Xu Hướng 6/2023 # Mì Quảng Xào Chay – Món Ăn Bình Dị Cho Ngày Chay Thanh Tịnh # Top 11 View | Vinaconex.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Mì Quảng Xào Chay – Món Ăn Bình Dị Cho Ngày Chay Thanh Tịnh # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Mì Quảng Xào Chay – Món Ăn Bình Dị Cho Ngày Chay Thanh Tịnh được cập nhật mới nhất trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Tìm hiểu về sợi Mì Quảng

Mì Quảng là một trong hai món ăn dân dã thuộc tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Là một món ăn khá đặc biệt, nó không giống với bất kỳ món mì truyền thống nào. Mì Quảng đặc biệt không phải nằm ở nước dùng mà chính nằm ở sợi mì. Bởi tuy được gọi là mì nhưng lại được làm từ bột gạo chứ không phải từ bột mì. Đây chính là một nét thú vị khi tìm hiểu về mì quảng.

Sợi Mì Quảng được làm từ bột gạo. Bột gạo được hòa tan rồi được tráng thành những miếng tráng khá dày nhưng không phơi khô mà để tươi. Sau đó người ta sẽ sắt thành từng sợi có bề ngang tương tương sợi phở. Nhưng sợi mì quảng dày và dai hơn sợi phở.

Mì quảng được nấu dễ dàng kèm với những nguyên liệu khác nhau như tôm, thịt lợn, thịt gà, thịt bò, ếch, vịt,… Đây chính là điều làm bật lên tính dân dã của mì quảng bởi nó dễ kết hợp với những nguyên liệu khác.

2. Nguyên liệu cho món mì quảng xào chay

Những nguyên liệu cần chuẩn bị cho món mì quảng xào chay như sau: 300g mì quảng (sợi trắng hay vàng đều được), nấm kim châm tươi 200g, 1 trái ớt sừng và 1 trái ớt hiểm, 1 củ cà rốt nhỏ, 1 ít rau hung, đậu hũ đã được chiên 1 bìa khoảng 150g, 50g cần tàu, 1 cây hành boa-rô.

Gia vị để nấu mì quảng xào chay: đường, tiêu, muối, bột ngọt, bột năng, đậu phộng (lạc) rang, dầu ăn, dầu màu từ hạt điều, nước me, nước tương.

3. Hướng dẫn cách nấu mì quảng xào chay

Trước tiên chúng ta tiến hành bước sơ chế các nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn. Nấm kim châm thường sợi dài để dễ ăn chúng ta sẽ cắt đôi chiều dài của nấm. Cần tàu thì cắt khúc có chiều dài nhỏ hơn nấm kim châm một chút. Còn 2 trái thì ớt sừng đã sẽ cắt thành từng sợi dài mảnh, ớt hiểm sẽ được băm nhỏ. Hành boa–ro, đậu hũ chiên và cà rốt cũng tiến hành tương tự cắt sợi.

Mì quảng trước khi tiến hành xào ta nêm nếm với một chút xíu bột ngọt và trộn 1 nửa thìa canh nước tương. Trộn đều để cho từng sợi mì quảng được ngấm gia vị. Việc này sẽ giúp mì quảng xào chay sẽ có một vị ngon đậm đà hơn. Sau đó ta sẽ áp chảo sơ qua sợi mì quảng. Chỉ cần cho 1 ít dầu ăn và nóng chảo ta sẽ đổ mì quảng vào xào. Điều đặc biệt ở bước này ta sẽ không cần phải phi hành cho thơm trước mà chỉ cần áp chảo mì cho xém cạnh một chút thì sẽ được phần vỏ khá giòn.

Bước tiếp theo chúng ta sẽ tiến hành pha nước sốt cho mì quảng xào chay. Với công thức như sau: ½ thìa cafe bột ngọt, ½ thìa cafe đường, ½ thìa cafe muối. 1 thìa cafe bột năng, 1 thìa cafe ớt hiểm đã băm nhỏ, 1 thìa cafe dầu điều, 1 thìa canh nước tương, nước me chua, ½ bát nước đun sôi để nguội.

Lưu ý nhỏ: Để nấu mì quảng xào chay ngon thì các bạn nên pha sốt trước khi xào nhân, như vậy các gia vị sẽ được hòa tan đều trong nước và khi xào nhân sẽ được thấm đều, hòa quyện với gia vị hơn. Giúp cho món ăn được thơm ngon hơn.

Bước 3: Chúng ta tiền hành xào phần nhân cho món mì quảng xào chay. Đưa chảo lên bếp và cho vào 1 chút dầu ăn. Khi dầu ăn nóng ta cho hành boa-ro vào đảo phi thơm lên cho dậy mùi. Tiếp đến cho cà rốt vào đảo xơ rồi cho tiếp đậu hũ chiên đã được thái cắt sợi vào đảo đều. Kế tiếp sẽ là cần tàu và ớt thái sợi vô lun. Sau đó cho bát nước sốt đã được pha trước đó vào đảo nhanh tay. Tiếp tục cho nấm kim châm vào xào cùng. Lúc này, chờ cho tới khi nấm chín là phần nhân của chúng ta cũng đã thấm gia vị và sẵn sàng cho món mì quảng xào chay.

Bước 4: Phần nhân đã xong và giờ là bước cuối cùng cho món mì quảng xào chay chính là trình bày món ăn. Chúng ta bỏ phần mì quảng đã được xào sơ hoặc áp chảo đổ ra một cái đĩa. Sau đó đổ phần nhân vừa mới xào nóng hổi xong . Cuối cùng là trang trí món ăn bằng cách rắc một chút tiêu lên và rắc 1 ít đậu phộng răng hoặc các bạn có thể sử dụng một chút rau ngò. Vậy là món mì quảng xào chay đã hoàn thành.

0/5

(0 Reviews)

Đổi Vị Với Cà Ri Chay Cho Ngày Rằm Thanh Tịnh

Cà ri chay vàng đượm, sóng sánh đậm đà sẽ là một gợi ý tuyệt vời để đổi vị cho cả gia đình trong những ngày chay tháng 7.

Tháng 7 âm lịch là tháng vu lan báo hiếu, theo phong tục truyền thống, rất nhiều người Việt lựa chọn món chay để thưởng thức, vừa giúp cho tâm tịnh vừa là dịp để thanh lọc cơ thể. Với chút phá cách trong kết hợp nguyên liệu đa dạng cùng bí quyết nêm nếm gia vị độc đáo, cà ri chay mang đến cho cả gia đình một món ăn vô cùng hấp dẫn, dùng kèm cùng bánh mì nóng giòn để đổi vị trong những ngày chay tháng 7. Không quá khó trong cách thực hiện nhưng món cà ri chay đòi hỏi sự tỉ mẩn và sự tinh tế nêm nếm của người nấu, giúp món cà ri chay vừa có độ đậm đà, vừa có vị béo thơm mà không hề bị ngán ngấy. Cùng bắt đầu học nấu món chay với cách làm cà ri chay đơn giản ngay sau đây.

Nguyên liệu nấu Cà ri chay

Khoai lang: 3 củ

Khoai tây: 4-5 củ

Cà rốt: 3 củ

Đậu hũ: 3 miếng

Nấm đông cô khô: 100 gram

Nấm rơm: 200 gram

Dừa khô nạo: 300 gram

Nước dừa tươi: 1,2 lít

Sữa tươi không đường: 200 ml

Boa rô: 1 cây nhỏ

Sả băm: 40 gram

Gia vị cơ bản: muối, tiêu, hạt nêm chay, ớt bột, dầu điều

Cách làm cà ri chay ngon

Sơ chế nguyên liệu

– Khoai lang gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn, rửa sạch và ngâm trong nước muối từ 2 – 3 phút, sau đó vớt ra để ráo

– Cà rốt gọt sạch vỏ, rửa kĩ với nước, cắt miếng vừa ăn

– Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch và ngâm trong nước muối khoảng 3 phút. Sau đó vớt ra và thái miếng vừa ăn

– Đậu hũ chiên vàng và thái thành miếng vuông nhỏ

– Nấm đông cô và nấm rơm ngâm nước cho nở mềm. Sau đó thái miếng vừa ăn

– Boa rô rửa sạch, thái khúc nhỏ

– Dừa khô nạo ngâm trong nước ấm khoảng 30 phút. Sau đó vắt lấy nước cốt. Lặp lại thao tác này khoảng 2-3 lần để lấy hết phần nước cốt.

Các bước thực hiện

Bước 1: Bóc vỏ và băm nhuyễn khoảng 2 tép tỏi và 1 củ hành tím. Cho một ít dầu ăn vào nồi, đợi dầu ăn nóng lên thì cho hành tỏi băm vào phi thơm cùng dầu điều. Tiếp tục cho khoai lang đã cắt miếng vào đảo thật đều để miếng khoai chín mềm và có màu vàng ươm đẹp mắt. Đợi khoai lang vừa chín thì cho tiếp sả băm vào đảo đều.

Bước 2: Đổ 1,2 lít nước dừa tươi và cho sả cây vào nồi khoai. Lần lượt thả cà rốt, khoai tây, đậu hũ, nấm đông cô và nấm rơm vào nồi. Nêm thêm chút đường và muối vào nồi. Đậy nắp và đun với lửa nhỏ liu riu đến khi các nguyên liệu chín mềm

Bước 3: Đợi nước trong nồi sôi lên, từ từ đổ sữa tươi và nước cốt dừa vào nồi, khuấy đều. Nêm thêm hạt nêm nấm và chút muối cho vừa vị rồi tắt bếp

Bước 4: Múc cà ri chay ra tô. Rưới chút nước cốt dừa lên bề mặt, rắc tiêu và trang trí với vài nhánh rau thơm cho bắt mắt.

Đăng Ký Để Được Tư Vấn Miễn Phí

Những Món Chay Ngày Tết Cho Mâm Cơm Gia Đình Đầu Năm Thêm Thanh Tịnh

Món ngon ngày Tết

Món xào chay ngày Tết – Tươi mát ngon lành

1. Nấm xào bông bí tàu hủ ky – Món chay đẹp mắt ngày Tết

Món ăn nấm xào bông bí tàu hủ ky này dễ làm, siêu đơn giản mà lại hương vị lại ngon lành, bắt cơm lắm. Bông bí thơm thơm được xào cùng với nấm mỡ, nấm linh chi bổ dưỡng, tàu hủ ky dai dai, ăn hoài mà không bị ngán.

2. Bún gạo xào chay – Món chay quen thuộc ngày Tết

Nếu không thích ăn cơm vào ngày mùng 1 thì các bạn cũng có thể thay đổi món bún gạo xào chay, công phu một chút xíu nhưng mà rất đáng công sức đó. Ăn một bữa là no nê cả ngày, vừa có chất xơ từ rau củ, vừa có đạm từ đậu hũ, mì căn không sợ bị đói.

Món kho chay ngày Tết – Đậm đà, đưa cơm

1. Mít kho chay – Hương vị ngày Tết

Trong các món chay ngày Tết thì mít kho chay là món mình yêu thích nhất dịp xuân về. Miếng mít non dân dã, quen thuộc được kho với nước dừa tươi thanh ngọt, ngày Tết mà được thưởng thức món này với cơm trắng thì còn gì bằng.

Món chay ngày tết mùng 1 mà không có mít non kho chay đậm đà này thìsẽ thiếu sót lắm đó!

2. Nấm kho tiêu chay – Bừng hương vị

Dành cho gia đình bạn nào thích cay cay một chút nè, nấm kho tiêu chay chắc chắn sẽ làm bữa cơm chay ngày Tết hấp dẫn, bắt cơm hơn rất nhiều. Vẫn là nấm rơm, nấm đông cô thường ngày mẹ thường hay nấu mà ngày Tết nó lại ngon đến lạ thường. 

Một chút tiêu xanh, chút ớt cay cay sẽ giúp gia đình ăn ngon hơn, bắt miệng hơn! Chi tiết cách làm Nấm kho tiêu chay

3. Bò kho chay rau củ - Món chay ngày Tết Canh Tý

Ai nói ăn chay không ngon, không ăn được những món ăn quây quần, thịnh soạn? Mình rất thích những món ăn chay được nấu nướng kỹ lưỡng một chút, có nhiều hương vị và có thể ăn cùng bạn bè, gia đình. Bò kho chay làm mất 30 phút thôi, tin rằng ai cũng có thể dễ dàng làm được.

Bò kho chay dễ ăn, đậm đà, có thể chấm cùng với bánh mì hoặc ăn cùng với mì gói rau thơm hấp dẫn!

Món cuốn chay ngày Tết – Đơn giản, bắt mắt

1. Cuốn diếp chay – Cuốn cả mùa Tết vào trong lòng

Trong những món chay ngày Tết thì món cuốn rất được ưa chuộng vì dễ làm mà lại mang hương vị khó chối từ nữa. Chiều chiều buồn miệng mà có món này thì còn gì bằng, lá diếp hay lá cải bẹ xanh đăng đắng bao lấy sợi bún, tàu hũ chấm một chút tương đậu tự làm.

Những món chay ngày Tết ngon nhất chắc chắn phải kể đến những món cuốn ngon lành phải không nào?

2. Phở cuốn – Món chay đãi tiệc ngày Tết

Mình giới thiệu một món cuốn cầu kì hơn một chút để các bạn có thể đãi gia đình, bạn bè ngày Tết đó là phở cuốn. Phở cuốn sử dụng bánh phở nguyên miếng, cuốn cùng với nấm linh chi, cà rốt, ớt chuông chấm với sốt mè rang thơm nứt mũi. Là món chay ngày tết bổ dưỡng, tốt cho cơ thể, giúp thanh mát và giải độc cho cơ thể. 

Phở cuốn nhìn thật là bắt mắt đúng không?

Món canh chay ngày Tết – Dễ nấu, thanh đạm

1. Canh chua nấm chay – Canh chay quen thuộc ngày Tết

Có món xào, món cuốn thì phải có món canh ngon lành đi cùng đúng không nào? Canh chua nấm chay là sự lựa chọn ưu tiên vì rất dễ ăn, có thể kết hợp với nhiều món nữa. Ngày Tết có canh chua sẽ giúp giải ngán hiệu quả.

2. Canh khổ qua nhồi chay – Canh quốc dân ngày Tết

Ngày Tết mà không có canh khổ qua thì quả thật không thấy hương vị ngày Tết đâu nữa. Khổ qua không chỉ có nhồi thịt không đâu, các bạn có thể nhồi đậu hũm, nấm mèo, bảo đảm vẫn giữ được hương vị truyền thống của món canh ngày Tết.

Canh khổ qua - món canh biểu tượng của ngày Tết truyền thống rồi!

Món chè ngày Tết

1. Chè đậu trắng – ngọt bùi ngày đầu năm

Cuối cùng là món chè tráng miệng ngày Tết. Chè đậu trắng ngon lành, dễ nấu, cả nhà ai cũng thích, vừa để cúng kiếng vừa có thể ăn vặt ngon lành.

2. Chè kiểm – Đặc sản miền Tây

Chè kiểm miền Tây (còn gọi là canh kiểm). Cách nấu chè kiểm đơn giản, ngọt thanh với vị bùi của khoai lang và bí đỏ, hòa quyện cùng vị béo ngậy của nước cốt dừa, cực hấp dẫn. Đặc biệt, người miền Tây thường nấu chè kiểm vào ngày rằm ăn chay hay những ngày đặc biệt của gia đình.

3. Chè bột lọc nhân dừa đậu phộng – Dai dai sần sật tròn trịa cả năm

Chè bột lọc nhân dừa đậu phộng lấy cảm hứng từ món chè cung đình Huế bột lọc bọc heo quay. Viên chè trong và dai, bao lấy phần nhân là cùi dừa thơm lừng, đậu phộng béo bùi hòa với nước đường gừng ấm nóng ngọt thanh khởi đầu một năm mới tràn đầy may mắn.

10 món chay ngày Tết này hy vọng sẽ giúp các bạn có thể tự tay chuẩn bị cho mâm cơm xuân của gia đình, giúp gia đình có một cái Tết thật là trọn vẹn, ngon lành.

Nguồn: cooky.vn

Sưu tầm: Yến Ngân – P. Kế toán

Cách Nấu Mì Quảng Chay

Mì Quảng chay là không chỉ là món ăn đặc trưng của văn hóa ẩm thực vùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng mà còn là món ăn có hương vị đặc biệt trong nền ẩm thực chay. Sự kết hợp khéo léo các nguyên liệu rau củ và gia vị chay, bạn có thể thu lại thành phẩm ngon đậm đà không kém món mì Quảng gốc.

Với các nguyên liệu chay quen thuộc như nấm linh chi, tàu hủ ky, mì căn…, bạn có thể chế biến nên món mì Quảng có hương vị thơm ngon, cuốn hút người ăn. Tùy thuộc vào việc lựa chọn các nguyên liệu kết hợp mà có nhiều cách nấu mì Quảng chay khác nhau. Dạy nấu ăn Gia đình, Mở quán ®™ xin gởi đến các bạn công thức thực hiện món ăn này đơn giản, nhanh chóng trong thời gian ngắn.

Mì quảng chay Đà Nẵng có cách thực hiện tương đối đơn giản (Ảnh: Internet)

NGUYÊN LIỆU MÌ QUẢNG CHAY

1kg mì Quảng tươi thái sợi

1 gói nấm linh chi (có thể thay thế bằng nấm rơm, nấm bào ngư tùy vào sở thích)

1 nấm cây

50g tàu hũ ky khô

2 cây mì căn

Hành boa rô

Bánh tráng nướng

Một số loại gia vị ăn kèm bao gồm: Nước mắm chay, đường, hạt nêm, nước tương, mắm đậu chay, boa rô cắt mỏng, củ nén, đậu phộng rang giã dập, màu dầu điều, ớt bột cay.

Các loại rau ăn kèm: Cải con, bắp chuối bào, giá đỗ, rau húng lủi…

Sơ chế nguyên liệu

Đầu tiên, bạn tiến hành đập dập củ nén. Nén là loại nguyên liệu tạo nên hương vị đặc trưng của các món ăn miền Trung, đặc biệt là món mì Quảng. Chính vì vậy, bạn nên ưu tiên sử dụng nén trong cách nấu mì Quảng chay.

Sau đó, bạn tiến hành rửa sạch nấm cây, thái thành từng lát mỏng vừa ăn. Đối với nấm linh chi, bạn rửa sạch, để ráo, cắt bỏ phần chân nấm đi.

Bạn cắt nấm cây thành từng lát mỏng vừa ăn (Ảnh: Internet)

Sau đó, bạn ngâm tàu hủ ky khô với nước ấm khoảng 30 độ trong vòng 15 phút. Kế đó, bạn tiến hành vắt nấm cho ráo nước và ướp với nước tương khoảng 1 tiếng đồng hồ để có vị đậm đà. Tiếp theo, bạn tiến hành xé sợi mì căn thành từng miếng lớn.

Nấu phần nhân

Tiếp đó, bạn bắc nồi lên bếp cùng một ít dầu ăn. Sau đó, bạn cho thêm màu dầu điều vào nồi để tạo màu đẹp mắt cho món ăn. Khi dầu nóng, bạn cho hành boa rô vào phi thơm. Sau đó, bạn cho củ nén đập dập vào tạo hương thơm cho món mì Quảng chay. Lưu ý, bạn không nên xào nén quá kỹ sẽ làm mất đi hương thơm của nén. Theo chia sẻ của chuyên gia ẩm thực Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân, để tạo nên món ăn chuẩn vị Quảng, bạn nên sử dụng dầu đậu phộng.

Sử dụng nén để tạo hương thơm đặc trưng của món mì Quảng (Ảnh: Internet)

Sau đó, bạn cho tàu hủ ky khô vào xào, vặn nhỏ lửa. Bạn nhanh tay cho mì căn, 2 phần nấm vào nồi và xào chung.

Cho các nguyên liệu vào xào tạo phần nhân trong cách nấu mì Quảng chay (Ảnh: Internet)

Nấu nước dùng cách nấu nước lèo chay

Tiếp đó, bạn nêm gia vị vào phần nhân xào trên gồm nước mắm, đường, hạt nêm, nước tương, mắm đậu chay, ớt thái lát mỏng. Khi thực hiện cách nấu nước lèo chay, bạn cần điều chỉnh lửa nhỏ và đảo đều tay. Sau đó, bạn cho lượng nước vừa đủ vào nồi và đun sôi.

Bạn cho nước vào nồi nhân xào để nấu nước dùng (Ảnh: Internet)

Chuẩn bị rau ăn kèm

Trong thời gian đợi nồi nước dùng sôi, bạn nhặt bỏ những lá úa, gốc, rễ của rau. Sau đó, bạn rửa rau với nước muối pha loãng và để trên rổ cho ráo nước. Lúc này, bạn tiến hành trụng mì với nước sôi, cho vào bát và trộn thêm một ít dầu đậu phộng.

Đặc trưng của mì Quảng chay Đà Nẵng là sử dụng rau cải con để ăn kèm (Ảnh: Internet)

Hoàn thành và trình bày

Kế đó, bạn chan nước dùng lên bát mì, cho thêm ít đậu phộng rang đập dập và bánh tráng nướng. Sau cùng, bạn bày bát mì lên bàn với đĩa rau ăn kèm, bánh tráng nướng và ớt trái.

Cập nhật thông tin chi tiết về Mì Quảng Xào Chay – Món Ăn Bình Dị Cho Ngày Chay Thanh Tịnh trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!