Xu Hướng 6/2023 # Thật Không Tin Nổi Cách Làm Nước Tương Ăn Bún Xào Lại Quá Đơn Giản # Top 10 View | Vinaconex.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Thật Không Tin Nổi Cách Làm Nước Tương Ăn Bún Xào Lại Quá Đơn Giản # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Thật Không Tin Nổi Cách Làm Nước Tương Ăn Bún Xào Lại Quá Đơn Giản được cập nhật mới nhất trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ăn bún xào mà thiếu nước tương thì không gọi là bún xào. chúng tôi mách bạn cách làm nước tương ăn bún xào chuẩn vị nhà hàng.

Nếu không thích ăn mặn bạn có thể dùng công thức: Cho 3 muỗng nước tương + 1 muỗng đường + nước cốt chanh + 50 mL nước lọc + tỏi, ớt băm (nếm nước tương có vị chua ngọt). Rồi cho bún xào ra đĩa dùng với nước tương thêm chút đậu phộng rang.

Cải ngọt cắt khúc, cà rốt bào sợi. Đậu hũ đem chiên vàng cắt miếng dài,

Phi tép tỏi vàng cho cải ngọt vào xào, cho cà rốt vào xào chín trong 5 phút, Cho tiếp bún gạo vào xào (nếu khô) cho chút nước vào để bún gạo khô được chín, mềm và dai. Cho tiếp giá vào xào chín trộn điều tất cả. Cho tiếp đậu hũ chiên vào.

– 1/2 trái thơm

– Nước tương đậm

– Nước dừa tươi

– 3 muỗng đường

– 1 muỗng muối

Thơm gọt sạch vỏ, cắt bỏ mắt rồi băm nhuyễn hoặc cho vào cối sinh tố xay nhuyễn. Sau đó, bạn vắt lấy nước→ Bạn cho nước dừa tươi, đường và muối vào tô, rồi dùng muỗng khuấy đến khi nguyên liệu hòa tan→ Bạn cho nước thơm vào chảo rồi cho tiếp nước dừa vào nấu sôi. Sau đó, bạn cho tiếp nước tương vào, nêm nếm cho vừa ăn rồi tắt bếp→ Khi nước tương nguội hẳn, bạn băm nhuyễn tỏi, ớt rồi cho vào nước tương để tạo vị cay cay ngon miệng.

Đầu tiên, bạn cho phần thịt heo vào tô rồi ướp thịt với 1 muỗng đường, 1 muỗng hạt nêm, 1 chút nước mắm, 1 muỗng bột ngọt, ít tỏi và hành lá băm cùng hạt tiêu xay. Sau đó, trộn đều và ướp khoảng 30 phút để thịt ngấm đều gia vị.

Bạn cho một ít dầu ăn vào chảo, rồi cho tỏi và hành tím băm vào phi thơm. Tiếp đến, cho thịt heo vào đảo đều, đến khi thịt chín bạn cho thịt ra đĩa riêng. Tiếp theo, bạn tiếp tục cho dầu tỏi vào chảo phi thơm, rồi cho giá đỗ, hành tây vào xào sơ, nên nếm với hạt nêm, bột ngọt, đường cho vừa ăn. Xào đến khi nguyên liệu chín thì bạn cho đĩa thịt xào vào đảo đều tay thì tắt bếp.

Bạn cho bún vào tô, rồi cho phần thịt heo, hành tây, giá đỗ vào, trộn đều lên và chan nước tương vào là thưởng thức.

Trứng Lòng Đào Ngâm Nước Tương: 5 Cách Làm Đơn Giản Kiểu Nhật, Hàn

1. Trứng hồng đào dầm nước tương là gì?

Trứng lòng đào ngâm nước tương là món ngon dễ làm quen thuộc nhất ở nhiều nước châu Á. Trong đó, nổi tiếng nhất là các công thức trứng luộc dầm nước tương kiểu Hàn Quốc, Nhật Bản. Món trứng được phục vụ như một món ăn nhẹ, hoặc dùng kèm thức ăn khác để tăng hương vị. Chẳng hạn, trong ẩm thực Nhật Bản, trứng dầm xì dầu thường ăn với mì Ramen. Còn ở Hàn Quốc, bạn có thể dùng trứng luộc ngâm nước tương với cơm trắng.

Cách thực hiện món ăn này rất đơn giản, và tốt cho sức khỏe. Trung bình, cứ 6 trứng ngâm xốt nước tương chỉ chứa từ 171 đến 187 kcal. Do đó, kể cả đang trong quá trình ăn kiêng, đây cũng có thể là một lựa chọn tuyệt vời cho bạn.

2. Hướng dẫn các cách làm trứng ngâm nước tương kiểu Nhật

2.1. Cách làm trứng gà lòng đào ngâm nước tương Shoyu Tamago của Nhật

2.1.1. Nguyên liệu làm trứng dầm nước tương kiểu Nhật

4 quả trứng gà (mỗi quả khoảng 60 gram) – để ở nhiệt độ phòng

1 cốc nước lọc (khoảng 250 ml)

80 ml nước tương nhẹ (tamari)

80 ml rượu mirin

1 muỗng canh đường trắng

2 cọng hành tây thái hạt lựu

2 củ tỏi băm nhỏ

1 muỗng canh gừng băm nhỏ

2.1.2. Cách làm sốt nước tương kiểu Nhật

Trong một cái nồi vừa, cho tất cả nguyên liệu (trừ trứng) vào nồi, bật bếp nấu lửa lớn.

Nước sốt sôi, tắt bếp và để nguội hoàn toàn.

Để nước sốt qua một bên.

2.1.3. Cách luộc trứng hồng đào kiểu Nhật

Bắc một cái nồi khác, cho trứng và lượng nước sạch vào nồi, đủ để ngập trứng hoàn toàn.

Bật bếp, đun nước luộc trứng sôi thì hạ lửa nhỏ nhất.

Để trứng trong nồi nước nóng thêm 4 phút nữa thì vớt ra.

Ngâm trứng vừa luộc vào thau nước đá ngay cho bớt nóng.

Đợi 5 – 10 phút sau thì lột vỏ trứng.

Lưu ý: Món trứng ngâm nước tương kiểu Nhật ngon nhất là nên luộc trứng hồng đào chín ở mức gần 10 phút, phần lòng đỏ không quá lỏng.

2.1.4. Cách ngâm trứng lòng đào với nước tương kiểu Nhật

Cho trứng hồng đào đã bóc vỏ vào hộp.

Từ từ đổ sốt nước tương mirin vào hộp cho ngập trứng và đậy nắp lại.

Cho hộp trứng vào ngăn mát tủ lạnh, ngâm ít nhất 4 giờ đến 12 giờ.

Khi ăn, lất trứng ra, cắt đôi trứng và ăn kèm mì Ramen hoặc cơm trắng.

2.2. Cách làm trứng ngâm nước tương vị daishi Onsen Tamago kiểu Nhật

2.2.1. Nguyên liệu

” Onsen Tamago” hiểu theo nghĩa đen nghĩa là “trứng ngâm suối nước nóng” trong tiếng Nhật. Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì trứng ban đầu được chế biến theo cách nấu chín chậm trong suối nước nóng ấm của Nhật. Về cơ bản, “onsen tamago” hoàn toàn trái ngược với cách luộc trứng lòng đào và nấu chín kỹ.

Xét về nguyên lý hóa học, kết cấu đặc biệt của loại trứng luộc này là sự đông đặc ở nhiệt độ khác nhau. Lòng đỏ trứng đông cứng ở nhiệt độ 70 độ C, còn lòng trắng ở mức 80 độ C. Do đó, nếu chúng ta duy trì nấu trứng ở mức 65- 68 độ C thì sẽ hoàn thành món trứng “onsen tamago” hoàn hảo với lòng trắng mịn màng bên ngoài và lớp lòng đỏ chảy mượt nhẹ nhàng bên trong. Nghe tả thôi đã thấy hấp dẫn rồi, đúng không nào! Vậy thì chúng ta bắt đầu thực hiện món ăn ngay thôi. Trước hết, chuẩn bị:

1 lít nước lọc (khoảng 4 cốc)

200 ml nước làm lạnh hơn nhiệt độ phòng một chút

4 quả trứng gà hoặc vịt

Nguyên liệu nước xốt: 1/4 tách bột daishi, 1/2 muỗng canh rượu mirin, 1 muỗng canh nước tương đậu nành, 3 gram cá bào katsuobushi, 1 nhánh hành lá xắt nhỏ.

2.2.2. Các bước làm trứng lòng đào ngâm nước tương daishi kiểu Nhật

Đổ 1 lít nước vào nồi, đậy nắp, nấu sôi. Sau đó, bắc nồi ra khỏi bếp, mở nắp, nhẹ nhàng cho trứng vào, đổ thêm 200 ml nước lạnh vào và đậy nắp ủ trong 17 phút.

Trong lúc đó, trộn bột daishi, rượu mirin với nước tương trong một cái nồi nhỏ, đun sôi. Sau đó, thêm cá bào vào nồi, tắt bếp. Đợi cá bào chìm xuống đáy nồi nước tương khoảng 30 giây (hoặc hơn) thì đổ hỗn hợp qua rây, lọc nước dùng và bỏ xác. Để phần nước xốt vừa lọc qua một bên.

Sau thời gian ủ trứng, bạn vớt ra, đợi nguội thì bóc vỏ.

Cho trứng vào chén sạch, đổ nước sốt lên trên, trang trí với hành lá xắt nhỏ và thưởng thức.

3. Cách chế biến trứng gà lòng đào ngâm nước tương Hàn Quốc (Mayak egg)

3.1. Nguyên liệu

6 quả trứng tươi, để ở nhiệt độ phòng

2 thìa cà phê muối ăn

1 muỗng canh giấm trắng

1 chén nước tương đậu nành

1 cốc nước lọc

1 chén siro ngô, hoặc đường/ mật ong tùy khẩu vị

3 tép tỏi xắt nhỏ

3 – 4 nhánh hành lá xắt nhỏ

1 trái ớt xanh xắt nhỏ

1 trái ớt đỏ xắt nhỏ

1 muỗng canh vừng rang

3.2. Cách làm trứng lòng đào ngâm nước tương kiểu Hàn Quốc

Cho 6 quả trứng vào nồi lớn, đổ nước sạch vào ngập trứng khoảng 3 cm. Thêm ít muối, giấm và đun sôi. Nấu trứng 6 phút cho lòng đỏ vẫn còn mềm và tan chảy, hoặc 8 phút để lòng đỏ hơi đông.

Sau đó, ngâm trứng với nước đá, 5 phút sau lột vỏ.

Trong lúc đợi trứng luộc, bạn nấu nước xốt bằng cách kết hợp siro, nước tương và ít nước lọc (điều chỉnh theo khẩu vị) vào nồi, trộn đều. Đến khi sôi, cho tỏi, hành lá, ớt, vừng đen vào khuấy cùng.

Cho trứng vào hộp, đợi nước tương thật nguội thì bạn mới đổ vào hộp ngâm cho ngập trứng.

Kế đến, đậy nắp hộp lại.

Bảo quản hộp trứng hồng đào tẩm nước tương ít nhất 6 tiếng, hoặc qua đêm trước khi dùng.

4. Biến tấu các công thức trứng dầm nước tương của người Việt

4.1. Hướng dẫn cách làm trứng cút lòng đào ngâm nước tương

Để ngâm 15 quả trứng cút, bạn cần hỗn hợp nước sốt với tỷ lệ nguyên liệu gồm: 80 ml nước tương tỏi ớt Chinsu, 20 gram hành tây thái lát, 5 gram mè trắng rang và 1 muỗng canh đường trắng. Các bước thực hiện như sau:

Bạn bắc nồi nước, cho ít muối và toàn bộ trứng cút vào. Vì kích cỡ trứng cút nhỏ hơn các loại trứng thông thường, nên thời gian luộc trứng hồng đào sẽ nhanh hơn. Bạn chỉ cần nấu khoảng 1 phút 30 giây là có thể vớt trứng, ngâm nước đá, rồi bóc vỏ.

Trong một cái tô sạch, cho hành tây pha với đường, nước tương vào, khuấy đều.

Thêm trứng cút đã bóc vỏ vào tô nước tương ngâm.

Khoảng 1 giờ sau, bạn mới rắc mè rang vào tô trứng ngâm.

Khoảng 1 tiếng sau nữa thì bạn có thể thưởng thức được rồi.

4.2. Hướng dẫn làm trứng hồng đào tẩm nước tương với giấm

4.2.1. Nguyên liệu

5 trứng gà tươi

30 gram đường trắng

15 ml giấm gạo (hoặc dùng giấm táo để có mùi thơm và vị ngon hơn)

100 ml nước tương đậu nành

800 ml nước lọc

4.2.2. Cách làm trứng gà lòng đào ngâm nước tương giấm

Cho nửa lít nước lọc vào nồi sạch, nấu sôi.

Thêm giấm vào hòa với nồi nước sôi và chỉnh chế độ lửa thấp nhất.

Lấy kim/ghim sạch nhẹ nhàng tạo một lỗ nhỏ trên quả trứng, ở đầu to hơn.

Sau đó, lần lượt cho từng quả trứng vào nồi nước sôi, nấu đúng 6 phút.

Sau thời gian luộc trứng, bạn tắt bếp, nhấc nồi xuống. Khi này, bạn đậy nắp nồi lại để ủ trứng tầm 3 phút nữa.

Cuối cùng, vớt trứng ra ngâm nước đá cho bớt nóng, rồi bóc vỏ.

Trong một cái tô sạch, bạn hòa tan nước tương với đường và phần nước lọc còn lại. Kế đến, cho trứng gà lòng đào vừa bóc vỏ vào tô nước tương ngâm khoảng 8 – 12 giờ.

Khi ăn, cắt trứng ra thành miếng vừa phải rồi thưởng thức.

5. Món trứng lòng đào ngâm nước tương để được bao lâu?

Để bảo quản trứng hồng đào, bạn cần vớt trứng ra khỏi nước sốt ướp. Sau đó, cho trứng vào hộp ziplock, hoặc túi đóng kín lại, để vào tủ lạnh. Những quả trứng lòng đào ngâm nước tương này lưu trữ tốt trong ngăn mát tủ lạnh tối đa 4 ngày. Đồng thời, đừng ngâm trứng với nước sốt ướp lâu hơn 12 giờ. Bởi, điều này sẽ khiến món trứng của bạn có vị rất mặn đấy. Ngoài ra, không thêm dầu mè vào hỗn hợp nước tương khi ngâm trứng. Nguyên liệu này sẽ nhanh làm trứng hỏng hơn.

Riêng với món trứng dầm nước tương “onsen tamago”, bạn chỉ bảo quản được 1 – 2 ngày trong tủ lạnh. Để hâm lại, bạn lấy hỗn hợp trứng ngâm ra ngoài, đợi hạ xuống nhiệt độ phòng. Sau đó, đặt chén trứng vào tô nước ấm (70 độ C) khoảng 10 phút sau thì ăn được.

Trúc Nguyễn dịch và tổng hợp

Cách Làm Nước Dùng Ăn Lẩu Cá Siêu Ngon Mà Lại Đơn Giản, Dễ Làm

Trong mùa đông giá rét này thì có nồi lẩu cá ăn quây quần bên gia đình hay tụ họp với bạn bè thì thật ấm áp. Vậy để có một nồi lẩu cá ngon thì nước dùng ăn lẩu cá là vô cùng quan trọng.

Nguyên liệu làm nước dùng ăn lẩu cá

Cá: Một con khoảng 2 kg

Xương ống: 300 g

Cà chua: 500 g

Me chua: 2-3 quả

Hạt tiêu

Hành, răm, thì là, gừng, ớt, chanh

Gia vị: Mắm, muối, hạt nêm, bột ngọt,..

Lưu ý: Bạn nên chọn những con cá còn tươi, mình dày thì món lẩu cá sẽ ngon và đúng vị hơn.

Cách làm nước dùng ăn lẩu cá

Sơ chế

Cá khi mua về đánh vảy rồi rửa sạch, tiếp theo ta khử mùi tanh cá bằng phương pháp vô cùng đơn giản mà cực kỳ hiệu quả như sau: Ta đổ một ít rượu trắng vào một cái tô nhỏ rồi cho thêm vài miếng gừng giã nát vào quậy đều cho nước gừng hòa tan với rượu thành hỗn hợp rượu gừng. Sau đó ta xoa đều rượu gừng lên phần mình và đầu cá để khoảng 5 phút rồi rửa lại bằng nước sạch, với phương pháp này đảm bảo ta nấu lẩu cá sẽ không còn mùi tanh nữa, rất thơm ngon bổ dưỡng.

Sau đó ta lọc lấy thịt thái ra thành những miếng hơi dày khoảng chừng là 0,3 cm, sau đó ướp cá cùng với muối iot, hạt tiêu, bột ngọt, nước cốt gừng vắt ra. Đầu cá và xương cá có thể cho vào ninh cùng nồi nước xương.

Xương ống mua về chần qua với nước sôi rồi cho ráo nước.

Me quả cạo vỏ, hành lá và thì là rửa sạch, cắt nhỏ.

Nghệ giã nhỏ lọc lấy nước đặc cốt của nghệ

Cà chua thái miếng cau, gừng và ớt thái nhỏ.

Thực hiện nấu nước dùng ăn lẩu cá

Cho một cái chảo dầu đặt trên bếp sau đó đổ hành tỏi băm nhỏ vào xào thơm sau đó đổ thêm một ít gừng băm nhuyễn nữa cho có vị thơm cay nồng, rồi trút xương heo, đầu cá vừa chặt vào xào khoảng chừng 10 phút, trong khi xào ta nêm thêm gia vị: muối, nước mắm, hạt tiêu, bột ngọt vào cho vừa ăn.

Sau đó đổ nước vào nồi đun đến khi sôi. Khi nước sôi, cho nhỏ lửa, đun sôi liu riu cho nước xương ngọt hơn. Khi ninh được một nửa thời gian, các bạn cho thêm nấm hương, sấu hoặc me vào nồi nước dùng ninh tiếp. Thỉnh thoảng hớt bỏ bọt cho nước dùng xương được trong, có màu đẹp.

Bắc một cái chảo nữa lên bếp rồi cho dầu ăn vào phi hành thơm lên sau đó cho cà chua vào xào cho nhuyễn.

Khi xào xong ta đổ cà chua vào nồi nước xương ống đang ninh trên bếp rồi nêm gia vị cho vừa ăn. Sau đó cho hành lá, rau thì là đã thái sẵn vào nồi nước cho thơm.

Khi nồi nước dùng đã chín bạn đổ nước vào nồi lẩu bày lên bàn cùng các món nhúng ăn kèm. Nếu thích ăn cay, bạn có thể cho thêm sa tế vào.

Thế là nồi nước dùng ăn lẩu cá của chúng ta đã hoàn thành thật đơn giản phải không nào.

Yêu cầu thành phẩm

Nước lẩu cá khi thành phẩm phải đảm bảo được điều đầu tiên là không còn ngửi thấy mùi tanh của cá mà bù vào đó là hương vị thơm ngon hấp dẫn.

Nước dùng đậm đà, có sự kết hợp hài hòa giữa các gia vị: Mặn, ngọt, chua, cay. Màu sắc nhìn bắt mắt.

Phải có các loại rau sống ăn kèm và hợp vị với nồi lẩu cá.

Thật Đơn Giản Với Cách Nấu Xôi Gấc Vừa Ngon Miệng Lại Bổ Dưỡng

Bạn đã bỏ túi cho mình cách nấu xôi gấc thơm lừng, đẹp mắt chưa? Xôi là một món ăn truyền thống của người dân Việt Nam chúng ta, là một món ăn luôn xuất hiện trong các dịp lễ, tết, dịp đặc biệt. Từ lâu nó dường như đã trở thành một nét văn hóa không thể thiếu trong ẩm thực nước nhà. Xôi gấc lại trở nên thu hút hơn bởi sắc đỏ rực rỡ, hút mắt, thơm ngon, béo ngậy.

Nên chuẩn bị những nguyên liệu gì để tiến hành cách nấu xôi gấc?

Để có thể cho ra lò một món xôi gấc ngon, đẹp màu thì việc lựa chọn nguyên liệu là khá quan trọng, từ loại gạo nếp cho tới loại gấc…Đối với gạo nếp thì có thể tùy chọn theo ý bạn muốn nấu, muốn ăn bao nhiêu, mỗi người có thể có một lựa chọn khác nhau (một đĩa xôi thì bạn cần tầm 1 lon gạo nếp). Thêm 1 quả gấc, lưu ý là gấc tươi, gấc càng đỏ thì càng dậy màu cho xôi, tuy nhiên đừng chọn gấc quá nhũn, như vậy món xôi của bạn sẽ không được ngon đâu.

Cần thêm 1 chút đường để xôi có vị ngọt, đậm đà hơn. Ngoài ra bạn có thể cho thêm nước cốt dừa và cơm dừa đã nạo sẵn để tăng thêm độ ngon, bùi cho món ăn. Cơm dừa sẽ khiến món xôi thêm bùi, ăn cực kỳ ngon miệng, còn nước cốt dừa thì bạn cũng biết rồi đấy, cực kỳ thơm và béo ngậy, sẽ tuyệt vời biết bao khi món xôi gấc của chúng ta có thêm hương vị này.

Nếu không có dụng cụ chuyên dùng để đồ xôi thì bạn có thể hoàn toàn dùng nồi cơm điện để thay thế.

Cách nấu xôi gấc thật ngon có khó không?

Với lượng gạo nếp đã chuẩn bị, bạn hãy ngâm chúng cùng 1 chút muối trắng pha loãng trong nước và để qua đêm. Có thể ngâm trong khoảng 6-8 tiếng rồi vớt ra để ráo nước. Có như vậy khi nấu xong xôi sẽ vô cùng mềm, béo, hấp dẫn.

Làm sao để xôi gấc có màu đỏ?

Tất nhiên để xôi gấc có màu đỏ rực như vậy thì không thể thiếu quả gấc được rồi. Bổ đôi quả gấc đã lựa chọn, giữ lại toàn bộ phần hạt và thịt gấc, cho ra bát tô to, sau đó trộn đều với tầm 1 thìa nhỏ rượu trắng và một ít muối.

Tăng vị đậm đà cho món xôi với đường và nước cốt dừa

Để đảm bảo xôi chín kỹ, sau khi nút cook của nồi cơm đã nhảy lên thì bạn có thể nhận nút lại một lần nữa. Khi xôi đã chín hoàn toàn, bạn cho thêm đường và nước cốt dừa vào nồi xôi, trộn lên thật đều, như vậy là nồi xôi gấc của bạn đã trở nên vô cùng ngon ngọt, thơm phức, đậm đà.

Việc cho tầm bao nhiêu đường và nước cốt dừa là đủ còn tùy thuộc vào sở thích, thói quen ăn uống của mỗi người. Đậy nắp nồi cơm điện, đợi thêm tầm 10-15 phút là món xôi gấc đã có thể cho ra lò để mọi người cùng thưởng thức rồi!

Trang trí, hoàn thành và cùng mọi người thưởng thức món xôi ngon miệng

Cập nhật thông tin chi tiết về Thật Không Tin Nổi Cách Làm Nước Tương Ăn Bún Xào Lại Quá Đơn Giản trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!