Bạn đang xem bài viết Rong Nho Là Gì? Công Dụng Và Cách Chế Biến Rong Nho Đúng Cách được cập nhật mới nhất trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Rong nho là gì?
Rong nho thuộc họ Caulerpaceae là một loài rong tảo biển rất bổ dưỡng, có thể ăn như một loại rau nhưng lại có giá trị dinh dưỡng cao hơn rất nhiều so với các loại rau củ quả thông thường. Do hình dạng giống chùm nho nên loại thực phẩm này được gọi là rong nho.
Rong nho biển trên thị trường tồn tại dưới 2 dạng: Rong nho tươi và khô đóng gói. Ở Miền Bắc chủ yếu chỉ có sản phẩm rong nho đóng gói. Loại rong nho biển này thường xuyên xuất hiện trong các nhà hàng Nhật Bản.
Tác dụng của rong nho đối với sức khỏe
Rong nho là thực phẩm tự nhiên, có hàm lượng dinh dưỡng cao và nhiệt lượng thấp, nó có hàm lượng chất khoáng nhiều nhất là sinh tố, canxi, sắt… nên rất hữu ích cho sức khỏe và hỗ trợ nhiều cho việc chữa bệnh cho người như:
Rong nho chứa các axit béo không bão hòa AA, LA, DHA, EPA và ALA giúp giảm cholesterol, tăng tính co giãn của mạch máu. Các axit trong rong còn có tác dụng ngăn ngừa oxy hóa, duy trì cấu trúc collagen của động mạch, qua đó giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch như đột quỵ, xơ vữa động mạch hay nhồi máu cơ tim.
Hợp chất Lignans chứa trong rong nho là nguồn gốc của đặc tính chống ung thư hiệu quả. Ngoài ra, Lignans có thể ngăn chặn sự hình thành mạch (tăng trưởng tế bào máu) bằng cách hoạt động như chất chống oxy hóa giúp cân bằng lưu lượng máu đến được khối u và ngăn chặn ung thư di căn.
Chất béo trong rong nho giúp da mặt tăng tính đàn hồi, giảm khô da, đồng thời hàm lượng vitamin A, C giúp kháng khuẩn, tăng quá trình bài tiết chất nhầy, đặc biệt kích thích sản xuất collagen chống lão hóa da..
Tốt cho xương khớp, phòng ngừa loãng xương
Trong rong nho có chứa nhiều protein, canxi và các axit béo không bão hòa đa. Trong đó, nhóm chất omega 3 (DHA, EPA, ALA) có tác dụng kháng viêm, giảm đau sẽ giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp.
Đồng thời các nhóm chất này cũng cung cấp dưỡng chất cho sụn khớp, phòng ngừa được bệnh loãng xương và và giúp xương luôn chắc khỏe, dẻo dai.
Rong nho biển có hàm lượng đường rất thấp, ngược lại lượng vitamin C lại rất dồi dào. Vitamin C giúp cơ thể kiểm soát lượng đường và hoạt động của các gốc tự do, giảm sự tích tụ sorbitol nội bào và ức chế sự gắn kết của glucose với protein. Nguồn vitamin C dồi dào của rong nho là một giải pháp hữu hiệu để phòng chống và chữa trị bệnh tiểu đường.
Trong 100g rong nho co khoảng 580 microgram chất sắt và 51 microgram Vitamin A giúp tăng cường chức năng của hệ thần kinh thị giác, phòng tránh một số bệnh về mắt như khô mắt, quáng gà, giảm tình trạng mỏi mắt.
Rong nho chứa lượng calo và đường rất thấp, cho phép vi khuẩn dễ dàng tiêu hóa thức ăn và bài tiết chất thải một cách nhanh chóng. Do đó, rong có tác dụng rất tốt trong việc điều trị táo bón ở cả người lớn và trẻ em.
Canxi và Cali trong rong nho có tác dụng chống tăng huyết áp, sử dụng rong nho hàng ngày giúp duy trì huyết áp bình thường.
Hướng dẫn cách chế biến rong nho trong nấu ăn
Để tránh vị tanh của biển bạn nên ngâm rong trong nước có đá lạnh vài phút sẽ làm mất vị tanh ngay, rong sẽ giòn ngon hơn (ăn bao nhiêu ngâm bấy nhiêu, vì rong sẽ bị teo lại sau 30 phút).
Nếu không có nước lạnh có thể ngâm trong nước thường vài giờ cũng làm rong bớt mùi tanh.
Với rong nho khô, trước tiên, bạn mở túi lấy rong nho tách nước cho vào tô nước sạch, ngâm khoảng 3 – 5 phút, rong sẽ từ từ nở ra và tươi trở lại.
Sau đó đổ nước đã ngâm, ngâm tiếp rong nho trong một bát nước có cho đá trong 3 phút để rong giòn. Sau khi ngâm xong bạn nhớ nên sử dụng rong nho ngay
Rong nho tươi
Dưa chuột
Cà chua (cà chua thường hoặc cà chua bi)
Thanh cua
Ngô ngọt
Mayonaise
– Rong nho rửa sạch, ngâm nước khoảng 1-2p cho rong nở. Không ngâm lâu hơn tránh rong nát. Sau đó rửa lại một lần nữa rồi để rổ cho ráo nước.
– Trước khi ăn 5 phút thì ngâm rong vào bát nước lọc đá để rong được giòn
– Các nguyên liệu khác rửa sạch, ngâm muối rồi trình bày lên đĩa. Có thể thêm giấm/giấm táo theo khẩu vị
– Để rong ở nơi thoáng mát, kín gió, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao
– Không bảo quản rong tươi trong tủ lạnh
– Ngâm rong tầm 5 – 10 phút để giảm độ mặn của rong. Để tăng độ giòn có thể ngâm trong nước đá
– Rong biển nho chỉ phù hợp món ăn tươi sống như làm gỏi, làm rau chấm
– Không xào nấu rong biển ở nhiệt độ cao như vậy sẻ khiến rong teo lại, mất ngon
Với tất cả các thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ có thể giúp bạn hiểu được rong nho là gì? Công dụng cũng như cách chế biến của rong nho.
Rong Nho Là Gì? Công Dụng, Cách Chế Biến, Giá Sản Phẩm
Rong nho là gì?
Rong nho có tên khoa học là Caulerpa lentillifera là một loại tảo biển có màu xanh tươi sáng, hình dạng của rong nho từng chùm, từng chùm hạt nho giống với chùm nho nên được gọi là rong nho.
Ngoài ra, rong nho được mệnh danh là trứng cá muối xanh (trứng cá muối hay caviar là món ăn rất đắt đỏ do có giá trị dinh dưỡng cao
Hướng dẫn cách chế biến rong nho đúng cách
Rong nho có 2 loại phổ biến là rong nho tươi và rong nho khô có đôi chút khác biệt trong khâu sơ chế. Bạn cũng có thể chế biến rong nho thành rất nhiều món ăn khác nhau.
* Rong nho tươi: Đối với rong nho tươi, bạn có thể rửa sạch với nước ngọt rồi ngâm vào tô nước đá để tránh vị tanh vốn có của rong. Rong khi ngâm vào nước sẽ bị teo lại sau khoảng 30 giây, do đó, bạn không nên bỏ rong nho hết vào tô mà chỉ nên ăn bao nhiêu bỏ bấy nhiêu. Như vậy, rong sẽ giòn và dễ ăn hơn.
* Rong nho khô: Với rong nho khô, trước tiên, bạn mở túi lấy rong nho tách nước cho vào tô nước sạch, ngâm khoảng 3 – 5 phút, rong sẽ từ từ nở ra và tươi trở lại.
Sau đó, bạn đổ phần nước đã ngâm, sau đó cho rong vào tô nước đá lạnh và ngâm tiếp trong khoảng 3 phút. Cũng tương tự như rong nho tươi, bạn chỉ nên ăn bao nhiêu ngâm bấy nhiêu bởi rong sẽ bị teo lại.
Tác dụng tuyệt vời của rong nho đối với sức khỏe
Trong rong nho còn chứa rất nhiều các loại axit béo không no có lợi cho cơ thể như: Docosahexaenoic (DHA), axit a-Linolenic, axit Arachidonic (AA). Các axit béo không no này đều giúp làm giảm cholesterol toàn phần và nồng độ cholesterol xấu.
Do đó, thường xuyên ăn rong nho chính là cách chúng ta đang nâng cao sức khỏe tim mạch, đẩy lùi nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.
Trong thành phần của rong nho có chứa nhiều protein, canxi và các axit béo không bão hòa đa. Trong đó, nhóm chất omega 3 (DHA, EPA, ALA) có tác dụng kháng viêm, giảm đau sẽ giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp.
Đồng thời các nhóm chất này cũng cung cấp dưỡng chất cho sụn khớp, phòng ngừa được bệnh loãng xương và và giúp xương luôn chắc khỏe, dẻo dai.
Hợp chất Lignans chứa trong rong nho là nguồn gốc của đặc tính chống ung thư hiệu quả. Ngoài ra, Lignans có thể ngăn chặn sự hình thành mạch (tăng trưởng tế bào máu) bằng cách hoạt động như chất chống oxy hóa giúp cân bằng lưu lượng máu đến được khối u và ngăn chặn ung thư di căn.
Rong nho biển có hàm lượng đường rất thấp, ngược lại lượng vitamin C lại rất dồi dào. Vitamin C có trong rong có thể giúp phòng chống và cải thiện tình trạng của bệnh tiểu đường.
Vitamin C giúp cơ thể kiểm soát lượng đường và hoạt động của các gốc tự do, giảm sự tích tụ sorbitol nội bào và ức chế sự gắn kết của glucose với protein.
Các chất béo tốt trong rong nho sẽ giúp bảo vệ màng tế bào, bảo vệ tính đàn hồi của mạch máu từ đó làm giảm tình trạng khô da.
Ngoài ra, trong rong nho cũng cung cấp collagen và các chất chống oxy hóa, giúp làm chậm quá trình lão hóa. Đây là loại “mỹ phẩm tự nhiên” hay “thực phẩm dưỡng nhan” giúp cải thiện làn da, mái tóc.
Rong nho ít đường nhưng giàu canxi, kẽm, sắt, protein thực vật, vitamin C và axit béo không bão hòa đa nên có thể coi là thực phẩm bổ dưỡng và an toàn cho trong trường hợp bạn bị thừa cân hay đang trong chế độ ăn kiêng.
Rong nho là một loại thực phẩm rất tốt cho não bộ của trẻ nhỏ. Bởi, các axit béo không no như DHA, EPA, ALA trong rong nho giúp bé phát triển trí não, hệ thần kinh, cơ bắp và thị giác.
Ngoài ra, hàm lượng vitamin A, C, kẽm, sắt, canxi và chất đạm dồi dào trong rong nho cũng giúp bé tăng cường khả năng miễn dịch, cung cấp năng lượng giúp bé khỏe mạnh hơn.
Giá bán rong nho như thế nào?
Vài năm trở lại đây, rong nho xuất hiện nhiều tại các siêu thị, cửa hàng thực phẩm tiện lợi. Loại thực phẩm này thường được trồng ở các vùng biển Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa.
Hiện rong nho khô có giá khoảng 600.000 đồng/kg, loại tươi được chia thành hộp nhỏ với khối lượng 90 g có giá từ 28.000 đồng đến 30.000 đồng/hộp.
Cách Chế Biến Rong Nho Biển Tươi
Rong nho biển tươi là rong nho mới được thu hoạch, có thể dùng ngay được, và thường được sử dụng trong thời hạn từ 7 đến 10 ngày. Cách chế biến rong nho biển tươi thật sự rất đơn giản và dễ làm.
Rong nho tươi là loại thực vật mang nhiều giá trị dinh dưỡng cao, có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Vì vậy nó được sử dụng để làm món ăn, làm mỹ phẩm hoặc làm dược phẩm chữa bệnh. Hiện nay thị trường rong nho tại Việt Nam đang rất hot, là sản phẩm được ưa chuộng trong căn bếp của nhiều gia đình.
Cách chế biến rong nho biển tươi
– Bước 1: Rửa rong nho dưới vòi nước sạch và ngâm trong khoảng 10 phút cho bớt mặn;
– Bước 2: Tiếp tục ngâm rong nho trong nước đá lạnh 5 phút để bớt vị tanh và tăng độ giòn của rong;
– Bước 3: Vớt rong nho tươi ra, để ráo nước ở nơi thật kín gió và phải dùng hoặc chế biến món ăn ngay trong vòng 30 phút. Vì rong nho để ngoài không khí tự nhiên sẽ dễ bị teo lại.
Cách chế biến rong nho biển tươi tách nước
Rong nho tách nước thực chất là rong nho tươi nhưng đã được tách nước ngâm muối theo tỷ lệ chuẩn để gia tăng thời hạn sử dụng. Chất lượng của rong nho tách nước cũng không thua kém gì rong nho tươi.
– Bước 1: Lấy phần rong nho ngâm vào nước sạch khoảng 5 phút để rong nho nở ra và tươi mới trở lại, lưu ý phải đổ lượng nước dư ra vì rong sẽ nở ra rất lớn;
– Bước 2: Tiếp tục cho rong nho ngâm ngập trong nước đá lạnh trong 5 phút để rong nho bớt mặn, tăng thêm độ giòn, giảm vị tanh;
Bước 3: Vớt rong nho tươi ra, để ráo nước ở nơi thật kín gió và phải dùng hoặc chế biến món ăn ngay trong vòng 30 phút.
Cách chế biến rong nho biển tươi thành các món ăn đơn giản nhất
Cách chế biến rong nho biển tươi thành sinh tố
– Rong nho sau khi sơ chế như trên, rửa sạch và dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn, lọc lấy nước ép. Có thể pha thêm đường hoặc mật ong cho dễ uống tùy theo sở thích, đối với người bị tiểu đường có thể uống ngay. Sinh tố rong nho biển tươi được dùng thường xuyên như một liệu pháp tốt cho sức khỏe.
– Hoặc có thể cho rong nho nhưng một topping ăn kèm với các loại nươc ép như nước cam, chanh, bưởi, dưa hấu,…
Cách chế biến rong nho biển tươi thành mặt nạ dưỡng da
– Dùng khăn vải mịn và sạch gói một ít rong nho, bóp hoặc giã nhẹ từ từ cho dập ra đến khi chất nhờn thấm ra ngoài qua miếng vải. Rồi cầm nguyên bọc vải thoa lên da mặt hoặc toàn thân. Để nguyên trong 10 phút rồi rửa lại với nước sạch.
– Một phương pháp chế biến rong nho biển tươi thành mặt nạ là dùng máy xay xay nhuyễn, rồi đắp lên mặc. Rồi rửa lại bằng nước sạch sau 15 phút.
– Mỗi ngày trước khi đi ngủ thực hiện 1 lần sẽ khiến da căng mịn, sáng hơn, giảm thiểu các tác hại cho da từ ánh sáng mặt trời, bụi bẩn, mụn,…
Cách chế biến rong nho biển tươi thành chè bổ dưỡng
– Nguyên liệu: 30g rong nho tươi, 8 trái táo đỏ, 20g hạt sen, 500ml nước, 2 thìa súp đường phèn, vani;
– Táo đỏ rửa sạch, ngâm trong nước ấm khoảng 5 phút cho nở;
– Hạt sen rửa sạch, để ráo;
– Đun sôi nửa lít nước, cho hạt sen vào nấu cho đến khi mềm rồi cho đường phèn vào nấu tan. Tiếp tục cho táo đã nở vào đun, để lửa nhỏ đến khi vừa chín mềm là được, tắt bếp, thêm chút vani cho tăng vị thơm;
– Để nguội, rồi khi ăn thì cho múc ra bát rồi cho rong nho vào từng bát, cho thêm đá vào cho ngon, khuấy lên và thưởng thức. Có thể bảo quản hỗn hợp nước đường táo đỏ hạt sen trong ngăn mát tủ lạnh, mỗi khi ăn thì múc ra rồi cho rong nho vào ăn cùng.
Ngoài ra, còn có nhiều cách chế biến rong nho biển tươi khác thành các món ăn đơn giản, ăn như một loại rau sống bình thường, ăn kèm với cơm trắng, ăn kèm sushi, làm gỏi, làm salad, nấu canh, nấu cháo,…
Rong Nho Biển Nha Trang Và 7 Công Đoạn Kỹ Thuật Nuôi Trồng Chế Biến Gỏi Rong Nho Tôm Tươi Ngon Đúng Vị
Rong Nho: Bảo Quản Và Chế Biến Như Thế Nào Mới Đúng?
Rong nho là gì?
Rong nho hay trên các sản phẩm rong nho được đề tên là umibudo, phiên âm tiếng Nhật có nghĩa là “nho biển” – trong đó “umi” nghĩa là biển, còn “budo” nghĩa là nho và nó cũng được dịch thẳng qua tên tiếng Anh là “sea grapes”.
Rong nho thực chất là một loại rong biển mọc ở vùng nước nông xung quanh vùng Okinawa của Nhật Bản và một số nước khác của Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Ít ai biết tên tiếng Nhật chuẩn của loại rong nho này là “kubiretsuta” và tên khoa học cũng ít người biết đến của nó là “caulerpa lentillifera”, chính vì cái tên quá khó nhớ nên mọi người chỉ gọi nó bằng biệt danh “rong nho” và một cái tên khác là “trứng cá muối xanh” (green caviar) bởi lẽ vẻ ngoài của rong nho trông y hệt những viên trứng cá bé tí.
Nếu bạn chăm xem các video ASMR của các food blogger trên youtube thì chắc hẳn đã quá quen thuộc với loại rong nho này. Rong nho thường được ăn với các món ăn hải sản, đặc biệt là sashimi hay hải sản tôm mực nướng. Và điều làm nên sự thú vị của rong nho là khi nhai, những hạt nước mà thực chất là lá của rong nho sẽ vỡ ra, tan trong miệng tạo nên âm thanh giòn rụm nghe đã tai.
Rong nho có hương vị như thế nào?
Rong nho thoạt nhìn như những trái nho bé tí nhưng chúng lại có vị tươi mát, hơi có vị tanh của biển và hơi mặn. Độ giòn của rong nho thật chất là khi bạn cắn vào, những hạt nhỏ sẽ vỡ ra và tan trong miệng. Hương vị của rong nho cũng gần giống với các loại rong biển khác như kombu hoặc rong biển khô mà bạn hay ăn, nhưng rong nho lại thú vị hơn nhiều với độ giòn độc đáo khi nhai.
Rong nho có nguồn gốc từ đâu?
Được biết đến từ các món ăn Nhật Bản trước khi phổ biến rộng rãi tại Việt Nam và các nước khác, rong nho tiêu thụ nội địa Nhật được thu hoạch tại Okinawa, quần đảo nhiệt đới phía tây nam các đảo chính của Nhật Bản. Rong nho umibudo sống và phát triển mạnh ở nơi nước biển nông, có cát và khí hậu ôn hòa. Nhiệt độ trung bình lý tưởng để rong nho phát triển là khoảng 25 ° C / 77 ° F, và mặc dù rong nho theo truyền thống là được thu hoạch tự nhiên nhưng do nhu cầu tăng cao và thu hoạch quá mức, ngày nay hầu hết các sản phẩm rong nho đều được trồng và thu hoạch tại các trang trại rong nho địa phương.
Tại Việt Nam, rong nho được trồng và thu hoạch tại các nơi như Côn Đảo, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, Khánh Hòa tuy nhiên kích thước rong nho nhỏ hơn so với loại rong nho Nhật Bản. Rong nho phần lớn được nuôi trồng tại nhiều nước như Nhật Bản, Việt Nam, Thái Lan, Philippines với các hình thức trồng đáy, trồng trong lồng, trồng trong khay đất, căng trên dây trồng trong khung lưới hoặc khung nhựa có thiết kế các lỗ trống tại ao đầm hoặc trên biển và sau 1,5 – 2 tháng trồng là có thể thu hoạch được.
Mua rong nho ở đâu? Giá bao nhiêu?
Hiện nay trên thị trường có hai loại rong nho thành phẩm là rong nho tươi và rong nho khô (hay còn gọi là rong nho tách nước, rong nho muối). Rong nho tươi chỉ có thể mua và thưởng thức ở các vùng quanh biển vì thời hạn bảo quản ngắn chỉ từ 5-7 ngày, còn lại là các sản phẩm rong nho muối đóng bịch được phân phối ở các siêu thị, cửa hàng thực phẩm hay các nhà bán lẻ, rong nho được sử dụng phương pháp khử nước (rong bị mất nước 60%, cứ 2,5kg rong tươi cho 1kg rong muối), khi dùng thì chỉ cần ngâm vào nước 15 phút trước khi sử dụng là rong nho sẽ nở ra và trở lại hình dáng tươi ngon như ban đầu.
Về giá thành, tùy thuộc vào nguồn gốc và chất lượng nuôi trồng – sản xuất mà rong nho hiện nay trên thị trường có nhiều mức giá dao động khác nhau. Rong nho tươi từ 180,000~350,000VND/kg và giá của rong nho tách nước cao hơn 1,5~2 lần.
Lợi ích khi ăn rong nho
Ngoài việc giúp các món ăn kèm ngon miệng hơn và có độ giòn thú vị, rong nho được biết đến như một loại rau xanh nhưng chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn và là một món ăn tốt cho sức khỏe. Vốn được khai thác và tiêu thụ tại Nhật cả hàng trăm năm, rong nho được xem là thực phẩm tốt cho da khi nó chứa nhiều khoáng chất giúp da giữ được độ đàn hồi bao gồm sắt, canxi, magie và iot.
Ngoài ra, rong nho umibudo còn rất giàu chất “axit hyaluronic” là thành phần cấp ẩm hiệu quả được sử dụng phổ biến trong kem dưỡng da và các sản phẩm chăm sóc da khác với các công dụng chữa lành da, phục hồi vết thương và di chuyển tế bào. Rong nho còn rất giàu chất xơ và chỉ chứa 4 calo/100g nên nó thường được kết hợp trong các chế độ ăn kiêng, giảm cân hiệu quả.
Tăng cường xương và khớp
Rong nho rất giàu protein, canxi và các axit béo không bão hòa đa có trong nhóm omega3 (DHA, EPA, ALA), có tác dụng làm dịu chứng viêm và giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp.
Giúp tăng cường thị lực và tim mạch
Rong nho chứa các axit béo không no AA, LA, DHA, EPA và ALA giúp tăng cường thị lực và trí nhớ, giảm cholesterol, tăng độ đàn hồi của mạch máu, chống oxy hóa, duy trì cấu trúc collagen của động mạch, ngăn ngừa các bệnh tim mạch như đột quỵ, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim.
Giúp ngăn ngừa tăng huyết áp và tiểu đường
Rong nho rất giàu canxi, kali và vitamin C, có tác dụng giảm huyết áp do khả năng thúc đẩy bài tiết và duy trì huyết áp bình thường cho người huyết áp cao. Ngoài vitamin C, rong nho còn giúp kiểm soát lượng đường và hoạt động của các gốc tự do, giảm sự tích tụ trong tế bào của sorbitol và ức chế sự liên kết của glucose và protein, giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Giúp ngăn ngừa táo bón
Rong nho chứa rất ít calo và đường, tạo điều kiện cho vi khuẩn tốt tiêu hóa thức ăn và bài tiết chất thải nhanh chóng, có tác dụng ngăn ngừa táo bón.
Giúp ngăn ngừa bệnh bướu cổ
100g rong nho chứa khoảng 1,8mg Iốt. Tiêu thụ 30gr rong nho mỗi ngày có thể cung cấp đủ I-ốt cần thiết cho tuyến giáp, giúp ngăn ngừa bệnh bướu cổ.
Giúp nuôi dưỡng da và mái tóc mềm mượt
Chất béo trong rong nho giúp bảo vệ màng tế bào, cải thiện độ đàn hồi và giảm tính thẩm thấu của thành mạch để giảm các triệu chứng khô da. Giàu vitamin A, C, rong nho có khả năng sản xuất collagen, chất chống oxy hóa và được coi là mỹ phẩm thiên nhiên giúp cải thiện làn da, mái tóc và làm chậm quá trình lão hóa.
Giúp ngăn ngừa béo phì
Rong nho chứa ít đường nhưng giàu canxi, kẽm, sắt, protein thực vật, vitamin C và axit béo không bão hòa đa được coi là thực phẩm bổ dưỡng và an toàn cho người thừa cân và ăn kiêng.
Giàu chất Fucoidan
Fucoidan là một hợp chất tự nhiên được tìm thấy trong nhiều dạng rong biển khác nhau như kombu, limu, wakame và mozuku, bao gồm một số động vật biển như hải sâm. Nó được cho là một thành phần chống ung thư trong rong biển.
Cách ăn rong nho như thế nào?
Rong nho thường ăn kèm với đồ sống như sashimi, súp miso
Ở Nhật họ thường ăn rong nho với một lát chanh và nước tương pha wasabi
Hoặc ăn rong nho biển cùng với sốt mè mặn mặn béo béo rất ngon
Mặc dù hầu hết các loại rong biển khác phải chế biến bằng cách nấu súp hay sấy, tuy nhiên rong nho được hướng dẫn nên ăn sống. Một số người thắc mắc liệu có thể nấu rong nho được không nhưng thật sự không nên vì khi nấu, rong nho sẽ mất đi hương vị và độ giòn thú vị vốn có. Một số cách ăn rong nho thường là chế biến với các món cần được ăn sống như sashimi, trộn salad, hoặc bạn cũng có thể ăn rong nho một mình với nước tương pha wasabi hoặc nước sốt mè rang.
HƯỚNG DẪN LÀM SALAD RONG NHO
Nguyên liệu
Rong nho
1 cá ngừ hộp (cá ngừ ngăm dầu)
Rau xà lách
Cà chua
1 quả bơ
½ củ hành tây (cắt sợi)
Công thức nước sốt: 2 muỗng nước tương + ½ muỗng nước mắm + ½ muỗng dầu mè + 1 muỗng đường + 1 muỗng giấm + một ít ớt bột + một ít hạt mè rang.
Cách sử dụng và bảo quản rong nho
Rong nho tươi và rong nho khô (tách nước) có cách bảo quản khác nhau
Rong nho tươi có thời hạn bảo quản khá ngắn (từ 5 – 7 ngày) vì thế ngay sau khi thu hoạch rong tươi, các nhà sản xuất tiến hành các công đoạn làm sạch gồm khử ozone, làm sạch tạp khuẩn, cho quay ly tâm làm khô sau đó đóng hộp và cung cấp ra thị trường. Đối với các tỉnh xa thì rong nho sẽ được vận chuyển đường không để rút ngắn thời gian vận chuyển.
Trong quá trình vận chuyển và bảo quản sau khi thu hoạch, rong nho cần được để ở nơi có nhiệt độ thích hợp không quá lạnh cũng như quá nóng:
Rong nho nên ăn ngay sau khi mua về.
Nếu không ăn hết nên để ở nhiệt độ phòng, thoáng mát tránh ánh nắng trực tiếp.
Rong nho tươi không bảo quản trong tủ lạnh sẽ khiến rong bị teo.
Rong nho tách nước (rong nho muối) bảo quản ngăn mát tủ lạnh, nên ngâm nước 15 phút để rong nở trước khi sử dụng.
Có thể ngâm rong nho trong nước đá trước khi dùng để tăng độ giòn, lưu ý ăn bao nhiêu thì ngâm bấy nhiêu để tránh rong bị teo.
Tránh chế biến, nấu ở nhiệt độ cao làm mất hương vị tự nhiên của rong nho.
Cập nhật thông tin chi tiết về Rong Nho Là Gì? Công Dụng Và Cách Chế Biến Rong Nho Đúng Cách trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!