Bạn đang xem bài viết Không Thể Bỏ Qua Món Cháo Cho Bé Còi Xương Khi Ăn Dặm được cập nhật mới nhất trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thời điểm bé ăn dặm đôi khi là “cuộc chiến” của nhiều bà mẹ. Với cách ăn dặm theo kiểu tự chỉ huy hay cách ăn dặm truyền thống thì nấu cháo cho bé ăn dặm cũng phải chứa đủ các dưỡng chất cho bé hấp thu đồng thời giúp bé chịu ăn tốt.
Cách nấu cháo cho bé còi xương
Nấu cháo đúng cách cho bé mà mẹ cần phải nhớ đó là nguyên tắc làm quen. Tức là bé cần được làm quen dần với từng loại thực phẩm khác nhau. Ăn đa dạng giúp cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Giai đoạn bé tập ăn dặm nên xay nhuyễn, băm nhỏ thịt, cá, rau, rau củ quả và tăng dần độ thô của thức ăn, tùy thuộc vào khả năng thích ứng của từng bé để giúp bé là quen với việc nhai.
Với bé dưới 1 tuổi mẹ không nên dùng các loại gia vị dù chỉ là muối để chế biến đồ ăn dặm cho bé. Thay vào đó mẹ có thể ninh nước rau củ làm nước dùng nấu cháo cho trẻ để món ăn thêm hấp dẫn.
4 món cháo ngon cho bé bị còi xương tập ăn dặm
1. Cháo lòng đỏ trứng gà:
Trứng gà cũng được các chuyên gia khuyến khích nên đưa vào thực đơn dinh dưỡng cho bé còi xương. Bởi trong trứng gà chứa hàm lượng lớn chất đạm có giá trị sinh học cao. Lòng đỏ trứng chứa nhiều vitamin A, D và các khoáng chất: sắt, kẽm, canxi…
Nguyên liệu: 2 quả trứng gà + 50g gạo ngon + bột gia vị vừa đủ
Cách chế biến: Trứng gà luộc chín, bỏ lòng trắng, lấy lòng đỏ, sấy khô tán bột. Gạo rang vàng tán thành bột. Trộn đều trứng và gạo. Cho vào nồi, đổ nước vừa đủ đun cho cháo sôi kỹ. Thêm bột gia vị vào quấy đều, đợi đến khi cháo sôi, tắt bếp. Cháo đợi nguội dần rồi cho bé ăn trong khoảng thời gian 20-30 phút, ăn 1 lần trong ngày.
2. Món cháo tôm:
Cháo tôm thường xuyên xuất hiện nhiều trong chế độ dinh dưỡng cho bé ăn dặm. Do trong tôm có hàm lượng protein cao, các axit amin thiết yếu giúp cơ thể bé dễ dàng hấp thu. Ai cũng biết, tôm chứa một lượng canxi rất lớn tốt cho xương. Ngoài ra trong tôm cũng có nhiều dưỡng chất photpho, kẽm giúp hỗ trợ tăng chiều cao ở bé. Bởi vậy, món cháo tôm là món ăn dặm lý tưởng cho trẻ còi xương.
Nguyên liệu: 150g tôm + 50g gạo + gia vị Cách chế biến: Tôm bóc vỏ, rửa sạch. Giã nhỏ thịt tôm, vỏ tôm sấy khô tán thành bột. Gạo xay nhuyễn thành bột. Trộn 3 thứ thịt tôm + bột vỏ tôm + bột gạo hòa lẫn vào nhau. Cho vào chút nước rồi đun lên. Thêm gia vị vừa ăn hợp với khẩu vị của bé. Đợi đến khi sôi, tắt bếp, đợi nguội dần rồi cho bé ăn. Nên cho ăn một lần trong ngày vào lúc bé đói.
3. Cháo cá lóc: Cá lóc có vị ngọt, nhiều thịt, ăn rất mát, không độc. Do đó rất thích hợp để chế biến thành món ăn dinh dưỡng cho bé ăn dặm. Cháo cá lóc là một món ăn vừa ngon, dễ ăn, vừa bổ sung nhiều canxi cho bé.
Nguyên liệu: 1 con cá lóc (300g), 30g rau cải xoong, 50g gạo, gia vị đầy đủ. Cách chế biến: Làm cá sạch, đem hấp cách thủy, sau đó gỡ thịt bỏ xương. Xương ca đem đi giã nhỏ, lọc lấy 200ml nước. Ướp thịt với gia vị vừa đủ. Gạo xay thành bột. Rau cải xoong rửa sạch, thái nhỏ. Cho bột gạo vào nước cá, đun lửa nhỏ. Khi cháo chín cho rau cải xoong, thịt cá, bột ngọt vào. Đợi cháo sôi là được. Cho bé thưởng thức ngày 1,2 lần ăn khi đó
4. Cháo lươn đồng: Theo Viện dinh dưỡng quốc gia thịt lươn có hàm lượng giá trị dinh dưỡng rất cao, thậm chí cao hơn hẳn tôm, cua. Cháo lươn rất thích hợp với các bé còi xương, suy dinh dưỡng.
Nguyên liệu: 200gr thịt lươn, 100gr gạo, 100gr khoai môn
Cách chế biến: Lươn cho vào chút muối và bóp sạch nhớt. Sau đó, cho lươn vào luộc chín rồi gỡ riêng thịt và xương ra. Sau đó tiếp tục ninh hoặc xay nhỏ để lấy nước dùng nấu cháo.
Gạo cho vào nồi ninh nhừ sau đó cho phần thịt lươn vào và đun sôi lại. Với bé 6 tháng bạn nên cho vào máy xay xay nhuyễn.
Bé bị còi còi xương nên bổ sung thêm nhóm chất
Bên cạnh món cháo cháo cho bé còi xương, mẹ cũng cần bổ sung thêm các sản phẩm hỗ trợ bé bị còi xương, để tiếp thêm “nguyên liệu” phòng ngừa còi xương, suy dinh dưỡng bằng các dưỡng chất Canxi, Vitamin D3, MK7 giúp phát triển xương và tăng chiều cao. Cùng với các chất tăng cường sức đề kháng cho bé, giúp nâng cao sức khỏe như Immune Alpha, Sữa non Colostrum, FOS chất xơ hòa tan giúp bé hấp tốt các dưỡng chất.
Việc bé ăn dặm sớm sẽ khiến các tuyến vị, nhu động ruột làm việc trong khi vẫn chưa phát triển, dẫn đến tiêu hóa kém, khó hấp thu, bé còi xương là tất yếu.
Thường xuyên cho bé tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối để cơ thể hấp thu vitamin D, mỗi sáng chỉ khoảng 15 – 20 phút. Nhiều cha mẹ lo sợ con dễ ốm khi ra ngoài nên khư khư giữ con trong nhà, chính việc này đã khiến canxi không được chuyển hóa để hấp thu do thiếu vitamin D.
Chú trọng các món ăn giàu canxi, photpho, vitamin và khoáng chất như: cá, trứng, tôm, cua, ngao, sò … Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh và hoa quả chín.
Kiến Thức Cho Bé Ăn Dặm Kiểu Nhật Chuẩn Không Thể Bỏ Qua
Kiến thức cho bé ăn dặm kiểu nhật chuẩn không thể bỏ qua: Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp ăn dặm được nhiều mẹ lựa chọn khi tập cho bé ăn dặm tuy nhiên không phải mẹ nào cũng hiểu và áp dụng thành công phương pháp này
Phương châm của ăn dặm kiểu Nhật là chú trọng sử dụng thực phẩm của tự nhiên hoặc do nuôi trồng. Đó là rau, củ, quả, cá, thịt, đậu… còn các thực phẩm đã qua chế biến như đồ hộp, thịt hun khói, gia vị các loại… họ đều khuyến cáo đừng cho trẻ ăn sớm chừng nào hay chừng đó.
Vì thế, chọn ăn dặm kiểu Nhật là chọn cách cho bé ăn nhạt, vị của cháo, của súp… tất cả đều là từ rau củ quả, hoặc dashi (cá bào và rong biển konbu).
Theo quan điểm của người Nhật, cho bé ăn nhạt từ đầu sau điều chỉnh rất dễ, chứ cho bé ăn mặn sớm, sau này những đồ nhạt (đặc biệt là rau) bé sẽ không chịu. Tập thói quen ăn mặn nhanh lắm, chỉ vài bữa là xong, ăn nhạt mới khó. Điều này rất mâu thuẫn với phương pháp cho trẻ ăn ở Việt Nam, vì thế các mẹ cũng nên chuẩn bị trước.
Người Nhật với mong muốn đầu tiên là bé phát triển bình thường, không mong bé béo. Cho nên thực đơn ăn dặm kiểu Nhật chú trọng nhiều rau, cân đối giữa chất bột, đạm, vitamin, đặc biệt là chất đạm ăn rất ít (giai đoạn cuối 12-18 tháng mà cũng chỉ cho con ăn nhiều nhất là 20g), không quan trọng phải ăn thật nhiều đường sữa. Trẻ con Nhật không béo nhưng chắc và chơi khỏe, tự lập.
Cách cho bé ăn dặm kiểu Nhật đúng phương pháp
Ở Nhật, việc cho bé ăn dặm bắt đầu từ khá sớm. Theo truyền thống, sau khi sinh 100 ngày, các bé ở Nhật sẽ được mẹ tập cho ăn dặm. Cho con ăn dặm kiểu Nhật chủ yếu chú trọng đến việc giúp bé làm quen với mùi vị thức ăn, phát triển khả năng vị giác của bé. Vì vậy, mỗi ngày, mẹ chỉ cho bé ăn 1 bữa. Sữa vẫn là bữa ăn chính trong ngày của trẻ.
Hiện nay, tùy theo sự phát triển của bé mà các mẹ sẽ quyết định thời gian cho con ăn dặm. Thông thường, 5-6 tháng tuổi là thời gian phù hợp để con bắt đầu ăn dặm. Khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật, mẹ nên lưu ý những điều sau:
Cho trẻ bắt đầu với cháo pha loãng theo tỷ lệ 1:10. Độ đặc của cháo sẽ tăng dần theo tuổi của bé.
Bữa ăn của bé sẽ đủ 3 nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm và vitamin theo chuẩn “vàng- đỏ -xanh”. Những món ăn này sẽ được thường xuyên thay đổi để bé quen dầu với nhiều loại thực phẩm khác nhau.
Không thêm gia vị vào thức ăn của con
Tập cho bé ăn đúng bữa và khi biết ngồi nên để bé ngồi ăn chung với ba mẹ.
Dù sẽ bẩn và tung tóe thức ăn khắp nơi, nhưng mỗi bữa mẹ nên tập cho bé sử dụng muỗng. Điều này giúp bé có khả năng tự lập hơn.
Không thúc ép trẻ ăn
Khi giới thiệu món ăn mới cho trẻ, mẹ nên thử trong khoảng 3-4 ngày
Ưu điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Không gây nhàm chán: Ăn dặm kiểu Nhật bắt đầu từ trạng thái lỏng tới đặc, mịn tới loãng nên sẽ không làm bé cảm thấy chán.
Kỹ năng nhai: Trong quá trình ăn dặm kiểu Nhật, bé sẽ học được kỹ năng nhai, nuốt thức ăn. Điều này giúp bé tiêu hóa thức ăn một cách tốt hơn.
Kích thích khả năng vị giác của bé: Ăn riêng từng loại thức ăn giúp bé làm quen tốt hơn với mùi vị thực phẩm.
Giúp bé tự lập hơn: Bé có thể nhanh chóng tự ngồi ăn một mình không cần sự trợ giúp của mẹ.
Các bước áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Có 4 giai đoạn để thực hiện cho bé ăn dặm theo phương pháp của các mẹ Nhật:
Ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 1 (5-6 tháng tuổi)
Bé bắt đầu tập ăn, nên cho ăn từ ít đến nhiều. Bé được tập ngồi vào ghế ăn và dần dần trở thành thói quen nghiêm túc nhưng vẫn vui vẻ. Giai đoạn này chủ yếu là tập cho bé làm quen với các vị thực phẩm khác ngoài sữa và ăn bằng muỗng.
Muối không tốt cho thận của bé, vì vậy các mẹ không cần nêm muối vào thức ăn. Đối với bé, vị nước dashi và nước rau luộc là đủ. Nước dashi là loại nước dùng được nấu từ rong biển và cá ngừ khô bào mỏng, nước rau luộc được nấu từ 3 loại rau trộn lẫn (hành tây, cà rốt, bắp cải) luộc lấy nước. Hai loại nước dùng này có vị ngọt tự nhiên và giàu vitamin.
Tuy nhiên khi áp dụng trong điều kiện ở Việt Nam thì có thể thay nước dashi bằng nước luộc thịt gà cũng có vị ngọt tự nhiên. Ở giai đoạn này nên tránh cho bé ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như cá thu, tôm, cua, bạch tuộc, các loại ốc, mì sợi lúa mạch đen, thịt, sữa bò…
Cách nghiền thịt cá và rau cho trẻ 5-6 tháng trong ăn dặm kiểu Nhật:
Trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật, thịt, cá, và rau thường khó làm mịn hơn cháo, vì kiểu gì cũng thấy lợn cợn, nhất là thịt. Bởi vậy trong giai đoạn đầu mới tập ăn, khoảng 2 tuần đầu tiên, chưa cần phải cho bé ăn đạm.
Cách làm tổng quát cho mọi loại thịt cá là:
Lấy loại thịt nạc, cá trắng.
Luộc thịt, cá lên, giữ nước dùng lại.
Đối với cá: mềm hơn nên rây qua lưới. Sau đó hòa loãng ra bằng nước luộc. Thêm ít bột năng (hoặc bột sắn) đã hòa tan vào 1 chút nước, rồi hòa cùng bát cá. Quay vi sóng 20-30s. Nếu cẩn thận hơn thì đun lên, cách làm sánh tương tự.
Đối với thịt: khó mịn hơn cá, tuy nhiên cách làm như nhau, nếu khó rây thì đầu tiên giã qua thịt đã rồi rây. Nếu làm nhiều cấp đông thì có thể xay lẫn thịt và nước luộc chung bằng máy xay.
Mẹ sẽ khó có thể làm thịt cá thật nhuyễn, kiểu gì cũng cảm thấy lợn cợn, nhưng các mẹ đừng lo, đó cũng là một bước để tăng độ thô. Nếu chưa cảm thấy yên tâm, thì hãy cho tỉ lệ nước dùng nhiều hơn, cá thịt ít hơn, bé sẽ nuốt dễ hơn, tuy nhiên chỉ 1 vài bữa đầu thôi.
Cách chế biến lòng đỏ trứng cho bé 5-6 tháng trong ăn dặm kiểu Nhật:
Hãy cẩn thận với trứng, nhất là bé 5-6 tháng. Thế nên, sách ăn dặm kiểu Nhật có tài liệu không khuyến khích cho bé ăn trứng giai đoạn này. Nếu cho ăn, giai đoạn 5 – 6 tháng chỉ 1 thìa con/ bữa, mang tính chất ăn thăm dò. Lưu ý: Có một số bé dễ dị ứng với trứng nên có thể nổi mẩn đỏ khắp người.
Cách chế biến: luộc trứng thật kỹ, tách lấy riêng lòng đỏ, pha loãng, mịn ra với nước rau.
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật không cho trẻ 5-6 tháng ăn mì Ý:
Theo ăn dặm kiểu Nhật, bé 5,6 tháng chưa ăn được mỳ Ý. Khoảng 8 tháng mới bắt đầu cho ăn, lúc đó không cần chế biến nhiều (chỉ cần băm nhỏ), lúc này có thể thay đổi món cho con bằng cách chế biến cầu kỳ hơn, ví dụ: mỳ Ý nấu nấm, mỳ Ý sốt cà chua thịt…
Ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 2 (7-8 tháng tuổi)
Đây là giai đoạn bé biết nhai trệu trạo, bé có thể đẩy mạnh lưỡi lên hàm trên để làm tan thức ăn, nên những món có độ mềm như cháo không cần nghiền nhuyễn bé cũng có thể ăn được. Giai đoạn này nên tăng chủng loại thực phẩm để bé làm quen với nhiều vị thức ăn khác nhau. Thức ăn của bé chỉ cần nghiền nhỏ (không cần quá kỹ) và cho thêm bột gạo tạo độ trơn để bé dễ nuốt.
Có thể cho bé ăn thịt nạc hoặc các loại cá có màu đỏ. Nên thêm từng ít một để đa dạng thực đơn cho bé. Có thể cho bé ăn mì sợi nấu mềm như cháo, cắt nhỏ sao cho bé có thể bốc ăn bằng tay. Giai đoạn này cho bé ăn cháo nguyên hạt tỉ lệ 1:7 (10 ml gạo + 70 ml nước).
Cách làm tăng độ thô theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7-8 tháng:
Giai đoạn 5,6 tháng bé ăn cháo hạt mịn. Giai đoạn 7,8 tháng ăn thô hơn. Lúc đầu giã hoặc nghiền cháo bằng cán thìa tất cả cháo. Rồi tiếp đến nghiền 1/2 phần cháo đó, còn lại 1/2 để nguyên hạt, rồi tăng dần thành cháo nguyên hạt…
Tuy nhiên lúc đầu để bé nuốt thô quen, thì vẫn nên làm loãng, nói dễ hiểu là lúc đầu bé ăn cháo loãng hạt vỡ 100%, rồi cháo loãng hạt vỡ 50% nguyên hạt 50%, rồi dần chuyển sang cháo loãng nguyên hạt, rồi cháo đặc nguyên hạt… (tùy theo từng bé mà các mẹ điều chỉnh)
Ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 3 (9-11 tháng tuổi)
Ở giai đoạn này, cho bé ăn mỗi ngày 3 bữa chính. Bé đã có thể nhai tốt thức ăn bằng lợi. Vì vậy, thức ăn được nấu mềm sao cho bé có thể nhai bằng lợi. Thức ăn được cắt to khoảng 0,5 cm, dài khoảng 2-3 cm để bé có thể tự bốc hoặc cầm nĩa đút vào miệng.
Bé có thể ăn được hầu hết các loại rau. Có thể cho bé ăn cả phần cuống rau bina (cắt nhỏ), lòng đỏ và lòng trắng trứng, món cá nấu chín. Nên cho bé ăn thêm gan gà, các loại thịt có màu đỏ, đậu quả, đậu hũ để bổ sung chất sắt. Giai đoạn này cho bé ăn cháo nguyên hạt tỉ lệ 1:5 (20 ml gạo + 100 ml nước).
Ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 4 (12-15 tháng tuổi)
Bé ăn mỗi ngày 3 bữa chính cùng thời gian với bữa ăn của người lớn. Giai đoạn này bé có thể ăn được thức ăn to và cứng hơn trước. Có thể cho bé ăn cơm nát rồi đến cơm. Ngoài ra, tập cho bé tự ăn bằng muỗng và nĩa.
Mục tiêu của giai đoạn này là cho bé ăn thức ăn giàu dinh dưỡng để hướng đến việc ngừng cho bé uống sữa bột.
Để tập cho bé biết tự ăn, nên chế biến các món mà bé có thể tự bốc ăn như các món làm từ bánh mì lát hoặc cơm nắm. Nên tạo thức ăn có hình dạng và màu sắc bắt mắt để bé thích ăn hơn.
Nguyên tắc cho bé ăn dặm kiểu Nhật đúng cách
Nguyên tắc lựa chọn nguyên liệu chế biến ăn dặm kiểu Nhật cho bé
Nguyên tắc lựa chọn nguyên liệu chế biến ăn dặm c ác mẹ luôn luôn ưu tiên các loại thực phẩm tươi sống, sạch nhất để đảm bảo hàm lượng dưỡng chất cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nguyên tắc chế biến ăn dặm kiểu Nhật cho bé
Chế biến đồ ăn dặm kiểu Nhật cho bé theo nguyên tắc là độ thô tăng dần theo từng giai đoạn; nấu cháo và các món ăn thịt, cá, rau củ riêng biệt để bé có thể khám phá được nhiều hương vị hơn cũng như dễ xác định những món ăn bé ưa thích và những món ăn gây dị ứng
Bên cạnh đó, chỉ có một nguyên tắc không thay đổi xuyên suốt các giai đoạn, đó là không nêm muối và kiểm soát hàm lượng đường trong đồ ăn dặm để bảo vệ thận cũng như răng của bé.
Ngay từ khi bé biết ngồi vững các mẹ đã nên cho bé ngồi ăn riêng tại ghế tập ăn, để sớm hình thành cho bé thói quen kỉ luật cũng như tự giác trong ăn uống;
Cho bé ăn theo tinh thần tự nguyện, yêu thích chứ không bắt ép bé phải ăn;
Cách ly tất cả những vật dụng có thể gây xao nhãng cho bé như điện thoại, máy vi tính, tivi, đồ chơi v.v; ông bà và bố mẹ cũng không nên “xót” con rồi đưa con đi rong khắp xóm, làm trò vui cho bé ăn (điều này chỉ khiến bé mải vui, ăn trong vô thức dễ dẫn đến biếng ăn sau này mà thôi);
Thường xuyên bấm móng tay cho bé, rửa tay cho bé bằng xà bông diệt khuẩn trước khi ăn (Nhất là khi bé đã tự mình bốc ăn được) để đảm bảo vệ sinh.
Mỗi bữa ăn của bé không kéo dài quá 20 phút.
Cách nấu cháo cho bé chuẩn theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Nấu cháo từ gạo theo ăn dặm kiểu Nhật
Tỉ lệ gạo và nước cho bé:
Từ 5 đến 6 tháng tuổi: 1 gạo + 10 nước ((cháo chín – rây qua lưới – cho bé ăn)
Từ 7 đến 8 tháng tuổi: 1 gạo + 7 nước (cháo chín – cho bé ăn cháo nguyên hạt)
Từ 9 đến 11 tháng tuổi: 1 gạo + 5 nước (cháo chín – cho bé ăn cháo nguyên hạt)
Trước khi nấu vo sạch gạo và sau đó cho gạo và nước vào đúng tỉ lệ vào nồi.
Ngâm gạo trong nồi khoảng 30 – 60 phút.
Cho nồi lên bếp, đun sôi nhỏ lửa khoảng 40 phút.
Tắt bếp, vẫn đậy kín vung, ủ thêm 15 phút nữa, cháo sẽ ngon hơn.
Lưu ý: Kinh nghiệm nấu cháo bằng bếp gas
Ngâm gạo ít nhất 30 phút trước khi nấu khi đó gạo sẽ hút đủ nước thì cháo mới ngon.
Vặn lửa nhỏ để khi sôi nước không bị trào ra ngoài.
Đậy kín nắp để nước bốc hơi ít và làm như vậy cháo sẽ không bị thiếu nước.
Nấu cháo từ cơm theo ăn dặm kiểu Nhật
Tỉ lệ cơm và nước để nấu cháo cho bé:
Từ 5 đến 6 tháng tuổi: 1 cơm + 5 nước (cháo chín – rây qua lưới – cho bé ăn)
Từ 7 đến 8 tháng tuổi: 1 cơm + 3-4 nước (cháo chín – cho bé ăn cháo nguyên hạt)
Từ 9 đến 11 tháng tuổi: 1 cơm + 2 nước (cháo chín – cho bé ăn cháo nguyên hạt)
Cho cơm và nước vào nồi theo đúng tỉ lệ, đun sôi nhỏ lửa cho đến khi cơm nở mềm ra là được.
Nấu cháo từ bánh mì theo ăn dặm kiểu Nhật
Tỉ lệ cháo và bánh mì khi nấu cháo cho bé
Từ 5 đến 6 tháng tuổi: 1 bánh mì + 5 nước
Bánh mỳ cắt phần bỏ, lấy phần ruột, xé nhỏ cho vào nồi.
Đun sôi nhỏ lửa khoảng 1 – 2 phút.
Cho thêm sữa bột của bé vào khuấy đều với tỉ lệ (lượng sữa = 2/3 lượng bánh mì).
Nấu cháo bằng nồi cơm điện theo ăn dặm kiểu Nhật
Vo gạo thật sạch rồi đổ vào nồi, cho nước vừa đủ
Bật nút nấu cơm
Canh cho đến khi sôi, chuyển sang chế độ hâm nóng, để 15 phút rồi rút điện.
Sáng hôm sau, trước khi nấu, mẹ cần kiểm tra lượng nước trong nồi đã đủ chưa. Nếu cháo đặc, mẹ có thể bổ sung thêm nước, ngoáy đều
Bật nút nấu một lần nữa., 15 phút sau cháo sẽ chín nhừ.
Nấu cháo bằng bình thủy đựng nước theo ăn dặm kiểu Nhật
Đây là cách làm đơn giản và “dã chiến” hay được các bà các mẹ ngày xưa áp dụng.
Buổi tổi trước khi đi ngủ, mẹ vo gạo sạch, để ráo rồi cho vào bình thủy. Lượng gạo chiếm khoảng ¼ bình
Đun cho nước nóng già rồi đổ vào cùng với gạo. Mẹ chú ý không nên đổ nước đầy tràn vì gạo sẽ còn nở ra chiếm diện tích trong bình.
Một mẹo nhỏ dành cho mẹ: Nên sử dụng những bình thủy đựng nước dạng tròn thấp, cổ rộng để dễ dàng rửa và vệ sinh bình sạch sẽ.
Nấu cháo bằng bếp gas theo ăn dặm kiểu Nhật
Cách nhỏ thông thường tưởng chừng ai cũng biết nhưng thực ra rất nhiều mẹ bật bếp đun cháo liên tục vừa tốn gas lại vừa dễ để cháo bị khê.
Thực tế, mẹ chỉ cần cho gạo vào nồi, cho nước vừa đủ rồi châm lửa, đợi đến khi cháo sôi thì tắt bếp.
Sáng hôm sau trước khi đi làm, mẹ bật bếp lên một lần nữa, cho thịt hoặc tôm cá băm nhỏ tùy ý là con đã có ngay một bữa sáng dinh dưỡng tuyệt vời.
Nấu cháo bằng cốc theo ăn dặm kiểu Nhật
Mẹ dùng thìa để đong lượng gạo cần nấu, cho vào cốc rồi vo cho sạch
Gạn hết nước vo gạo, đổ nước vừa đủ (với các bé mới tập ăn dặm, tỷ lệ cháo : nước thường là 1:10).
Đặt cốc vào nồi cơm điện nấu chung cùng với gia đình. Mẹ chú ý nếu dùng cốc nhựa đừng để đáy cốc chạm nồi cơm mà nên để lên trên lớp gạo nấu cho cả nhà.
Ấn nút nấu cơm.
Sau khi cơm chín, ủ cháo thêm khoảng 15 -20 phút.
Vậy là khi cả nhà đến bữa ăn cơm thì cốc cháo của bé cũng đã sẵn sàng.
Các loại nước dùng để chế biến thức ăn cho bé trong ăn dặm kiểu Nhật
Người Nhật thường dùng nước dashi, nước rau luộc và nước luột thịt ức gà để chế biến thức ăn cho bé. Nước dashi được nấu từ rong biển khô và cá ngừ khô bào mỏng nên giàu canxi. Nước rau luộc được nấu từ 3 loại rau nên có vị ngọt tự nhiên và nhiều vitamin. Nước luột thịt ức gà vị ngọt tự nhiên và không béo.
Cách nấu nước dashi trong ăn dặm kiểu Nhật
Nguyên liệu: 20 g rong biển khô, 30 g cá ngừ khô bào mỏng , 1 lít nước
Chuẩn bị: ngâm rong biển trong nước từ 30 ~ 60 phút, rửa sạch.
Cách nấu 1: cho rong biển vào nồi nước đun sôi khoảng 1 phút, cho cá bào vào đun sôi tiếp 2 phút nữa rồi bắc ra, lọc lấy nước.
Cách nấu 2: cho rong biển và cá bào vào nổi nước đun nóng đến 90 độ C, giữ lửa nhỏ sao cho nước không sôi tròng vòng 20 – 30 phút, rồi chắt lấy nước dashi. Cách này rong biển sẽ chiết ra được nhiều vi chất hơn cách 1.
Cách nấu nước rau trong ăn dặm kiểu Nhật
Nguyên liệu: 40 g hành tây, 60 g cà rốt, 80 g bắp cải, 400 ml nước
Chuẩn bị: rửa sạch hành tây, cà rốt, bắp cải rồi cắt nhỏ
Cách nấu: cho hành tây, cà rốt, bắp cải vào nồi nước đun sôi nhỏ lửa 20 ~ 30 phút bắc ra, lọc lấy nước.
Có thể thay cà rốt bằng súp lơ xanh.
Các mẹ có thể dễ dàng hình dung mỗi giai đoạn ăn dặm bé sẽ được ăn bao nhiêu bữa một ngày vào thời gian nào, và mỗi bữa bé cần ăn bao nhiêu là đủ qua mô hình cho bé ăn dặm kiểu Nhật Bản sau đây.
06:00 – sữa (180 ml)
10:00 – ăn dặm (cháo trắng & súp cá và rau) + sữa (150 ml)
12:00 – nước táo pha loãng dành cho em bé (một chút)
14:00 – sữa (180 ml)
18:00 – sữa (180 ml)
22:00 – sữa (180 ml)
* Dinh dưỡng cho bé 7-8 tháng tuổi trong ăn dặm kiểu Nhật
06:00 – sữa (180 ml)
10:00 – ăn dặm (cháo khoai tây & súp sobo) + sữa (100 ml)
12:00 – nước cam pha loãng dành cho em bé (một chút)
14:00 – sữa (180 ml)
18:00 – ăn dặm (udon trứng gà & súp cà chua cá dăm) + sữa (100 ml)
22:00 – sữa (180 ml)
* Dinh dưỡng cho bé 9-11 tháng tuổi trong ăn dặm kiểu Nhật
06:00 – sữa (180 ml)
10:00 – ăn dặm (cháo trắng & súp natto & trứng chiên) + sữa (50 ml)
12:00 – táo đóng hộp cắt nhỏ
14:00 – ăn dặm (udon thập cẩm vị cream & khoai tây) + sữa (50 ml)
18:00 – ăn dặm (cháo trắng & súp cà ri & cà tím và cà chua xào) + sữa (50 ml)
22:00 – sữa (180 ml)
Dinh dưỡng cho bé 12-15 tháng tuổi trong ăn dặm kiểu Nhật
07:00 – bữa sáng (bánh mì nướng & súp rau)
10:00 – bữa phụ (rau câu trái cây)
12:00 – bữa trưa (udon & salad)
15:00 – bữa phụ (bánh quy & 100 ml sữa)
18:00 – bữa tối (cơm & thịt viên rán & canh miso) + sữa (150 ml)
Một số câu hỏi thắc mắc về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Trong phương pháp ăn dặm kiểu Nhật có cho dầu ăn không?
Khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật thì các mẹ có thể cho dầu ăn, vì trong dầu ăn có rất nhiều các vi chất cần thiết cho bé, đặc biệt là DHA. Tuy nhiên các mẹ cũng không nên lạm dụng dầu ăn quá nhiều để tránh tình trạng bé khó tiêu hóa, mỗi bữa cũng chỉ nên cho bé tối đa một thìa cafe loại nhỏ thôi và không nên để đun dầu ăn quá lâu.
Cách chế biến rau trong ăn dặm kiểu Nhật như nào là đúng?
Rau phải nghiền hoặc băm sao cho đúng kích thước, đủ độ mềm với từng tháng tuổi ăn dặm của bé. Không nên vội để bé ăn rau quá cứng, quá to sẽ gây hóc và ảnh hưởng đến dạ dày bé.
Rau không nên ninh nhừ hoặc đun quá lâu sẽ làm mất hêt vitamin quan trọng có trong rau.
Rau phải tươi, không để quá lâu trong tủ lạnh, chỉ chế biến rau ăn trong ngày, không để sang ngày hôm sau.
Không nên cho bé ăn các loại rau quá sơ khi bé ít tháng tuổi.
Ăn là rau sẽ nhiều chất hơn cuộng rau
Có nên chế biến rồi cấp đông đồ ăn của bé?
Có nên nấu cháo lẫn đồ ăn khác cho bé khi ăn dặm kiểu Nhật?
Khi nấu cháo cho bé ăn dặm kiểu nhật các mẹ cần lưu ý là không nên nấu lẫn các loại thức ăn vào cháo. Nguyên tắc cơ bản của các bà mẹ Nhật là nấu riêng các loại thực phẩm giúp bé có thể cảm nhận được mùi vị riêng lẻ của từng món ăn. Như vậy, bé sẽ có vị giác tốt hơn khi lớn lên.
Cần lưu ý gì trong thực đơn hàng ngày khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật?
Thực đơn chỉ áp dụng cho con ăn 1 lần duy nhất trong ngày, theo giờ giấc cố định. Chứ không phải phân chia thành nhiều bữa nhỏ, như mẹ đã và đang làm.
Lần ăn dặm đầu tiên nên cho con ăn cháo trắng xay nhuyễn dạng lỏng, và thay đổi đặc dần theo sự phát triển và tiếp nhận dần của con.
Bữa ăn của con phải có đầy đủ 3 nhóm chất là tinh bột, chất đạm và vitamin.
Không nên nêm nếm thức ăn cho trẻ bằng các loại gia vị giống như thức ăn người lớn, vì hệ tiêu hóa của con còn quá non yêu để có thể hấp thu tốt. Nên sẽ dễ dàng bị kích ứng, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Để cho con ăn một cách tự nhiên, không nên bắt ép hay la mắng mỗi khi trẻ ăn chậm.
Cố gắng cho trẻ ăn đúng bữa, đúng giờ.
Khi cho con ăn, hãy chuẩn bị sẵn sàng thêm một chiếc thìa để trẻ tự cầm và đút thức ăn cho mình.
Thay đổi các loại thực phẩm trong thực đơn hàng ngày, chứ không nên cố định bất cứ loại thức ăn nào.
“Lẩu Cá Hồi” Món Ngon Không Thể Bỏ Qua Khi Đến Sapa
Cá hồi mới được nuôi thành công ở Sapa nhờ vào khí hậu ôn đới, gần giống khí hậu vùng châu Âu và Bắc Mĩ, nơi sinh sống của cá hồi. Không giống với cá hồi nhập khẩu thường béo, thịt bở, cá hồi nuôi ở Sapa có thịt chắc, màu hồng đẹp, thớ săn, ít mỡ và giá trị dinh dưỡng cao. Cá hồi được người dân Sapa chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như gỏi cá hồi, cá hồi nướng, sashimi, cá hồi nấu cari…, tuy nhiên món lẩu cá hồi là một món ngon đặc trưng được nhiều du khách lựa chọn khi đến nơi đây.
Việc người dân Sapa có thể nuôi cá hồi khiến rất nhiều người ngạc nhiên bởi nó sống trong môi trường nước động, nhiệt độ thấp và thường tự chết sau khi ngược dòng để đẻ trứng. Loại cá được nuôi tại Sapa chủ yếu là cá hồi vân, hay còn gọi là cá hồi ráng. Nếu muốn trực tiếp tham quan cảnh nuôi cá hồi, du khách nên chọn khu Thác Bạc.
Do có sự chênh lệch khá cao so với mực nước biển, nên Sapa thường mát mẻ quanh năm, mùa đông đặc biệt lạnh có khi nhiệt độ xuống dưới âm độ, do đó chất lượng cá hồi ở Sapa không thua kém so với các loại cá hồi được nhập khẩu. Cách chế biến lẩu cá hồi: Nguyên liệu: Cá hồi, cà chua, bông bí, cà rốt, su hào, măng chua, rau muống, lá giang, ngò gai, hoa chuối, bông súng, me, sả, ớt,…
Với khí hậu mát mẻ quanh năm, đặc biệt rất lạnh vào mùa đông thì chẳng có gì vui sướng hơn khi ngồi bên nồi lẩu thưởng thức món cá hồi đặc sản, nhâm nhi chén rượi táo mèo bên những người thân và bạn bè.
Những Món Ăn Đài Loan Không Thể Bỏ Qua Khi Du Học (P1)
1. Đậu phụ thối Đài Loan
Ai nghe đến món ăn này chắc cũng phải bịt mũi vì “hương thơm” của nó quá đỗi ngất ngây, đậu phụ được để lên men, sau đó rán giòn lên vàng rụm, thêm chút nước sốt chua cay thanh thanh.
Thường thì những sinh viên du học Đài Loan sẽ rất sợ và gần như không ai dám thử món của người bản địa này.
Với tín đồ của đậu phụ thì chắc hẳn không thể bỏ qua món này, tuy nhiên nếu ai không chịu nổi được sự “rau mùi” thì chắc sẽ không bao giờ dám động đũa lần thứ 2.
2. Mỳ bò Yongkang Đài Loan
Nhìn thoáng qua thì trông nó giống một bát bò kho gừng của Việt Nam hay làm. Nhưng thực chất miếng bò được thái miếng bản to và nước dùng cực kì thanh, dịu và hơi cay, nó không mặn như của bò kho. Cộng với những sợi mỳ tươi dai dai, hứa hẹn sẽ tạo ra một bữa ăn ngon lành cho các tín đồ ẩm thực. Nước dùng của món này nếu không ăn kèm với mì thì có thể dùng làm nước lẩu cho các bợm nhậu cũng rất là ok.
3. Bánh bao kẹp thịt heo
Chiếc bánh bao nhỏ, ăn kèm với miếng thịt ba chỉ mềm thơm, xen lẫn một ít vị chua từ dưa cải muối chắc sẽ là một món ăn khó quên.
Món này là món khoái khẩu với người Đài Loan vì họ rất thích ăn thịt heo.
Chỉ cần vài cú nhấp chuột tra cứu, bạn sẽ tìm ra được địa điểm nổi tiếng bậc nhất Đài Bắc về bánh bao kẹp thịt heo chính là Lan Jia Gua Bao (藍家割包). Do đó không lấy gì làm lạ khi mỗi ngày đều có một hàng dài người xếp hàng chờ đợi mua “bánh sandwich kẹp thịt heo kiểu Đài”.
4. Cơm thịt kho tàu
Món này nhắc đến cũng đã quá quen thuộc với các bạn Việt Nam. Thịt lợn và trứng luộc được kho thơm mềm béo ngậy, ăn kèm với cơm, xôi hoặc dưa góp là hết xảy. Mặc dù ở Việt Nam cũng có nhưng hương vị và cách nêm nếm sẽ khác hoàn toàn ở Đài Loan.
5. Cá măng biển
Cá măng Đài Loan đã có cách đây từ nhiều thập kỷ trước, được nuôi trong các trại nuôi phổ biến ở Đài Loan, Nam Dương và vùng Phi. Loài cá này có thể sống ở khu vực nước cạn hay nước sâu nơi vùng nước lợ, nên đến đây du khách có thể thấy cá măng có mặt ở khắp nơi và là món ăn rất phổ biến của Đài Loan từ xưa đến nay.
Với tính chất quá phổ biến của nó, cá măng Đài Loan đã có hẳn một bảo tàng riêng cho loài cá này, tên là bảo tàng An Bình và có cả lễ hội cá măng ở thành phố Cao Hùng, lễ hội diễn ra hằng năm thu hút sự tò mò của đông đảo du khách.
Nói về cá măng Đài Loan người ta sẽ nhớ ngay đến loại cá có thớ thịt mềm, khi chế biến có mùi thơm, ăn vào rất dai và thịt ngọt, nhiều chất đạm rất đặc trưng. Cá có cân nặng rất lớn và đa dạng
Cá ăn ngon, nhiều chất dinh dưỡng nhưng giá thành bán ra lại rất hợp lý, vì vậy món cá măng Đài Loan được nhiều người ưa chuộng, trở thành món ăn đặc trưng từ gia đình đến cả những nhà hàng sang trọng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Không Thể Bỏ Qua Món Cháo Cho Bé Còi Xương Khi Ăn Dặm trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!