Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Phân Biệt Các Loại Thịt Heo Và Cách Chế Biến được cập nhật mới nhất trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Khi đi ăn buffet nướng ở các nhà hàng Nhật Bản hoặc Hàn Quốc, bạn dễ dàng nhận thấy rất nhiều tên gọi của thịt bò như: bắp bò, thăn đùi, thịt vai… và thậm chí còn có cả hình ảnh chi tiết vị trí của từng loại thịt này.
Ở thịt heo cũng vậy, cũng có rất nhiều tên gọi các loại thịt trên cơ thể heo, nhưng hơi khó để tìm ra được hình ảnh mô tả hay cách phân biệt các loại thịt và tên gọi của chúng.
1. Thịt thăn hay còn gọi là nạc thăn
– Thịt thăn là phần nạc không dính chút mỡ nào, là phần thịt mềm và thơm nhất trên cơ thể heo. Thường được sử dụng làm chả lụa hoặc chà bông.
– Vùng thịt này hoàn hảo nhất là chế biến món nướng, dùng kèm với rượu vang đỏ thì thật là thơm ngon, đậm vị.
2. Thịt cốt lết (“Cotlete de porc” trong tiếng Pháp)
– Đây là phần thịt lưng của con heo, chủ yếu là nạc và đôi khi cũng được người bán gọi là thịt thăn. Thịt cốt lết thường được cắt kèm với phần đầu xương sườn nên mọi người hay gọi là sườn cốt lết.
– Ở khu vực miền Bắc, thịt cốt lết thường được chế biến thành chà bông hoặc rim mặn. Còn ở miền Nam thì mọi người quá quen thuộc với món sườn nướng ăn với cơm tấm, viết đến đây mình chợt thèm món cơm tấm sườn bì chả quá các bạn ạ!
3. Thịt thủ
– Là phần thịt ở đầu heo, không bao gồm phần mõm, tai heo và má heo. Phần thịt này giòn, có mỡ và bì nhưng phần mỡ không ngán, mà hơi giòn và dai.
– Phần thịt thủ thường được chế biến thành giò thủ, với sự kết hợp với mộc nhĩ, tai heo, thịt mũi heo, thịt chân giò và tiêu xay để cho ra món ăn dậy mùi, giòn giòn và không ngán.
4. Thịt chân giò
– Là phần thịt ở đùi heo, cắt bỏ phần móng. Phần thịt này có nhiều thớ bắp thịt cuộn lại với nhau. Được rất nhiều người ưa thích chế biến các món như: chân giò hầm, chân giò hun khói, chân giò muối, chân giò nhồi…
– Ở các nước phương Tây, phần thịt chân giò thường được chế biến thành thịt nguội (Jambon) và được sử dụng khá phổ biến.
5. Móng giò
– Là phần chân gắn với móng của con heo, có nhiều gân, mỡ không béo và da giòn.
– Phần chân giò này thường được chế biến các món giúp tăng cân hoặc giúp kích sữa cho bà mẹ sau sinh như món chân giò hầm đu đủ. Ngoài ra, còn có rất nhiều món hấp dẫn được chế biến từ chân giò như: chân giò hầm, kho nghệ hoặc nấu giả cầy…
6. Thịt ba chỉ
– Đây là vùng thịt bụng của heo, gồm các lớp mỡ – thịt – mỡ xếp chồng lên nhau, vùng thịt này có nhiều mỡ nhưng cũng được khá nhiều người ưa thích vì ăn nạc không thì hơi khô, nên có chút mỡ lại ngon miệng hơn.
– Thịt ba chỉ được dùng chế biến món luộc chấm với mắm tôm, cà pháo, món kho, rim hoặc chiên và nướng. Đặc biệt, khi đem thịt ba chỉ đi quay, ăn kèm với bánh mì cũng là đặc sản mà các bạn dễ dàng thấy được ở Sài Gòn.
7. Thịt nạc vai
– Là phần thịt ở vị trí vai heo, có độ dai và giòn, lẫn cả nạc và mỡ.
– Thịt nạc vai thường được xay nhuyễn để chế biến các món ăn khác như: cháo thịt xay, thịt viên…
8. Thịt mông
– Thịt mông nằm phía cuối thân heo, có cả mỡ và nạc lẫn vào nhau.
– Trong thịt mông còn có một phần gọi là thịt mông sấn, các phần bì, mỡ và thịt được phân tách rõ ràng, có phần nạc rất dày, không lẫn gân, xương hay sụn.
9. Thịt nạc dăm
– Là phần thịt có lớp mỡ xen kẽ bên trong miếng thịt, không phân tách thịt và mỡ rõ ràng.
– Phần thịt này rất hay được sử dụng, vì khi nấu thịt sẽ không bị khô hay béo quá. Thịt nạc dăm thường được dùng để rim hoặc chiên sả sẽ rất ngon.
10. Sườn heo
– Sườn non: là phần sườn nhỏ, xương dẹt, nhiều thịt và sụn. Thường được chế biến trong các món nướng, sườn rim, sườn rang sả ớt và sườn chua ngọt.
– Sườn già: là phần sườn có xương to hơn, ít thịt, khi nấu cần thời gian lâu hơn, thịt dai hơn nên chỉ phù hợp với các món hầm.
Gia Chánh Cẩm Tuyết
Nguồn ảnh: Internet
Cách Phân Biệt Các Loại Bơ Trong Làm Bánh Và Nấu Ăn
Bơ là một trong những chế phẩm từ sữa tạo ra bằng cách đánh sữa hoặc kem tươi đã lên men. Bơ được xem là một trong những nguyên liệu không thể thiếu trong quá trình làm bánh. Tùy theo từng loại bơ, chúng có một tính chất và trường hợp sử dụng khác nhau. Bơ thường có màu từ vàng nhạt đến những gam màu vàng thẫm, và nhất là có cả các loại bơ có màu gần như trắng sữa.
Đất nước Pháp xinh đẹp được cho là mẹ đẻ của loại bơ tốt nhất thế giới với các loại bơ ngọt, bơ lạt có vị ngọt nhẹ. Ngoài ra, các loại bơ được sản xuất ở Australia, Denmark, New Zealand, Ireland, Anh,.. thông thường là bơ đã được pha trộn nhưng vẫn được ưa chuộng.
Nói về tên gọi “butter”
Bơ là từ phiên âm xuất phát từ tiếng Pháp với bắt nguồn từ: , trong tiếng Anh là butter. Thông thường, bơ được làm từ sữa bò, tuy nhiên cũng có một số nơi làm bơ bằng sữa của những loài động vật có vú như cừu, dê, trâu… Một ví dụ điển hình như ở Trung Đông họ sử dụng sữa cừu để làm bơ, ở Ấn Độ thì sử dụng sữa trâu.
Câu chuyện về bơ lạt và bơ mặn
Tên gọi tiếng anh của bơ nhạt là Unsalted butter là loại bơ không chứa muối, có hương thơm nhẹ và vị ngọt nơi hương vị cuối cùng. Bơ nhạt có chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao, giàu vitamin A, D, canxi, protein, men vi sinh, độ béo tương đối cao. Với nhiều công dụng cho sức khỏe, bơ nhạt thường góp phần quan trọng trong sự thành công của nhiếu món bánh ngon.
Bơ nhạt thông thường phù hợp với những công thức làm bánh cần bơ, cần có vị béo, những loại bánh không có quá nhiều yêu cầu đặc biệt. Đồng thời cũng được sử dụng ăn kèm bánh mì và một số loại bánh khác.
Bơ có vị mặn và bảo quản được lâu hơn bơ lạt vì do trong thành phần có chứa muối. Vì tính chất mặn nên đây không phải là loại bơ lý tưởng để làm các món bánh ngọt vì sẽ rất dễ làm thay đổi hương vị của bánh. Chính vì thế, bơ mặn chỉ được sử dụng khi làm bánh mặn, các món mặn như chiên hay xào.
Còn bơ mặn- Salted butter là gì?
1. Lactic butter – Bơ truyền thống từ phương pháp Pasteur
Những loại bơ thường thấy trên thế giới
Lactic butter là bơ truyền thống của Đan Mạch, Hà Lan và Pháp. Kem được diệt khuẩn bằng phương pháp Pasteur, sau đó được cấy khuẩn để tạo thành bơ. Cuối cùng, chúng được diệt khuẩn bằng phương pháp Pasteur 1 lần nữa để làm ngưng quá trình ngậy bơ. Đây chính là cách mà người ta tạo nên loại bơ này.
2. Sweet cream butter – Kem bơ tươi
Sweet cream hay còn được gọi là thường được làm từ kem non. Có 2 dạng kem bơ tươi là mặn và nhạt. Kem bơ tươi khá phổ biến ở Mỹ, chúng được yêu thích bởi độ mềm, béo ngậy hơn những loại kem bơ khác, trông hệt như những miếng tàu hủ non rúng rính.
3. Cream butter – Kem bơ 60% chất béo
Cream butter chỉ đơn giản là kem bơ, đây là loại bơ có chứa xấp xỉ 60% chất béo, có màu vàng đậm hơn bơ bình thường do chứa nhiều nước. Loại bơ này có độ mềm và béo ngậy cao, được dùng cho những món ăn cần kem bơ swiss. Cream butter được chia là 2 loại: Sweet cream butter và cultured cream butter (còn có thể gọi là kem bơ ngọt và kem bơ chua).
4. Whey butter – Sản phẩm phụ của quá trình làm phô mai
Whey butter là sản phẩm phụ tạo nên trong quá trình làm phô mai (còn gọi là cheese). Trong quá trình là phô mai, những giọt nước sữa còn sót lại nhỏ xuống từ miếng phô mai đó sẽ được giữ lại. Sau đó, chúng được trãi qua quá trình tách phần kem trong nước sữa để làm Whey butter với vị mặn, và nhất là loại bơ này vẫn còn lưu lại hương vị của phô mai.
Bạn chỉ có thể mua loại bơ này tại những nơi làm phô mai vì chúng không được ưa chuộng và bán đại trà.
5. Cultured butter – Bơ chua
Loại bơ được nuôi cấy bằng những vi khuẩn họ lactic, bơ có mùi thơm hệt như sữa chua và có những thành phần tương tự như bơ ngọt. Tùy theo những khẩu vị mà người ta có thể thích bơ ngọt hơn hay bơ chua hơn để chọn mua.
Trong quá trình làm các loại bánh có sử dụng men, người ta thường sẽ cho những loại bơ này để mùi vị được thơm ngon hơn. Bơ chua phổ biến ở Châu Âu, Châu Đại Dương với tên gọi khác là bơ nuôi cấy.
6. Concentrated butter – Bơ đặc
Concentrated butter, gọi tắt là bơ đặc, loại bơ này sử dụng nhiều trong nấu ăn hơn là làm bánh. Chúng có hàm lượng chất béo cao hơn nhiều so với bơ thông thường.
Bơ đặc có thể bảo quản đến khoảng 3 tháng trong tủ lạnh để dùng dần.
7. Concentrated butter – Bơ khô
Bơ khô được xem là loại bơ có tỉ lệ chất béo khá cao trong tất cả các loại bơ, hàm lượng chất béo của nó nằm ở mức trên 82% tổng khối lượng. Bơ khô được sử dụng để cán những loại bánh có nhiều lớp như bánh ngàn lớp…
Hàm lượng nước có trong bơ khô sẽ làm hình thành các sợ gluten ở giữa lớp bột, ngấm vào bột giúp cho bánh không bị nở bunggây biến dạng trong quá trình nướng.
8. Anhydrous milk fat – Bơ khan
Dẫn đầu trong hàm lượng chất béo là bơ khan, có đến 99,8% chất béo có trong loại bơ này, 0,02% là các thành phần khác và nước. Chất béo trong bơ khan rất cao và được sử dụng tương tự như công dụng của bơ khô.
Nhiệt độ nóng chảy của loại bơ này lên đến 42 độ C. Vì thế, loại bơ này có thể dùng để làm bánh trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau.
9. Salted butter – Bơ mặn mùa đông
Những loại bơ mặn tuy chỉ là những loại bơ gia vị nhưng chúng ta có thể sử dụng vì điểm mạnh bảo quản được lâu hơn so với bơ nhạt. Độ mặn của bơ cũng khác nhau, ở mức người dùng kiểm soát được hàm lượng muối trong đó thùy theo khẩu vị.
Đây là loại bơ được làm ra để sử dụng cho mùa đông vì thời tiết, việc sản xuất ra bơ tươi khó có thể thực hiện được. Bơ mặn có thể thích hợp với những món chiên, xào, giúp món ăn có mùi thơm, vị mặn mà lại không ngấy.
Bơ thực vật và bơ động vật khác nhau?
Bơ thực vật (Margarine) chế tạo từ cây cỏ, hoa quả hay các loại hạt?
Khi con người chú trọng hơn về vấn đề sức khỏe thì bơ thực vật ra đời. Bơ thực vật xuất hiện từ những năm thuộc thế kỉ 19, được sản xuất từ dầu thực vật nhưng không được ưa chuộng. Đến thế kỉ 20 công nghệ sản xuất bơ thực vật hoàn thiện hơn và cho ra những tảng bơ có mùi vị và hương thơm hệt như bơ động vật và hoàn toàn an toàn.
Chúng được làm từ chất béo thực vật, từ những loại cây, hạt chứa tinh dầu và chất béo, có lợi cho sức khỏe.
Bơ thực vật thông thường được sử dụng thay thế cho bơ lạt trong nấu ăn và làm bánh. Bơ thực vật phù hợp cho làm bánh, tuy nhiên không nên dùng chúng để thoa vào khuôn bánh nhằm chống dính vì nó dễ tan chảy và trở nên rít khi gặp nhiệt độ cao và trong thời gian dài.
1. Không chịu được nhiệt độ: Nhiệt độ nóng chảy của bơ thực vật thấp hơn bơ động vật, do vậy mà có một vài loại bánh không thể sử dụng được.
2. Không dùng để chiên xào: Tỉ lệ nước trong bơ cao, dễ gây bỏng.
3. Hương vị không đậm đà: Bơ thực vật thường không có nhiều hương vị nên bánh sẽ không đạt được mùi thơm mong muốn, do đó bơ thực vật thường được sử dụng trong ăn kèm với bánh mì, bột cán ngàn lớp….
Nguồn gốc của bơ thực vật?
Bơ động vật chế tạo từ mỡ động vật?
Bơ động vật là sản phẩm được chế xuất từ sữa của nhiều loại động vật có vú như: bò, trâu, dê, cừu, lạc đà… Các chất béo trong sữa được bao bọc bởi một lớp màng. Vì thế, cách người ta tạo ra bơ chính là khuấy trộn để làm tan những lớp màng bao quanh, gom chất béo tạo thành một khối đông, khối này được gọi là bơ.
Bơ động vật thường được sử dụng trong làm bánh với những thương hiện phổ biến như: Anchor, President,… bởi tính chất thơm ngon của nó.
Các Loại Phô Mai: Cách Phân Biệt Và Cách Dùng Trong Nấu Nướng
Phô mai có tên gọi tiếng Anh là cheese, là một nguyên liệu rất đỗi quen thuộc trong việc nấu ăn và làm bánh hằng ngày của chị em nội trợ cũng như các đầu bếp chuyên nghiệp. Thành phần chính của phô mai có chứa nhiều protein và chất béo từ sữa. Các loại sữa thông thường được sử dụng là sữa bò, sữa dê hoặc sữa cừu.
Phô mai có tên gọi tiếng Anh là cheese
Cheese có nguồn gốc từ các nước phương Tây. Tên gọi cheese ở Việt Nam là do cách đọc chệch đi của từ “fromage” – cheese trong tiếng Pháp. Hiện nay có hàng trăm loại phô mai khác nhau trên thế giới với nhiều hương vị và ứng dụng khác nhau. Đa số các món ăn và bánh Tây thường có nguyên liệu là phô mai .
Cheese phổ biến nhất là trong các món Ý. Nếu không có phô mai thì không còn gọi là ẩm thực Ý. Pasta & pizza sẽ không tồn tại nếu thiếu đi phô mai.
Cheese có nguồn gốc từ các nước phương Tây
Khoảng từ 4000 năm trước đây con người đã bắt đầu biết làm cheese từ sữa động vật. Một số loại cheese được dùng riêng trong nấu ăn những cũng có những loại dùng riêng cho làm bánh, một số loại lại có thể sử dụng được cho cả làm bánh và nấu ăn.
Có những loại phô mai nào mà bạn cần phải biết?
1. PARMESAN CHEESE – Loại cheese phổ biến trong món pasta
Parmesan là tên gọi tắt của loại cheese Parmigiano-Reggiano – loại cheese đặc trưng nhất trong món pasta và mì Ý. Parmesan có đặc tính cứng, làm từ sữa bò, quá trình sản xuất mất tối thiểu 1 năm, thường nhất là 2 đến 3 năm ủ để cheese đạt chuẩn.
Parmesan có thể dùng để ăn liền hoặc nấu ăn. Khi ăn,đầu bếp thường phải bào vụn, bào sợi, thái lát hoặc cắt thành các vụn nhỏ.
Khi mua phô mai Parmesan, bạn nên mua dạng nguyên khối, khi nào dùng thì mới đem bào nhỏ sẽ có mùi thơm và ngon hơn, bảo quản được hương vị tốt hơn là loại bào vụn sẵn.
2. CHEDDAR CHEESE – Phô mai dành cho những món nướng
Cheddar cũng là một loại cheese cứng, màu vàng nhạt hay ngà trắng hoặc màu vàng đậm. Loại phô mai này có nguồn gốc từ làng Cheddar, Somerset, thông dụng nhất nước Anh và cũng là loại cheese được tiêu thụ với số lượng lớn nhất thế giới.
Phô mai Cheddar càng ủ lâu thì càng vàng và càng cứng. Thời gian để cheddar đạt chuẩn là từ 9 đến 24 tháng. Cheddar lát thường dùng trong burger, các loại bánh mì sandwich, pasta nướng, pizza, hoặc casserole, rissotto. Ngoài ra cheddar cũng được dùng trong các món bánh mặn như bánh quy, tart mặn, muffin mặn,…
3. MOZZARELLA CHEESE – Linh hồn của pizza
Phô mai dành cho những món nướng
Mozzarella xuất thân từ đất nước Italy xinh đẹp. Mozzarella được xếp cùng nhóm cream cheese, được làm từ sữa trâu nước hoặc sữa bò. Mozzarella dạng tươi có màu trắng hoặc ngả vàng tùy theo chế độ ăn uống của trâu hay bò được lấy sữa. Đặc biệt, Mozzarella mềm mại hơn các loại phô mai khác.
Phô mai Mozzarella là linh hồn trong các món pizza. Mozzarella sẽ được bào vụn, rải lên mặt bánh pizza, dưới tác động nhiệt sẽ chảy và tạo thành những sợi phô mai dai và kéo sợi khiến trái tim người ăn không khỏi thổn thức.
Mozzarella được làm khô đi bằng cách giảm nước có thể được bảo quản được đến 6 tuần.
Phô mai Mozzarella rất mau bị lên mốc. Vì vậy nếu bạn đã mở bao bì, dùng dao cắt, lúc này các vi khuẩn đã dễ dàng xâm nhập vào bề mặt miếng phô mai. Vì thế bạn nên sử dụng dao sạch khi cắt phô mai và nhanh chóng sử dụng chúng, không nên để quá lâu.
4. CREAM CHEESE – Loại phô mai thông dụng trong làm bánh
Cream cheese được dùng thông dụng ở Việt Nam với cái tên. Cream cheese cũng là một trong những loại phô mai rất thông dụng trên thế giới.
5. EMMENTAL CHEESE – Phô mai Thụy Sĩ
Phô mai Mozzarella là linh hồn trong các món pizza
Emmental là tên gọi một loại cheese làm từ sữa bò cộp mác Thụy Sĩ. Emmental được ủ tối thiểu 4 tháng, có màu vàng nhạt, vị rất dễ ăn, có nhận xét rằng chúng có vị chua nhẹ giống vị chua hoa quả.
Phô mai Thụy Sĩ Đặc tính của loại cheese này là hơi dẻo, khi nấu nó dễ tan, thường được dùng để tạo thêm hương vị cho các món súp.
Người phương Tây rất thích ăn emmental cheese kèm hoa quả tươi. Emmental cũng được sản xuất thành các lát mỏng để ăn với burger hoặc bánh mì sandwich.
6. BLUE CHEESE – Phô mai với đốm xanh đặc trưng
Chính vì những đốm màu xanh lam đặc trưng, đôi khi là xanh xám hoặc xanh pha màu lam trong miếng cheese mà loại cheese này có tên gọi là Blue cheese. Phần màu xanh lam này tạo nên mùi vị đặc trưng, chúng làm từ sữa bò, cừu hoặc sữa dê,…
7. BRIE CHEESE – Phô mai nước Pháp
Brie ra đời ở thế kỷ thứ 9 nơi vùng Brie, tỉnh Ile-de-France, phía Đông Nam Paris. Người dân ở đây có phong tục chấm loại phô mai này vào cà phê sữa và ăn trong bữa sáng.
8. EDAM CHEESE – Phô mai vùng Edam, Hà Lan
Edam cheese là tên gọi một loại phô mai của Hà Lan và có nguồn gốc từ vùng Edam. Edam có hình dạng đặc trưng là hình dạng quả cầu hoặc hình trụ tròn có màu vàng nhạt, được bọc vỏ màu đỏ. Edam chesse rất dễ nhận biết so với các loại phô mai khác.
9. MASCARPONE CHEESE – Phô mai làm nên món Tiramisu
Mascarpone – loại phô mai mếm mịn, trắng ngần đã tạo nên món bánh nổi tiếng của nước Ý.
Cách Phân Biệt Các Loại Đường : 7 Loại Đường Trong Nấu Ăn
Đường là loại nguyên liệu rất quen thuộc trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Đường tạo vị ngọt, tạo màu và độ ẩm cho món ăn. Hiện nay có rất nhiều loại đường được người tiêu dùng sử dụng, nhưng càng ngày, người ta càng hướng đến những sản phẩm sạch, có nguồn gốc tự nhiên, không gây hại cho sức khỏe.
Phân Biệt Các Loại Đường
Bài viết sẽ giới thiệu đến các bạn những loại đường thông dụng trong cuộc sống hằng ngày và lợi ích của chúng, để chúng ta có thể ứng dụng và lựa chọn đường một cách thông minh và phù hợp nhất, góp phần làm cho món ăn vừa đảm bảo ngon đúng chuẩn mà vẫn tốt cho sức khỏe gia đình.
1. Đường kính (Granulated sugar)
Đường kính là loại đường được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, Đường được sản xuất theo đường dây công nghiệp, có thành phần 100% từ mía, áp dụng công nghệ loại bỏ chất màu bằng than hoạt tính nên có màu trắng ngà, vị ngọt sâu, dễ tan.
Loại đường này thường được dùng cho những loại bánh cần hỗn hợp bột đồng nhất và có hàm lượng chất béo cao. Ngoài ra còn dùng để làm caramen (đường thắng). Nhờ cấu trúc kích thước hạt đường phù hợp, ta có thể nhuộm màu và dùng để trang trí.
2. Đường bột (Confectioners/Powder/Icing sugar)
Đường bột không phải dạng hạt mà luôn ở dạng bột mịn. Người ta thường trộn một tỉ lệ bột bắp nhất định vào để đường không bị vón cục sau khi xay, bảo quản được lâu dài. Vì hạt đường nhỏ và mịn thường tan nhanh hơn đường kính thông thường.
Đường bột là nguyên liệu chính không thể thay thế để tạo nên fondant trang trí bánh gato. Ngoài ra sử dụng đường bột sẽ tạo độ ẩm cho bánh trong quá trình nướng, đánh bông cream cheese, bơ lạt để làm kem trang trí, hay rắc một lớp mỏng lên bề mặt các món bánh ngọt để tăng thêm độ bắt mắt cũng như hương vị ngọt ngào.
3. Đường nâu (Brown sugar)
Đường nâu hoàn toàn được làm bằng phương pháp thủ công, thường ở dạng đóng bánh. Loại đường này có màu nâu sẫm do xuất hiện thành phần mật mía hay rỉ đường bao bọc và nhuộm màu bên ngoài. Trên thị trường có 2 loại đường nâu phổ biến: đường nâu tự nhiên và đường nâu thương mại
Đường nâu tự nhiên: ở khâu luyện đường cuối cùng, người ta sẽ giữ lại phần rỉ đường, tạo thành màu nâu đặc trưng.
Đường nâu thương mại: được sản xuất bằng cách trộn đường trắng với mật mía.
Đường nâu được sử dụng trong tạo màu tự nhiên, tăng hương vị cho các món ăn, thường được dùng để làm các loại bánh ngọt, pha chế nước uống, nấu chè, món nướng, kho, ướp thịt hoặc pha thành nước đường ăn tàu hủ.
4. Đường phèn
Đường phèn thường được nấu thủ công nhưng rất sạch sẽ, tinh khiết nên cục đường rất trong và đẹp. Người ta làm đường bằng cách đun sôi đường cát trắng, hòa loãng với nước sau đó cho vôi ăn trầu (được hầm từ vỏ sò, ốc, hến) vào để làm chắc đường. Đến khi sôi bỏ trứng gà vào để lọc tạp chất. Sau đó vớt ra và để nguội. Do được tinh chế từ đường trắng, được loại bỏ hết tạp chất nên nó ít ngọt hơn, có vị thanh mát và giải nhiệt tốt hơn.
Đường phèn dùng để nấu các món như chè, nước giải khát, nước sâm vào mùa hè, tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, nếu bị ho nhiều ngày hoặc nóng trong người bạn có thể dùng một số bài thuốc từ đường phèn để điều trị rất hiệu quả.
5. Đường thốt nốt
Đường thốt nốt là đặc sản của vùng Bảy núi An Giang, được chế biến từ nước thốt nốt. Loại nước này được lấy từ hoa thốt nốt, chứ không phải từ nước trong trái thốt nốt. Đường có vị ngọt mát, mùi thơm dễ chịu, giàu vitamin và khoáng chất, dùng để nấu ăn rất ngon, màu sắc, mùi thơm và vị ngọt của đường cũng rất dễ chịu.
Bạn có thể dễ dàng mua được đường thốt nốt ở bất kì đâu. Đường thốt nốt đúng chuẩn là bánh đường mịn, mềm, có thể dễ dàng dùng thìa hoặc dao cạo ra mà đường vẫn mịn, không bị lợn cợn hạt. Đường khi cho vào miệng có thể tan ngay mà không cảm thấy độ sạn của hạt đường, có vị chua nhẹ.
6. Các loại đường dạng lỏng
Mật ong
Mật ong là chất lỏng hơi đặc, có màu nâu, ngọt hơn đường kính, hương thơm đặc trưng. Chính vì thế người ta sử dụng mật ong để làm bánh, tạo độ ẩm, màu sắc và vị ngọt thơm. Tuy nhiên, khi sử dụng, cần chú ý những nguyên liệu kỵ với mật ong để đảm bảo an toàn sức khỏe. Đường trong mật ong hoàn toàn khác so với các loại đường khác, không chứa cholesterol, giàu vitamin, có tác dụng đẹp da, tăng cường sức khỏe hệ tim mạch, dạ dày,…
Mật mía
Mật mía cũng có dạng như mật ong, nhưng được chiết xuất từ cây mía. Mật mía được dùng để nấu bánh gio, bánh trôi, bánh chay,…Mật mía được sử dụng từ lâu đời. Cùng với xu hướng trở về với thực phẩm thiên nhiên, người ta sử dụng mật mía nhiều hơn, bởi thành phần được làm hoàn toàn tự nhiên, nguyên chất dinh dưỡng của cây mía.
Siro bắp
Siro bắp có dạng lỏng và sánh, màu trắng trong, có khả năng hòa tan nhanh và đều khi chế biến các món ăn, thức uống. Siro bắp có thể tạo độ sánh, độ ẩm, dùng để làm các món kẹo marshmallow, caramel phủ bắp rang, tráng gương bánh kem, nhân bánh trung thu,..
Mạch nha
Mạch nha là loại mật dẻo được sản xuất từ ngũ cốc, làm bằng gạo nếp và các loại tinh bột và dùng men trong mầm thóc để đường hoá. Loại đường này có độ dẻo, màu vàng nâu sậm, vị ngọt thanh, thơm ngon mùi nếp. Đường mạch nha vừa ngon, vừa bổ, là nguyên liệu không thể thiếu trong công nghiệp sản xuất bánh mứt kẹo, bia.
Tham khảo một số ứng dụng của đường trong nấu ăn qua những công thức sau:
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Phân Biệt Các Loại Thịt Heo Và Cách Chế Biến trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!