Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Cách Làm Thịt Giả Cầy Đúng Chuẩn Vị được cập nhật mới nhất trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thịt giả cầy là món ăn dân dã được nhiều người yêu thích bởi chính vị đậm đà, hương thơm khó cưỡng. Món ăn này mặn mà nhờ các loại gia vị, vì vậy rất thích hợp sử dụng vào những ngày mưa, se lạnh. Với cách nấu thịt giả cầy ngon, mềm vừa thấm gia vị ngay bên dưới.
Thịt giả cầy nồng nàn mùi thơm, hấp dẫn tròn vị (Ảnh: Internet)
Thịt giả cầy là gì? Là món ăn phổ biến ở nhiều vùng miền của cả nước. Món ăn này được làm từ giò heo. Giò heo được tẩm ướp các loại gia vị khiến món ăn cho hương vị gần tương tự thịt cầy. Vì vậy, món ăn này có tên gọi là “giả cầy”. Với cách chế biến độc đáo này, thực đơn hằng ngày của bạn được bổ sung món thịt giả cầy bên cạnh những món quen thuộc như thịt heo kho tàu, thịt heo luộc, thịt heo chiên nước mắm,…
NGUYÊN LIỆU
Chân giò: 1 cái
Riềng: 1 củ băm nhỏ
Hành tím, sả: băm nhỏ
Mẻ: 1 muỗng canh
Đường, bột ngọt, mắm tôm, bột nghệ, nước mắm
Thịt giả cầy nồng nàn mùi thơm, hấp dẫn tròn vị (Ảnh: Internet)
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
Thịt giả cầy là gì? Là món ăn phổ biến ở nhiều vùng miền của cả nước. Món ăn này được làm từ giò heo. Giò heo được tẩm ướp các loại gia vị khiến món ăn cho hương vị gần tương tự thịt cầy. Vì vậy, món ăn này có tên gọi là “giả cầy”. Với cách chế biến độc đáo này, thực đơn hằng ngày của bạn được bổ sung món thịt giả cầy bên cạnh những món quen thuộc như thịt heo kho tàu, thịt heo luộc, thịt heo chiên nước mắm,…
Thịt giả cầy miền Trung sẽ có nhiều gia vị hơn thịt giả cầy miền Bắc, nhưng hương vị món ăn không thay đổi nhiều. Bởi vì mỗi vùng miền sẽ có gu gia vị khác nhau nên khi nêm nếm gia vị thường tùy biến để phù hợp.
Nguyên liệu làm món thịt giả cầy kiểu miền Bắc (Ảnh: Internet)
Khử mùi hôi chân giò
Đây là bước quan trọng trong cách làm thịt giả cầy, để giúp thịt được tươi tự nhiên và thơm hơn khi chế biến. Bạn nên lựa chọn những chân giò heo tươi, có thớ thịt đỏ hồng và không bị nhớt thì đó là thịt heo ngon.
Sau đó, bạn cạo lông trên chân giò sạch sẽ và rửa qua nước muối để khử mùi hôi chân giò. Nếu chân giò vẫn còn hôi thì bạn có thể luộc sơ qua một nước trước khi chế biến.
Tiếp đến, bạn mang chân giò thui trên lửa rơm hoặc bếp gas để tạo độ dai ở lớp da, thịt sẽ săn chắc hơn. Khi thịt được nướng chín đều, bạn làm sạch chỗ phần thịt bị cháy để chân giò có màu đẹp, tốt cho sức khỏe. Với khi chân giò được thui lên sẽ làm cho da hơi dai dai, vẫn giữ thịt mọng nước bên trong và khử được mùi hôi.
Cách ướp thịt giả cầy thấm gia vị
Cho chân giờ vào nồi rồi ướp theo công thức nấu giả cầy sau: bột nghệ 1 muỗng, riềng băm nhỏ, hành tím, nước mắm 1 muỗng, đường ½ muỗng, 1 xíu bột ngọt, 1 muỗng mẻ, 1 muỗng mắm tôm. Bạn dùng đũa trộn đều các nguyên liệu này lên và ướp giò trong khoảng 1 tiếng cho ngấm đều gia vị.
Bạn có thể thêm thịt ba chỉ nấu giả cầy cùng (Ảnh: Internet)
Chân giò sẽ lên màu vàng óng đẹp nhờ bột nghệ thấm vào và có mùi thơm đặc biệt từ mắm tôm. Đó là bí quyết ướp thịt giả cầy đậm đà.
Chế biến chân giò mềm, da không bị bở
Sau đó, bắc nồi chân giò lên bếp tiến hành xào chân giò đến khi chín.
Tiếp theo, đến khi măng và giò săn đều, bạn cho thêm một lượng nước vào vừa xấp bề mặt giò và ninh. Khi thấy nước đã sên lại, thịt đã săn thì bạn giảm lửa nhỏ liu riu để gia vị thấm vào chân giò ngon hơn.
Khi chân giò đã săn lại nên giảm lửa nhỏ để da không bị bở (Ảnh: Internet)
Để rút ngắn quá trình ninh, bạn có thể dùng nồi áp suất. Thông thường, khi dùng nồi áp suất bạn chỉ mất khoảng 20-30 phút để giò chín.
Mở nắp vung kiểm tra, khi thấy giò đã chín thì tiến hành nêm nếm lại bằng các loại gia vị để vừa ăn hơn. Sau đó, múc ra bát trình bày và ăn cùng bún, cơm nóng.
Thịt giả cầy ăn với rau gì?
Thịt giả cầy miền Bắc thường ăn chung với rau thơm, rau răm và một ít bắp chuối kết hợp với cơm hoặc bún.
Thịt giả cầy miền Trung thường ăn chung với rau thơm, rau mùi, rau rơm là đủ.
Với cách làm thịt giả cầy ăn cùng bát cơm nóng nghi ngút khói cùng đĩa thịt giả cầy thơm lừng sẽ làm bạn thích thú hơn với những bữa cơm nhà. Món ăn này đặc biệt thích hợp với bữa cơm tối trong những ngày có tiết trời se lạnh. Bạn lưu ý, trong quá trình làm món giả cầy, bạn có thể chủ động điều chỉnh tỷ lệ các loại gia vị ướp thịt để hợp với khẩu vị của mình hơn.
Cách Nấu Thịt Giả Cầy Miền Trung Thơm Ngon, Chuẩn Vị Ngày Cuối Tuần
Đôi nét về ẩm thực miền Trung
Đầu tiên có thể nhắc đến món bánh bèo Huế. Được chế biến từ bột gạo nếp nên bánh rất mịn và dễ ăn. Bạn có thể thấy món bánh này xuất hiện từ ở những nhà hàng đắt tiền cho đến những quán ăn vỉa hè nhỏ bé. Dù ở đâu thì bánh bèo cũng được ưa chuộng hết mực. Nếu đã đi ăn vài ba lần bạn sẽ nhận thấy rằng bánh sẽ được đựng trong một chiếc chén nhỏ, bột bánh dai dai mềm mềm, dậy mùi thơm ngậy của bột gạo. Trên chốc bánh thường có ruốc khô, bì heo chiên giòn, đôi khi họ còn rắc thêm một chút hành mỡ. Và một điều không thể thiếu đó chính là một chén nước chấm chua ngọt.
Cách nấu thịt giả cầy miền Trung không có gì khó khăn, chỉ cần đảm bảo rằng người nấu nướng phải tỉ mẩn, cẩn thận một chút là được. Nguyên liệu cho món ăn này của người miền Trung sẽ có nhiều gia vị hơn món thường thấy của miền Bắc.
Chân giò heo: 1 cái với trọng lượng khoảng 1,5 kg
Chú ý nên chọn chân sau của heo cho nhiều phần thịt
Mẻ: 3 muỗng
Mắm tôm: 4 muỗng
Hành tím khô: 2 củ
Sả tươi: 2 củ
Riềng bánh tẻ: 100 g
Bột nghệ: 1 muỗng
Các gia vị: hạt nêm, bột canh, dầu ăn
Rau răm: khoảng 7 ngọn là vừa
Rau sống ăn kèm cùng món ăn
Các bước để hoàn thiện món ăn Bước 1:
Chân giò heo mua từ chợ về bắt đầu làm sạch. Đầu tiên dùng dao sắc cạo hết sạch phần lông còn thừa ở ngoài da rồi rửa sạch qua nước. Dùng muối xát xung quanh để loại bỏ chất bẩn và mùi hôi.
Tiếp theo là đem chân giò đi thui vàng vỏ. Nếu nhà không có vườn hay bụi rơm thì cách tốt nhất là dùng giấy bọc quanh chân giò với nhiều lớp. Đốt cháy cả phần giấy và chân giò, khi giấy đã gần cháy hết chân giò lộ ra có màu nâu là đã hoàn thành. Dùng dao cạo hết phần tro dính trên chân giò rồi đem rửa lại với nước sạch.
Riềng và sả bỏ phần rễ và vỏ bên ngoài, rửa sạch rồi sau đó dùng máy sinh tố xay nhuyễn cả hai. Nếu ngại dùng máy xay thì bạn có thể dùng cối giã bằng tay.
Ướp thịt và phần xương với các gia vị đã chuẩn bị ở trên: mẻ, mắm tôm, riềng xay, bột nghệ, sả xay nhuyễn và một chút hạt nêm. Sau đó dùng tay trộn đều các nguyên liệu cho đều rồi để thịt khoảng 2 đến 3 tiếng cho ngấm gia vị.
Tiếp tục đổ thêm nước cho ngập phần thịt, đợi nước sôi thì bắt đầu vặn nhỏ lửa đậy nắp để ninh cho nhừ.
Bước 4:
Sau khi ninh khoảng 30 phút, đậy nắp để lửa nhỏ. Cứ 15 lại mở nắp ra đảo đều, dùng đũa để kiểm tra xem phần thịt đã nhừ và ngấm gia vị chưa. Thấy thịt đã đạt chuẩn thì thái rau răm vào trong nồi, đảo lần cuối rồi tắt bếp.
Bật Mí Cách Làm Món Giả Cầy Đúng Vị Khi Nhà Có Khách
Vào dịp nhà có khách cũng là lúc bạn được dịp bạn được trổ tài nấu nướng, Có lẽ bạn đang băn khoăn vì không biết nấu món gì để đãi khách. Món giả cầy cũng là một gợi ý hấp dẫn, nếu bạn chưa biết xử lí như thế nào thì hãy yên tâm vì chúng ta sẽ được bật mí cách làm món giả cầy.
Món giả cầy hay xuất hiện trong bữa cơm gia đình, món này có thể ăn chung với cơm, bún hoặc bánh mì đều được. Nếu bạn đang loay hoay vì không biết nấu món giả cầy này như thế nào cho thật đậm đà, chuẩn vị thì chúng tôi sẽ mách cho bạn cách làm món giả cầy ngon tuyệt.
Để có một nồi thịt nấu giả cầy chuẩn vị như ngoài tiệm bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu như sau:
Sau bước chuẩn bị chuẩn bị bạn bắt đầu tiến hành theo các bước như sau:
Bước 1: giò heo phải thui trước khi nấu để có được màu vàng tự nhiên và làm miếng thịt thơm dai hơn. Tốt nhất bạn nên thui bằng rơm, nếu không có rơm thì bạn có thể thui bằng giấy nhưng lưu ý nên dùng giấy trắng vì màu mực rất độc hại. Hoặc bạn cũng có thể cho vào lò vi sóng để nướng.
Bước 2: Sau khi thui xong bạn bắt đầu cạo sạch, rửa sạch sẽ, để ráo nước. Chặt thành miếng cho vừa ăn rồi cho vào nồi bắt đầu ướp. Gia vị để ướp bao gồm: củ riềng thái sợi, bột nghệ, đường, muối, bột nêm. Ướp gia vị trong khoảng 1 tiếng để gia vị thấm vào thịt.
Trước khi tắt lửa bạn nên cho thêm một ít củ riềng giã nhỏ vào cho thơm.
Bước 4: Sau khi hầm xong rắc lá hành và vài lát ớt lên trên cho thật bắt mắt. Món này có thể ăn kèm với bún, bánh mì hoặc cơm đều được.
Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được mùi thơm của củ sả, củ riềng và vị hơi ngọt ngọt, béo béo của thịt và nước dừa.
Như vậy bạn đã vừa chế biến xong món thịt giả cầy thơm ngon, chuẩn vị để đãi khách rồi. Còn chần chừ gì mà không bày ra mâm để mọi người cùng thưởng thức?
Hướng Dẫn Cách Làm Lợn Rừng Nấu Giả Cầy Ngon Rút Lưỡi
Hướng dẫn cách làm lợn rừng nấu giả cầy ngon rút lưỡi
Chi tiết Được đăng: Thứ ba, 04 Tháng 2 2020 09:38 Viết bởi Admin4 Lượt xem: 1834Món lợn rừng nấu giả cầy rất ngon và giàu chất dinh dưỡng. Có thể sử dụng món này như món mồi để ngồi lai rai với vài chai bia hay vài chén rượu nếp cùng bạn bè hay người thân. Hoặc ăn vào những ngày thời tiết se lạnh thì rất hợp.Mời các bạn tham khảo bài viết chi tiết sau đây
Nguyên liệu làm món lợn rừng nấu giả cầy
Một số bạn miền Nam sẽ không biết mẻ là gì và cách phân biệt mẻ. Rất nhiều bạn bị lẫn lộn giữa mẻ và giấm bỗng. Cả hai nguyên liệu này đều có xuất xứ từ các tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên, mẻ thì được làm từ cơm nguội hoặc bún lên men. Còn giấm bỗng thì thường được làm từ hèm rượu để lên men. Cơm mẻ rất giàu vitamin, đạm và acid lactic, những chất này rất tốt đối với sức khỏe chúng ta.
Riềng gọt vỏ, rửa sạch, đem đập dập và băm nhỏ.
Sả lột bỏ phần thân già, chỉ giữ lại phần củ non, rửa sạch, đem đập dập và cũng đem băm nhỏ.
Húng nhặt sạch, bỏ các lá già và úa, rửa kỹ cho sạch với nước. Sau đó cho húng vào ngâm với nước muối pha loảng khoảng 10 phút thì vớt ra, vẩy khô nước và để ráo. Rau húng dùng để ăn sống với món chân giò nấu giả cầy.
Măng rửa sạch, cho vào nồi, cho thêm một chút muối vào cùng và luộc măng. Khi nước luộc măng sôi, tắt bếp, đổ măng ra rửa lại với nước lạnh. Tiếp tục luộc măng thêm 2 lần như vậy. Sau khi măng nước luộc sôi thì cho măng ra thau, rửa lại với nước lạnh, vớt ra, để ráo. Đem măng củ cắt thành các miếng bằng ngón tay giữa, để riêng.
Thui Chân lợn rừng
Chân lợn rừng cạo hết lông, rồi đem rửa sạch, để ráo. Sau đó đem chân giò thui với rơm. Nếu không có rơm, bạn có thể đem Chân lợn rừng thui bằng giấy báo hoặc cho lên bếp gas thui cũng đều được. Làm theo cách nào đều tùy thuộc vào bạn.
Sau khi Chân lợn rừng thui xong, bạn đem Chân lợn rừng chặt thành các khúc vừa ăn. Ướp chân giò đã chặt khúc với 1 muỗng hạt nêm, 1 muỗng đường, 1 muỗng nước mắm, 3 muỗng mắm tôm, 1 muỗng mẻ, 1 muỗng sả băm nhỏ, 1 muỗng riềng băm nhỏ và 1 muỗng dầu ăn. Tất cả trộn đều, để khoảng 1 tiếng hoặc hơn một chút cho Chân lợn rừng ngấm gia vị.
Mách nhỏ: Măng củ tươi có nhiều chất gây dị ứng nên bạn cần luộc kỹ măng trước khi đem chế biến với các nguyên liệu khác thành món ăn. Bạn nên luộc măng với muối 3 lần là tốt nhất.
Bật bếp, chờ cho chảo nóng thì cho 1 muỗng dầu ăn vào, tráng đều mặt chảo. Khi dầu nóng già thì cho 1 muỗng sả băm và riềng băm vào phi thơm và khử mùi dầu, đảo đều tay. Khi sả riềng dậy mùi thơm thì cho Chân lợn rừng vào xào chín. Đảo đều tay, khi thấy thịt chân giò săn lại thì cho 1 muỗng bột nghệ vào, đảo đều. Bột nghệ sẽ giúp món chân giò nấu giả cầy có màu vàng nhìn rất đẹp mắt.
Khi Chân lợn rừng chín tái, bạn cho hết phần măng củ đã cắt khúc vào xào cùng. Cũng đảo đều tay cho măng thấm gia vị. Tiếp sau đó, cho nước vào nấu Chân lợn rừng. Bạn chỉ đổ nước sao cho xâm xấp bề mặt thịt chân giò, đậy nắp lại để nấu cho thịt Chân lợn rừng và măng chín kỹ.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Cách Làm Thịt Giả Cầy Đúng Chuẩn Vị trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!