Bạn đang xem bài viết Nấu Cháo Ngon Tuy Dễ Mà Lại Khó được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Rang gạo
Nhiều người thích ăn cháo mà nước dùng “trong veo” thì sẽ dùng gạo khô, nở để nấu. Trước khi nấu, rang gạo cho thơm, đến khi gạo ngả sang trắng đục hơi lấm tấm vàng là được. Lúc nấu, vo gạo sơ, cho vào nấu một lúc là gạo nở bung, nước dùng vẫn trong, gạo không “đổ nhựa”.
Rang gạo trước khi nấu, cháo sẽ ngon hơn
Ngược lại, nếu muốn ăn cháo “béo”, dẻo thơm thì chọn gạo dẻo (thơm càng tốt) hoặc pha thêm nếp rồi rang. Nếu là cháo mặn, có thể rang với dầu ăn để cháo nấu xong sền sệt, ra nhiều nhựa đặc.
Canh lửa Khi nấu cháo không để lửa lớn
Nguyên tắc chung khi nấu cháo là không bao giờ để lửa lớn. Khi vừa thả gạo, cháo sôi bùng là hạ nhỏ lửa ngay, để cháo sôi lăn tăn, thậm chí chỉ là sủi tăm nhẹ rồi thỉnh thoảng khuấy để cháo không bám khét ở đáy nồi. Vậy mà cháo rất mau nhừ so với khi để lửa lớn. Hơn nữa, cháo sẽ giữ được mùi thơm đặc trưng khi nấu. Thậm chí nhiều nhà ở quê nấu bằng củi, sau khi cho gạo vào nồi, cháo sôi lên, họ chỉ để than hoa vậy mà một lúc sau, cháo đã nở đều.
Bên cạnh đó, khi nấu cháo, bạn nên thẳng tay cho nhiều nước một lần tùy vào độ nở của gạo, tránh nấu một lúc, thấy cháo đặc lại cho thêm, cháo sẽ “vữa”, mất ngon. Bên cạnh đó, lúc nấu cháo, tuyệt đối không nên đậy nắp, cháo dễ bị trào.
Kết hợp nguyên liệu Tùy vào loại cháo mà nguyên liệu đi kèm sẽ khác nhau
Nguyên liệu chính của món cháo là gạo. Tuy nhiên, tùy vào loại thịt, cá đi kèm hay loại cháo bạn muốn nấu mà bạn thêm vào một số nguyên liệu “bổ trợ” khác nhau. Ví dụ, khi nấu cháo lươn, có thể thêm khoai môn, hạt sen để cháo bùi hơn. Khi nấu cháo trắng ăn với trứng muối, khô, dưa mắm, tép rang…, bạn thêm lá dứa để cháo được thơm. Còn nếu nấu cháo với nguyên liệu có phần hơi tanh như thịt rắn, thịt cóc, bạn có thể kết hợp với đậu xanh (để nguyên cả vỏ) và ít gừng xắt sợi.
Cháo chay thêm ít cà rốt sẽ bắt mắt hơn
Bên cạnh đó, khi nấu cháo chay, cháo gà hay cháo thịt bằm, thêm một ít cà rốt xắt hạt lựu nhỏ hoặc nấm rơm để cháo trông bắt mắt và ngon miệng hơn. Ngoài ra, người miền Tây còn có món cháo nước cốt dừa béo thơm, nếu không có món mặn ăn kèm thì ăn với… muối cũng được.
Nêm nếm
Tùy khẩu vị mỗi người mà điều chỉnh gia vị. Nhưng đừng nên nêm quá “cứng” vì nếu cháo bị mặn, sẽ rất khó “cứu vãn”. Hơn nữa, lúc nêm thường cháo rất nóng, lưỡi bạn có thể bị “đánh lừa” và luôn cảm thấy cháo nhạt hơn thực tế (lúc hơi nguội). Cho nên lúc nêm bạn nên chú ý lượng muối cho vào.
Hành hoặc ngò rí là gia vị nêm không thể thiếu của món cháo mặn
Thường để tránh cháo có vị chua, không nên nêm nước mắm, lúc ăn, nếu nhạt thì mới chan thêm. Và hai loại gia vị quan trọng không thể thiếu cho nồi cháo mặn là hành (hoặc ngò rí) và tiêu xay, thiếu một trong hai, món cháo sẽ bớt ngon.
VƯƠNG MINH
Nguồn: phunuonline
Cách Nấu Cháo Cá Tràu Cho Bé Khó Mà Cưỡng Lại Được
Nguyên liệu nấu cháo cá tràu gồm
Cá tràu: 300 gram
Gạo tẻ: 50 gram
Hành tím
Hành lá
Cà rốt
Rau răm
Các gia vị cần thiết khác: mắm, muối, mì chính, hạt tiêu, dầu ăn…
Chi tiết cách nấu cháo cá tràu cho bé như sauBước 1: Cá tràu mua về làm sạch, đánh vảy và xát với muối để diệt khuẩn.
Cho cá vào nồi và đem luộc chín.
Gạo tẻ vo kĩ để nhặt bỏ sạn, để ráo.
Hành lá cắt khúc.
Hành tím thái nhỏ, băm nhuyễn.
Rau răm băm nhỏ.
Cà rốt cạo vỏ, thái hạt lựu.
Bước 2: Khi cá đã chín, bạn lọc xương và thịt ra riêng.
Phần xương tiếp tục cho vào hầm ra chất ngọt. Trút gạo xuống nấu cho đến khi cháo chín mềm. Bạn nên dùng phần nước luộc cá để nấu cháo, như vậy sẽ ngon và thơm hơn.
Phần thịt bằm nhỏ, xào với hành tím.
Bạn nên giữ lại 1 nửa hành tím để phi thơm để riêng.
Bước 3: Đợi cháo sôi lên thì bạn bắt đầu cho cà rốt, cá xào vào nồi cháo. Đảo đều rồi đun thêm 10 phút.
Sau 10 phút, bạn nêm nếm lại gia vị xem đã vừa miệng ăn hay chưa để điều chỉnh cho hợp lí.
Bước 4: Múc cháo ra bát, rắc chút hành phi, rau thơm, hành lá và tiêu bột lên trên cho món ăn thêm phần đẹp mắt và hấp dẫn.
Nếu nấu cho người lớn ăn, bạn có thể trang trí thêm vài lát ớt mỏng nữa.
Khi nấu cháo, mình còn có thể cho thêm đậu xanh, khoai tây, cải ngọt, rau ngót.. để giúp món cháo được thơm ngon hơn.
Các bạn thấy cách nấu cháo cá tràu cho bé này như thế nào? Có phải rất ngon và hấp dẫn không? Còn chần chờ gì mà không lấy sổ tay ra ghi chú lại công thức này các bà mẹ – ông bố nhỉ? Đảm bảo các bé sẽ cực kì thích món cháo này cho mà xem!
Khi không ăn hết, bạn có thể cho vào tủ lạnh, ngày hôm sau đem hâm nóng lại là ăn được.
Lưu Lại Cách Nấu Cháo Vịt Xiêm Ngon Mà Lại Đơn Giản
Cháo vịt muốn nấu ngon thì trước tiên cần loại bỏ hết mùi hôi mà bạn cảm thấy khó chịu khi nó vẫn còn khi nấu chín. Vậy thì hôm nay Emvaobep sẽ giới thiệu cho bạn cách nấu cháo vịt xiêm ngon, đơn giản mà bạn cần lưu lại ngay để sài khi cần. Hãy xắn tay lên đi chợ và lao vào bếp để nấu món cháo ngon tuyệt này nào!
Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị:
1 con vịt xiêm (Vịt loại ngon)
Nước mắm ngon, muối, đường.
Gừng 2 củ, hành tím (khô) nướng thơm.
Khi đi chợ, bạn hãy chọn cho mình những thực phẩm ngon, và bạn hãy mua ở những nơi uy tín để đảm bảo chất lượng. Giờ có nguyên liệu rồi, hãy vào bếp thôi nào!
Cách nấu cháo vịt xiêm ngon:Bước 1: Trước tiên bạn đem gạo tấm vo sạch, rồi để ráo nước. Sau đó cho gạo tấm lên rang trên lửa nhỏ cho đến khi gạo thật ráo nước và trông hạt trong là được. Rang gạo sẽ giúp cháo bùi hơn khi ăn.
Bước 2: Vịt đã làm thịt rồi, bạn chỉ cần rửa sạch với rượu trắng và gừng. Chà gừng vào con vịt sau đó rửa sạch, cách này sẽ giúp vịt hết mùi hôi. Để ráo nước rồi đem cho vào nồi nước sôi, trụng cho da vịt phồng căng, vớt ra, xả nước lạnh.
Bước 3: Bạn hãy đun 1 nồi nước sôi, sau đó cho gừng + hành khô đã nướng vào nồi, nêm 1 chút nước mắm, muối, và ít đường. Tiếp đến bạn cho thịt vịt vào luộc. Khhi vịt chín bạn vớt ra để nguội, rồi chặt miếng vừa ăn bày ra đĩa.
Bước 4: Cho gạo tấm đã rang vào nước luộc vịt, đun cho đến khi gạo nở thành cháo. Bạn nêm nếm gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp.
Để cháo ngon hơn, bạn có thể làm nước mắm gừng dùng cùng như sau: Pha nước mắm chua ngọt với tỏi bóc vỏ, giã cho nhuyển, ớt, đường, thêm 1 chút nước lọc và gừng thái sợi nhỏ, nêm nếm cho vừa miệng.
Cuối cùng là múc cháo ra bát, xếp thịt vịt lên trên với hành hoa, mùi thái nhỏ và rắc ít hạt tiêu xay lên trên. Khi ăn cháo vịt bạn có thể ăn kèm bắp cải tím thái nhỏ sợi, bắp chuối bào mỏng, trộn dầu giấm, hành tím cắt ngang mỏng, rau răm và chấm nước mắm gừng nếu có rau húng quế ăn cùng vịt thì quá ngon rồi! Một bát cháo vịt ngon ngọt, đủ mùi vị khiến bạn mê không thể chối từ.
Lời kết:Cách Nấu Cháo Lươn Cà Rốt Cho Bé Ăn Dặm Dễ Làm Mà Lại Bổ Dưỡng
Cập nhật vào 28/09
Tác dụng của cháo lươn cà rốt
Tác hại của cháo lươn cà rốt
Nguyên liệu
Cách nấu cháo lươn cà rốt cho bé ăn dặm
Những loại thực phẩm hợp với lươn
Tác dụng của cháo lươn cà rốt
Giúp chữa bệnh trĩ: Trong y học, thịt lươn ngoài là một nguyên liệu để chế biến món ăn ra thì nó còn là một vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh, trong đó có bệnh trĩ. Nhiều người lầm tưởng trẻ em không phải là nạn nhân của bệnh trĩ, trên thực tế, ngồi bô quá 30 phút, táo bón hay cửa hậu môn không sạch… rất dễ gây nên trĩ ở trẻ em. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ, phần lớn nguyên nhân gây ra bệnh này là do chế độ ăn uống, vệ sinh kém… Cần lưu ý vì trẻ em nếu không phát hiện và điều trị bệnh trĩ sớm rất dễ gây biến chứng nguy hiểm. Những lúc như thế này, các mẹ có thể cho bé ăn món cháo này để giảm bớt tình trạng bệnh. Tuy nhiên, trước khi cho bé ăn, các mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị cho bé trước đã. Nếu bác sĩ cho phép thì mới cho bé ăn.
Giúp chữa bệnh sởi ở trẻ nhỏ: Củ cà-rốt, củ mã thầy (còn gọi là củ năn, bột tê), mỗi thứ 150-200g, rau mùi 100g, sắc lấy nước uống thay trà trong ngày. Thứ trà này có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh sởi, thường áp dụng vào thời kì cuối, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, dưỡng tâm sinh tân. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể dùng cà rốt để chế biến thành các món ăn vẫn có công dụng chữa sởi cũng rất hiệu quả. Tuy nhiên, để cho an toàn các mẹ hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ các món ăn, nước uống làm từ cà rốt, không nên tự ý cho bé sử dụng bởi cơ địa của mỗi bé không giống nhau.
Tác hại của cháo lươn cà rốt
Bệnh vàng da ở trẻ nhỏ: Một số loại thực phẩm có màu vàng cam như cà rốt, quả mơ, bí ngô, khoai lang là do bên trong có chứa beta-carotene. Các chuyên gia đã có lời cảnh báo là không nên ăn quá nhiều những loại thực có chứa nhiều chất beta-carotene này, bởi nó sẽ gây ra bệnh vàng da. Vì vậy, các mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều món cháo này để bé không bị mắc phải căn bệnh này.
Nguyên liệu
Gạo tẻ 25g
Thịt lươn 10g
Cà rốt 20g
Dầu ăn dành riêng cho bé
Gia vị thông thường
Cách nấu cháo lươn cà rốt cho bé ăn dặm
Sau khi chuẩn bị hết nguyên liệu cần có. Công việc đầu tiên của mẹ đó chính là sơ chế nguyên liệu. Đầu tiên, các mẹ đem gạo đi vo thật sạch, rồi đổ nước vào một cái chậu, sau đó cho gạo vào ngâm trong khoảng 2 tiếng. Để tránh quên, các mẹ có thể dùng điện thoại để chế độ hẹn giờ.
Tiếp theo là đến khâu sơ chế lươn. Việc đầu tiên mà mẹ phải làm đó là loại bỏ hết chất nhớt ở trên thân lươn trước đã. Để lươn hết nhớt các mẹ chỉ cần cho lươn vào một cái túi nilon, buộc chặt đầu, rồi cho vào ngăn đá khoảng 2 tiếng. Sau đó, mẹ cho lươn vào chậu nước, dùng tay vuốt dọc theo thân lươn để chất nhớt trôi đi. Xong rồi, mẹ dùng dao rạch bụng lươn, dùng tay moi hết nội tạng bên trong ra, rồi dùng nước muối rửa lươn để hết mùi tanh.
Tiếp đến là đến sơ chế cà rốt. Các mẹ dùng dao gọt vỏ, rồi đem đi rửa thật sạch. Do bé còn nhỏ cho nên không thể ăn cả miếng cà rốt như người lớn được. Vì vậy, phải băm nhuyễn ra để bé dễ ăn hơn.
Tiếp tục với cách nấu cháo lươn cà rốt cho bé ăn dặm, các mẹ cho lươn đã được loại bỏ hết mùi tanh và chất nhớt ở trên vào nồi, mẹ có thể luộc hay hấp cũng đểu được cả. Mẹ chỉ cần ghi nhớ một lưu ý duy nhất khi làm đến bước này đó là hãy chế biến lươn thật chín, rồi mới cho bé ăn. Sau khi lươn chín, mẹ gỡ xương, lấy phần thịt để riêng ra. Còn phần xương cũng không nên vứt đi vội, để tí nữa dùng để nấu cháo.
Xong rồi, bắc chảo lên bếp, đổ một chút dầu ăn vào, bật bếp lên, đun cho đến khi dầu nóng. Cho hành vào phi thơm, rồi cho thịt lươn vào xào. Xào xong, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
Sau đó, mẹ lấy phần xương của lươn ở trên cho vào nồi, đổ nước vào đun sôi. Đun xong, chắt lấy nước bỏ xương, đổ phần nước vào nồi, cho gạo vào nấu thành cháo. Ở bước này, các mẹ cần lưu ý đó là bé ở độ tuổi này nên cho ăn cháo loãng. Vì vậy, nên cho nhiều nước, tỉ lệ là 1:10, tức là phần gạo 1 phần nước 10.
Cuối cùng, khi nào cháo nhừ, mẹ cho cà rốt và thịt lươn vào nồi cháo. Tiếp tục đun cho đến khi cháo sôi lại. Cho thêm một chút gia vị, đừng cho nhiều quá. Tắt bếp, múc cháo ra bát và để nguội, rồi cho bé thưởng thức.
Những loại thực phẩm hợp với lươn Lượn hợp ớt xanhớt xanh ăn chung với lươn, có tác dụng giảm đường huyết, rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường, cho nên nói ớt xanh hợp với lươn. Người bệnh tiểu đường có thể ăn thường xuyên. Không nên cho bé dưới 1 tuổi ăn ớt xanh.
Lươn hợp đu đủLươn nấu chung với đu đủ không nhưng có thể nâng cao mùi vị và có thể thúc đẩy sự hấp thu dinh dưỡng của cơ thể nhiều hơn, toàn diện hơn.
Lươn hợp nấm kim châmTrong nấm kim châm chứa một chất có tác dụng chống ung thư rất tốt, và nấm kim châm tươi, mềm, trơn, đủ vị. nếu ăn chung với lươn có thể bổ trung ích huyết. Hiện nay chưa có bằng chứng nào cho thấy nấm kim châm có hại đối với trẻ nhỏ. Vì vậy, các mẹ có thể yên tâm dùng nấm kim châm làm món ăn dặm cho trẻ. Độ tuổi tốt nhất để bắt đầu cho trẻ ăn nấm kim châm hay các loại nấm khác đó là 10 đến 12 tháng tuổi.
Lươn hợp hẹLươn nấu chung với hẹ, lươn mềm, hẹ thơm, không những ngon miệng mà còn tốt cho sức khỏe.
Lươn hợp nhân hạt thôngHạt thông chứa nhiều vitamin E và sắt, không chỉ có thể giảm mệt mỏi, còn có giảm lão hóa tế bào, giữ tuổi trẻ, cải thiện chứng thiếu máu; tác dụng nuôi âm của lươn rất rõ ràng. Ăn chung hai thứ có thể dưỡng nhan.
Được tổng hợp bởi suckhoetretho
Ban Đã Biết Cá Trê Nấu Gì Ngon Mà Lại Dễ Làm Chưa?
Tìm câu trả lời: Cá trê nấu gì ngon?
Món cá trê nấu dưa chua không chỉ phù hợp với thời tiết mùa hè mà ngay cả mùa đông ăn món này thì đúng là tuyệt vời. Canh cá trê vừa ngọt, vừa thơm của thịt cá và các loại rau gia vị, dưa om mềm lá nhưng vẫn giữ độ giòn giòn của tàu lá dưa, nước dưa đảm bảo vị ngọt, vị chua, cay cay và đậm đà đặc trưng. Chắc chắn món ăn này sẽ hấp dẫn tất các thành viên trong gia đình bạn.
Canh cá trê nấu măng chuaLại là một món canh chua nữa nhưng vị lại rất khác cá trê nấu dưa chua nha. Món canh cá trê nấu măng chua có thể nói là món canh ngon vào mùa hè oi bức. Không cầu kỳ, rườm rà hay phức tạp, vẫn là nguyên liệu từ cá nhưng với cá trê thì bữa ăn gia đình thêm mới lạ hơn rất nhiều, vị ngọt của cá cộng với măng giòn sừn sựt, nước canh pha chút chua dịu của cà chua và khế, hấp dẫn, dậy vị vô cùng.
Thật là thiếu sót nếu không kể đến món cá trê kho rau răm. Ăn với cơm nóng thì đúng là không còn gì bằng. Những lát cá săn chắc, ánh lên màu vàng óng của nghệ tươi, dậy lên hương thơm của rau răm. Còn hương vị thì không thể chê vào đâu được với những vị béo của miếng thịt ba chỉ, dai dai và thơm của cá trê đồng, cay của sa tế, the the và thơm dịu của rau răm.
Tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên một món cá kho thật thơm, thật ngon, thật hấp dẫn và thật đậm đà quyến rũ.
“Ủ” đến cuối cùng là món cá trê nướng, ngon nhất trong những cách chế biến cá trê lai..
Cá trê nướng có hai cách ăn, cá nướng “chay” thì chấm mắm gừng. Nhưng cá trê nướng muối ớt thì ngon hơn cả. Trước khi nướng, giã một ít muối ớt, ớt xanh thì càng thơm, nêm nếm gia vị rồi thoa hỗn hợp đó lên mình cá, để mười lăm phút sau thì đem cá đi nướng.
Lá lốt cuốn cá trê nướng muối ớt, kèm lát chuối xanh chấm mắm me thì ngon hết chỗ chê. Vị ngọt, dai, thơm của cá hòa quyện cùng vị cay của lá lốt, vị chát của chuối xanh, vị chua của me khiến đầu lưỡi tê tê, dư vị vẫn còn mãi. Đặc biệt, lá xoài non có vị đắng khi kết hợp với cá trê nướng tạo thành vị chua chua, ăn không thấy ngán. Đơn giản hơn chỉ cần cá nướng chấm mắm me ăn với cơm thì dù đã no bụng nhưng vẫn muốn ăn.
Cách Làm Chân Gà Nấu Lá Giang Ngon Mà Lại Dễ Làm Vô Cùng
Theo Đông y, lá giang được biết có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và sát khuẩn rất tốt. Ngoài ra,lá giang còn có mùi thơm và vị chua dịu nên được dùng để chế biến nhiều món canh hay lẩu đều rất ngon. Thịt gà lại là loại thịt bổ dưỡng nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Trước đây NGON cũng đã giới thiệu đến mọi người món thịt gà nấu lá giang rồi. Nếu bạn đã chán ngán những món chân gà ngâm , chân gà hấp thì món canh là sự lựa chọn tuyệt vời. Và món canh chân gà nấu lá giang cũng là một trong những món canh chua rất được yêu thích.
Canh chân gà lá giang với vị chua dịu cùng vị ngọt thanh của thịt và xương gà tạo thành một món ăn tuy dân dã nhưng vô cùng hấp dẫn. Cùng mình vào bếp thực hiện món canh chân gà nấu lá giang ngay thôi nào.
Nguyên liệu cần
150g lá giang
200g nấm rơm
800g thịt gà ( 500g chân gà)
50g đường phèn
3 cây xả
4 quả ớt
2 củ hành và 1 nhánh tỏi
Cùng các gia vị: Nước mắm, hạt nêm, bột canh…
Chân gà nấu lá giang thực hiện như sau Bước 1: Sơ chế các nguyên liệuSả bạn đem rửa sạch, bóc bớt lớp vỏ ngoài rồi dập cho nát sả. Sau đó đem thái nhỏ chúng ra, đến đoạn gần ngọn thì bạn cắt đoạn khoảng 2-3cm
Ớt rửa sạch, để cho ráo, Dùng dao rạch đường ở giữa thân quả để loại bỏ hết phần hạt rồi thái lát nhỏ
Hành, tỏi bạn đem bóc sạch vỏ, rửa sạch rồi thái lát mỏng băm nhuyễn
Lá giang bạn đem để sạch rồi để ráo nước, sau đó vỏ nhỏ bằng tay.
Cho dầu ăn vào nồi, đợi cho dầu nóng thả nốt phần tỏi băm còn lại cùng với xả để phi thơm. Sau đó bạn cho thịt gà và chân gà vào xào cho săn lại đun trong khoảng 10 phút với lửa nhỏ. Tiếp đó bạn cho 1 lít nước vào nồi thịt gà đun khoảng 15 phút cho thịt gà mềm. Cho tiếp lá giang và nấm vào đun khoảng 10 phút nữa. Nêm lại các gia vị cho vừa miệng, nấm chín và thịt gà ăn đã mềm là tắt bếp được
Chân gà nấu lá giang sau khi chế biến có vị ngon của nước, hơi béo chân gà ăn không dai. Đây không chỉ là món canh ngon mà còn rất bổ dưỡng và phù hợp với mọi người trong gia đình. Món ăn này các bạn có thể làm món canh để chan cơm hoặc uống nước đều ngon cả. Hoặc có thể thưởng thức cùng bún, mì tôm… tùy thuộc vào sở thích của mỗi người.
Lưu ý khi làm món chân là nấu lá giang– Xào chân gà trước giúp thịt săn mà còn có thể loại bỏ được mùi hôi đặc trưng của thịt gà. Nếu sử dụng thịt gà thì công đoạn xào này còn có tác dụng làm bớt mỡ trong thịt gà. – Bạn nên vò lá giang trước khi cho vào nồi nấu cùng gà để tiết ra vị chua giúp món ăn ngon hơn. – Chắc chắn rồi, lá giang nên chọn những lá xanh tươi, không bị sâu héo.
Lưu ý khi dùng cây lá giang– Trong lá giang có chứa axit tartric, loại axit này có thể ức chế quá trình bài tiết axit uric. Do đó không dùng món ăn trong thời gian cơn đau gút cấp bùng phát. – Không dùng trị sỏi thận do lắng đọng axit. – Tránh nấu lá giang trong nồi kim loại. Nếu dùng thì nên múc ra ăn ngay vì để lâu axit trong lá có thể ăn mòn kim loại gây độc.
Cập nhật thông tin chi tiết về Nấu Cháo Ngon Tuy Dễ Mà Lại Khó trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!