Bạn đang xem bài viết Thực Đơn Ăn Dặm Kiểu Nhật 30 Ngày Đầu Tiên Cho Bé được cập nhật mới nhất trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
“Hôm nay bé ăn gì?” là câu hỏi mà rất nhiều mẹ ngày nào cũng suy nghĩ khi chuẩn bị đồ ăn dặm cho bé yêu. Với thực đơn 30 ngày đầu tiên ăn dặm kiểu Nhật cho bé sẽ giúp các mẹ chẳng còn phải lo lắng, băn khoăn.
Những năm gần đây, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật (cho bé ăn từng món riêng lẻ, rây nhuyễn chứ không xay) được nhiều mẹ Việt Nam ưa chuộng và áp dụng. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật có ưu điểm lớn nhất là giúp bé khám phá tối đa hương vị của từng thực phẩm riêng rẽ. Ngoài ra bé được tập thói quen ăn nhạt và được ăn đa dạng nhiều món trong mỗi bữa.
Một lưu ý khác khi mẹ cho bé ăn dặm kiểu Nhật là cần chú ý đến kết hợp thực phẩm sao cho hài hòa cho từng bữa ăn của con. Giai đoạn khó khăn nhất là giai đoạn đầu mới ăn dặm. Ở giai đoạn này, nên cho bé làm quen, đừng đặt nặng vấn đề bé có ăn được nhiều hay không. Với những mẹ còn bỡ ngỡ với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, có thể tham khảo thực đơn ăn dặm trong 30 ngày đầu tiên sau đây.
3 ngày đầu tiên, khi bé mới bắt đầu ăn dặm, mẹ chỉ nên cho bé tập ăn cháo trắng để bé cảm nhận được vị nguyên chất từ bát cháo trắng. Cháo trắng nấu theo tỉ lệ 1:10, rây nhuyễn, thêm chút nước sao cho độ đặc loãng hơn sữa mẹ một chút. Các mẹ chú ý, cháo được nấu bằng cốc nấu cháo thì sẽ giữ được nguyên chất dinh dưỡng, nhừ, mềm hơn.
Ngày thứ 4:
Cháo trắng trộn nước dashi 1:10 rây nhuyễn và cà rốt rây nhuyễn.
Ngày thứ 5:
Cháo trắng nước dashi và cà rốt.
Ngày thứ 6:
– Cháo 1:10 nước dashi 15ml.
– Su su nghiền 15ml.
Ngày thứ 7:
Cháo su su 15ml, bí đỏ 10ml.
Ngày thứ 8:
– Cháo bí đỏ 10ml.
– Khoai tây nghiền trộn sữa mẹ 15ml.
Ngày thứ 9:
– 20ml khoai lang nghiền.
– 15ml sữa đậu nành.
Ngày thứ 10:
– 20ml khoai nghiền trộn sữa.
– 10ml rau chân vịt rây nhuyễn. Rau chân vịt rất giàu dinh dưỡng và nhiều sắt. Mẹ nên bổ sung vào thực đơn cho bé.
Ngày thứ 11:
– 10ml cà chua rây nhuyễn.
– 15ml cháo cải bó xôi + nước dashi.
Ngày thứ 12:
– Cháo nấu theo tỉ lệ 1:10 + nước dùng dashi hoặc nước rau củ. Rắc thêm phô mai dinh dưỡng (20ml).
– Cà chua tách vỏ, bỏ hạt, hấp, rây nhuyễn.
– Tráng miệng sữa chua làm từ sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Ngày thứ 13:
– Cháo su su nghiền, thêm 1 giọt dầu olive nguyên chất 15-20ml.
– Sữa đậu nành mẹ nấu: 10ml.
– Đậu hũ non mẹ tự làm: Mới ăn lần đầu nên mẹ cho bé ăn 5ml.
Ngày thứ 14:
– Cháo bí đỏ trộn sữa.
– Sữa chua táo nghiền.
Ngày thứ 15:
– Cháo bí đỏ trộn phô mai.
– Khoai tây nghiền: Khoai tây cắt miếng mỏng, hấp, rây nhuyễn.
– Nước ép táo: Táo cắt miếng nhỏ hấp chín, nghiền, rây được nước cốt. Pha loãng theo tỉ lệ 1:5. Bé mới uống nước hoa quả nên chỉ uống loãng.
Ngày thứ 16:
– Cháo susu 15ml+ nước dashi + 1 giọt dầu óc chó.
– Cà chua nghiền.
Ngày thứ 17:
– Cháo tỉ lệ 1:7, con đã có thể ăn đặc hơn nên mẹ tăng độ thô từ cháo 1:10 lên 1:7 (20ml).
– Bí đỏ + phô mai: 20ml.
– Hành tây nghiền: 5ml.
Ngày thứ 18:
– Khoai lang nghiền + cà chua.
– Cháo nấu cùng nước dùng dashi + 1 giọt dầu olive nguyên chất.
Ngày thứ 19:
– Cháo 1:7 rây nhuyễn (30ml).
– Súp khoai tây + hành tây nghiền, rắc thêm phô mai dinh dưỡng trộn đều.
– Táo nghiền tráng miệng.
Ngày thứ 20:
– Súp khoai tây, hành tây trộn sữa.
– Bắp cải tím nghiền: 10ml.
– Nước trái cây: 20ml.
Ngày thứ 21:
– Cháo rây 30ml + thêm khoảng 2,5ml dầu óc chó.
– Bắp cải tím nghiền: 10ml.
– Bí ngòi nghiền: 10ml.
Ngày thứ 22:
– Cháo yến mạch 40ml: Yến mạch rất tốt cho sự phát triển trí não và sức đề kháng của bé. Một tuần mẹ cho bé ăn khoảng 3 bữa cháo yến mạch thay cho cháo gạo thông thường. Vừa giúp bé đổi bữa ngon miệng hơn, vừa rất tốt. Mẹ đừng quên cho 2,5ml dầu olive nguyên chất.
– Cà rốt nghiền trộn sữa mẹ: 30ml.
– Bí ngòi nghiền: 20ml.
Ngày thứ 23:
– Cháo trắng + nước dashi 30ml + rắc thêm bột phô mai dinh dưỡng trộn đều.
– Soup khoai tây đậu nành: 20ml.
– Bí đỏ nghiền 20ml.
Ngày thứ 24:
– Cháo 30ml thêm 1-2 giọt dầu óc chó.
– Bí ngòi: 20ml.
– Đậu phụ non mẹ tự làm: 10ml.
Ngày thứ 25:
– 30ml cháo cà chua nấu với nước dashi + giọt dầu olive.
– 20ml hành tây nghiền, rây nhuyễn.
– 20ml đậu phụ non rây nhuyễn.
Ngày thứ 26:
– Cháo susu 30ml + phô mai dinh dưỡng trộn đều.
– Cà rốt nghiền, rây nhuyễn: 20ml.
– Đậu hũ non mẹ tự làm: 15ml.
Ngày thứ 27:
– Cháo 1:7 rây thêm nước dashi: 30ml.
– Soup khoai lang đậu nành 20ml.
– Bí ngòi và bắp cải tím 15ml.
Ngày thứ 28:
– Cháo dashi 30ml.
– Súp bí đỏ đậu nành 20ml.
– Susu 15ml.
Ngày thứ 29:
– Cháo dashi 30ml.
– Khoai tây, đậu non 20ml.
– Na nghiền 10ml.
Ngày thứ 30:
– Cháo rau chân vịt: 40ml.
– Cá shirasu nghiền nhuyễn 15ml.
– Nước hoa quả: 20ml.
Thực Đơn Khởi Đầu 30 Ngày Ăn Dặm Kiểu Nhật
Thời điểm ăn dặm lý tưởng đó là khi bé đủ 6 tháng tuổi (theo khuyến nghị của tổ chức Y tế thế giới WHO) vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển tương đối hoàn thiện và dễ hấp thu ngoài loại thực phẩm khác nhau ngoài sữa.
Một số nguyên tắc mẹ cần hiểu trước khi bắt đầu cho con ăn dặm:
1. Trong giai đoạn đầu tập ăn dặm sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính.
Ăn dặm là quá trình giúp con làm quen với với các thức ăn khác ngoài sữa, nên mẹ không nên đặt nặng vấn đề ăn nhiều hay ít. Mà hãy chú ý để giúp con hình thành thói quen ăn uống tốt lành mạnh.
Toàn bộ kỹ năng của con sẽ được bé học và hoàn thiện dần dần, chính vì vậy mẹ đừng quá cầu toàn vừa muốn con ăn ngoan, muốn con trông mũm mĩm, muốn con hoạt bát ngay từ đầu.
Mẹ hãy làm đúng cách, mọi thứ để cho con đón nhận một cách tự nhiên nhất. Khi mẹ căng thẳng, bực tức thì bé sẽ chịu ảnh hưởng rất nhiều, khiến bé cũng thấy áp lực, bé ăn không ngon, đôi khi lại hay cáu gắt.
2. Tập cho trẻ thói quen ăn ngồi ghế, tự ăn
Khi trẻ bắt đầu có khả năng ngồi vững, mẹ hãy tập cho con thói quen tự ngồi ghế và ăn. Mẹ có thể lót thêm gối hoặc vải để con ngồi chắc hơn.
3. Cho con ăn theo nguyên tắc : Loãng – Đặc và Mịn – Thô
Cho bé ăn dặm từ loãng, đặc và từ mịn tới thô, tăng dần lượng ăn vừa đủ theo nhu cầu của con. Lượng ăn là theo nhu cầu của từng bé, nên mẹ đừng lấy hình mẫu trẻ hàng xóm rồi áp đặt lên bé nhà mình. Cơ thể trẻ sẽ tự điều chỉnh nhu cầu, lượng ăn phù hợp với chính bản thân trẻ.
5. Giới thiệu đa dạng các loại rau củ, đạm cho bé
Khi giới thiệu các loại rau củ, đạm cho bé bạn áp dụng nguyên tắc 3days easy, nguyên tắc này giúp mẹ biết con thích ăn gì, không thích ăn gì, dị ứng với những thực phẩm gì.
Mỗi khi giới thiệu món mới cho bé, hãy cho bé ăn từ ít tới nhiều, và sử dụng liên tục như vậy để mẹ có thể hiểu con hơn.
6. Không nên nêm gia vị đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi
Thận của trẻ nhỏ rất yếu nên trong thời gian đầu ăn dặm mẹ không nên nêm nếm bất kỳ gia vị nào vào thức ăn của trẻ. Việc nêm nếm gia vị như người lớn sẽ vô tinh gây hại cho cơ thể của trẻ.
Thực đơn chi tiết 30 ngày đầu tiên ăn dặm của con
Ngày 1:
Cháo rây: 5ml (cháo 1:10)
Ngày 2:
Cháo rây: 10ml (cháo 1:10)
Ngày 3:
Cháo rây: 15ml (cháo 1:10)
Ngày 4:
Cháo rây: 10ml (cháo 1:10 mẹ có thể trộn thêm dashi rau củ)
Cà rốt nghiền: 5ml (cà rốt hấp chín rây mịn và thêm nước dashi vào làm loãng)
Ngày 5:
Cháo rây, dashi: 10ml (cháo 1:10)
Cà rốt nghiền: 5ml (cà rốt hấp chín rây mịn và thêm nước dashi vào làm loãng)
Mướp hương: 5ml (hấp chín rây)
Ngày 6:
Cháo rây, dashi: 10ml (cháo 1:10)
Cà rốt nghiền: 5ml (cà rốt hấp chín rây mịn và thêm nước dashi vào làm loãng)
Mướp hương: 5ml (hấp chín rây)
Ngày 7:
Cháo rây, dashi: 10ml (cháo 1:10)
Mướp hương: 5ml (hấp chín rây)
Bí đỏ: 5ml (hấp chín rây mịn thêm nước daishi vào làm loãng)
Ngày 8:
Cháo rây, dashi: 10ml (cháo 1:10)
Bí đỏ: 5ml (hấp chín rây mịn thêm nước daishi vào làm loãng)
Khoai tây trộn sữa mẹ 5ml (khoai tây hấp chín rây mịn cho sữa mẹ vào trộn đều)
Ngày 9:
Cháo rây, dashi: 10ml (cháo 1:10)
Bí đỏ: 5ml (hấp chín rây mịn thêm nước daishi vào làm loãng)
Khoai tây trộn sữa mẹ 10ml (khoai tây hấp chín rây mịn cho sữa mẹ vào trộn đều)
Ngày 10:
Cháo rây, dashi: 10ml (cháo 1:10)
Khoai tây trộn sữa mẹ 10ml (khoai tây hấp chín rây mịn cho sữa mẹ vào trộn đều)
Su su: 5ml (hấp chín rây)
Ngày 11:
Cháo rây, dashi: 10ml (cháo 1:10)
Su su: 10ml (hấp chín rây)
Cải bó xôi: 5ml ( cải hấp chín rây thêm nước dùng daishi)
Ngày 12:
Cháo rây mix su su: 10ml (cháo 1:10)
Cải bó xôi: 10ml ( cải hấp/luộc chín rây thêm nước dùng daishi)
Bí đỏ trộn sữa mẹ: 10ml (bí hấp chín rây trộn cùng sữa mẹ).
Ngày 13: Từ ngày 13 bắt đầu tăng dần độ thô cho con.
Cháo rây, daishi 15ml ( Cháo vẫn tỉ lệ 1: 10 nhưng rây 10ml trộn với 5ml không rây)
Cải bó xôi 10ml
Mướp hương 10ml.
Ngày 14:
Cháo rây, daishi 10ml (cháo 1:10, rây 5ml trộn với 5ml không rây)
Rau ngót: 5ml (hấp rây)
Khoai tây 5ml (hấp rây trộn daishi)
Cà rốt: 10ml
Ngày 15:
Cháo rây, daishi 10ml ( cháo tỉ lệ 1:10, rây 5ml trộn 5ml không rây)
Rau ngót: 10ml (hấp rây)
Su su trộn sữa mẹ 10ml (su su hấp rây trộn sữa mẹ)
Ngày 16: Từ ngày 16 mẹ bỏ qua bước rây cháo.
Cháo mix rau ngót: 20ml (cháo 1:10 không cần rây cháo nữa dùng muỗng miết miết sơ qua).
Khoai lang: 5ml (hấp khoai và rây trộn nước dùng daishi)
Rau mồng tơi: 5ml (hấp/luộc rây)
Ngày 17:
Cháo mix rau mồng tơi:15ml (cháo 1:10)
Khoai lang: 10ml (hấp khoai và rây trộn nước dùng daishi)
Cà chua: 5ml (bỏ hạt hấp chín bóc bỏ vỏ rây)
Từ ngày 18 các loại rau lá mềm mẹ không cần rây mà băm nhuyễn tăng dần độ thô cho con, những loại củ quả hấp chín mềm thay vì rây mẹ nghiền nhuyễn và tăng dần độ thô.
Ngày 18:
Cháo mix khoai lang:10ml (cháo 1:10)
Mồng tơi: 10ml
Cà chua: 10ml (bỏ hạt hấp chín bóc bỏ vỏ rây)
Ngày 19:
Cháo mix cà chua 15ml (cháo 1:10)
Rau dền: 5ml (hấp/luộc băm nhuyễn)
Đậu cove: 5ml (đậu mẹ bỏ hạt hấp chín rây)
Ngày 20:
Cháo mix cà rốt: 10ml (cháo 1:10)
Đậu cove: 10ml
Canh rau dền: 10ml (rau dền hấp/luộc băm nhuyễn thêm nước daishi trộn đều).
Ngày 21:
Cháo mix rau dền 15ml (cháo 1:10)
Đậu cove: 10ml
Táo nghiền: 5ml (táo hấp chín rây)
Ngày 22:
Súp lơ nghiền: 5ml (hấp/rây thêm chút nước dùng daishi)
Bí ngòi: 5ml (hấp nghiền nhuyễn)
Ngày 23:
Cháo mix bí ngòi: 10ml
Táo mix sữa mẹ: 10ml (táo hấp chín rây trộn sữa mẹ)
Súp lơ: 10ml
Ngày 24:
Cháo bánh mì: 10ml (mẹ dùng bánh mì sandwich bỏ viền cứng ngoài lấy phần mềm xé vụn trộn cùng sữa mẹ/ sữa công thức đun lên rây
Bí ngòi: 10ml
Súp lơ: 10ml
Ngày 25:
Cháo mix súp lơ: 10ml
1/4 lòng đỏ trứng gà (trứng gà ta luộc chín lấy 1/4 lòng đỏ nghiền nhuyễn thêm chút nước dùng daishi cho con dễ nuốt)
Khoai lang trộn sữa mẹ: 10ml
Khoảng giai đoạn này mẹ bổ sung thêm đạm cho con, bắt đầu bằng lòng đỏ trứng gà sau đó là đến thịt cá trắng (cá sông, cá đồng) như cá lóc, cá rô, cá chép, cá bống, cá basa, cá chốt…
Những loại cá nước ngọt thường lành tính nên giới thiệu cho con trước, tránh ăn cá biển sớm vì khả năng dị ứng cao. Khi con có biểu hiện dị ứng thực phẩm nào mẹ ngưng không cho con dùng tối thiểu 3 tháng sau giới thiệu lại cho con nhưng với lượng ít thôi.
Ngày 26:
Cháo mix 1/2 lòng đỏ trứng gà: 15ml
Canh bầu: 10ml (bầu hấp chín nghiền nhuyễn trộn với nước dùng daishi)
Đậu hà lan nghiền: 5ml
Ngày 27:
Cháo đậu hà lan mix cà rốt 15ml
1/4 lòng đỏ trứng gà ta
Cá lóc hấp gừng (cá hấp chín mẹ nghiền nhuyễn mẹ có thể trộn một ít vào cháo cho con ăn)
Ngày 28:
Cháo cá lóc mix đậu hà lan bí ngòi (cháo tỉ lệ 1:7).
Canh cải ngọt
Trà lúa mạch
Ngày 29:
Cháo hạt sen bí đỏ (cháo 1:7)
Cá lóc hấp sả
Canh rau cà chua
Trà lúa mạch
Ngày 30:
Cháo hạt sen bí ngòi khoai lang
Súp cà rốt khoai tây sữa mẹ.
Trà trái cây.
Toàn bộ định lượng ăn dặm trên là theo nhu cầu của bé nhà mẹ Hương, các mẹ tham khảo tuy nhiên cũng nên điều chỉnh để phù hợp nhất với nhu cầu cũng như khả năng ăn của bé nhà mình.
Nếu mẹ vẫn còn thắc mắc cần nhiều tư vấn hơn về thời gian ăn cũng như lịch sinh hoạt của trẻ vui lòng inbox cho Ăn dặm 3in1 tại ĐÂY.
Thực Đơn Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé 5, 6 Tháng Chi Tiết 30 Ngày
Lưu ý mẹ cần nắm rõ khi áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Mẹ hãy lên thời gian biểu phù hợp về chế độ, số lượng thực phẩm cũng như số lần ăn hợp lý để bé tập làm quen.
Thức ăn ở giai đoạn làm quen này phải được nghiền nhỏ, rây mịn và ở dạng loãng.
Mẹ hãy bắt đầu với số lượng nhỏ (khoảng ½ muỗng) rồi duy trì 3-4 ngày và tăng dần lên theo từng tháng tuổi.
Luôn đa dạng các loại thực phẩm để lựa chọn loại thực phẩm bé yêu thích và loại bé có thể dị ứng, không thích ăn.
Bé luôn được ngồi vào ghế ăn và ăn riêng từng loại thực phẩm một ở giai đoạn đầu
Khẩu phần ăn của bé ở từng tuần khi ăn dặm kiểu nhật
Ở tháng đầu tiên cho bé tập làm quen, bé hãy lên một thời gian biểu để bé có một khung giờ và chế độ nhất định.
Tuần 1: Hãy cho bé tập làm quen với cháo trắng rây tỷ lệ 1:10 và ăn 5ml – 10ml. mỗi ngày
Tuần 2: Mẹ có thể nâng số lượng cháo trắng rây lên 15-25ml và bổ sung thêm rau củ rây như: cà rốt, bí đỏ, su su, cà chua với số lượng khoảng 5ml vào thực đơn của bé.
Tuần 3: Tăng số lượng cháo trắng lên 30-40ml và kết hợp các loại rau củ quả với số lượng 10ml như: su hào, su su, rau ngót, rau cải bó xôi.
Tuần 4: Mẹ duy trì chế độ và số lượng như ở tuần 3
Cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật cháo trắng luôn được nấu với tỷ lệ 1 :10 hoặc 1:9 ở tuần cuối, và được rây mịn, trộn với nước Dashi để làm loãng.
Các công thức nấu nước Dashi khi cho con ăn dặm kiểu Nhật
Công thức 1: Cà rốt, khoai tây, quả su su, đậu cove.
Công thức 2: Su hào, rau cải thảo, sup lơ xanh, trắng
Công thức 3: Hành tây, rau bắp cải, củ cải trắng
Công thức 4: Các loại nước luộc rau như: rau cải, rau bina
Công thức 5: Dùng bột dashi cô đặc của Nhật pha thành nước dashi luôn, rất tiện lợi và tiết kiệm thời gian.
Công thức 6: Nấu nước dashi từ cá bào và rong biển Kombu chuẩn theo đúng các mẹ Nhật
Nấu nước Dashi từ các loại rau củ
Những thực phẩm bé có thể ăn trong giai đoạn 5- 6 tháng
Dù các mẹ có áp dụng phương pháo ăn dặm nào thì vẫn phải đảm bảo trong mỗi bữa ăn của bé có đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng sau đây:
Tinh bột: cháo loãng (gạo), bánh mì, bún, miến, khoai lang, chuối, khoai tây, khoai sọ, khoai môn
đậu hũ, lòng đỏ trứng, cá, sữa chua, phô mai, cá trắng, đậu Hà Lan, cá dăm khô shirasu
Vitamin: cải bó xôi, bí đỏ, cà chua, cà rốt, cải ngọt, bắp cải, củ cải, hành tây… hay các loại trái cây như táo, cam, dâu, quýt
Những dụng cụ dùng để chế biến món ăn cho bé
Để chuẩn bị cho bé ăn dặm kiểu nhật thì mẹ cần sắm tối thiểu những dụng cụ sau đây
Cá nhân mình thì mình mua cốc nấu cháo của Pigeon hay các cốc nấu cháo Richell….mẹ chọn loại nào cũng được ạ. Chỉ cần đong gạo và nước vào lon rồi đặt vào nồi cơm điện nấu cùng cơm gia đình. Khi cơm chín thì gạo trong lon cũng thành cháo. Chi phí mua cốc rẻ hơn mà cho phép nấu từng bữa nhỏ hàng ngày để đảm bảo bé luôn đươc ăn đồ tươi mới nhất.
Các mẹ có thể dùng máy xay sinh tố, tuy nhiên cá nhân mình thì mình không dùng vì nó xay nhuyễn quá và cảm giác bé ăn không ngon. Hơn nữa mình không điều chỉnh được độ thô của thức ăn như mong muốn nên mình đầu tư bộ dụng cụ chế biến thức ăn. Bộ này mình của của richell Nhật. Nó gồm chén nghiền có nhiều rãnh, chày gỗ để nghiền thức ăn, lưới rây bàn mài, bàn vắt cam
Xem các bộ chế biến ăn dặm kiểu Nhật khác ở đây
3. Chén, muỗng cho bé ăn dặm
Cái này bố mẹ có thể dùng luôn bát chén muốn trong gia đình. Tuy nhiên mình thì vẫn lựa cho bé 1 bộ chén muỗng riêng. Thìa mình mua thìa silicon Munchkin mềm để bé ăn không bị đau lợi như là thìa inox ở nhà. Bát đĩa mình cũng chọn đồ bằng nhựa để bé dùng không bị vỡ và nhỏ nhỏ xinh xinh kích thích bé ăn uống.
Mình rất sợ cảnh vừa bế con vừa cầm bát bột, cháo đi rong để cho con ăn, hay phải cầm bát chạt đuổi theo để cho bé ăn từng miếng một. Vì thế ngay từ khi con ngồi được và bắt đầu ăn dặm mình đã mua ghế và cho bé vào đó ăn, bé sẽ dễ dàng hình thành thói quen tốt này. Ghế mình mua là ghế nó có nấc thay đổi cao thấp và có thể dùng đến khi bé tận 3 tuổi. Hơn nữa nó bằng nhựa nên khi con ăn mà làm rơi bẩn ra thì có thể dễ dàng vệ sinh sạch sẽ. Bạn có thể chọn giữa 2 hãng Mastela hoặc AB
Xem các sản phẩm ghế ăn dặn cho bé giá ưu đãi nhất
Review bột ăn dặm Heinz có tốt không? Bột ăn dặm cho bé loại nào tốt nhất Các loại bánh ăn dặm cho bé tốt nhất theo từng tháng tuổi Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng tuổi
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ từ 5 – 6 tháng chi tiết 30 ngày
Thực đơn ăn dặm kiểu nhật ngày 1, ngày 2, ngày 3: Cháo loãng rây được nấu theo tỷ lệ 1 :10. Số lượng ăn là mỗi lần một thìa cho bé tập làm quen
Ngày 4, ngày 5 vẫn là cháo rây mịn nấu theo tỷ lệ 1:10 và tăng lên 2 thìa/ lần ăn.
Ngày 6: cháo trắng tỷ lệ 1:10 rây mịn, bí đỏ hấp rây mịn
Ngày 7: cháo trắng 1:10 rây mịn cùng với rau cải bó xôi hấp rây mịn và 1 thìa cà rốt hấp rây nhỏ.
Ngày 8: Cháo trắng 1:10 rây trộn xúp lơ xanh hấp chín rây mịn và tráng miệng bằng chuối rây.
Ngày 9: Cháo trộn rau mồng tơi rây mịn và tráng miệng bằng đu đủ nghiền rây qua lưới.
Ngày 10: Khoai lang hấp, rây mịn trộn với nước táo ép ăn cùng củ cải trắng hấp chín, rây qua lưới.
Ngày 11: Khoai lang hấp, nghiền mịn trộn nước Dashi và tráng miệng với nước ép lê vàng.
Ngày 12: Cháo trắng 1:10 rây, ăn cùng đậu hũ sốt cà chua nghiền nhỏ rây qua lưới.
Ngày 13: Cháo trắng 1: 10 rây trộn cùng rau cải thìa hấp chín rây mịn. Khoai tây hấp chín nghiền mịn trộn sữa chua, tráng miệng bằng nước ép dưa hấu.
Ngày 14: Cháo trắng 1:10 trộn bánh mì ăn cùng cà rốt hấp chín nghiền trộn sữa chua
Ngày 15: Cháo trắng 1:0 rây trộn rau mồng tơi, tráng miệng món chuối trộn sữa chua
Ngày 16: Cháo trắng 1:10 trộn súp lơ xanh rây mịn, ăn cùng cà rốt nghiền rây qua lưới.
Ngày 17: cháo trắng 1 :10 rây mịn, đu đủ rây mịn, tráng miệng nước ép lê vàng.
Ngày 18: Chó trắng 1: 10 rây mịn, nước ép cà rốt và đu đủ rây nhỏ
Ngày 19: Cháo trắng 1 :10 trộn cà chua rây mịn, khoai lang hấp rây trộn nước cam.
Ngày 20: Cháo trắng 1 :10 rây mịn trộn đậu hũ, rau mồng tơi, tráng miệng chuối rây mịn
Ngày 21: Cháo trắng tỷ lệ 1:10 rây mịn cùng đậu cove, bí đỏ hấp chín mềm rây mịn.
Ngày 22: cháo trắng trộn rau thập cẩm rây mịn, khoai lang hấp rây mịn.
Ngày 23: Cháo trắng 1 :10 trộn súp lơ nghiền mịn, tráng miệng nước ép dưa hấu.
Ngày 24: Cháo bánh mì trộn chuồi nghiền mịn, súp súp lơ, đậu cove và nước Dashi.
Ngày 25: Cháo trắng rây mịn trộn rau cải thìa, đậu hủ nghiền, tráng miệng đu đủ rây qua lưới.
Ngày 26: Cháo 1 :10 rau mồng tơi rây mịn, bí đỏ hấp rây mịn
Ngày 27: Cháo troonjn rau bó xôi và súp cà rốt, khoai tây
Ngày 28: Nui luộc chín mềm trộn nước Dashi rây mịn, tráng miệng vú sữa rây nhỏ.
Ngày 29: Mỳ Udon cà rốt rây nhỏ, súp bắp xú và tráng miệng Kiwi xanh.
Ngày 30: cháo hạt sen, bầu luộc rây mịn, tráng mịn vú sữa rây mịn.
Thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé 7 tháng
Giai đoạn này mẹ có thể thay đổi chế độ cháo trắng tỷ lệ 1: 9 và rây mịn, trộn nước Dashi như khi 6 tháng.
Các loại rau củ mẹ có thể nghiền mịn và cho bé ăn cùng.
Ở giai đoạn này, mẹ có thể bổ sung thịt, cá, trứng vào thực đơn của bé để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé được tốt hơn.
Súp khoai tây, đậu Hà Lan, sữa chua
Cháo thịt bò rau dền, chuối chín thái lát
Cháo thịt gà,bắp cải, đu đủ chín thái miếng
Sup bí đỏ hạt sen, canh thịt gà viên
Cháo khoai lang gan gà nấu với bí đỏ và dâu tây nghiền
Cháo đậu bắp rong biển, xoài chín thái miếng nhỏ
Cháo cá hồi, rau ngót, sữa chua
Cháo thịt đậu bắp, bí đỏ, sữa chua
Sup khoai tây cá hồi và susu luộc.
Sup cá rau cải, sữa chua, bánh mỳ
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé từ 8 tháng tuổi
Giai đoạn này nếu bé nào ăn thô tốt, mẹ có thể không cần rây cháo nữa nhưng cháo phải được nấu nhuyễn, mịn và sánh
Rau củ quả có thể nghiền nát mà không cần rây qua lưới nữa.
Mẹ có thể tăng số lượng ăn và bổ sung thêm thịt cá, trứng vào thực đơn của bé.
Cháo thịt bò nấm rơm, canh bí đỏ
Sup khoai lang đậu Hà Lan
Cháo cá quả, rau bắp cải luộc.
Cháo, cá hồi, sup lơ
Cháo trứng, khoai lang, thanh long thái miếng nhỏ
Cháo tôm, bí đỏ và su su luộc
Cháo cua, canh mồng tơi
Sup khoai tây đậu phụ, nho cắt đôi quả
Thực đơn ADKN giai đoạn 9-11 tháng
Giai đoạn này độ thô của bé đã được tăng lên đáng kể, vì vậy mẹ có thể cho bé tập làm quen với cháo nguyên hạt, cơm nát và rau củ quả chế biến dạng thanh luộc hoặc hấp chín cho bé ăn chỉ huy.
Nui xào thịt bò, cà chua, sữa chua
Cơm nát, rau cải bó xôi, thịt gà, đu đủ chín
Cháo trắng, thịt bò xào, bí đỏ hấp, na chín
Cơm nát, thịt lợn bằm, bí ngòi, nho đỏ
Cháo cá hồi, rau ngót
Cơm nát, rong biển, thịt gà viên
Cháo cua biển, canh rau cải, sữa chua
Sup gà, ngô ngọt, sữa chua
Cơm nát, tim gà, su su luộc, hồng xiêm chín.
Cơm nát, cá hồi áp chảo, rau bina hấp.
Nui xào thịt bò, nấm rơm, kiwi vàng
Cơm nát, rong biển, trứng gà rán, đu đủ chín
Cơm nát, thịt bò viên, sup lơ xanh,
Cháo trắng thịt bò bằm, rau cải thảo
Cơm nát, cá quả sốt cà chua, đậu cove hấp.
Bài viết trên là tổng hợp các thực đơn ăn dặm kiểu Nhật dành cho các bé theo từng tháng tuổi các mẹ có thể tham khảo để áp dụng cho bé yêu nhà mình. Chúc các mẹ thành công.
Thực Đơn Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé
Thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé phải theo nguyên tắc từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc, từ một nhóm thực phẩm đến bốn nhóm thực phẩm, đồng thời phải chú ý đến tâm lý của trẻ, cần tạo cho trẻ tâm lý thoải mái nhất khi ăn, tránh trường hợp ép trẻ quá mức khiến trẻ trở nên sợ ăn. Bước đầu nếu tuân thủ đúng sẽ tạo cho trẻ thói quen ăn uống tốt về sau.
Lợi ích của việc cho bé ăn dặm kiểu Nhật
Ngay từ khi bắt đầu ăn dặm, bé đã được làm quen với thức ăn thô. Điều này có nghĩa bé sẽ ăn ngay bằng cháo loãng nấu với tỉ lệ 1:10 (1 gạo, 10 nước) rồi ray qua lưới thay vì ăn bột. Độ thô cũng như độ đặc của món ăn sẽ tăng dần theo độ tuổi của bé.
Việc ăn thô sớm sẽ giúp bé học được phản xạ nhai và nuốt một cách tốt nhất. Tránh tình trạng trẻ chỉ biết nuốt chửng, ăn một cách thụ động khi ăn bất cứ thứ gì, điều này khiến trẻ dễ bị nôn trớ, hóc nghẹn rất nguy hiểm.
Nhận biết được mùi vị
Một ưu điểm lớn nhất của cách ăn dặm kiểu Nhật đó chính là giúp bé nhận biết được mùi vị của từng loại thực phẩm khác nhau. Theo đó, khi chế biến thức ăn cho bé mẹ sẽ nấu riêng biệt từng món và không trộn lẫn vào nhau.
An toàn cho sức khỏe
Theo cách nấu ăn dặm kiểu nhật, các mẹ thường sẽ không thêm bất cứ loại gia vị nào khác vào thức ăn của bé khi bắt đầu ăn dặm, hoặc chỉ nêm rất ít muối khoảng bằng 1/4 khẩu phần ăn của người lớn. Trẻ có thói quen ăn nhạt ngay từ đầu sẽ giúp bảo vệ thận, không bắt thận “làm việc” quá sức.
Trẻ ăn ngoan
Với cách ăn dặm kiểu Nhật này, bé sẽ được ngồi ăn trên ghế ăn, không đi rong, không bật ti vi, không điện thoại, máy tính… Hình thành thói quen ăn nghiêm túc ngay từ khi còn nhỏ, không khóc, không ngậm. Bé còn được học cách tự bốc ăn bằng tay, khi lớn hơn mẹ còn dạy cách ăn bằng muỗng, bằng nĩa.
Lưu ý khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật
Những muỗng ăn đầu đời của bé sẽ là những muỗng cháo nấu theo tỷ lệ 1 phần gạo, 10 phần nước. Rất loãng, rất dễ tiêu hóa để bé tập nuốt. Sau đó cháo sẽ được nấu đặc dần để bé tập ăn cháo đặc rồi chuyển sang ăn cơm.
Bữa ăn của bé cần có đủ 3 nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm và vitamin. Những món ăn này sẽ được thường xuyên thay đổi để bé quen dần với nhiều loại thực phẩm khác nhau.
Mẹ không cần thêm gia vị vào thức ăn của bé.
Cách nấu ăn dặm kiểu nhật: các mẹ nên tận dụng các nguyên liệu để tạo màu sắc hấp dẫn cho món ăn, giúp bé hứng thú hơn trong việc ăn dặm.
Trong quá trình cho con ăn dặm, mẹ hãy tập cho bé thói quen ăn đúng bữa.
Khi bé đã biết ngồi thì mẹ hãy để cho bé ngồi ăn chung với bố mẹ và tập cho con tự xúc đồ ăn. Điều này giúp bé có khả năng tự lập hơn.
Khi cho con ăn dặm kiểu Nhật, mẹ hãy để trẻ ăn theo nhu cầu của trẻ không nên thúc ép.
Khi giới thiệu những món ăn mới cho bé, mẹ nên thử trong khoảng 3-4 ngày.
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé giai đoạn 5 – 6 tháng
– Độ thô của cháo: Tỷ lệ 1 bột gạo/10 nước.
– Thức ăn phải được nghiền nhuyễn, mịn để trẻ dễ ăn.
– Không nêm gia vị.
5 tháng
6 tháng
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé giai đoạn 7 – 8 tháng
– Độ thô của cháo: Tỷ lệ 1 bột gạo/7 nước (10gr bột gạo với 70ml nước).
– Giai đoạn này chưa cần nêm gia vị, nếu mẹ vẫn muốn nêm thì chỉ thêm một lượng cực nhỏ.
– Ngoài hai giờ ăn chính, mẹ có thể cho con ăn tráng miệng với chuối nạo, đu đủ nghiền, xoài nạo, nước cam loãng…
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé giai đoạn 9 – 11 tháng
– Thời gian này bé có thể ăn cháo hạt vỡ, hoặc cơm nát. Độ thô của cháo: Tỷ lệ 1 gạo/5 nước.
– Giai đoạn này mẹ có thể nêm nhạt.
– Ngoài hai giờ ăn chính, mẹ có thể cho con ăn tráng miệng với chuối nạo, đu đủ nghiền, xoài nạo, nước cam loãng… Ăn thêm sữa chua, bánh ăn dặm.
Bảng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật
Theo Dạy con kiểu Nhật
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!Cập nhật thông tin chi tiết về Thực Đơn Ăn Dặm Kiểu Nhật 30 Ngày Đầu Tiên Cho Bé trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!