Xu Hướng 12/2023 # Lời Khuyên Dinh Dưỡng Cho Bệnh Nhân Ung Thư # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Lời Khuyên Dinh Dưỡng Cho Bệnh Nhân Ung Thư được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bài viết được viết bởi các bác sĩ khoa Nội Ung bướu – Trung tâm Ung bướu xạ trị – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Bệnh ung thư cũng như các phương pháp điều trị ung thư (xạ trị, hóa trị, phẫu thuật…) đều ảnh hưởng tới việc cung cấp và chuyển hóa dinh dưỡng của người bệnh. Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc kéo dài cuộc sống và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh ung thư. Có đến 50 – 80% người bệnh ung thư bị sụt cân và 20% người bệnh ung thư chết do suy dinh dưỡng nặng. Do đó, người bệnh ung thư cần được chăm sóc dinh dưỡng sớm và tích cực để bù đắp sụt cân, duy trì sức khỏe và tiếp nhận các can thiệp điều trị tốt hơn.

1. Nguyên tắc dinh dưỡng

Cung cấp đủ năng lượng, chất đạm và các chất dinh dưỡng khác

Ăn với khẩu phần nhỏ nhưng chia thành nhiều bữa/ngày

Tăng mức độ năng lượng và dinh dưỡng theo tình trạng người bệnh

Thay đổi thường xuyên các món ăn

Động viên, khuyến khích, tạo không khí lạc quan cho người bệnh trong bữa ăn

2. Lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng

Ăn ít nhưng đủ dinh dưỡng, giàu năng lượng và giàu đạm. Bổ sung thêm các sản phẩm giàu dinh dưỡng (sữa dinh dưỡng)

Kiểm soát được lượng thức ăn mà người bệnh ăn vào

Nên uống nước trước hoặc sau bữa ăn 30 phút. Tránh uống nước trong khi ăn vì điều này có thể làm giảm sự ngon miệng

Không nên ăn uống đồ có đường, nước ngọt, thức ăn nhiều chất béo

Có thể uống 1 ly rượu nhỏ hoặc 1/2 cốc bia trước mỗi bữa ăn 30 phút để kích thích ngon miệng

Thường xuyên thay đổi cách chế biến và màu sắc của thức ăn

Tránh ngửi mùi thức ăn khi đang chế biến

Giữa vệ sinh răng, miệng. Không sử dụng dung dịch làm sạch miệng. Không đánh/cạo lưỡi

Cần động viên người bệnh ăn uống tốt, xem việc ăn uống là thưởng thức hơn là “vật lộn” với thức ăn

Ăn bất cứ khi nào người bệnh có nhu cầu nhưng phải đảm bảo đủ lượng và chất dinh dưỡng

Luôn để người bệnh nhìn thấy thức ăn xung quanh mình để kích thích cảm giác thèm ăn

Nếu không ăn được thức ăn thông thường thì chuyển sang chế độ ăn nhỏ, mềm, nhuyễn (cháo, súp…)

Khi người bệnh không ăn được hoặc ăn uống thông thường không đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng thì phải có các phương pháp hỗ trợ nuôi dưỡng hoặc nuôi dưỡng thay thế.

Nếu có nhu cầu tư vấn thêm và thăm khám tại các Bệnh viện thuộc hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Dinh Dưỡng Cho Bệnh Nhân Ung Thư

Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Quách Thanh Dung – Trưởng khoa Nội Ung Bướu – Trung tâm Ung bướu xạ trị – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City Bệnh nhân ung thư sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, sức khỏe giảm sút, chính vì thế, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một kế hoạch thực đơn dinh dưỡng hoàn chỉnh sẽ góp phần tăng thể lực, sức đề kháng cho bệnh nhân ung thư và nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

1. Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với bệnh nhân ung thư

Ung thư đang trở thành một gánh nặng ở Việt Nam cũng như trên toàn cầu. Theo Globocan 2023, tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 164.671 ca mới mắc trong đó có khoảng 114.871 trường hợp tử vong. Phần lớn bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối đều chết vì suy kiệt, gầy sút cân trước khi qua đời do khối u ung thư.

Ngày nay, dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư là vấn đề rất quan trọng, không thể thiếu. Đa phần bệnh nhân do thiếu hiểu biết, lo sợ bệnh ung thư phát triển hoặc tái phát nên không dám ăn uống, chế độ ăn thực dưỡng dẫn đến sụt cân, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống cũng như không đủ sức khỏe để điều trị bệnh ung thư.

Tuân thủ chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý là một phần rất quan trọng trong hiệu quả điều trị bệnh ung thư. Điều trị ung thư là 1 quá trình lâu dài, gồm nhiều phương pháp, do đó việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý trước, trong và sau quá trình điều trị nhằm mục tiêu là tăng cường thể lực cho bệnh nhân đồng thời giảm thiểu được những tác dụng phụ không mong muốn của các phương pháp điều trị ung thư như phẫu thuật, hoá trị, xạ trị…

Để có một sức khỏe tốt, người bệnh cần phải ăn uống đầy đủ thực phẩm đảm bảo các nhóm chất: Đạm- bột đường- chất béo- các vitamin và khoáng chất… Một chế độ ăn nhiều cá, rau, ít thịt, uống nhiều nước cũng như chế độ vận động, tập thể dục thể thao hợp lý…. sẽ giúp cơ thể có đủ chất dinh dưỡng và sức khỏe để chống lại ung thư chứ không phải là “dinh dưỡng làm khối u phát triển nhanh hơn” như nhiều người vẫn lo sợ. Động viên người bệnh cố gắng tuân thủ chế độ dinh dưỡng cũng là điều rất quan trọng trong cuộc chiến đấu với căn bệnh ung thư.

2. Dưỡng chất cần thiết trong bữa ăn hàng ngày của bệnh nhân ung thư

Một số loại dưỡng chất cần đảm bảo trong bữa ăn hàng ngày đối với bệnh nhân ung thư bao gồm:

Đạm: Thịt cung cấp cho cơ thể các loại acid amin thiết yếu. Khẩu phần ăn của người bệnh ung thư cần đa dạng và cân đối các loại acid amin, bao gồm các loại thịt màu trắng như thịt gia cầm, các loại thịt đỏ như thịt lợn nạc, thịt bò có nhiều sắt và kẽm… Các loại tôm, cua, cá, và hải sản cũng là nguồn cung cấp các acid amin và calci cho cơ thể.

Tinh bột: Gồm các loại ngũ cốc như: Gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch, các loại củ như khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn…. Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn gây nhiều tác hại cho cơ thể, đồng thời các chất phụ gia, chất bảo quản thực phẩm cũng là một trong những nhân tố góp phần làm tăng tỷ lệ bệnh ung thư.

Các chất béo: Là chất cho giá trị năng lượng cao do đó trong khẩu phần ăn hàng ngày cần phải có một hàm lượng Lipid nhất định, trong đó hàm lượng acid béo không no không quá 50% tổng năng lượng.

Rau quả: Sử dụng các loại rau củ quả tươi sạch, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo quản trong điều kiện lạnh, hạn chế làm mất các vitamin trong quá trình chế biến cũng như sơ chế, bảo quản. Chế độ ăn nhiều rau quả giúp cung cấp các loại vitamin và giúp cơ thể tiêu hoá tốt hơn.

3. Một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng

Phần lớn bệnh nhân ung thư có cảm giác chán ăn, mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn, nôn không chỉ do bản thân bệnh lý ung thư mà còn do ảnh hưởng của các phương pháp điều trị ung thư. Do đó để giảm thiểu các triệu chứng này, người bệnh nên:

Thường xuyên giữ gìn răng miệng sạch sẽ

Ăn thành các bữa nhỏ nhiều lần trong ngày; tăng cường ăn những thức ăn ưa thích và không nên ăn quá nhiều thịt đỏ, các loại gia vị và nước sốt trong món ăn…

Xạ trị ở vùng đầu cổ có thể gây ra sự giảm tiết nước bọt và dẫn đến khô miệng, đau, viêm nhiễm, hạn chế cử động nhai nuốt… góp phần làm tình trạng chán ăn càng trầm trọng. Trong trường hợp này, cần lưu ý:

Khám răng miệng tổng thể trước khi bắt đầu xạ trị vùng đầu cổ.

Nên ăn thức ăn mềm hoặc chế biến nhiều nước; nhai kẹo cao su hoặc ăn thêm hoa quả chua nhằm tăng tiết nước bọt.

Tránh ăn đồ quá cay nóng hay quá lạnh, thức ăn cứng, khó nhai nuốt

Vệ sinh răng miệng và súc miệng tối thiểu 4 lần trong 1 ngày.

Uống nhiều nước, trên 2 lít nước/ ngày, có thể uống nước lọc, các loại nước trái cây. Hạn chế các đồ uống có cồn, chất kích thích…

Tóm lại, điều trị bệnh ung thư là một quá trình lâu dài đòi hỏi người bệnh có một sức khoẻ tốt, do đó một chế độ ăn uống phù hợp đủ dinh dưỡng và năng lượng là rất quan trọng giúp nâng cao sức khỏe, chất lượng sống cho cũng như tăng hiệu quả điều trị cho bệnh nhân ung thư. Bệnh nhân ung thư cần được khám tư vấn đồng thời bác sỹ ung thư và chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý.

Sàng lọc ung thư sớm được coi là biện pháp hoàn hảo trong việc phát hiện và điều trị kịp thời các loại ung thư. Giảm chi phí điều trị và nhất là giảm tỷ lệ tử vong ở người bệnh. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec luôn triển khai và giới thiệu tới khách hàng GÓI KHÁM VÀ SÀNG LỌC UNG THƯ CÔNG NGHỆ CAO giúp xét nghiệm gen, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm các chất chỉ thị sinh học phát hiện khối u sớm. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có nhiều gói sàng lọc ung thư sớm.

Chỉ một lần xét nghiệm gen có thể đánh giá về nguy cơ mắc của 16 loại ung thư phổ biến ở cả nam và nữ (Ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư tuyến tụy, ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày, ung thư tiền liệt tuyến,….)

Phát hiện sớm các dấu hiệu manh nha của ung thư thông qua chẩn đoán hình ảnh, nội soi và siêu âm.

Thao tác khám đơn giản, cẩn thận và chính xác.

Đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản nghề, đặc biệt là về ung thư, đủ khả năng làm chủ các ca khám chữa ung thư.

Với trang bị cơ sở vật chất, thiết bị y tế tiên tiến và hiện đại và đội ngũ bác sĩ có chuyên môn sâu và kinh nghiệm dày dặn. Tại Vinmec, quá trình thăm khám trở nên nhanh chóng với kết quả chính xác, tiết kiệm chi phí và thời gian cho người bệnh.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY

Dinh Dưỡng Cho Bệnh Nhân Ung Thư Dạ Dày

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi các bác sĩ khoa Nội ung bướu – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

2. Những thói quen dinh dưỡng cần thay đổi

Người bệnh ung thư dạ dày bao giờ cũng khó ăn hơn, họ có thể ăn cho qua bữa và cảm giác lúc nào cũng không ngon miệng. Cộng thêm cơ thể lúc nào cũng có cảm giác mệt mỏi đầy bụng và khó tiêu. Có lúc người bệnh còn buồn nôn và đau đớn khi khối u tác động vào bề mặt.

Những người mới phẫu thuật ung thư dạ dày cần một lượng vitamin và khoáng chất đủ lớn để chống lại các tác nhân có hại bên ngoài và tăng khả năng làm lành vết thương. Nếu có thể ăn uống qua đường miệng được hãy bổ sung bằng cách nấu các món canh hoặc các món súp xay nhuyễn rau và các loại củ quả.

Với những bệnh nhân bị ung thư dạ dày đã di căn, việc lựa chọn thực phẩm càng cần phải cẩn trọng hơn.

Thực phẩm phải đảm bảo, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Công đoạn chế biến thực phẩm nên tham khảo các chuyên gia hay bác sĩ, làm bảng khẩu phần ăn uống cho người bệnh, tránh trùng các món ăn trong ngày và trong một tuần.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày được duy trì đúng sẽ phần nào giảm bớt được khả năng khối u phát triển và giúp kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

Người bệnh nên được ăn 6-7 bữa/ngày, nên ăn thức ăn mềm, nấu chín nhừ như cháo, súp, các món hầm… nhưng phải đảm bảo các nhóm chất sau:

2.1 Thực phẩm giàu protein

Người bị ung thư dạ dày cần được cung cấp thêm nhiều protein từ sữa, trứng và phomai, đối với calo có thể thêm nước thịt và nước sốt thực phẩm. Có thể tăng hàm lượng chất béo của thức ăn bằng cách thêm dầu, bơ để giúp người bệnh tránh các triệu chứng giảm huyết áp đột ngột, có hoặc không có đánh trống ngực, và giảm lượng đường trong máu.Cần được bổ sung đầy đủ sắt, canxi từ bắp cải, bông cải xanh, sữa, trứng, pho mát và bánh mì cung cấp canxi; vitamin D trong bơ thực vật, bơ, dầu cá và trứng; sắt trong thịt đỏ dễ dàng hấp thụ bởi cơ thể hơn so với sắt được tìm thấy trong cá, đậu nành, lòng đỏ trứng, rau lá xanh và trái cây sấy khô.

2.2 Thực phẩm với lượng chất xơ thấp

Bệnh nhân ung thư dạ dày nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch), các loại củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn…). Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn có nhiều đường, gây hại cho cơ thể. Các chất phụ gia cho thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản cũng là một trong những nhân tố góp phần làm tăng tỷ lệ bệnh ung thư.

2.3 Rau củ quả tươi

Rau củ quả tươi dồi dào hàm lượng vitamin, chất khoáng, chất xơ giúp tăng cường chất đề kháng, tốt cho hệ tiêu hóa, phòng chống và hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân ung thư dạ dày. Rau củ quả tươi vừa giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể lại đẩy lùi được bệnh tật.

2.4 Đậu phụ

Vi khuẩn HP là thủ phạm chính gây viêm loét dạ dày và dẫn đến ung thư dạ dày. Vì vậy biện pháp để kiềm chế vi khuẩn HP là rất cần thiết. Các nhà khoa học đã tìm ra isoflavone – chất có nhiều trong đậu nành có tác dụng kiềm chế vi khuẩn HP và có khả năng ngăn chặn các tế bào ác tính phát triển thành ung thư. Nhưng cần lưu ý rằng, những người mắc bệnh dạ dày và đặc biệt là ung thư dạ dày cần tránh những thực phẩm chiên, rán giòn nhiều dầu mỡ. Tốt nhất ta nên dùng đậu phụ tươi, làm các món hấp, luộc, hầm… để đảm bảo cho sức khỏe.

2.5 Các loại nấm

Có rất nhiều loại nấm như nấm kim châm, nấm hương, nấm rơm, nấm mèo… không còn xa lạ với chúng ta. Trong nấm có nhiều chất polysaccharide có tác dụng ức chế các tế bào ung thư, kích hoạt tế bào miễn dịch ở những bệnh nhân ung thư dạ dày. Trong nấm có thêm selen và vitamin D tăng cao sức đề kháng cho cơ thể. Thêm nấm vào thực đơn món ăn gia đình vừa giúp phòng trừ bệnh ung thư dạ dày lại tăng cường dưỡng chất, sức đề kháng cho cơ thể.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 02439743556 hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Dinh Dưỡng Cho Bệnh Nhân Ung Thư Bàng Quang

Thực đơn dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư bàng quang như thế nào hợp lý là mối quan tâm của rất nhiều người. Bởi đối với bệnh nhân ung thư chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng.

1. Tìm hiểu chung về ung thư bàng quang

Ung thư bàng quang là bệnh lý ác tính bắt nguồn từ khối u trong bàng quang – cơ quan hình cầu ở vùng xương chậu, nơi chứa nước tiểu. Nếu không được phát hiện sớm và tiến hành điều trị tích cực, khối u có thể lây lan đến các cơ quan ở xa. Ung thư bàng quang có thể phát triển ở bất kỳ ai nhưng phổ biến hơn cả là nam giới độ tuổi trên 55 tuổi. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, có đến khoảng 90% bệnh nhân ung thư bàng quang được chẩn đoán bệnh ở độ tuổi này.

Về phân loại các dạng ung thư bàng quang, các bác sĩ cho biết có đến hơn 90% ung thư bàng quang là loại ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp, ít gặp hơn là ung thư biểu mô gai và biểu mô tuyến.

2. Nguyên nhân gây bệnh ung thư bàng quang

Nguyên nhân chính xác gây bệnh ung thư bàng quang vẫn chưa được xác định rõ nhưng có rất nhiều yếu tố được xác định có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

Hút thuốc lá hay hít phải khói thuốc thụ động

Nhiễm trùng bàng quang mạn tính

Làm việc trong môi trường hóa chất độc hại, tiếp xúc với nhiều hóa chất

Nước uống không đảm bảo có nhiễm asen

Tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư bàng quang

3. Biểu hiện thường gặp của bệnh ung thư bàng quang

Ung thư bàng quang mỗi giai đoạn khác nhau có mức độ biểu hiện bệnh khác nhau. Ung thư bàng quang giai đoạn sớm thường có ít biểu hiện, người bệnh rất dễ chủ quan mà bỏ qua cơ hội phát hiện bệnh sớm.

Một số triệu chứng có thể gặp ở bệnh nhân ung thư bàng quang là:

Đi tiểu ra máu

Tiểu nhiều lần

Tiểu khó, bí tiểu

Gầy, sút cân, sốt

Mất cảm giác thèm ăn

Phù chân, đau xương, suy nhược cơ thể trầm trọng ở bệnh nhân ung thư bàng quang giai đoạn cuối

4. Ung thư bàng quang có chữa khỏi không?

So với các bệnh ung thư thường gặp khác, ung thư bàng quang được đánh giá có tiên lượng sống tốt nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực. Ở giai đoạn rất sớm, bệnh nhân có cơ hội sống tốt nhất, khoảng 98%. Ở giai đoạn I, cơ hội sống của người bệnh khoảng 88%. Cơ hội sống cho bệnh nhân ung thư giai đoạn II là khoảng 63%, giai đoạn III khoảng 46% và giai đoạn cuối chỉ khoảng 15%.

Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị cụ thể như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị…

Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị cụ thể, đảm bảo điều trị đạt hiệu quả tốt nhất. Một số phương pháp điều trị có thể được bác sĩ xem xét là:

Phẫu thuật: tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ bàng quang một phần hoặc toàn bộ bàng quang kết hợp với loại bỏ tuyến tiền liệt, túi tinh, mô mỡ bị ảnh hưởng quanh bàng quang (nam giới) và cổ tử cung, tử cung, niệu đạo (nữ giới).

Xạ trị: sử dụng năng lượng cao nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư. Xạ trị có thể đến từ một máy bên ngoài cơ thể (bức xạ tia bên ngoài) hoặc nó có thể đến từ một thiết bị đặt bên trong bàng quang

Hóa trị: sử dụng thuốc để diệt tế bào ung thư. Bác sĩ thường kết hợp đa hóa chất để tăng hiệu quả điều trị. Thuốc có thể được qua tĩnh mạch ở cánh tay, hoặc có thể trực tiếp vào bàng quang bằng cách qua ống thông qua niệu đạo.

Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị cụ thể, đảm bảo điều trị đạt hiệu quả tốt nhất

4. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư bàng quang 4.1.Tăng cường rau xanh, trái cây tươi

Các loại rau, củ quả tươi như: rau bina, cải xanh, cần tây… có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa cũng như hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư, trong đó có ung thư bàng quang. Khi mắc bệnh, người bệnh thường ăn uống không ngon miệng, nên chế biến đa dạng như xào, trộn, salad để tăng khả năng hấp thụ vào cơ thể.

4.2. Ăn nhiều cá

Thay vì sử dụng các loại thực phẩm có thành phần đạm cao và nhiều mỡ động vật, bệnh nhân nên ăn nhiều các loại cá tươi. Trong thành phần của cá chứa nhiều Vitamin D, các loại axit amin giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể.

4.3. Uống nhiều nước

Không ai có thể phủ nhận vai trò quan trọng của nước đối với cơ thể. Nước giúp các cơ quan nội tạng hoạt động trơn tru, đào thải các chất có hại ra ngoài cơ thể. Đặc biệt đối với bệnh nhân ung thư thì việc uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày đã được các bác sĩ khuyến cáo.

4.4. Tránh sử dụng đồ uống chứa nhiều cồn, chất kích thích

Sử dụng rượu, bia, chất kích thích là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư. Không những đối với bệnh nhân mắc ung thư bàng quang thì mọi người đều nên hạn chế tối đa việc thu nạp các chất kích thích không tốt vào trong cơ thể.

4.5. Hạn chế đường

Đường là kẻ thù của bệnh nhân ung thư vì nó giúp các tế bào ung thư lớn lên nhanh chóng, không kiểm soát được. Người bệnh mắc ung thư bàng quang nên tránh sử dụng các thực phẩm chứa đường nhân tạo như nước ngọt, kẹo bánh…

4.6. Không nên sử dụng đồ ăn nhanh

Đồ ăn nhanh có ưu điểm tiện lợi, có thể dễ dàng tìm mua được tại nhiều quầy, cửa hàng. Tuy nhiên, ít người biết rằng trong thành phần của các loại thực phẩm này chứa nhiều dầu, mỡ và nghèo chất dinh dưỡng. Sử dụng thường xuyên đồ ăn nhanh là cách nhanh nhất làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư và có những dấu hiệu ung thư bàng quang .

Ngoài việc duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý, lối sống lành mạnh cùng suy nghĩ tích cực sẽ giúp bạn có được kết quả chữa trị ung thư bàng quang tích cực nhất.

Ngoài ra, chế độ ăn uống của bệnh nhân ung thư bàng quang cần đảm bảo các tiêu chí sau:

Thời gian ăn phải được thay đổi không thể giống như người bình thường, các bữa ăn cách nhau từ 2-3 tiếng. Mỗi bữa ăn có thể ăn một bát cháo, hoặc một bát cơm với rau, hay một bát súp. Người chăm sóc cần lên lịch cho bệnh nhân rõ ràng về việc ăn uống, trong một ngày các bữa ăn không nên giống nhau. Không thể ép người bệnh ăn nếu họ không muốn, nhưng có thể kể chuyện cho bệnh nhân nghe để họ quên đi việc sự chán ăn, có hứng thú hơn.

Thức ăn bạn có thể yêu cầu nấu một cách đẹp mắt, có màu sắc của những loại rau củ quả, phần nào kích thích được vị giác của người bệnh. Luôn để thức ăn có ở sẵn trong nhà bếp hoặc bên cạnh người bệnh để khi đói, họ có thể lấy ăn bất cứ lúc nào muốn.

Tránh các thực phẩm đồ uống có hại cho sức khỏe không chỉ người bệnh mà còn cả với những người bình thường là hút thuốc lá, hay uống bia rượu, đồ uống nước ngọt có ga, có đường hóa học…Một số người nghiện thuốc và họ bảo rằng họ không thể bỏ được thuốc lá. Bạn hãy nói với họ nếu còn nhiều dự định chưa làm xong thì việc đầu tiên nên là chuyện ấy.

Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bệnh Nhân Ung Thư Gan

Thực phẩm tốt cho bệnh nhân ung thư gan

Nên lựa chọn các loại thực phẩm có chứa protein nạc và ăn uống ở mức độ vừa phải, để gan có đủ thời gian để chuyển hóa chất dinh dưỡng đúng cách. Protein nạc là những nguồn protein ít chất béo, có trong thịt gia cầm, cá, đậu và một số loại hạt.

Nên đút lò, nướng hoặc quay thịt thay vì chiên, xào. Tránh ăn các loại thịt đỏ và thịt đã qua chế biến như xúc xích, thịt xông khói…

Một số sản phẩm được chế biến từ ngũ cốc như bánh mỳ, mì ống, cơm có hàm lượng carbonhydate cao, cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể. Tùy thuộc vào giai đoạn của ung thư gan và quá trình điều trị, người bệnh nên sử dụng các sản phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt thay cho ngũ cốc thường. Bánh mì làm bằng ngũ cốc nguyên hạt và gạo nâu rất giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, giữ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh và bảo vệ sức khỏe.

Chế độ ăn uống của người bệnh ung thư gan nên bổ sung các loại trái cây và rau quả. Bởi vì tác dụng phụ của các phương pháp điều trị sẽ làm cơ thể cạn kiệt vitamin và khoáng chất thiết yếu. Do đó trước – trong và sau khi điều trị ung thư gan, bệnh nhân nên ăn nhiều các loại rau xanh như bông cải xanh, cải bó xôi, bắp cải Brussels, cà rốt, khoai lang và bí.

Chọn các loại trái cây như dưa đỏ, cam, quýt, táo hoặc dâu bổ sung cho bữa phụ trong thực đơn hàng ngày.

Uống sữa và ăn sữa chua đã làm giảm khả năng phát triển bệnh ung thư gan, đồng thời cải thiện cơ hội phục hồi từ căn bệnh nguy hiểm này.

Đã có rất nhiều kết quả nghiên cứu khác nhau trên thế giới khẳng định việc tiêu thụ các loại thịt trắng thay cho thịt đỏ sẽ giúp cơ thể chống chọi với bệnh ung thư gan tốt hơn.

Nên hạn chế uống rượu bia, thuốc lá vì là một trong những yếu tố nguy cơ có thể gây ung thư gan. Quá nhiều muối và natri trong chế độ ăn sẽ gây sưng và tích tụ chất lỏng.

Thực phẩm không tốt cho bệnh nhân ung thư gan

– Các thực phẩm chiên, xào có chứa nhiều dầu mỡ.

– Nội tạng động vật: chứa hàm lượng chất béo cao, nhiều cholesterol không tốt cho cơ thể.

– Hạn chế các loại thịt màu đỏ (lợn, bò, chó..), các loại đồ ăn được đóng hộp, chế biến sẵn

– Rượu và đồ uống có cồn, có ga cần được loại bỏ khỏi thực đơn của bệnh nhân ưng thư gan. Những loại đồ uống này sẽ khiến gan phải làm việc căng thẳng và quá tải.

– Không hút thuốc lá.

– Không ăn mặn, ăn các thực phẩm có hàm lượng muối cao.

Nên hạn chế uống rượu bia, thuốc lá vì là một trong những yếu tố nguy cơ có thể gây ung thư gan. Ngoài chế độ ăn uống bệnh nhân ung thư gan nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục đều đặn giúp duy trì cân nặng và giữ gìn sức khỏe. Ngoài ra người bị ung thư gan nên giữ tinh thần thoải mái, lạc quan.

Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bệnh Nhân Ung Thư Hạch

Đối với bệnh nhân ung thư hạch hầu như không phải kiêng cữ quá nhiều nhưng có một số thực phẩm tốt cho người bệnh trước và sau khi điều trị các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. Đồng thời bệnh nhân nên kiêng cữ một số loại thực phẩm để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

Bệnh nhân ung thư hạch nên bổ sung các thực phẩm sau:

Tinh bột: Tinh bột thường có trong những loại thực phẩm hàng ngày như gạo, lúa mì, khoai tây, sắn,… có thể chế biến thành nhiều món ăn để thay đổi khẩu vị như cơm, cháo, súp,… nhằm kích thích vị giác của bệnh nhân, giúp bệnh nhân có cảm giác ăn ngon miệng hơn.

Chất đạm, chất béo: là những chất cần có để cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể. Hơn nữa nó đóng vai trò nâng cao hệ miễn dịch để chống lại các tác nhân có hại từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn. Để cung cấp chất đạm, chất béo, bữa ăn hàng ngày của người bệnh phải có đầy đủ thịt, cá, đặc biệt là thịt gia cầm cùng với những loại dầu thực vật có chứa omega 3,6,9.

Vitamin và khoáng chất: là những chất mà người bệnh cần phải bổ sung hàng ngày để tăng cường hệ miễn dịch cũng như chống oxy hóa cho cơ thể, chống lại các tác dụng phụ trong việc điều trị và thuốc uống hàng ngày. Hoa quả và rau xanh là những thực phẩm bệnh nhân ăn được càng nhiều càng tốt và không phải tránh bất kì loại rau củ quả nào.

Rau, củ, quả là nguồn cung cấp các vitamin cần thiết cho bệnh nhân

Tuy nhiên, bệnh nhân nên ưu tiên bổ sung các loại rau củ quả giàu chất chống oxy hóa (vitamin A, C,…). Trong chế độ ăn uống hàng ngày, bạn nên chọn các loại rau lá xanh, bông cải xanh, cà rốt, khoai lang, xoài, cam quýt… Có thể ăn những bữa ăn nhẹ với trái cây tươi, hoặc ăn các loại rau hấp, các món salad,… rất tốt cho sức khỏe.

Lưu ý:

Do khả năng tiêu hóa và hấp thu ban ngày cao hơn, nên người bệnh ung thư hạch cần tăng lượng ăn vào buổi sáng và trưa, hơn là vào buổi tối. Khẩu phần cần tăng protein so với người bình thường. Trứng, cá, thịt gà, vịt là những nguồn cung cấp protein tốt cho bệnh nhân ung thư, tránh các loại thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò, thịt cừu,…).

Nếu như người bệnh có dấu hiệu suy nhược, sút cân nhanh thì có thể cho uống thêm sữa và các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa như sữa bột, sữa chua, bánh sữa, váng sữa,…bổ sung nước trái cây để người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau điều trị.

Nên chia nhỏ bữa ăn và nên ăn trước khi có cơn đói xuất hiện (người bệnh dễ bị nôn), uống đủ nước.

Người bệnh cần vận động thể dục nhẹ mỗi ngày 15 – 30 phút, tinh thần phải thật thoải mái thì ăn uống mới ngon miệng và ngủ tốt.

Bệnh nhân nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ, vận động tay chân tại chỗ,…

Bệnh nhân ung thư hạch không nên ăn các thực phẩm sau:

Bệnh nhân ung thư hạch cần tránh những thực phẩm có khả năng gây đầy hơi như đậu nấu tái, quá nhiều rau bắp cải.

Hạn chế các thức ăn cay như ớt, hạt tiêu, thức ăn mặn, thức ăn nhiều dầu mỡ và các thức uống có chứa chất kích thích như cà phê,…

Cập nhật thông tin chi tiết về Lời Khuyên Dinh Dưỡng Cho Bệnh Nhân Ung Thư trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!