bé ăn dặm các mẹ có thể áp dụng theo bảng trên. Lưu ý là bé vẫn cần bú mẹ trong giai đoạn này để đảm bảo dinh dưỡng cho bé. Nếu điều kiện cho phép, mẹ nên cho bé bú đủ ít nhất là 12 tháng. Hạn chế cho nhiều gia vị, dầu mỡ vào thức ăn của bé trong giai đoạn này

Thực Đơn Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé 7 Tháng

Nguyên tắc cho ăn dặm của người Nhật là từ loãng đến đặc dần, từ mịn đến thô dần, mỗi bước trong khoảng thời gian không quá dài nên bé không bị chán…

Cho trẻ ăn dặm đúng cách thế nào đúng?

Chọn lựa cho con ăn dặm theo phương pháp của các bà mẹ Nhật nhưng với kiến thức dinh dưỡng abc của mẹ thì việc nấu ăn cho con quả là vất vả và gian nan. Điều khiến mẹ suy nghĩ nhiều nhất là làm thế nào để bữa ăn của con đủ dinh dưỡng. Mẹ không mong muốn thành bác sĩ dinh dưỡng tại gia, chỉ với mong muốn cả nhà có sức khỏe, dẻo dai… thông qua những món ăn mẹ nấu.

Giúp mẹ hiểu rõ hơn về dinh dưỡng là mấy cuốn sách tiếng Nhật chi chít chữ và loằng ngoằng. Sau khi đọc, mẹ vỡ ra nhiều điều mà trước đây mẹ không hề biết. Cơ bản nhất là những thực phẩm cho bé con. Vàng, xanh, đỏ là những màu sắc cơ bản, mà cũng là cách đơn giản nhất để mẹ hiểu hơn về thực phẩm và dinh dưỡng.

Cơ bản là thế, thế mà nhiều cái đơn giản làm mẹ rất ngạc nhiên, ví dụ trong nhóm vàng lại có chuối, thế thì hóa ra ăn 1 quả chuối cũng tương đương với ăn từng nào đó cơm? Hay là ăn khoai thay cơm cũng ok? Hay từ trước mẹ cứ tưởng khoai là nhóm vitamin, hay đậu cũng thuộc nhóm vitamin (vì người ta hay ăn chay bằng đậu mà)…

Có tí kiến thức trong tay, mẹ cố gắng áp dụng vào bữa ăn của Aichan, sao cho 1 bữa của con có cả ‘vàng, xanh, đỏ’. Khi chưa đọc sách, có ngày mẹ cho Aichan ăn cơm với khoai… toàn nhóm năng lượng, nên kết quả là output của Aichan hôm sau đó là ‘zero’. Từ lúc mẹ áp dụng nguyên tắc ‘vàng, xanh đỏ’… output của Aichan đều đều, ngày 1 lần, chả phải lo lắng. Lúc nào không thấy output, mẹ lại tăng nhóm xanh nhiều hơn nhóm vàng, hoặc cho con ăn các loại nhuận tràng như: chuối, khoai lang… thế là lại ngon lành.

Hướng dẫn cho con ăn dặm kiểu Nhật dinh dưỡng và tốt nhất

Quá trình bắt đầu khi bé được 5 tháng tuổi và kết thúc khi bé 15 tháng. Bé được ăn từ loãng đến đặc dần, từ mịn đến thô dần, mỗi bước trong khoảng thời gian không quá dài nên bé không bị chán.

1/ Thời gian biểu ăn dặm kiểu Nhật

2/ Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 7 tháng tuổi

10h sáng: Các mẹ có thể cho con ăn những đồ ăn sau 5h chiều: Các mẹ có thể cho con ăn những đồ ăn sau

Ngoài hai giờ ăn chính, các mẹ có thể cho con ăn tráng miệng với: chuối nạo, đu đủ nghiền, na dầm, xoài nạo, nước cam loãng.

Sưu tầm

Thực Đơn Ăn Dặm Kiểu Nhật 5 Tháng Cho Bé

Ăn dặm kiểu nhật 5 tháng là giai đoạn đầu tiên trong quá trình ăn dặm. Có rất nhiều điều mẹ cần lưu ý khi chọn thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 5 tháng cho con.

Ăn dặm kiểu nhật là 1 phương pháp ăn dặm tiến bộ và khoa học vì mục tiêu của phương pháp này là tập cho bé ăn uống hợp lý, ăn thô tốt và tìm được niềm vui trong ăn uống. Phương pháp này khuyến khích các mẹ dạy cho tự lập trong việc ăn uống sớm như tự cầm muỗng, nĩa; tự xúc thức ăn. Cho bé ăn theo nhu cầu chính là mấu chốt quan trọng của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật này.

Quá trình tập ăn của bé bắt đầu khi bé được 5 tháng tuổi và kết thúc khi bé 15 tháng. Bé được ăn từ loãng đến đặc dần, từ mịn đến thô dần, mỗi bước trong khoảng thời gian không quá dài nên bé không bị chán.

Những bà mẹ hiện đại không còn cho con ăn dặm kiểu truyền thống nữa mà sử dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật. Tuy nhiên nhiều mẹ không thật sự biết cách chế biến một số loại thực phẩm.

1. Những thông số cơ bản cho bé ăn dặm kiểu Nhật 5 tháng tuổi

Số lượng bữa ăn: ăn 1 bữa dặm/ngày cho bé 5 tháng; 2 bữa/ngày cho bé 6 tháng

Thời gian: Nên ăn vào bữa sáng lúc 10 giờ, đến khi bé 6 tháng tuổi thì ăn thêm 1 bữa trước 7h tối.

Độ thô của cháo: tỉ lệ 1 gạo/10 nước.

Chất đạm: 5-10g (đậu phụ 25g, trứng dưới 2/3 lòng đỏ (trứng ở Nhật to hơn ở Việt Nam))

Cháo: 5g – 30 g (gạo, mì, bánh mỳ)

Rau: 5 – 20g (cà rốt, bí đỏ, rau chân vịt, cà chua, su hào, bắp cải, súp lơ xanh, chuối, táo…)

Tất cả đều bắt đầu với lượng là 1 thìa (5ml) trong mỗi lần giới thiệu thực phẩm mới cho bé

2. Một số thực phẩm ăn được giai đoạn này

3. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật5 tháng tuổi cho trẻ

Trong tháng đầu tiên bắt đầu cho con ăn dặm, mẹ hãy lên khung giờ và có chế độ cũng như số lượng vừa phải để bé tập quen dần. Ngoài đồ ăn dặm, mẹ vẫn phải duy trì cho bé dùng sữa mẹ hoặc sữa công thức thường xuyên.

Tuần đầu tiên: Các mẹ nên cho bé ăn cháo trắng với số lượng khoảng từ 5ml – 10ml.

Tuần thứ hai: Sang tuần này, ngoài cháo trắng (15ml – 25ml), các mẹ có thể bổ sung thêm carot (5ml), bí đỏ (5ml) và cà chua (5ml) vào thực đơn ăn dặm của trẻ.

Tuần thứ ba: Khi bé đã quen với đồ ăn mới, mẹ có thể tăng số lượng cho con ăn mỗi ngày. Cháo trắng (30ml – 40ml) kết hợp với các loại rau củ như rau ngót (10ml), su hào (10ml), rau cải bó xôi (10ml). Tổng số lượng mà bé sẽ dung nạp mỗi ngày là khoảng 40ml – 50ml.

Tuần thứ tư: Ở tuần này, các mẹ vẫn duy trì thực đơn và số lượng cho các bé như ở tuần thứ 3

4. Một số lưu ý khi cho trẻ ăn dặm trong giai đoạn này

Thức ăn phải được nghiền nhuyễn, mịn để trẻ dễ ăn

Bắt đầu chỉ nên cho trẻ ăn với số lượng nhỏ, thậm chí là ít hơn một muỗng cà phê

Luôn đa dạng hóa các nguyên liệu chế biến để từ đó nhận biết được khẩu vị của bé

Khi giới thiệu một loại đồ ăn dặm mới, mẹ nên tập cho bé ăn thử trong 3-4 ngày

Trong quá trình cho bé ăn, mẹ hãy để mắt đến bé để kịp thời phát hiện những dấu hiệu lạ.

Trong thời điểm này, mẹ không nên cho muối vào đồ ăn dặm của con. Ngoài ra, những loại cá lưng xanh như cá thu, các loại giáp xác như tôm cua, bạch tuộc, các loại ốc, soba (mì sợi lúa mạch đen), thịt, sữa bò dễ gây dị ứng cho bé, do đó ở giai đoạn này nên tránh cho bé ăn những thực phẩm trên.

Đối với những bé nhạy cảm, nếu bé không chịu ăn, không nên ép bé ăn. Hãy ngừng khoảng 2 – 3 ngày rồi chế biến thức ăn trơn hơn và thử cho bé ăn lại.

Chỉ cho bé ăn từng thực phẩm mới mỗi lần, không được trộn lẫn để có thể biết được nguyên nhân gây ra dị ứng (nếu có)

5. Một số món ăn dặm kiểu Nhật 5 tháng tuổi để mẹ tham khảo

1. Cà rốt nghiền (thời gian thực hiện: 2 phút)

2. Cháo bắp / Cháo ngô ngọt (5 phút)

3. Súp bánh mỳ sữa (5 phút)

Nguyên liệu: Cháo trắng: 2 thìa cà phê, đậu cô ve nghiền: 2 thìa cà phê

Cách làm: (1) Đậu rửa sạch, chần qua cho bớt mùi nồng, sau đó luộc chín mềm, nghiền nhỏ. (2) Cho đậu nghiền vào giữa bát cháo trắng.

5. Cháo rau chân vịt (2 phút)

6. Súp khoai tây sữa (10 phút)

Nguyên liệu: 1/8 củ khoai tây, 1/2 cup sữa (60ml)

Cách làm: Khoai tây gọt vỏ, cắt nhỏ rồi luộc chín. Sau đó cho tiếp khoai tây vào sữa đã pha thành dạng lỏng, đun ở lửa nhỏ cho tới khi mềm nhừ. Cuối cùng là nghiền thành súp. Đây là món ăn dễ tiêu và thơm ngon cho tất cả các thành viên trong gia đình.

Thực hành tốt những điều trên, mẹ sẽ bớt gặp phải những rắc rối về vấn đề ăn uống của con trong hành trình nuôi dạy con đấy.

(Kyna tổng hợp)