Xu Hướng 9/2023 # Mách Bạn Những Món Khai Vị Đơn Giản Nhưng Vẫn Ngon # Top 9 Xem Nhiều | Vinaconex.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Mách Bạn Những Món Khai Vị Đơn Giản Nhưng Vẫn Ngon # Top 9 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Mách Bạn Những Món Khai Vị Đơn Giản Nhưng Vẫn Ngon được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nem tươi cuốn tôm thịt

Không gì tuyệt vời hơn khi được thưởng thức những miếng tôm tươi, ngon, mềm và tràn đầy vị biển cả được gói gọn lại trong những miếng nem cuốn đậm hương vị Hà nhẹ dịu ngay đầu bữa ăn cho người thưởng thức.

Cách làm món ăn này cũng vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị nem cuốn, tôm luộc chín lột vỏ, thịt bò hoặc thịt lợn luộc thái miếng vừa ăn kèm một ít rau thơm và rau sống, từng thành phần được cuộn một cách khéo léo và đẹp mắt trong nem cuốn là chúng ta đã có một món khai vị vừa ngon miệng, lại vừa đẹp mắt.

Các món chiên

Các món chiên nhẹ cho khai vị sẽ không làm ngấy người ăn mà ngược lại nó sẽ khiến cho người ăn muốn ăn thêm nữa, muốn thưởng thức thêm các món tiếp theo. Những đồ chiên dành cho khai vị có thể là khoai tây chiên, khoại lang chiên hay ngô chiên giòn đều rất thích hợp và được nhiều người lựa chọn làm món ăn khai vị vì nó vừa đơn giản dễ làm lại vừa không tốn quá nhiều thời gian để chuẩn bị.

Bạn chỉ cần chuẩn bị ngô đã tách hạt, khoai tây hay khoai lang gọt sạch vỏ thái miếng. Sau đó cho một lượng dầu ăn vừa đủ vào chảo, đợi dầu ăn chín thì cho một ít bơ tạo mùi thơm và cuối cùng là chiên cho vàng giòn.

Súp

Bất kể món súp nào như súp gà, súp ngô hay súp cua, súp bí đỏ,… đều phù hợp và thường được làm món khai vị cho các buổi tiệc sang trọng hay bữa cơm gia đình đầm ấm. Vị ngọt dịu cộng với những hương vị đặc trưng của cua, ngô, bí đỏ,… tạo nên món súp đó kết hợp với thứ nước sốt sền sệt dậy mùi đem lại sự khó lòng mà cưỡng lại được cho người ăn. Một bát súp nhỏ vừa ăn sẽ làm cho bữa cơm trở nên phong phú hơn, mới lạ hơn rất nhiều.

Mỗi món súp đều có một cách làm riêng của nó nhưng nhìn chung cũng khá đơn giản và bạn có thể dễ dàng tìm hiểu qua các trang web dạy nấu ăn hoặc trực tiếp đến Golden River Restaurant để thường thức món súp do chính tay những đầu bếp chuyên nghiệp của chúng tôi tạo ra.

Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy truy cập ngay vào website của chúng tôi: http://goldenriverrestaurant.com hoặc gọi tới hotline: 04.62949916 / 0906.180.455chúng tôi luôn sẵn lòng phục vụ.

Phở Gà Siêu Đơn Giản Nhưng Vẫn Thơm Ngon, Chuẩn Vị

[A] NGUYÊN LIỆU

Xương gà: 1,5 kg (các bạn có thể mua xương gà hiệu Ba Huân hoặc Ngọc Hà tại các siêu thị lớn, giá rất rẻ, mua 2 vỉ là được khoảng 1,5kg)

Thịt gà: Do thịt sẽ luộc riêng nên các bạn mua theo nhu cầu của gia đình, nhà Trang thường luộc nửa con gà ta một lần.

Nước sôi: 3,5 lít

Bột gia vị nấu Phở: 15 g (Trang thường sử dụng nhãn hiệu Thiên Thành)

Hành tây: 2 củ

Gừng: 1 củ

Gia vị nêm vào nước lèo: 30 g nước mắm, 50 g hạt nêm, 5 g muối, 20 g đường cát.

Dầu ăn: 30 g

Hành tỏi băm nhuyễn: 3 muỗng ăn cơm

Hành tím: 5 củ

Rau trang trí: Hành tây, hành lá, ngò rí và ngò gai.

Rau ăn kèm: Húng quế, húng cây, ngò om, ngò gai, giá sống, chanh, ớt sừng xắt mỏng.

Tương đỏ, tương đen (các bạn có thể mua tương của Cholimex, hàng thương hiệu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng hương vị thơm ngon không khác gì tương truyền thống ngoài chợ).

Bánh phở cọng nhỏ hay cọng to tùy thích: 1 kg hoặc 1,5 kg tùy sức ăn của gia đình bạn.

[B] CÁCH NẤU 1. Chuẩn bị nguyên liệu

Hành tây và gừng nguyên củ rửa sạch, gọt vỏ rồi nướng vàng và cắt mỏng.

Hành tím nguyên củ rửa sạch, lột vỏ để dành luộc thịt gà.

Rau trang trí: Rửa sạch để ráo nước rồi cắt nhỏ, riêng hành tây thì thái sợi mỏng.

Rau ăn kèm: Rửa sạch, ngâm với xíu muối khoảng 5 phút, xả lại lần nữa rồi để ráo nước.

Bánh phở trụng qua với nước sôi cho sạch và giảm bớt vị chua.

Xương gà và gà ta rửa sạch với muối.

2. Luộc thịt gà

Luộc hấp thịt gà với hành tím và 2 muỗng cà phê muối đến khi chín rồi vớt ra ngoài chờ thịt nguội. LƯU Ý: Thời gian chín tùy thuộc vào số lượng thịt gà, kiểm tra gà chín hay chưa bằng cách dùng đũa xâm sâu vào phần thịt, nếu gà chín thì sẽ không thấy nước huyết chảy ra.

3. Nấu nước lèo

Khử hành tỏi bằm nhuyễn cùng dầu ăn đến khi nghe mùi thơm thì cho gừng, hành tây (đã nướng và cắt mỏng) và bột gia vị Phở vào xào đến khi thơm nồng.

Cho nước sôi và xương gà vào hầm đến khi xương mềm rục và ra hết chất ngọt, thời gian hầm khoảng 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng.

Cho phần gia vị nêm nếm vào khuấy đều đến khi hạt nêm tan hết là xong. LƯU Ý: Lượng gia vị trong nồi phở này chỉ là liều lượng cơ bản. Các bạn nên nếm lại trước khi ăn để hợp khẩu vị riêng của gia đình mình, nhà nào thích ngọt thì thêm đường, thích mặn thì thêm nước mắm, việc nêm nếm này chỉ thay đổi độ mặn ngọt của nước lèo chứ ko ảnh hưởng đến hương vị chung của nồi Phở.

Dùng rây lọc nước lèo sang một nồi khác để loại bỏ phần bã gia vị nêm nếm và xương vụn trong quá trình hầm. Bước này tuyệt đối không được bỏ qua nha các bạn, cứ tưởng tượng chúng ta đang ăn mà vướng phải miếng xương vụn thì mất cả hứng thú các bạn ạ.

[C] TRÌNH BÀY MÓN ĂN

Thịt gà lóc xương rồi cắt mỏng như hình mẫu của Trang hoặc chặt miếng tùy thích.

Cho bánh phở vào tô, xếp thịt gà, rải rau trang trí, chan nước lèo vào rồi ăn cùng rau sống, tương đỏ tương đen.

Chế Biến Thịt Gà, Vịt Đơn Giản Nhưng Vẫn Chuẩn Vị Ngon

Các món ăn được chế biến từ thịt gà, vịt luôn rất phổ biến trên mâm cơm mỗi gia đình. Đây là một món ăn ngon có hàm lượng dinh dưỡng cao, có thể chế biến thành nhiều món ăn đơn giản dễ làm. Thịt gà có nhiều phần nạc và tương đối ít mỡ, nên chiếm hàm lượng protein cao và đa dạng. Chính vì vậy, bổ sung các món ăn từ gà vào thực đơn hàng ngày sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích về sức khỏe, từ phát triển cơ bắp cho đến giảm cân hiệu quả. Thịt gà, vịt cũng rất hay được sử dụng làm bài thuốc dân gian để bồi bổ cơ thể suy nhược.

Công việc ngại nhất đối với đa phần các chị em nội trợ khi chế biến món thịt gà, thịt vịt đầu tiên đó là làm sao để cho sạch lông măng (lông tơ).

1. Làm sạch lông tơ gà, vịt như thế nào?

Trước khi cắt tiết 10 phút cho gà, vịt uống chút rượu ấm thì khi làm lông sẽ dễ và sạch hơn, nước đun sôi dùng nhúng gà, vịt một lần, không nên dùng nhiều hơn 1 lần vì khi đó rất khó để làm sạch lông măng.

2. Cách khử mùi tanh của thịt gà

Trong gà có một tuyến hôi hoạt động rất mạnh. Sau khi mổ muốn khử mùi hôi của gà ta ngâm gà vào nước có pha muối hồ tiêu và bia khoảng một tiếng, sau đó mới vớt ra để chế biến thì mùi tanh hôi sẽ không còn nữa.

Khi mua gà, hoặc thực phẩm đông lạnh ở chợ về, do để trong thùng lạnh cùng với các thực phẩm khác nên gà rất dễ bị nhiễm mùi. Muốn khử các tạp mùi đó, phải ngâm gà vào nước gừng khoảng chừng 3 đến 5 phút sau đó mới vớt ra để chế biến thì thịt gà sẽ tươi trở lại và các tạp mùi cũng được trừ khử.

3. Không nên ăn phao câu gà, vịt, gia cầm nói chung

Gà, vịt, ngan, ngỗng và các loài chim có được bộ lông óng mượt là nhờ các tuyến tanh tiết ra các chất nhờn và mỏ của chúng để chăm sóc bộ lông. Trung tâm của các tuyến tanh đó lại nằm ở chính phần phao câu. Trong phao câu có một chiếc túi được gọi là “xoong thượng nang” – là nơi tàng trữ rất nhiều những độc tố (bao gồm cả nhiều chất có khả năng gây ung thư ở người). Do vậy khi ăn thịt gà, vịt, ngan… nên cắt bỏ phần phao câu để tránh bị ảnh hưởng nguy hại từ các chất độc hại đó.

4. Cách rút xương gà, vịt đơn giản

Trước khi hấp, hầm hoặc quay cả con gà, vịt phải dùng bản (sống-lưng) dao đập nát sọ và các khớp của chúng thì khi chế biến xong ta rút xương thuận lợi hơn nhiều.

5. Ngon miệng dễ làm với món Gà – Coca Cola

Gà rửa sạch, chặt thành miếng rồi cho vào xoong, đổ Coca Cola ngập hết thịt gà, sau đó đun đều lửa khoảng chừng 40 phút là chín. Nấu gà cùng Coca Cola sẽ giúp cho thịt gà nhanh mềm và thơm ngon hơn rất nhiều.

6. Hầm Gà không cần cho thêm hương liệu

Trong thịt gà đã có chứa sẵn một hợp chất hóa học thơm có tên là Acid Amin Natri. Khi chế biến thịt gà chỉ cần cho thêm một lượng vừa phải dầu ăn, muối, hành, gừng, xì dầu… là có thể kích thích phát huy tối đa mùi thơm thịt gà. Còn nếu bạn cho thêm các hương liệu như hoa tiêu, hồi hương vào để làm thịt thơm hơn thì vô tình những mùi ấy vô tình đã lấn át đi hoạt chất của thịt và sẽ làm mùi thơm thịt gà bị giảm đi.

Cách Nấu Lẩu Thái Bằng Gói Gia Vị Đơn Giản Nhưng Vẫn Ngon

Lẩu Thái được xem là món lẩu phổ biến nhất trong số các loại lẩu thường có mặt trong các buổi tiệc lớn nhỏ, bởi sự kết hợp hương vị hoàn hảo giữa vị chua, cay, ngọt và nguyên liệu thơm ngon bổ dưỡng đem đến một món ăn tuyệt vời cho mọi người.

Tuy nhiên nếu như bạn muốn tiết kiệm thời gian và nguyện liệu thì việc sử dụng gói gia vị thay thế là điều cần thiết và hiệu quả.

Đừng lo lắng một gói gia vị nhỏ đó không chứa đựng đủ những hương vị của một nồi lẩu Thái chua cay thông thường, bạn hoàn toàn có thể nấu ra một nồi lẩu từ gói gia vị không khát gì bình thường.

Nguyên liệu cần thiết để nấu lẩu Thái bằng gói gia vị

Sả: 5-6 cây

2 thìa canh sả băm nhuyễn.

Tỏi băm: 2 thìa cafe

Nước cốt chanh:2 thìa canh

Chanh: 10 lá

Lá húng quế:3 đến 4 cây lá

Hải sản nhúng: ngao, mực, tôm…

Hành lá:4-5 cây chú ý bạn nên cắt thành từng khúc khoảng 5cm

Đường cùng nước mắm và hạt nêm

Gói gia vị Lẩu Thái

Tương ớt, sa tế, nên chọn sa tế tôm giúp ngon hơn.

Chuẩn bị rau nhúng

Bún hoặc mì gói.

Cách nấu lẩu Thái bằng gói gia vị dễ làm tại nhà:

– Bước 1: Đun nóng dầu ăn trong nồi lớn rồi cho tỏi và sả cùng ớt đã được băm nhuyễn vào cùng một lúc chú ý nhanh tay giúp cho sả tỏi dậy mùi thơm và ngả sang màu vàng. Bạn lấy 1/3 phần sả tỏi được sơ chế trên lấy ra để riêng.

– Bước 2: Để phần sả và tỏi phi vàng phần còn lại trong nồi. Cho thếm 1 – 1,2 lít nước vào trong nồi, tiếp theo bạn cho sả cây đã được cắt khúc cùng với lá chanh vào chú ý nên đun sôi hốn hợp trên.

– Sau đó bạn cho gói gia vị lẩu Thái chuẩn bị trước vào, nêm nếm gia vị với nước mắm đường cát cùng với mì chính (lưu ý rằng mónlẩu này bắt buộc phải chuẩn bị đường và vị phải đảm bảo có cả chua và ngọt mới tròn vị nhất ).

– Bước 3: Đặc biệt lưu ý rằng vì không sử dụng nước dùng từ xương nên bạn phải nêm gia vị thêm nước mắm để có mùi thơm và vị dịu ngọt hấp dẫn nhất và lưu ý rằng bạn không nên thay thế mắm bằng muối). Bạn nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn và hợp khẩu vị là được.

– Bước 4: Cuối cùng bạn cho thêm 1 thìa tương ớt sa tế đã chuẩn bị trước cùng với hành lá được cắt khúc kết hợp với lá húng quế vào là bạn đã có một nồi nước lẩu Thái cực kỳ thơm ngon và hấp dẫn.

– Khi ăn bạn nhúng thêm thịt và hải sản, chắc chắn nước dùng sẽ trở nên ngon ngọt và tròn vị hơn. Chú ý nên bày đồ nhúng cùng với bún ăn kèm xung quanh bếp lẩu bạn sẽ có bữa ăn ngon đúng điệu mà ấm cúng nhất.

Bạn đã sẵn sàng thực hiện ngay cách nấu lẩu Thái bằng gói gia vị tại nhà mà chúng tôi vừa chia sẻ trên chưa nào? Hãy đem đến cho gia đình những sự bất ngờ cho bữa cơm gia đình thêm hấp dẫn và ấm áp.

Cách Nấu Bún Sườn Chua Dọc Mùng Đơn Giản Nhưng Vẫn Ngon Chuẩn Vị

Cách nấu bún sườn chua khó nhất ở việc tạo ra được vị chua thanh, khi ăn không bị ngán mà lại vô cùng thơm ngon, hấp dẫn. Cùng vào bếp với Cook béo để thực hiện món bún sườn chua để chiêu đãi cả nhà.

Bún sườn chua

Bún sườn chua hay còn gọi là bún sườn bung, là món ăn nổi tiếng của đất Hà thành.

Không giống như những món bún khác, bún sườn chua hấp dẫn người ăn bởi vị ngọt của sườn non, mềm mịn của mọc, hương thơm chua thanh của sấu, bạc hà (bạc hà là tên gọi khác của dọc mùng) giòn bùi quyện với cà chua dịu nhẹ. Nước canh ngọt thanh của món bún này khiến người dùng cảm thấy rất ngon miệng, không bị ngán, rất thích hợp để dùng cho bữa sáng.

Món bún sườn

Video

Nguyên liệu

Sườn non: 500 – 600 gram

Giò sống: 100 gram

Cà chua: 3-4 quả

Bạc hà (dọc mùng): 1 nhánh

Sấu: 8 quả

Mộc nhĩ: 50 gram

Hành khô: 3 củ

Hành lá, rau mùi ta, mùi tàu

Ớt tươi: 1 – 2 quả

Rau sống

Bún: 0,5 – 1 kg

Muối hạt

Gia vị: Nước mắm, mì chính, bột canh, hạt tiêu

Nguyên liệu cho món Bún sườn chua

Cách làm

Sơ chế nguyên liệu

Sườn non chặt miếng vừa ăn, rửa sạch rồi đem luộc sơ qua với 1 thìa muối hạt, sau đó rửa kỹ lại với nước. Bước này giúp sườn sạch, mềm, khi nấu hạn chế bọt bẩn nổi lên.

Sườn non là loại sườn có nhiều sụn, dùng để nấu bún sẽ thích hợp hơn.

Sườn sau khi rửa sạch, cho vào tô, ướp cùng với 1 thìa bột canh, 1/2 thìa hạt tiêu và 1 ít nước mắm để sườn được đậm đà.

Thời gian ướp sườn ít nhất khoảng 15 phút.

Mộc nhĩ ngâm nở mềm, rửa sạch rồi băm nhuyễn. Trộn mộc nhĩ vào giò sống để làm mọc. Trước khi viên thành những viên mọc nhỏ, nên ướp 1 chút gia vị để mọc được mềm và đậm đà.

Trong khi đợi sườn và mọc thấm gia vị, bạn gọt vỏ sấu, rửa sạch rồi dùng dao khía vài lát trên phần thân quả để khi nấu sấu nhanh mềm và tiết ra vị chua.

Cà chua rửa sạch, bổ thành múi cau.

Bạc hà tước bỏ phần xơ bên ngoài, rửa sạch rồi cắt lát hoặc khoanh tròn (tùy sở thích).

Sau đó ngâm bạc hà trong tô nước có pha muối loãng để bạc hà không bị ngứa và thâm.

Hành khô bóc vỏ, băm nhỏ.

Rau mùi nhặt bỏ phần lá hư, rửa sạch, xắt thật nhỏ.

Riêng hành lá sau khi rửa sạch thì cắt riêng phần cồi trắng và phần ngọn. Phần cồi trắng dùng dao tước thành sợi nhỏ dùng để trần sau cùng, giúp món bún sườn chua thơm ngon hấp dẫn hơn.

Rau sống nhặt sạch, ngâm nước muối rồi rửa lại, để ra rổ cho ráo nước. Rau sống ăn kèm bún gồm có rau xà lách, kinh giới, húng, bạc hà, mùi tàu, mùi ta…

Các nguyên liệu sau khi được sơ chế

Nấu bún sườn chua

Làm nóng 2 thìa dầu ăn, phi thơm hành, sau đó cho sườn vào xào.

Đảo đều để sườn săn lại và không bị dính vào đáy nồi. Tiếp đến đổ khoảng gần 2 lít vào nồi để nấu nước dùng. Lượng nước này sẽ nấu được 4 bát bún nên các bạn có thể căn chỉnh để phù hợp với số lượng người ăn.

Cho sấu vào om cùng, đậy kín vung.

Đến khi nước bún bùng sôi thì hạ bớt nhiệt độ, để liu riu khoảng 15-20 phút để sườn mềm. Sau đó dùng muôi vớt sấu ra để dầm.

Vì đã gọt vỏ nên sau khi dầm sấu, bạn có thể tách bỏ hạt và cho hết phần thịt sấu vào nồi nước dùng.

Nếu muốn thanh hơn, khi ăn không bị lợn cợn bởi phần thịt sấu thì bạn có thể dầm kỹ, đổ khoảng 2 muỗng nước dùng vào và chắt lấy phần nước cốt, bỏ đi phần bã.

Thả phần mọc đã viên nhỏ vào nồi, tiếp tục nấu đến khi nước sôi thì thả cà chua vào. Lưu ý trong quá trình nấu cần hớt bỏ lớp bọt để nước bún trong và thanh.

Nêm nếm gia vị vừa ăn, với liều lượng như trên thì cho 3 thìa bột canh, 1 muỗng nước mắm, 1 thìa mì chính, khuấy đều. Nấu thêm khoảng 2 phút thì cho dọc mùng vào, đảo thêm khoảng 1 phút thì tắt bếp.

Cho 1 ít bún ra tô trước, sau đó cho khoảng 2-3 miếng sườn, vài lát dọc mùng và cà chua, cho hành lá, rau mùi xắt nhỏ lên trên cùng với 1-2 lát ớt tươi rồi rưới nước dùng lên và bắt đầu thưởng thức.

Yêu cầu thành phẩm Món bún sườn chua sau khi hoàn thành

Bún sườn chua có màu sắc tươi tắn và hương vị hấp dẫn, ăn rất ngon miệng và không hề bị ngán. Đây cũng là 1 gợi ý thú vị để các bà nội trợ trổ tài chiêu đãi cả nhà vào dịp cuối tuần hoặc vào những ngày hè nắng nóng muốn thưởng thức 1 món ăn thật sự thanh mát.

Mẹo & lưu ý

Yếu tố quyết định độ ngon của món bún sườn chua chính là ở nước dùng. Nước dùng phải dung hòa được vị chua ngọt và đặc biệt có vị thanh, bên cạnh đó, sườn non mềm ngọt, mọc không bị khô, bạc hà giòn, không bị thâm và bị ngứa.

Chỉnh sửa lần cuối ngày bởi Cúc Nguyễn .

Cúc Nguyễn là Food Editor tại chúng tôi

3 Cách Nấu Lẩu Thái Đơn Giản Tại Nhà Nhưng Vẫn Thơm Ngon, Chuẩn Vị

Đặc điểm: Nước dùng ninh từ xương với sả, gừng, ớt, cà chua, gia vị lẩu Thái cùng các gia vị khác rồi ăn kèm với cá, thịt, hải sản, rau củ,….

Nguồn gốc: Bắt nguồn từ Thái Lan, sau khi du nhập về Việt Nam được biến tấu cho phù hợp khẩu vị.

Phân loại: Lẩu Thái đơn giản chuẩn vị, lẩu Thái hải sản tôm mực và lẩu Thái chua cay.

Thời điểm dùng: Dùng làm món ăn chính cho bữa trưa hoặc bữa tối.

Lợi ích: Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, bổ sung năng lượng, tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa nhiều loại bệnh,…

2. Cách nấu lẩu Thái đơn giản chuẩn vị

Nguyên liệu (4 người ăn)

Thịt thăn hoặc bắp bò: 300g

Tôm sú: 200g

Mực: 200g

Đậu hũ: 2 miếng

Cá viên: 100g

Bắp tươi lột vỏ: 2 trái

Cải thảo: 1/2kg

Các loại nấm: 300g

Rau ăn kèm: rau cải, mồng tơi, hoa chuối, rau muống,….

Bún tươi hoặc mì gói

Nguyên liệu nấu nước dùng

Xương ống heo: 500g

Riềng: 1 củ

Sả: 2 củ

Ớt tươi: 7 trái

Hành tây: 1 củ

Lá chanh: 7 lá

Cà chua: 2 trái

Chanh tươi: 1 trái

Nước mắm: 3 – 4 thìa

Gia vị nấu lẩu Thái hoặc sốt Tom Yum: 2 thìa cà phê

Nguyên liệu làm nước chấm

Nước tương: 1 thìa canh

Đường: 1 thìa cà phê

Dầu mè: 1/2 thìa cà phê

Mè rang: 10g

Ớt tươi: 2 trái

Gia vị sốt Tom Yum: 1/2 thìa cà phê

Nguyên liệu nấu lẩu Thái chuẩn vị Sơ chế nguyên liệu

Thịt bò rửa sạch, thái lát mỏng vừa ăn và cho vào đĩa.

Tôm cắt bỏ đầu đuôi, rửa sạch, xếp lên đĩa. Mực làm sạch, cắt khoanh vừa ăn.

Đậu hũ cắt miếng vuông nhỏ, cho vào đĩa.

Bắp rửa sạch, cắt khúc cỡ 3cm. Nấm cắt gốc, rửa sạch, để ráo.

Cải thảo cắt khúc vừa ăn, rửa sạch, để ráo. Các loại rau ăn kèm nhặt rửa sạch, để ráo.

Sơ chế nguyên liệu nhúng lẩu Sơ chế nguyên liệu nấu nước dùng Thực hiện

Xương ống rửa sạch, chần qua nước sôi rồi rửa lại nước và chặt miếng vừa ăn.

Sả bóc lớp vỏ già, rửa sạch, cắt khúc. Riềng cạo vỏ, thái lát mỏng.

Lá chanh rửa sạch, thái nhỏ. Ớt bỏ hạt, thái lát.

Hành tây thái miếng nhỏ, cà chua bổ múi cau.

Nấu nước dùng

Cho xương ống vào nồi cùng với 2 lít nước, bắc lên bếp hầm từ 2 – 3 giờ với lửa nhỏ. Trong lúc hầm nhớ thường xuyên vớt bỏ bọt để nước trong hơn.

Sau đó, chuyển nồi lẩu sang bếp điện hoặc bếp ga mini rồi cho thêm sả, ớt, gừng, cà chua, hành tây và lá chanh vào.

Thêm nước mắm, nước cốt chanh, hạt nêm và gia vị nấu lẩu Thái đun sôi. Khuấy đều và nêm nếm lại cho vừa miệng là được.

Pha chế nước chấm

Cho vào chén gồm sốt Tom Yum, nước tương, dầu mè, đường, mè rang và ớt bỏ hạt, thái nhỏ vào rồi khuấy tan đều.

Bạn có thể sử dụng sốt Tom Yum hoặc không dùng tùy thích.

Cuối cùng, chuẩn bị lẩu Thái và xếp tôm mực, thịt bò, cá viên, đậu hũ, bún hoặc mì cùng với nấm, bắp, các loại rau ăn kèm xung quanh.

Khi nước lẩu sôi thì cho bắp vào trước để nước dùng được ngọt rồi nhúng các nguyên liệu khác và thưởng thức kèm với nước chấm.

Nguyên liệu (4 người ăn)

3. Cách nấu lẩu Thái hải sản tôm mực

Nguyên liệu nấu lẩu Thái hải sản tôm mực Sơ chế nguyên liệu

Hải sản (tôm, mực, cua, ngao, cá,…): 1kg

Xương ống: 500g

Cà chua: 3 trái

Nấm kim châm: 2 bịch

Sả băm: 1 chén nhỏ

Ớt: 3 trái

Chanh: 1 trái

Riềng: 1 củ

Lá chanh: 10 lá

Sa tế: 1 thìa canh

Dầu điều: 1 thìa cà phê

Bún tươi: 1 kg

Rau ăn kèm: rau cải, rau muống, hoa chuối,…

Gia vị: muối, nước mắm, bột ngọt

Sơ chế nguyên liệu Thực hiện

Xương ống rửa sạch, chặt khúc và cho vào nồi nước ninh trong 1 giờ.

Mực làm sạch, thái miếng vừa ăn. Tôm bỏ phần đầu, râu, rửa sạch và để ráo.

Ngao ngâm nước muối, rửa sạch, để ráo. Cá làm sạch, cắt khúc vừa ăn hoặc lọc lấy phần thịt tùy thích.

Nấm rửa sạch, cắt rễ rồi đem ngâm nước muối và vớt ra xé miếng nhỏ.

Cà chua bổ múi cau. Riềng thái lát. Rau ăn kèm nhặt rửa sạch, để ráo.

Cách nấu lẩu Thái hải sản tôm mực

Bắc nồi lên bếp, cho chút dầu ăn vào đun nóng rồi cho sả băm, riềng vào phi vàng thơm.

Sau đó, cho cà chua, lá chanh, lá chanh vào xào chín và thêm dầu điều, sa tế cùng 1 thìa nước mắm, 1 thìa muối, 2 thìa bột ngọt đảo đều.

Đổ nước hầm xương vào đun sôi, nêm nếm lại cho vừa miệng thì tắt bếp và chuyển sang bếp điện hoặc bếp ga mini.

Cuối cùng, trình bày cá, hải sản, bún, nấm và rau ăn kèm xung quanh. Cho cá và hải sản vào trước cho chín rồi mới nhúng nấm cùng các loại rau.

Nguyên liệu (4 người ăn)

4. Cách nấu lẩu Thái chua cay

Nước hầm heo hoặc gà: 3 lít

Thịt bò: 1kg

Tôm sú: 1kg

Cá viên: 800g

Nấm rơm: 500g

Đậu phụ: 500g

Hành tây: 1 củ

Cà chua: 2 trái

Sả cắt khúc: 4 nhánh

Ớt đỏ: 12 trái

Chanh: 1 trái

Riềng: 8 lát

Lá chanh: 12 lá

Nước mắm: 5 thìa canh

Cải thảo, rau ăn kèm các loại

Bún hoặc mì

Gói gia vị lẩu Thái

Sơ chế các nguyên liệu Thực hiện

Cải thảo tách lá, rửa sạch và thái miếng vừa ăn. Nấm rửa sạch, thái miếng vừa ăn.

Rau ăn kèm ngâm nước muối, rửa sạch, để ráo.

Cà chua thái múi cau. Hành tây, lá chanh, ớt thái nhỏ.

Thịt bò thái mỏng. Tôm làm sạch, để ráo. Đậu phụ cắt miếng vừa ăn.

Cách nấu lẩu Thái chua cay

Chuẩn bị nồi nước hầm gà hoặc heo, bắc lên bếp đun sôi.

Sau đó, cho ớt, riềng, sả, lá chanh, cà chua và hành tây vào.

Nêm thêm nước mắm, nước cốt chanh và 2 thìa cà phê gia vị lẩu Thái và nếm lại cho vừa miệng, đun sôi rồi tắt bếp.

Chuyển nồi lẩu sang bếp điện hoặc bếp ga mini, trình bày các nguyên liệu ăn kèm và thưởng thức.

5. Cảm nhận về món lẩu Thái

Điểm hấp dẫn đầu tiên của món lẩu Thái đó chính là có màu đỏ cực hấp dẫn cùng mùi thơm phức. Nước dùng có vị ngọt thanh từ xương, lại có chút chua chua ngọt ngọt và vị cay của gừng, sả, ớt kết hợp cùng thịt bò, tôm ngọt mềm, mực giòn sần sật, đậu hũ bùi ngậy cùng các loại rau củ tươi ngon.

Lẩu Thái có thể sử dụng để làm món ăn chính để thay đổi khẩu vị hoặc dùng trong bữa tiệc, hội họp gia đình, các dịp lễ Tết.

Đặc biệt, trong những ngày mưa lạnh thì cùng gia đình trò chuyện và thưởng thức lẩu Thái nóng hổi lại càng tuyệt vời hơn.

6. Lưu ý khi ăn lẩu Thái

Những người bị bệnh dạ dày, hệ tiêu hóa kém thì không nên ăn lẩu Thái.

Người bị bệnh mỡ máu cao, cao huyết áp, tiểu đường và phụ nữ đang mang thai thì nên hạn chế ăn lẩu Thái.

Trong đồ nhúng lẩu Thái chủ yếu là hải sản, do đó không nên uống với bia để tránh bị gout và ăn kèm các loại trái cây giàu vitamin C để tránh bị ngộ độc.

Cập nhật thông tin chi tiết về Mách Bạn Những Món Khai Vị Đơn Giản Nhưng Vẫn Ngon trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!