Xu Hướng 12/2023 # Sai Lầm “Chết Người” Khi Rã Đông Thực Phẩm Hầu Như Ai Cũng Mắc # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Sai Lầm “Chết Người” Khi Rã Đông Thực Phẩm Hầu Như Ai Cũng Mắc được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Khi thực phẩm đông (đặc biệt là thịt) tiếp xúc với nhiệt độ bình thường, sẽ rất dễ bị ôi thiu, vi khuẩn sinh sôi gấp nhiều lần so với trước khi rã đông. Nếu thức ăn không được nấu chín đúng cách sau đó, sẽ gây ra tiêu chảy, ngộ độc.

Nấu các thực phẩm đông lạnh lâu hơn bình thường

Bạn ngại phải ngâm thực phẩm đông lạnh nên cho vào nồi nấu luôn. Bạn nghĩ rằng cũng giống như nấu thực phẩm tươi bình thường, chỉ khác là thời gian nấu lâu hơn một chút. Tuy nhiên, làm như vậy sẽ khiến thực phẩm có thể bị quá chín, mất chất và mất vị ngon của một món ăn thông thường.

Cho thực phẩm vào dầu nóng để rã đông

Nhiều người nghĩ rằng, việc cho thực phẩm đông lạnh vào dầu nóng sẽ giúp thực phẩm nhanh chín

Nhưng thực tế, đây thực sự là một phương pháp nguy hiểm bởi nước lạnh và dầu nóng sẽ tạo ra phản ứng nguy hiểm và có thể gây cháy nổ.

Cách rã đông bằng lò nướng hay lò vi sóng khá nhạy cảm với vi khuẩn. Nếu bạn không ăn ngay sau khi rã đông, vi khuẩn sẽ càng phát triển hơn trước, nên bạn phải chế biến luôn hoặc để vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản.

Rã đông các loại rau

Các loại rau đông lạnh không cần phải rã đông vì chúng sẽ bị mềm nhũn và mất chất. Cách tốt nhất là bạn cho vào nồi chế biến luôn trước bữa ăn.

Cố gắng rã đông trái cây nhanh chóng

Cũng giống như rau, nếu được rã đông quá nhanh, trái cây sẽ bị mềm nhũn, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập hơn. Bạn nên để trái cây trong ngăn mát, giúp thực phẩm hạ nhiệt dần dần sẽ tốt hơn.

– Rã đông ngay trong ngăn mát tủ lạnh: Đây là cách rã đông dễ nhất và an toàn. Đơn giản, bạn chỉ cần lấy thịt từ ngăn đá để lên ngăn lạnh cho đến khi khối thịt mềm ra. Cách này cần thời gian có khi cả ngày hoặc lâu hơn để rã đông nửa cân thịt. Đối với miếng thịt to hơn đòi hỏi thời gian lâu hơn. Bạn có thể lấy thịt ra khỏi ngăn đá từ ngày hôm trước, để lên ngăn lạnh rã đông cho ngày hôm sau.

– Rã đông bằng nước lạnh: Với cách này, bạn nên để thực phẩm trong túi bóng để tránh mất chất dinh dưỡng. Ngoài ra, có thể cho thêm chút gừng tươi đập dập hay muối vào phần nước bên ngoài để thịt cá tươi ngon.

Ưu điểm của cách này là nhanh hơn nhiều so với rã đông bằng để trong ngăn lạnh của tủ lạnh. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là bạn phải luôn lưu tâm, để ý. Nhớ là thực phẩm phải được đóng trong túi nilon dán kín để nước không bị dính trực tiếp vào thực phẩm. Không được sử dụng nước nóng, vì có thể làm cho lớp ngoài của khối thịt nóng đến nhiệt độ thuận lợi để cho vi khuẩn phát triển.

Hiệp Nguyễn Tổng hợp

4 Sai Lầm Tai Hại Khi Nấu Món Trứng

Với nguồn dinh dưỡng nó mang lại cùng những cách nấu đa dạng, trứng đang là món ăn được nhiều gia đình lựa chọn cho bữa ăn hằng ngày. Tưởng là dễ nấu và dễ kết hợp với nhiều thực phẩm khác, thế nhưng có những sai lầm chúng ta đang mắc phải biến trứng trở thành món ăn gây hại cho sức khỏe mà không hề hay biết.

Luộc trứng quá kỹ

Luộc trứng thì tưởng như quá dễ rồi, tùy theo mức độ chín mà chúng ta yêu thích, có thể luộc trứng lòng đào tới chín hẳn. Thế nhưng, luộc trứng quá kĩ lại là một cách nấu sai lầm. Điều này có thể xuất phát từ tâm lý muốn ăn chín hẳn của nhiều người, muốn để lâu một chút cho yên tâm.

Tuy nhiên, trứng luộc quá chín khiến protein bị biến chất, ảnh hưởng tới sức khỏe, bên trong lòng đỏ cũng sẽ sinh ra các vệt màu xám, bở và có mùi lưu huỳnh, lòng trắng sẽ hơi dai.

Để luộc trứng ngon, hãy sử dụng bí quyết sau: cho trứng vào nồi cùng nước lạnh, đun sôi. Sau đó bắc nồi khỏi bếp, cứ để đậy vung trong 10p, trứng sẽ có lòng đào, 15 phút sẽ chín đủ để chín toàn bộ lòng đỏ.

Cho hành vào tráng cùng với trứng

Tráng trứng với hành cũng là món ăn ngon phổ biếni. Sai lầm ở đây là cho hành vào đánh đều với trứng trước khi tráng, khiến cả trứng và hành đều chín không đều hoặc bên trong chưa chín mà bên ngoài đã chín trước; mùi thơm của hành cũng bị át mất.

Cách làm đúng nhất được đầu bếp hướng dẫn là cho hành vào đảo cùng dầu ăn trước, khi hành thơm thì đổ trứng đã đánh tan vào, vặn lửa nhỏ để hành và trứng đều có mùi thơm và chín đều.

Cho xì dầu và bột ngọt

Khi nấu trứng, nhiều người thường có thói quen cho thêm xì dầu hay bột ngọt vào để tăng sự thơm ngon. Thế nhưng, đây là một thói quen rất có hại. Xì dầu có thể nấu ở nhiệt độ cao nhưng bột ngọt lại chỉ nên thêm vào sau khi món ăn đã chín và chuẩn bị tắt bếp.

Khi bột ngọt được nấu với trứng ở nhiệt độ cao, chúng sẽ sinh ra chất gây phá hủy thành phần amino acid hữu ích trong trứng.

Trong xì dầu có chất trypsin, nếu kết hợp với lòng trắng trứng sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của trứng. Vậy nên, để đảm bảo dinh dưỡng, hãy chỉ cho chút muối trắng vào trứng khi tráng hoặc nấu.

Kho thịt với trứng bằng nước hàng

Thịt kho trứng là món ăn được nhiều người yêu thích bởi rất thích hợp ăn với cơm. Tuy nhiên, nếu kho thịt với trứng, hãy sử dụng nước hàng mua sẵn thay vì trực tiếp thắng đường để kho, bởi chúng khiến các dưỡng chất trong trứng gà kết hợp với lysine tạo ra một hợp chất khó hấp thu, ảnh hưởng không nhỏ tới hệ tiêu hóa.

Nguồn: Trần Ngân/VOV.VN

Những Sai Lầm Khi Cho Trẻ Ăn Dặm

Nhiều cha mẹ vì muốn con mau lớn nên bổ xung rất nhiều đồ ăn bổ dưỡng cho con từ rất sớm và cho con ăn nhiều bữa với mong muốn trẻ ăn được càng nhiều còn tốt. Bổ xung quá nhiều chất như thịt tôm, cá mà trẻ vẫn còi và không tăng lạng nào. Những sai lầm khi cho trẻ ăn dặm mẹ cần chú ý

Những sai lầm khi cho trẻ ăn dặm

Nhiều gia đình bố mẹ bận rộn với công việc nên đã tập cho trẻ ăn từ tháng thứ 3,4 trở nên, điều này ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa non nớt của trẻ cũng như sự phát triển sau này của trẻ. Trong vòng 6 tháng đầu hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn toàn nên chưa thể tiêu hóa được những loại thức ăn dù là mềm nhất. Các chuyên gia khuyên nên cho trẻ bú sữa hoàn toàn trong 6 tháng đầu, vì vậy hãy tập cho trẻ tập ăn dặm vào tháng thứ 7.

2- Thức ăn của trẻ càng đa dạng càng tốt

Đây cũng là một sai lầm trầm trọng của rất nhiều bà mẹ khi có con bắt đầu ăn dặm. Nhiều người cho rằng khi trẻ bắt đầu ăn dặm thì thức ăn của trẻ phải thật phong phú như vậy trẻ mới không cảm thấy chán ăn và sau này chúng mới ăn được nhiều loại thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên vì hệ tiêu hóa còn non nớt nên chưa thể tiêu hóa được một số loại thức ăn nhất là các loại thức ăn chứa nhiều đạm, protein và chất béo có trong thực phẩm. Thức ăn chưa tiêu hóa có thể gây rối loạn tiêu hóa, đầy bụng cho tre. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe của trẻ.

Vì vậy mẹ nên chọn những thức ăn dễ tiêu hóa nhiều chất sơ và tránh những thức ăn nhiều đạm và đâu mỡ.

3- Cho trẻ ăn những món mà trẻ thích

Trẻ con thường thiên về những thức ăn có vị ngọt, chính ví vậy nếu bạn chiều theo ý của trẻ với suy nghĩ nếu không cho trẻ ăn trẻ sẽ không ăn gì dần sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng dưỡng chất trong cơ thể có thể dẫn đến đầy hơi chướng bụng. Hãy tập cho trẻ thói quen ăn đầy đủ và cân bằng dưỡng chất cho trẻ

Nhiều mẹ nghĩ rằng chỉ cần cho trẻ ăn củ quả là đã đủ dưỡng chất mà không biết rằng rau xanh có rất nhiều vitamin và dinh dưỡng hơn những củ quả thông thường. Những loại rau có màu xanh sẫm rất tốt cho trẻ hơn là su hào, củ cải…

Đây là sai lầm mà đa số các mẹ mắc phải. Do sợ con ăn không được nhiều mà thường ép con ăn quá nhiều mà không biết dạ dày của con có thể chứa được lượng thức ăn đưa vào cơ thể hay không. Thậm chí nhiều mẹ thấy con nôn chớ ra lại ép con ăn tiếp. Việc ép trẻ ăn quá nhiều như vậy sẽ dẫn đến tình trạng trẻ sợ ăn và trở lên lười ăn.

Việc cho trẻ ăn quá mặn, ăn theo khẩu vị của người lớn cũng là một sai lầm mẹ cần phải bỏ khi cho trẻ ăn dặm bởi việc ăn mặn rất có hại cho sự bài tiết của trẻ.

6- Cho trẻ ăn nước thay vì ăn thức ăn

Nhiều mẹ chỉ ninh thịt hoặc xương lấy nước cho trẻ mà không cho trẻ ăn xác thịt, điều này cũng là một sai lầm nghiêm trọng bởi trong nước hầm xương hoặc thịt chủ yếu là chất béo mà không có nhiều chất dinh dưỡng, việc lấy nước cho trẻ chỉ nên sử dụng khi trẻ mới tpj ăn trong vài ngày đầu, sau bạn nên xay cả cái có trẻ ăn.

Nhiều cha mẹ không cho trẻ ăn dầu, mỡ vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, điều này cũng hoàn toàn sai lầm. Dầu ăn thực ra rất dễ tiêu hóa lại là chất giúp hòa tan các chất trong cơ thể, giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng dễ dàng hơn.

8- Xay nhuyễn mọi thức ăn của trẻ

Việc xay nhuyễn thức ăn khiến bé không được học nhai chỉ biết nuốt chửng và không cảm nhận được mùi vị thức ăn dẫn đến trẻ rất dễ chán ăn và ăn không được nhiều. Thậm chí nhiều trẻ 2, 3 tuổi mà vẫn không biết nhai.

9- Nấu quá nhiều thức ăn để trẻ ăn cả ngày

Vì nhiều gia đình không có thời gian chế biến thức ăn cho trẻ nên mỗi lần là nấu cả một nồi to ròi để trẻ ăn trong cả ngày thậm chí cả ngày hôm sau, điều này cũng không tốt cho trẻ bởi dinh dững có trong thức ăn sẽ bị mất dần bởi việc nấu đi nấu lại nhiều lần. Mùi vị thức ăn cũng không còn thơm ngon để kích thích vị giác của trẻ.

Nhiều trẻ lười ăn, bố mẹ thường phải dỗ đàn và bế đi chơi mới chịu ăn, thậm chí bé vừa ăn vừa chơi có khi kéo dài cả tiếng đồng hồ . Điều này khiến cho bát bột trở nên không còn thơm ngon, việc đưa trẻ đi rong cũng rất mất vệ sinh bởi bụi bẩn. Việc kéo dài quá lâu sẽ làm bé chán ăn và khoảng cách bữa ăn quá gần khiến trẻ chưa cảm thấy đói. Tốt nhất bạn chỉ cho trẻ ăn trong vòng 30 phút dù trẻ ăn nhiều hay it.

Sai Lầm Của Mẹ Khi Nấu Ăn Cho Bé

Muốn con phát triển khỏe mạnh, mẹ phải chăm đúng cách và đầy tâm huyết.

Gần 3 tuổi, con chị Lan mới được bố mẹ cho đi mẫu giáo. Tất cả cũng tại thể chất ‘nhỏ bé’ so với bạn bè đồng trang lứa của con. Dù cho chị rất tích cực học hỏi kinh nghiệm để tẩm bổ cho con, nhưng không hiểu sao bé nhà chị vẫn cứ gầy còm.

Có thể, chị Lan dành rất nhiều thời gian chăm con, nhưng cách chăm con của chị có ‘vấn đề’ hay Nói cách khác, khi chị chế biến món ăn cho con, chị đã mắc sai lầm.

1. Quá ưu tiên đạmNhiều mẹ nấu bột cho bé cứ cho thật nhiều thịt, cá, trứng… vì nghĩ đó là thức ăn bổ dưỡng và tốt cho bé, cho nhiều một chút càng tốt.

Nhưng thực tế, cái gì quá cũng không tốt, lượng đạm quá nhiều dễ làm bé bị rối loạn tiêu hóa và nguy cơ bé mắc chứng biếng ăn gia tăng.

2. Chỉ cho bé ăn nước hầmNhiều mẹ quan niệm rằng khi hầm nhừ, tất cả những chất bổ tinh túy nhất của thực phẩm sẽ tan vào nước. Dùng nước đấy nấu bột hay cháo cho bé ăn sẽ bổ dưỡng và đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho bé. Còn phần cái, vì tiếc của nên các mẹ hay ăn cố. Một thời gian sau, con vẫn cứ còi cọc còn mẹ thì béo mầm.

Thực tế, ‘khôn ăn cái, dại ăn nước’, nước thịt và nước xương hầm tuy tạo được hương vị thơm ngon và kích thích sự thèm ăn của bé, nhưng lại có rất ít chất đạm và canxi. Phần lớn đạm vẫn nằm ở bã thịt. Nếu mẹ chỉ dùng nước nấu cháo hay bột cho bé thì bé dễ bị còi cọc, suy dinh dưỡng.

3. Thường xuyên nấu món con thíchThật bức xúc khi mẹ bỏ bao công sức, tốn cả tiếng đồng hồ hầm xương, rồi nấu món cháo bé thích để tẩm bổ cho bé mà bé chê không ăn hoặc ăn rất ít.

Thực tế, không phải món nào mẹ cho là ngon thì bé cũng đồng quan điểm. Trẻ nhỏ cũng biết thưởng thức và có vị giác riêng. Vì vậy, cũng có món bé thích và món bé không thích. Tuy nhiên, không phải cứ con thích món gì là mẹ liên tục tẩm bổ cho bé bằng món đó.

Muốn con ăn ngon miệng, mẹ hãy linh hoạt trong thực đơn dinh dưỡng cho con.

Các mẹ cũng cần biết, mỗi khi chuyển tiếp chế độ ăn cho trẻ, những bữa đầu mới tập có thể trẻ sẽ không thích và ăn rất ít, nhưng sau đó trẻ sẽ dần quen. Do đó, mẹ cần hết sức kiên nhẫn với trẻ.

4. Nghiền nhuyễn mọi thức ănViệc làm này của mẹ đã vô tình tước đi cơ hội học nhai của bé. Thức ăn được nghiền nhuyễn khiến bé chỉ còn biết nuốt chửng khi ăn. Do vậy, bé sẽ không cảm nhận được mùi vị thức ăn, dễ khiến bé nhanh chán và mắc chứng biếng ăn.

Thực tế, mẹ không nên lạm dụng máy xay sinh tố, nghiền nhuyền mọi thứ ăn cho bé. Hãy tập cho con học xúc và nhai ngay khi có cơ hội để đến tuổi mẫu giáo bé nhanh chóng hòa nhập được với bạn bè đồng trang lứa.

Theo eva

Những Sai Lầm Phổ Biến Khi Chưng Yến Sào Đường Phèn

Những sai lầm phổ biến khi chưng yến sào đường phèn

Nước chưng không ngập yến

Nhiều người thích ăn đặc nên có thói quen không cho đủ lượng nước khi chưng yến. Nước khi đun nóng là môi trường giúp yến nở to, chính vì thế nếu thiếu nước khi chưng, yến sẽ không nở nhiều và không đủ độ mềm. Tùy theo khẩu vị mỗi người mà bạn thêm bớt nước sao cho món ăn có độ đặc lỏng tùy ý. Tuy nhiên nguyên tắc nhất thiết phải tuân thủ là nước trong thố phải ngập hết lượng yến cần chưng.

Cho lượng nước ngập yến khi chưng để yến nở to và đủ độ mềm

Chưng yến trong nhiệt độ quá cao

Thói quen của không ít người là chưng yến với nhiệt độ cao để yến nhanh mềm. Tuy nhiên thói quen này có thể làm mất đi dưỡng chất của yến. Ở nhiệt độ 80 độ C yến tổ kích thích phân bào, và hoạt động này sẽ mất đi nếu nấu ở nhiệt độ quá cao hoặc trực tiếp trên lửa. Protein cũng sẽ bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Do vậy, nên giữ lửa nhỏ khi chưng yến, và tốt nhất duy trì nhiệt độ chưng trong thố là 80 độ C. Hơn nữa, khi chưng yến với nhiệt độ thấp trong thời gian dài cũng sẽ làm yến nở nhuyễn ra, cơ thể dễ hấp thu dưỡng chất từ yến hơn.

Chưng yến nguyên tổ dưới 80 độ C sẽ giúp phát huy các dưỡng chất quý trong yến.

Cho đường phèn vào yến ngay từ đầu

Không nên cho đường phèn vào quá sớm. Để giữ được hương vị đặc trưng của yến, nên cho đường phèn vào giai đoạn cuối cùng hoặc khi đã tắt bếp. Như vậy yến có thể nở to hơn.

Dùng lò vi sóng để hâm yến

Tuyệt đối không dùng lò vi sóng để hâm yến. Vì ở nhiệt độ cao của lò vi sóng sẽ phá hủy hết những giá trị dinh dưỡng có trong món tổ yến chưng đường phèn. Để hâm nóng yến, có thể dùng phương pháp chưng cách thủy với nhiệt độ vừa phải.

# 11 Sai Lầm Khi Sử Dụng Gia Vị Trong Nấu Ăn

Các gia vị như dấm, mì chính, đường, muối, dầu ăn, tiêu… đều là những loại gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn gia đình của người Việt. Ngoài là thói quen, các loại gia vị sẽ giúp món ăn trở nên đậm đà hương vị và đem lại cảm giác ngon miệng hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng sao cho đúng, cho thức ăn ngon và an toàn để không gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe là cả một nghệ thuật trong nấu ăn. Vì vậy, khi vào bếp, người nội trợ cần chú ý các sai lầm sau.

Sử dụng gia vị như thế nào đảm bảo món ăn ngon, bổ dưỡng và an toàn?

Sử dụng giấm để khử béo, khử tanh, dậy mùi thơm cho thức ăn là mẹo phổ biến của nhiều chị em nội trợ. Ngoài ra, giấm còn giúp làm mềm cenlulo trong rau và làm vitamin không bị pha lẫn trong các nguyên liệu.

Tuy nhiên, thời điểm tốt nhất để cho dấm vào thức ăn là khi bắt đầu chế biến và lúc đã chế biến xong, riêng với các món sườn xào chua ngọt, bạn nên cho dấm vào khi thức ăn đã chín giúp làm giảm vị ngấy và tăng độ thơm của thức ăn.

#2. Nấu đường ở nhiệt độ cao

Đường là một trong những gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn, đường tạo vị ngọt giúp món ăn ngon hơn, nhất là trong các món chiên, kho hoặc rán thường được tẩm ướp với đường. Trong quá trình chế biến như chiên rán thực phẩm có đường, bạn chú ý chỉ nên đảm bảo thực phẩm ở nhiệt độ từ 170 – 200 độ C sẽ tạo cho thực phẩm có màu sắc hấp dẫn và bắt mắt cho món ăn.

Nếu dùng nhiệt ở nhiệt độ quá cao, đường dễ bị caramen hóa làm thực phẩm có màu đen, bị đắng hoặc không giữ được hương vị ban đầu, thậm chí là nếu đường bị cháy trong quá trình chiên còn có thể gây hại đến sức khỏe.

Đối với gia vị là mì chính thì bạn chỉ nên cho vào thức ăn sau khi đã chế biến xong. Vì nếu cho vào quá sớm thì dễ làm cho món ăn bị đắng, giảm hương vị món ăn. Nên cho lượng vừa đủ, tránh cho nhiều sẽ có tác dụng xấu cho sức khỏe. Còn với các món trộn, bạn nên hòa tan mì chính với nước ấm trước rồi mới cho thức ăn để tránh không tan vì món trộn thường khô và ít nước, không có khả năng hòa tan.

Bạn đã biết cách sử dụng mì chính đúng cách?

#4. Dùng mù tạt để ướp thực phẩm

Loại gia vị này có khả năng kích thích vị giác và tác dụng khử mùi tanh của các loại cá, hải sản… Tuy nhiên, bạn không dùng mù tạt để làm xốt các món trộn hoặc dùng ướp thực phẩm vì chất enzym trong mù tạt dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao vì có thể sinh ra chất gây ung thư.

#5. Cho quế, hồi vào dầu ăn đang sôi

Nhiều chị em thường có quế, hồi vào dầu ăn đang sôi. Đây là việc hoàn toàn không nên vì dễ gây cháy loại gia vị này, khiến cho món ăn bị đắng hoặc có mùi hăng. Do đó, bạn cần phải thận trọng khi dùng quế ở dạng cây, bằng cách cho ngay vào lúc ướp nguyên liệu để dậy mùi thơm. Còn khi dùng dạng bột, thì bạn cần hòa với một ít nước.

Đây là một trong những gia vị người ta thường cho vào món ăn để tạo hương thơm và khử mùi tanh. Tuy nhiên, trong quá trình nấu nướng, bạn không nên cho quá nhiều rượu, cho hết một lần vào món ăn và chỉ cho một ít, rồi khi thức ăn chín bạn cho tiếp một ít nữa.

Ngoài ra, thời gian thích hợ để cho rượu vào tùy theo là loại nguyên liệu nào. Điển hình như cá kho, tôm xào, thịt xào thì cho rượu vào thức ăn đã chín nhưng các món lẩu, hầm, súp thì cho rượu vào khi nước đã sôi chín.

Sử dụng rượu trắng khi nấu ăn như thế nào?

#7. Cho tiêu vào khi ướp hoặc nấu

Tiêu là loại gia vị cay, nóng và có chứa tinh dầu. Việc đun lâu thức ăn có gia vị này sẽ làm tinh dầu trong tiêu bay hơi hết mặc dù chất cay vẫn còn. Do đó, cách tốt nhất là bạn nên để thức ăn được chín rồi mới cho hạt tiêu vào nhằm giữ được hương vị, nhất là tinh dầu của chúng. Lưu ý tiêu trong các món kho, nên là tiêu xay không mịn, còn các món xào thì nên sử dụng tiêu rang chín và xay mịn, sau khi thức ăn chín thì cho tiêu vào.

#8. Nấu hoặc ninh nước mắm quá lâu

Trong nước mắm có chứa các axit amin và có vị ngọt được tạo ra trong quá trình dùng cá ướp muối và làm thành nước mắm. Nước mắm thường cho vào trước khi nấu hoặc dùng tẩm ướp các thực phẩm do đó, nếu bạn nấu hoặc ninh thức ăn có nước mắm quá lâu sẽ làm mất các axit amin trong đó. Cách tốt nhất là bạn nên nấu thực phẩm vừa đủ chín.

#9. Cho muối vào lúc nào cũng được

Khi nêm nếm gia vị, bạn cần chú ý sao cho lượng muối phù hợp để tránh làm mất đi hương vị và dưỡng chất trong thức ăn. Trước khi nấu, bạn nên cho muối vào các món thịt để giữ dinh dưỡng và vị ngọt trong thịt. Còn đối với các món xương hầm, món ning, thì muối cần được cho sau khi nấu một thời gian, khi nước đã ra các vị ngọt. Món xào chiên thì bạn cho muối vào khi dầu vừa sôi để giúp các độc tố aflatoxin có trong muối bị loại bỏ.

Cách cho muối vào thức ăn

#10. Thêm dầu vào trong nước luộc mì ống

Một trong những cách hay để luộc mì ống mà mì không bị dính lại với nhau hay dính vào đáy nồi chính là thêm dầu vào trong nước luộc mì ống. Tuy nhiên, cách này thường làm dinh dưỡng có trong mì ống bị mất đi và tăng lượng calo không cần thiết trong thức ăn. Bạn có thể nấu cách khác bằng cách giữ nước sôi liên tục và khuấy mì ống thường xuyên để chúng không bị dính, làm như vậy sẽ bảo toàn được lượng dinh dưỡng trong mì.

#11. Sử dụng dầu ô liu để chiên xào

Dầu oliu là chất béo không bão hòa, giàu dưỡng chất omega-3, omega-6 rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, dầu oliu được khuyến cáo là không nên sử dụng để chiên xào thức ăn vì khả năng chịu nhiệt thấp. Thực tế, dầu này chỉ nên dùng trong các món salad trộn, các món nêm vào khi thức ăn đã chín như cháo, các món canh cho trẻ.

Như vậy, ở trên là những sai lầm khi sử dụng gia vị trong nấu ăn mà bạn cần tránh. Biết được những điều này sẽ giúp bạn nấu ăn tốt hơn, nhất là an toàn hơn cho sức khỏe của các gia đình.

Tác giả: Lệ Huyền

TƯ VẤN NGAY Khảo sát & lắp đặt miễn phí không mua không sao.

Sai Lầm Thường Gặp Khi Sử Dụng Bếp Gas

Sai lầm thường gặp khi sử dụng bếp gas – Không quan tâm chất liệu kệ để bếp gas, Sử dụng nồi, chảo có kích cỡ không phù hợp

– Khi bắt đầu sử dụng bếp gas vấn đề đầu tiên là kệ để bếp gas, bàn để bếp gas. Kệ để bếp gas tuyệt đối không được làm hay trang trí bằng các chất liệu dễ cháy như đặt trên bàn gỗ, bàn nhựa… vì lửa từ bếp gas trong quá trình đun nấu rất dễ tiếp xúc với các chất liệu này và gây cháy nổ, gây nguy hiểm nếu bạn không kịp thời dập tắt lửa.

– Sử dụng nồi, chảo có kích cỡ không phù hợp

Khi nấu ăn với bếp gas dương, bếp gas âm… người nội trợ không lưu ý trong việc lựa chọn nồi, chảo. Việc sử dụng các loại nồi, chảo có kích cỡ quá lớn và để làm nóng chúng nhanh cần điều chỉnh ngọn lửa ở mức lớn nhất.

Khi đó vòng lửa từ bếp sẽ tràn rộng ra các phía, tỏa sâu xuống bình gas ở phía bên dưới, làm nóng bình gas, tăng nguy cơ cháy nổ, không đảm bảo an toàn cho người nội trợ.

Còn đối với các loại bếp gas khác nếu chọn kích cỡ nồi, chảo quá lớn thì vòng lửa cũng sẽ trào rộng ra, dù không tiếp xúc trực tiếp với bình gas nhưng nó cũng tiếp xúc với các bộ phận của bếp gas, làm giảm độ bền của bếp.

Trường hợp nồi, chảo kích cỡ quá nhỏ thì ngọn lửa có xu hướng cháy cao lên thành nồi, chảo làm hỏng chất liệu của các vật dụng này.

Do đó, để bảo vệ chính mình khi nấu ăn với bếp gas, tăng độ bền cho bếp và vật dụng nấu, người nội trợ cần chọn kích cỡ nồi, chảo vừa vặn với bếp.

Để kiểm tra, lấy một ít nước xà phòng dấp lên bọt chà lên bình gas, ống dẫn, van nếu thấy có bọt khí nổi lên thì có thể vị trí đó đã bị rò rỉ, bạn cần thay mới ngay.

Nếu bếp gas sử dụng quá lâu, hư hỏng về bề mặt, đầu đốt mòn, núm vặn hỏng, đánh lửa hoạt động kém thì bạn nên mua mới vì những bếp như vậy sử dụng đã không còn an toàn và nấu ăn cũng không hiệu quả, tốn nhiều gas.

Đường ống dẫn gas thì dù không bị hỏng, bạn cũng nên thay thế sau 3 – 5 năm sử dụng để đảm bảo hoạt động ống dẫn tốt.

Van gas nên thay thế sau 3-5 năm sử dụng để đảm bảo áp gas và cầu trì tự động ngắt gas hoạt động tốt nhất.

Sai lầm thường gặp khi sử dụng bếp gas – Không vệ sinh bếp gas thường xuyên, Không khóa van bình gas sau khi nấu ăn

* Không vệ sinh bếp gas thường xuyên

Bạn nên có thói quen vệ sinh sạch cặn thức ăn, bụi bẩn ngay sau khi nấu nướng xong, sau một thời gian sử dụng thì vệ sinh đầu đốt, tránh để vết bẩn bám sâu, làm bít các khe trên đầu đốt. Chú ý khi vệ sinh phải để phần đầu đốt của bếp gas thật nguội để tránh cong vênh.

Nếu bếp nhà bạn là bếp gas âm hồng ngoại hoặc bếp gas dương hồng ngoại, thì việc vệ sinh là tối cần thiết để đảm bảo an toàn sử dụng. Do mặt hồng ngoại thường làm bằng chất liệu gốm nên bạn chú ý tránh để nước hoặc các loại dung dịch lỏng rơi vào phần mặt hồng ngoại. Vệ sinh bằng khăn mềm hoặc bông sau khi sử dụng. Thay mặt hồng ngoại 2-3 năm 1 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.

Núm vặn cũng cần được tháo ra chùi rửa sạch sẽ để vặn xoay êm ái, nhẹ nhàng hơn.

* Không khóa van bình gas sau khi nấu ăn

Đây là một trong những sai lầm thường gặp khi sử dụng bếp gas tmà các gia đình hay mắc phải nhất đó là “nhớ” khóa van bếp nhưng không “nhớ” khóa van bình gas.

Khi người dùng không khóa van bình gas, khí gas sẽ còn lưu lại bên trong đường ống dẫn, nếu trong điều kiện bình thường sẽ không có gì nguy hiểm xảy ra.

Nhưng nếu đường ống chẳng may bị chuột cắn, khí gas bị rò rỉ ra ngoài và tiếp xúc với tia lửa điện sẽ gây ra hiện tượng cháy nổ, nguy hiểm cho tính mạng của gia đình bạn.

Vì thế để đảm bảo an toàn, sau khi nấu ăn xong, người dùng cần khóa van bình gas trước tiên rồi chờ cho lửa trên lò tắt hẳn thì mới khóa van bếp.

Làm như vậy, trong đường ống dẫn gas sẽ không còn khí gas, nếu chuột có cắn đường ống thì cũng không có khí gas bị rò rỉ, người dùng sẽ không bị nguy hiểm gì.

Cập nhật thông tin chi tiết về Sai Lầm “Chết Người” Khi Rã Đông Thực Phẩm Hầu Như Ai Cũng Mắc trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!