Xu Hướng 3/2023 # Tìm Hiểu Về Chế Độ Dinh Dưỡng Và Cách Nấu Thức Ăn Cho Chó Con # Top 9 View | Vinaconex.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Tìm Hiểu Về Chế Độ Dinh Dưỡng Và Cách Nấu Thức Ăn Cho Chó Con # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Tìm Hiểu Về Chế Độ Dinh Dưỡng Và Cách Nấu Thức Ăn Cho Chó Con được cập nhật mới nhất trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chế độ dinh dưỡng và cách nấu thức ăn cho chó con

Theo các chuyên gia, việc người nuôi tự mình thiết kế và chế biến khẩu phần ăn hằng ngày cho chó con là một điều rất tốt. Việc làm này không chỉ giúp người nuôi nắm bắt được nhu cầu dinh dưỡng mà chú cún yêu của mình đang cần mà còn dễ dàng kiểm soát được chúng. Tuy nhiên, để việc chăm sóc chó con được diễn ra một cách thuận lợi thì người nuôi còn phải huấn luyện thêm cho chúng một thói quen ăn uống hợp lý mới giúp chúng khỏe mạnh và phát triển tốt.

Chế độ ăn uống phù hợp cho chó con

Bỏ qua giai đoạn bú sữa mẹ, kể từ khi chó con được 20 ngày tuổi các bạn có thể cho chúng ăn thêm một số loại thức ăn nấu nhuyễn hoặc bột sữa chuyên dụng. Khẩu phần ăn này không nhất thiết phải áp dụng liên tục, mục đích chính của loại thức ăn này là giảm bớt gánh nặng sữa mẹ ở một mức độ nhất định.

Với những chú chó con được 50 ngày tuổi thì chúng đã có thể bắt đầu sử dụng thức ăn như bình thường. Tuy nhiên, thức ăn cho chúng lúc này không được ngâm trong nước nóng, thức ăn cũng không được quá mềm vì sẽ ảnh hưởng xấu đến răng miệng của chó con. Lưu ý: Chó con nhai suốt không có bất kỳ ảnh hương nào đến sức khỏe.

Cho dù một ngày các bạn có cho chó con ăn 3 hay 4 bữa, thời gian cũng như chế độ ăn uống của chúng cũng cần phải sớm hơn so với chúng ta. Tốt nhất các bạn nên dựa vào thời gian biểu của mình để tiến hành sắp xếp thời điểm cho chúng ăn. Ngoài ra khi thiết kế chế độ ăn uống cho chó con, bạn cũng không nên sắp xếp thời gian quá cố định mà cần có sự chênh lệch vì một khi có sự thay đổi, chắc chắn chó con sẽ sủa đòi ăn.

Cách huấn luyện thói quen ăn uống cho chó con

Trong trường hợp chó con vẫn cần bú sữa mẹ thì người nuôi cứ tiếp tục cho chúng uống như bình thường, bên cạnh đó có thể lựa chọn sữa bột chuyên dụng cho thú cưng nếu sữa mẹ không đáp ứng đủ. Dưới tình hướng lượng Enzym của đường sữa tiêu hóa bị thiếu hụt ( Do gen di truyền), nếu các bạn cho chúng uống sữa bò sẽ rất dễ bị tiêu chảy.

Bạn cần cố gắng xây dựng chế độ ăn uống cho chó con thành nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa ăn không nên cho chúng ăn quá nhiều. Nếu buổi trưa các bạn không cho chúng ăn được thì sau khi về nhà ( Sau giờ làm) hãy cho chó con ăn ngay khi có thể, trước khi đi ngủ bạn cho chúng ăn bữa thứ là được.

Việc ăn uống của chó con có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thói quen sau này của chúng, nếu chế độ ăn uống không hợp lý ngay từ ban đầu thì rất khó để sửa chữa về sau. Đối với loài chó nói chung, sữa bò, xương, đồ ăn vặt hay nội tạng động vật,… đều là món ăn mà chúng yêu thích. Vì vậy, trong điều kiện cho phép các bạn nên cố gắng tự tay chế biến các món ăn được làm từ những nguyên liệu trên.

Hướng dẫn cách nấu thức ăn cho chó con

Có rất nhiều chú chó khá khó tính trong việc ăn uống, điều này đôi khi sẽ khiến bạn cảm thấy phát cáu vì không biết phải xử lý như thế nào. Dù không ngừng cố gắng và cải tiến cách nấu thức ăn cho chó con mỗi ngày nhưng tình trạng này vẫn không có bất kỳ tiến triển khả quan nào.

Cho chó con ăn nhiều loại thức ăn khác nhau mà chúng vẫn chẳng thêm ăn.

Để lượng dưỡng chất nạp vào cơ thể đa dạng và phong phú, các bạn cần phải đa dạng hóa các nguyên liệu chế biến thức ăn.

Bạn cần tiến hành cho toàn bộ nguyên liệu vào chung một chiếc khay và tiến hành cho chó con ăn.

Chú cún nhà bạn có thể cảm thấy thức ăn quá khô và không ăn ngon miệng được, để giải quyết vấn đề này bạn chỉ cần cho thêm một ít nước lọc vào thức ăn là được. Cũng như các loại thức ăn chế biến sẵn, nếu bạn muốn chó con ăn dễ dàng hơn thì phải cho thêm nước.

Việc cho thêm nước vào trong thức ăn sẽ giúp hệ tiêu hóa của chó con hoạt động tốt hơn, ngoài ra biện pháp này còn tránh cho chúng bị nghẹn hoặc hóc.

Lượng thịt mà các bạn sử dụng hằng ngày trong khẩu phần ăn của chó con phải được cân nhắc kỉ lưỡng, tốt nhất là chọn loại thịt nạc tùy theo trọng lượng quy định. Với những chú chó năng động, thường xuyên chạy nhảy mỗi ngày thì nên bổ sung vào khẩu phần một ít thịt mỡ. Trường hợp các bạn cho chó con ăn thịt của các loại gia cầm thì nhớ loại bỏ bớt da và mỡ.

Nội tạng động vật sử dụng tốt nhất khi chế biến thức ăn cho chó con là tim, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể cho chúng ăn kèm gan hay phổi đều được.

Nếu bạn cho chó con ăn thêm xương thì tốt nhất là chọn loại xương mềm, chẳng hạn như phần cổ gà, xương sường,… mỗi khẩu phần chỉ cần chiếm 1/3 hoặc ít hơn là đủ. Với những chú chó con quá nhỏ, nếu bạn sợ chúng không nhai và tiêu háo được xương thì hãy xơ chế chúng bằng cách xay hoặc bằm nhuyễn xương ra.

Trứng gà, trứng vịt cũng không nền dùng quá nhiều, trung bình mỗi tuần chỉ nên sử dụng từ 2-3 quả trứng là đủ. Loại thức ăn này chỉ những chú chó có trọng lượng trên 10kg mới cần cho ăn 1 quả một lần, còn chó còn quá nhỏ thì không nên.

Lượng chất béo cho chó con cần giảm dần theo thời gian, nếu cho chó con uống sữa thì nên chọn loại sữa không đường.

Với những loại rau củ chứa nhiều tinh bột, tuy chúng cung cấp Calorie Carbonhydrat giúp tăng cường sức đề kháng và tăng cân nhanh nhưng cũng không nên cho chó con ăn quá nhiều.

Ngược lại, các loại rau củ không chứa tinh bột thì bạn có thể cho chó con ăn bao nhiều cũng được ( Trừ súp lơ và bắp cải).

Tìm Hiểu Về Chế Độ Ăn Sau Phẫu Thuật Ung Thư Dạ Dày

Ung thư dạ này nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm có thể điều trị bằng phương pháp phẫu thuật nội soi. Những bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn sau thường được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn hoặc một phần dạ dày để loại bỏ các tế bào ung thư gây bệnh. Với những trường hợp được chỉ định cắt bỏ hoàn toàn dạ dày, bệnh nhân sẽ được đặt lại một đường tiêu hóa nhân tạo để có thể ăn uống được bình thường.

1. Phẫu thuật ung thư dạ dày ảnh hưởng đến bệnh nhân như thế nào?

Phẫu thuật là phương pháp điều trị phổ biến đối với bệnh ung thư dạ dày. Đối với những trường hợp phát hiện bệnh sớm bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật nội soi để loại bỏ tổ chức ung thư vẫn còn giới hạn ở niêm mạc. Ở giai đoạn muộn khi ung thư dạ dày đã xâm lấn đến hang vị và đoạn dưới thân vị bác sĩ sẽ chỉ định cắt khoảng ¾ hoặc 4/5 dạ dày. Những trường hợp bệnh đã ảnh hưởng đến tâm vị và đoạn trên thân vị sẽ được chỉ định cắt bỏ toàn bộ dạ dày để loại bỏ toàn bộ tổ chức hạch đã di căn và làm giảm khả năng tái phát bệnh.

Tình trạng rối loạn tín hiệu điều hòa thức ăn xuống tá tràng là hiện tượng thường gặp ở bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư dạ dày. Thức ăn được đưa xuống nhanh hơn bình thường, chức năng dạ dày không còn đảm bảo để nghiền được lượng thức ăn đưa vào cơ thể. Chính vì vậy cơ thể không thể tiêu hóa và hấp thụ được chất đạm, chất béo và các chất dinh dưỡng cần thiết khác.

Mặt khác, các tín hiệu ức chế ở ruột non có thể bị kích thích tràn lan khi thức ăn được đưa xuống nhanh hơn trước. Điều này khiến cho bệnh nhân xuất hiện tình trạng chán ăn, buồn nôn, căng tức bụng, gây khó chịu và ăn uống không ngon.

Do vậy nếu bệnh nhân không chú ý đến chế độ ăn uống sau phẫu thuật sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, suy nhược, mệt mỏi. Bệnh nhân lâu hồi phục, thể trạng kém và dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Vì vậy chế độ ăn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với những bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật ung thư dạ dày. Tuân thủ các nguyên tắc theo chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ sẽ giúp cho bệnh nhân hấp thụ được đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, nhanh hồi phục và khỏe mạnh hơn.

2. Gợi ý về chế độ ăn sau phẫu thuật ung thư dạ dày

Sau phẫu thuật ung thư dạ dày bệnh nhân thường rất mệt mỏi, sức khỏe suy yếu chán ăn, chướng bụng, tiêu chảy… Bởi vậy các chuyên gia dinh dưỡng có những khuyến cáo sau:

2.1. Thực hiện đúng nguyên tắc ăn uống sau phẫu thuật

Để không gây ảnh hưởng đến khả năng ăn uống sau phẫu thuật bệnh nhân cần đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc chung như sau:

2.1.1. Không ăn ngay sau khi phẫu thuật

Ngay sau khi phẫu thuật kết thúc bệnh nhân không nên ăn ngay bởi lúc này trong dạ dày còn có các ống thông dạ dày giúp cho đường khâu nối nhanh lành hơn. Sau khi rút ống thông bệnh nhân chỉ nên uống nước, mỗi lần khoảng 4 – 5 muỗng canh và cách 2 tiếng nên cho bệnh nhân uống một lần. Ngày thứ 2 sau phẫu thuật có thể tăng lượng nước lên 50 – 80ml trong một lần uống. Đến ngày thứ 3 bệnh nhân có thể ăn với chế độ toàn chất lỏng.

2.1.2. Ăn nhiều bữa

Sau phẫu thuật ung thư dạ dày, bệnh nhân có thể cảm thấy đuối sức, mệt mỏi, khó khăn trong thực hiện các sinh hoạt thường ngày trong đó có việc ăn uống. Mặt khác, hệ tiêu hóa của bệnh nhân lúc này đang rất yếu chính vì vậy không thể ăn uống được như người bình thường.

Do vậy người chăm sóc bệnh nhân nên chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ và cho bệnh nhân ăn theo nguyên tắc này. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên chia bữa ăn thành 6 – 8 bữa nhỏ/1 ngày mỗi bữa cách nhau khoảng 2 – 3 tiếng là hợp lý nhất.

2.1.3. Nấu nhừ thức ăn

Việc tiêu hóa thức ăn sau phẫu thuật dạ dày sẽ trở nên vô cùng khó khăn trong những ngày đầu. Bởi vậy để giúp cho cơ thể tiêu hóa được dễ dàng hơn, bệnh nhân không sử dụng thực phẩm ở dạng rắn, thực phẩm khô khó tiêu hóa. Hãy chú ý nấu mềm thức ăn, tốt nhất nên là thức ăn dạng lỏng. Đồng thời bệnh nhân cần chú ý nhai chậm, kỹ để cơ thể có thể hấp thụ dinh dưỡng được tốt hơn.

Bệnh nhân cần nghiêm túc thực hiện chế độ ăn uống này cho đến khi vết mổ được hồi phục hoàn toàn, thể trạng được tốt hơn. Có như vậy mới có thể hỗ trợ quá trình hồi phục sau phẫu thuật được nhanh chóng hơn để bệnh nhân có thể quay về với chế độ ăn uống như người bình thường.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ, những bệnh nhân ung thư dạ dày sau khi phẫu thuật nên tích cực bổ sung những thực phẩm sau:

2.2.1. Thực phẩm giàu protein

Bổ sung protein sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể đồng thời làm chậm quá trình tiêu hóa và có khả năng ngăn chặn bệnh tiêu chảy – một trong những triệu chứng thường gặp nhất sau phẫu thuật ung thư dạ dày.

Bệnh nhân nên bổ sung những thực phẩm giàu protein như thịt lợn nạc, thịt bò nạc, thịt gia cầm, cá, trứng, phô mai, bơ… Chú ý đa dạng các món ăn để tránh gây nhàm chán.

2.2.2. Thực phẩm ít chất xơ

Những loại ngũ cốc ít chất xơ là thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư dạ dày nên sử dụng. Bởi vì những thực phẩm ít chất xơ sẽ hạn chế được lượng chất thải không tiêu hóa và chất thải thực phẩm đi qua ruột già. Nhờ đó hệ tiêu hóa không phải hoạt động nhiều và được nghỉ ngơi nhiều hơn. Bệnh nhân nên nạp vào cơ thể ít hơn 10g chất xơ mỗi ngày sau khi phẫu thuật ung thư dạ dày. Một số loại thực phẩm ít chất xơ mà bệnh nhân nên bổ sung trong thực đơn của mình như: ngũ cốc, gạo, mì ống…

2.2.3. Rau xanh và trái cây tươi

Đây là những thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho những bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư dạ dày. Chuối, dưa hấu, cà rốt, cần tây, cà tím, rau bina, rau diếp… là những loại thực phẩm người bệnh nên bổ sung. Tuy nhiên cần lưu ý rau xanh nên ăn chín, mềm và trái cây cần chú ý gọt vỏ trước khi ăn.

2.2.4. Sữa

Đối với những bệnh nhân phẫu thuật nói chung và phẫu thuật ung thư dạ dày nói riêng thì sữa là loại thực phẩm mà bệnh nhân tuyệt đối không nên bỏ qua. Sử dụng sữa sẽ cung cấp được nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể hơn nữa rất dễ tiêu hóa. Bệnh nhân nên dùng các loại sữa đã được tách béo hoàn toàn hoặc các sản phẩm từ sữa chứa 1% chất béo.

2.3. Thực phẩm không nên dùng sau khi phẫu thuật ung thư dạ dày

Bên cạnh những loại thực phẩm nên bổ sung, bệnh nhân cần tránh những loại thực phẩm sau để có được một chế độ ăn uống lành mạnh nhất.

2.3.1. Hạn chế đồ ngọt

Sử dụng quá nhiều đồ ngọt như đường, bánh kẹo ngọt… sau khi phẫu thuật có thể dẫn đến những triệu chứng bất thường chẳng hạn như làm tăng nguy cơ tiêu chảy.

2.3.2. Tránh thực phẩm có tính kích thích, thực phẩm lên men

Các loại thực phẩm có tính kích thích như rượu, bia, đồ ăn chua, cay nóng vì chúng có thể gây hại cho đường tiêu hóa khiến vết mổ lâu lành hơn. Các loại thực phẩm lên men có trong cà muối, dưa muối, cá muối…

2.3.3. Đồ ăn chiên, rán

Chúng chứa nhiều cholesterol khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng dẫn đến khó tiêu, ảnh hưởng đến việc liền vết mổ.

Tốt nhất bệnh nhân sau khi phẫu thuật nên kiêng thật tốt những nhóm thực phẩm này trong khoảng 3 – 6 tháng. Sau khi hệ tiêu hóa đã được ổn định bệnh nhân có thể dần dần quay về chế độ ăn uống như người bình thường.

Tìm Hiểu Về Nghề Nấu Ăn

– Cơ thể chúng ta luôn đòi hỏi phải có đủ chất dinh dưỡng để được tăng trưởng tốt, bảo vệ cơ thể chống bệnh tật, tăng cuờng sinh lực , tăng cường sức lao động…

– Nấu ăn là nghề thiết thực phục vụ cho nhu cầu vừa nêu. Chính nghề này đã giúp cho con người có được những món ăn ngon, hợp khẩu vị, đáp ứng nhu cầu ăn uống trong và ngoài gia đình với đầy đủ nét đa dạng của nó.

2/. Yêu cầu của nghề:

Muốn việc nấu ăn có hiệu quả thiết thực phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của cơ thể, người hành nghề phải nắm vững kiến thức chuyên môn, có kĩ năng thực hành nấu nướng, biết tính tóan, chọn lựa thực phẩm, sử dụng thành thạo và hợp lí những nguyên liệu dụng cụ cần thiết, biết chế biến thức ăn ngon, hợp khẩu vị, đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm, đảm bảo giá trị dinh dưỡng của món ăn, làm cho món ăn trở nên ngon miệng, đẹp mắt, kích thích tiêu hóa tạo cơ sở tốt nhất để duy trì và tăng cường sức khỏe.

➡ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NGHỀ NẤU ĂN

1/. Ðối tượng lao động: người thợ phải sử dụng những nguyên vật liệu (lương thực, thực phẩm) cần thiết để làm đối tượng lao động của mình.

– Bên cạnh những thực phẩm tươi sống còn có những thực phẩm muối ướp, sấy khô (hoặc phơi khô) cùng với những gia vị và những phụ liệu khác…kết hợp với những phương pháp chế biến phù hợp để tạo nên thức ăn phục vụ cho nhu cầu ăn uống của con người.

– Trong giai đọan phát triển kinh tế hiện nay, đối tượng lao động của ngành nghề này hết sức đa dạng, phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động phát huy tốt đẹp thành quả của mình, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

2/. Công cụ lao động:

– Các dụng cụ chế biến đơn giản, thô sơ như : các lọai nồi niêu, soong,chão, dao, thớt, bát đũa, tô, dĩa, thau, rổ…

– Các thiết bị chuyên dùng hiện đại: bếp điện, bếp gas, lò điện, lò gas, máy xay thịt, máy đánh trứng, nồi hấp, nồi hầm….

– Xã hội càng phát triển, cuộc sống con người càng được nâng cao, công cụ lao động ngày càng được hòan thiện, giúp cho người lao động nhẹ nhàng, thỏai mái hơn trong công việc của mình.

3/. Ðiều kiện lao động:

– Do đặc thù của nghề nghiệp, người lao động làm việc trong điều kiện không bình thường: phải tiếp cận với hơi nóng của bếp lò, mùi tanh của tôm cá, mùi đặc trưng của các nguyên liệu, thực phẩm khác như các lọai khô, mắm, gia vị, dầu mỡ, nước chấm….- Bên cạnh đó còn có sự ẩm ướt, khói, mùi hơi có lẫn dầu mỡ và các gia vị trong khi chế biến….- Ngòai ra, trong suốt quá trình thao tác, người lao động thường phải đi đứng, qua lại, di chuyển trong phạm vi họat động, ít khi được ngối nghỉ thỏai mái.

– Mặc dù trong điều kiện hiện nay, đời sống vật chất có được nâng cao, những tiện nghi sinh họat, làm việc nội trợ, nấu nướng….. có được cải thiện, nhà bếp được xây cất đẹp đẽ, khang trang, thông thóang và tiện nghi, với đầy đủ những phương tiện hiện đại, nhưng người lao động cũng không thóat khỏi những điều kiện đặc trưng của nghề nghiệp.

4/. Sản phẩm lao động:

– Các món ăn, món bánh phục vụ cho nhu cầu ăn uống thường ngày của gia đình (cơm bình dân, cơm hộp, cơm dĩa, thức ăn nhanh…).

– Các món ăn, món bánh phục vụ cho tiệc liên hoan, chiêu đãi, tiếp tân hoặc phục vụ cho khách tham quan, du lịch tại các nhà hàng, khách sạn, cửa hàng ăn uống….

– Ðặc điểm của sản phẩm lao động là góp phần quan trọng vào việc duy trì sức khỏe và thể lực, là thành phần nhu yếu của cuộc sống.

– Cần phải quan tâm đến vệ sinh an tòan thực phẩm để sản phẩm lao động luôn bảo đảm an tòan cho tính mạng của con người.

– Ngòai ra, sản phẩm lao động cần phải được quan tâm đến cách trình bày và sử dụng, thể hiện nét thẩm mĩ đặc trưng của văn hóa ẩm thực Việt Nam.

➡ NHỮNG YÊU CẦU CỦA NGHỀ NẤU ĂN CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

– Có sức khỏe, tỉ mỉ, cần cù, kiên nhẫn.

– Có óc thẩm mĩ để dùng trong việc xử lí, trình bày món ăn.

– Có trình độ văn hóa phổ thông tối thiểu để có thể nhận định về thực phẩm và dinh dưỡng phục vụ cho việc chọn thực phẩm phù hợp, bảo quản chu đáo, đảm bảo duy trì chất dinh dưỡng cần thiết trong chế biến cũng như khi dọn thức ăn.

– Có kĩ năng chế biến và bảo quản lương thực, thưc phẩm.

– Ngoài ra người lao động cần được trang bị thêm về các kiến thức: Thực phẩm, dinh dưỡng (chất lượng pha chế); Mĩ thuật (trình bày món ăn ); Nét văn hóa ẩm thực Việt Nam và một số quốc gia tiêu biểu.

* Những chống chỉ định cho nghề nấu ăn

Người lao động không mắc các bệnh sau: Lao phổi; Tim mạch, dạ dày; Suy nhược hoặc rối loạn thần kinh.

➡ TRIỂN VỌNG NGHỀ NGHIỆP

– Xã hội càng phát triển, cuộc sống càng sung túc và văn minh, nhu cầu ăn uống càng được nâng cao.

– Chế biến thức ăn là việc làm cần thiết cho nhu cầu sự sống của con người, được thực hiện ở nơi công cộng hay trong từng hộ gia đình. Chính vì thế, nghề nấu ăn là nghề muôn thuở không thể thiếu được, muốn có thức ăn ngon, phải có người nấu ăn giỏi.

– Hiện nay, nhiều trường lớp đào tạo nghề nấu ăn được phát triển mạnh mẽ, từ hệ công nhân đến hệ đại học, tổ chức dưới dạng các trường lớp chuyên nghiệp, chính qui. không chính qui, các lớp dạy nghề ngắn hạn… Học viên được đào tạo qua các trường lớp chuyên nghiệp sẽ có kiến thức chuyên môn và kĩ năng thực hành vững chắc , đáp ứng nhu cầu của xã hội trong việc duy trì và phát triển văn hóa ẩm thực của đất nước trong thời đại ngày nay.

– Ăn uống còn là loại hình thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Trong các cuộc hành trình xuyên quốc gia, du khách thường thích tìm hiểu về đất nước và con người, nét văn hóa ẩm thực độc đáo ( thể hiện qua món ăn và cách ăn) của đất nước mà họ đặt chân đến, vì đó chính là nét đặc trưng của bản sắc dân tộc gắn liền với văn minh nhân loại.

Sưu tầm

Tìm Hiểu Về Du Học Ngành Nấu Ăn Tại Úc

Ngành nấu ăn hay ngành đầu bếp là một trong những ngành học đặc biệt, đòi hỏi nhiều kĩ năng ở người học. Với những mong muốn được gắn bó lâu dài với nghề đầu bếp, có không ít bạn trẻ đã quyết định du học ngành nấu ăn ở nước ngoài để có cơ hội được tiếp cận với những kiến thức ẩm thực Âu Á chuyên sâu hơn và nước Úc cũng được xem là một lựa không hề tồi để du học ngành này.

1. Lợi thế khi du học nấu ăn Úc

Nước Úc mang lại những cơ hội hấp dẫn cho sinh viên khi quyết định chọn lựa học ngành nấu ăn tại quốc gia này:

– Cơ hội việc làm hấp dẫn

Sau khi học ngành nấu ăn tại Úc và có được việc làm ổn định tại quốc gia này, sinh viên sẽ được phép ở lại làm việc trong nước từ 1,5 tới 2 năm. Đặc biệt nhu cầu nhân lực ngành ẩm thực tại Úc là rất cao, mang lại nhiều cơ hội cho các bạn trẻ có thể tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp. Không chỉ tại Úc, khi về Việt Nam, người học ngành đầu bếp cũng có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm tại các nhà hàng, khách sạn lớn với mức thu nhập ổn định.

Mức thu nhập ngành đầu bếp tại Úc cũng khá cao, đặc biệt là các vị trí đầu bếp tại các nhà hàng, khách sạn lớn. Vị trí trong ngành càng cao, mức thu nhập càng nhiều và giúp bạn có được những danh tiếng nhất định trong nghề.

Mức lương của các vị trí trong ngành đầu bếp có thể thống kê như sau:

Visa 485 sẽ có thời hạn trong 18 tháng. Sau khi hết hạn, ta có thể nộp đơn xin visa 187 – visa doanh nghiệp bảo lãnh làm việc tại khu vực thưa dân cư. Hoặc bạn cũng có thể xin visa 189 định cư tại Úc nếu đạt tối thiểu 3 năm kinh nghiệm cũng như đạt đủ điều kiện khác và chứng chỉ sát hạch nghề kèm theo. Visa 189 sẽ ta được phép thường trú vĩnh viễn tại Úc, hưởng bảo hiểm sức khỏe và các quyền lợi như công dân Úc. Đồng thời còn có thể bảo lãnh người thân sang Úc, nhập quốc tịch khi hội đủ các điều kiện theo luật.

Bên cạnh đó, các chương trình học này đều được kết hợp với các hình thức thực tập đan xen mang lại cơ hội vừa học vừa làm cho sinh viên để tích lũy kinh nghiệm và kiếm thêm thu nhập. Sau thời gian học tập và nhận bằng, bạn sẽ tự tin hơn rất nhiều về kĩ năng làm bếp của bản thân cũng như tự tin tìm kiếm vị trí việc làm phù hợp.

Nhận bằng tốt nghiệp tại Le Cordon Bleu sẽ là điểm sáng cho các học viên khi tìm kiếm việc làm về sau.

– Học viện Hales

Được thành lập từ năm 1910 tại trung tâm thành phố Melbourne, Học viện Hales giúp sinh viên tiếp cận với các kiến thức nấu ăn cao cấp, khả năng chế biến món ăn ở nhiều quốc gia và khả năng đánh giá hương vị món ăn. Không những thế, sinh viên còn có cơ hội học cách ứng xử với nhiều tình huống khác nhau trong giao tiếp, chuẩn bị cho công việc chính thức sau này.

– Viện công nghệ Canberra

Thành lập từ năm 1928, tọa lạc tại thủ đô Canberra của nước Úc, Viện Công nghệ Canberra là tổ chức giáo dục và đào tạo nghề lớn nhất tại Úc. Phương pháp giảng dạy của trường luôn được đổi mới liên tục, cập nhật các xu hướng ẩm thức mới của thế giới cho sinh viên được biết và mang lại những nền tảng kiến thức ẩm thực vững chắc cho sinh viên.

– Trường William Blue

Nếu muốn học ngành nấu ăn tại Sydney, Úc, ta có thể chọn lựa học tập tại William Blue, một trong những trường dạy nấu ăn lớn của Úc. Sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức ẩm thực chuyên môn, kĩ năng thực tiễn để đảm nhận vị trí chuyên gia ẩm thực trong tương lai. Bên cạnh những kĩ năng quản lý, kinh doanh ẩm thực… cũng được nhà trường đưa vào giảng dạy và rèn luyện cho sinh viên.

Trong quá trình học, sinh viên cũng sẽ có 600 giờ thực tập với mức lương tối thiểu 16 AUD/giờ và cơ hội làm việc tại các nhà hàng danh tiếng như Intercontinential, Shangri-la Hotel, Hilton…

– Cơ bản

Thời gian học: 2-3 tháng.

Nội dung: Học nấu ăn và làm bánh.

– Trung cấp

Thời gian học: 2-3 tháng.

Nội dung: Nấu ăn, làm bánh.

– Nâng cao

Thời gian học: 2-3 tháng.

Nội dung học: Nấu ăn, làm vánh.

Sau khi hoàn thiện 3 khóa học trên sẽ được nhận Chứng chỉ III về nấu ăn thương mại và làm bánh.

– Thực tập thực tế: 6 tháng.

– Giai đoạn 3: 6 tháng, học các kĩ năng nấu ăn các món và làm bánh chuyên sâu.

– Giai đoạn 4: 6 tháng, nâng cao các kĩ năng

Du học nấu ăn Úc là một xu hướng đang được nhiều người quan tâm vì Úc là nơi có ngành ẩm thực rất phát triển. Ngành nghề này không chỉ đem lại những lợi ích thiết yếu cho sinh viên mà còn có những cơ hội khác trong quá trình làm việc sau này nữa.

Theo duhoc.online tổng hợp

Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Hiểu Về Chế Độ Dinh Dưỡng Và Cách Nấu Thức Ăn Cho Chó Con trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!