Xu Hướng 12/2023 # Đặc Sản Khô Cá Khoai # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Đặc Sản Khô Cá Khoai được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

 

ĐẶC SẢN KHÔ CÁ KHOAI VÙNG BIỂN SÓC TRĂNG

 

     Cá khoai (hay còn gọi là cá cháo, cá chuối vì nó mềm như cháo) là một loại cá sống chủ yếu ở biển, đôi khi bắt gặp chúng ở vùng nước lợ nơi cửa sông tiếp giáp với biển. Loại cá này có thân dài, hình ống hơi dẹp, dài trung bình khoảng 10-27cm, thịt mềm, có màu trắng đục, xương rất ít, chỉ có một đường sụn chạy dọc theo sống lưng, nhưng đầu to, mắt nhỏ, miệng rộng có nhiều răng cứng, nhọn và rất sắc. Cá khoai có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon bổ dưỡng và hấp dẫn như: Cháo cá khoai, canh cá khoai nấu ngót, …. và đặc biệt là khô cá khoai. Tại Sóc Trăng, khô cá khoai là món đặc sản của vùng bờ biển dài 72km, tập trung nhiều nhất là huyện Vĩnh Châu và Trần Đề.

     Cách làm khô cá khoai cũng khá đơn giản. Cá từ ghe đánh bắt ngoài biển mang về, mổ bụng bỏ ruột, rửa sạch, ướp ít muối và sau đó, móc hàm răng của hai con cá vào nhau rồi vắt cá ngang những cây sào để phơi ngoài nắng. Khi phơi cá cần được trở mặt thường xuyên để lúc thành khô có màu tươi cả hai bên và thịt săn đều mới ngon. Không như các loại cá khác, thịt cá khoai chứa nhiều nước nên khi đem phơi khô tóp lại rất nhiều, con to như ống sáo thổi phơi khô chỉ còn bằng chừng ngón tay.

     Chế biến khô cá khoai chỉ độc nhất là món nướng, nhưng để nướng khô được ngon, phải nướng bằng bếp than, lửa nhỏ, khô nướng vừa có mùi thơm là ăn được. Lấy khô ra và đập đều tay cho khô mềm và tróc phần than cháy ra để khi ăn không có vị đắng.

     Khô cá khoai có vị nhẩn đắng làm nên nét đặc trưng của loài khô này, chấm với nước mắm me hoặc nước mắm xoài xắt sợi thì mới đúng điệu. Khô vừa nướng còn nóng hổi, xé chấm thứ nước “chua, cay, ngọt, mặn” đưa vào miệng nhai thật chậm, vị nhẩn của khô tiết ra hoà thành một hỗn hợp ngọt ngọt nhâm nhi với vài ly rượu đế là tuyệt hảo.

     Hiện nay, cá khoai còn được làm khô bằng một cách khác. Đó là xẻ cá khoai tươi ra, ướp gia vị và phơi khô vài nắng là có thể ăn được. Khô cá khoai làm bằng kiểu này rất ngon, có thể dùng để ăn cơm hoặc uống bia, rượu. Mùi vị của nó không hề thua kém các loại khô khác. Các cơ sở mua cá khô ở Kinh Ba, Trần Đề, đều có bán lại loại khô này và thường hút hàng trong dịp Tết, lễ hội.

     Ngày xưa, cá khoai là món ăn quen thuộc của những người dân vùng biển, nhưng bây giờ, khi chế biến thành khô cá khoai trở thành món ăn hấp dẫn, nhiều người ưa thích, là món đặc sản làm gỏi trong các bữa tiệc ở các nhà hàng./.

Tân Trang

Đặc Sản Hoa Mai Food » Khô Cá Khoai Chế Biến Như Thế Nào

Khô cá khoai chế biến như thế nào để có món ăn chất lượng nhất:

Khô cá khoai chế biến như thế nào? Trong kho tàng ẩm thực Việt Nam khi nhắc đến món khô. Là được nghĩ ngay đến nét đơn sơ, gần gủi… Khô cá khoai như một món ăn giản dị của người Tây Nam Bộ. Dân miền biển từ Bến Tre đến Cà Mau càng tỏ ra sành con khô cá khoai hơn ai hết. Người ta thích lai rai chung rượu với vài ba con khô cá khoai rất đỗi bình dân, chấp nhận mùi khô đôi khi khó chịu để thưởng thức vị ngon không lẫn vào đâu của loại khô này.

Làm khô cá khoai rất đơn giản những con cá khoai được bắt về. Được người ta mổ bụng làm sạch ruột, rửa lại cho sạch, móc hai hàm răng của hai con cá vào nhau rồi chọn chỗ nắng tốt treo lên cây sào phơi cho khô. Trong lúc phơi cần canh trở đều thì cá mới khô đều và có hình dạng đẹp.

Chế biến món ăn từ khô cá khoai:

Khô cá khoai chế biến món ăn ngon nhất là nướng, chiên…Cá khoai chế biến dễ dàng bằng món nướng chỉ cần nước con cá trên bếp than gần tàn. Không nên nướng cháy quá có mùi thơm có thể mang ra và sử dụng.

Nước chấm khô cá khoai là nước mắm me hoặc nước mắm xoài băm sợi. Để có chén nước chấm ngon người ta chọn những trái me dốt chín đỏ nâu sau đó bóc bỏ võ, cho me vào chén hòa thêm vài muỗng nước mắm ngon cho ngấu đều, giằm thêm mấy trái ớt hiểm. Khô vừa nướng còn nóng hổi, xé chấm thứ nước “chua, cay, ngọt, mặn” đưa vào miệng nhai thật chậm, vị nhẩn của khô tiết ra hoà thành một hỗn hợp ngon khó tả.

Mua Khô cá khoai tại Hoa Mai Food:

Với những người dân gần biển, nhất là vùng biển Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu. Thì không quá khó để mua được khô cá khoai loại ngon nhất. Còn đối với những người sống ở vùng xa biển. Không có kinh nghiệm để nhận biết được loại cá nào chất lượng tốt. Thì nên đến các cửa hàng uy tín như Hoa Mai Food để chọn mua được loại cá khoai chất lượng nhất.

Hoa Mai Food không chỉ cung cấp khô cá khoai loại I tốt nhất trên thị trường mà còn có rất nhiều các sản phẩm cao cấp khác. Chúng tôi luôn là người bạn đồng hành được nhiều chị em phụ nữ tin tưởng.

Chỉ cần gọi điện đặt hàng hoặc oder qua website chính thức chúng tôi hoặc Fanpage: Hoa Mai Food là chỉ sau 45 đến 60 phút sản phẩm mà bạn yêu cầu sẽ được giao tới tận nơi, giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí mà vẫn có được những món ăn ngon, bổ dưỡng.

Liên Hệ: Hotline 1: 08.6868.0605 (Mr.Ánh) Hotline 2: 0949.254.785 (Mr.Khang) Email 1: nguy[email protected] Email 2: [email protected]

Đặc Sản Hoa Mai Food » Khô Cá Lóc Làm Món Gì Ngon

Khô cá lóc làm món gì? Hoa Mai Food

Có phải anh chị muốn mua khô cá lóc 1 nắng vì nghe nhiều anh chị ăn khen ngon. Nhưng chưa biết khô cá lóc 1 nắng giá bao nhiêu 1kg, có đắt quá không và khô cá lóc làm món gì ngon?

Nếu muốn biết giá xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được báo giá tốt nhất. Cá lóc tươi chiên hay nướng ăn cơm đã ngon rồi. Khô cá lóc một nắng ướp chút gia vị phơi một nắng thịt cá sẽ dẻo và thấm gia vị ăn càng ngon hơn.

XEM THÊM: SẢN PHẨM KHÔ CÁ CƠM XUẤT KHẨU

Món ăn ngon hấp dẫn từ khô cá lóc: + Khô cá lóc nướng chấm mắm me:

– Nguyên liệu:

1 con khô cá lóc một nắng ướp gia vị vừa ăn

Gia vị: Me vắt, ớt tươi, đường, nước mắm ngon. – Cách chế biến:

Khô cá lóc nướng trên bếp than hoặc bếp điện ở nhiệt độ 3000C, trở khô chín vàng đều hai mặt. Khô chín có thể cắt khúc vừa ăn.

Làm mắm me: Cho me vắt vào chén, đổ nước sôi ngập 2/3 me, giầm cho me tan đều sền sệt, cho nước mắm ngon và đường vào quậy đều, nêm vừa ăn cát ớt tươi vào.

XEM THÊM: KHÔ CÁ BÒ XUẤT KHẨU HÀN QUẤC

+ Khô cá lóc kho thơm:

– Nguyên liệu:

Cá lóc khô: 1-2 con khoảng 500g

Thịt ba chỉ: 150g

Thơm (dứa): 500g

Sả: 50g, hành khô, tỏi: 50g

Nước dừa tươi: 200ml Ớt

Gia vị: Hạt nêm, bột ngọt, đường, nước mắm, tiêu, dầu ăn.

Sơ chế rửa sạch tất cả nguyên liệu 

– Bắt đầu chế biến:

Phi thơm 1 thìa dầu ăn vơi 1 thìa hành tỏi băm nhuyễn và một ít ớt bột để món ăn có màu sắc hấp dẫn. Cho thịt vào xào săn đều

Sử dụng nồi đất dày để kho cá, cho vào nồi 2 thìa đường, 3 thìa nước lạnh, bắc nồi lên bếp, bật lửa nhỏ để đường tan chảy và chuyển sang màu vàng cánh gián đậm thì tắt bếp, để nguội

Cho ½ thơm vào nồi, xếp cá lên trên, tiếp tục cho thịt đã xào săn, phần thơm còn lại vào nồi cá.

Bắc nồi cá lên bếp, vặn lửa nhỏ để kho cá trong 30 đến 40 phút khi nước kho vừa sít thì cho hành lá, ngò rí vào rồi tắt bếp, bày món cá lóc kho thơm ra đĩa là bạn đã hoàn thành món ăn rồi đấy.

XEM THÊM: ĐỊA ĐIỂM BÁN KHÔ CÁ CHỈ VÀNG

+ Khô cá lóc rang tỏi:

– Nguyên liệu:

½ lạng khô cá lóc, tỏi, đường, dầu ăn và 1 ít bột nêm.

– Cách làm:

Phải làm mềm khô cá lóc bằng cách đun lên bếp nóng khoảng 5 phút và lấy ra để ráo. Khi cá khô đã nguội bớt thì xé nhỏ vừa ăn, nếu có xương thì nên bỏ hết ra.

Tỏi bóc vỏ và đập nhuyễn, bắc chảo lên bếp cho nóng rồi đổ 1 ít dầu ăn cho nóng, đổ 1 phần tỏi vào phi cho vàng cho thêm đường nấu hơi đổi màu rồi bỏ cá đã xé vào đảo.

Đổ cho hết phần tỏi còn lại vào đảo cùng. Tiếp tục cho thêm đường với hạt nêm cho vừa ăn. Đảo đều tay khoảng tầm 15 phút cho khô cá lóc giòn và có màu vàng đậm của đường là xong.

XEM THÊM: CHUYÊN CUNG CẤP KHÔ CÁ XUẤT KHẨU

Liên hệ:

Đặc Sản Hoa Mai Food Hotline: 0949.254.785 (Mr.Khang) Fanpage: HoaMaiFood

Đặc Sản Khô Cá Dứa Làm Món Gì Ngon ? Chiên Nướng Hay Kho?

Chắc có lẽ nhiều khách hàng vẫn chưa được thưởng thức đặc sản khô cá dứa, chưa biết nó ngon thế nào. Bởi vì loại cá này không phổ biến như các loại cá khác.

Cá dứa chỉ sống ở những vùng nước lợ, đặc biệt là những nơi có rừng đước, rừng mắm mới phù hợp với điều kiện sống của chúng.

1. Đặc sản khô cá dứa có ngon không?

Không biết khô cá dứa có ngon không mà mình hỏi anh chị nào đã từng ăn qua món khô cá dứa ít nhất một làn. Các anh chị ấy đều thích món cá khô này.

Thích món cá dứa phơi khô này ở điểm gì?

Thích bởi vì khô cá dứa có vị béo và thơm, ít tanh, khô ướp vị lạt vừa ăn thôi nên ăn cơm hay nhậu đều ngon.

Đặc biệt là thịt cá lại dày, ít xương nên con nít ăn cũng không lo bị hóc xương.

2. Đặc sản khô cá dứa làm món gì ngon?

Khô cá dứa được nhiều anh chị thích bởi vì nó là cá một nắng, cá phơi một nắng nên thịt chỉ săn lại chứ không khô. Cá mềm và thịt săn chắc nên làm món gì cũng ngon.

2.1. Canh chua khô cá dứa: Nguyên liệu:

1 con Khô cá dứa nhỏ cỡ 500g

1 vắt me, nước mắm, muối, đường, ớt tươi

Bạc hà, đậu bắp, cà chua, quả thơm, giá, rau thơm

Cách làm món canh chua khô cá dứa đúng chuẩn miền tây:

Khô cá dứa rã đông cắt từng khúc.

Rau rửa sạch, bạc hà và đậu bắp cắt xéo khúc, thơm cắt thành miếng vừa, cà chua cắt múi cau.

Bắc chảo lên bếp cho dầu vào chiên cá cho phần thịt cá săn lại.

Cho nước sôi vào me vắt lấy nước cốt

Phi thơm tỏi cho nước vào nấu sôi, cho nước cốt me vào và xương cá dứa vào nấu cho ngọt nước.

Cho cà chua, thơm, đậu bắp vô trước. Đợi nước sôi trở lại mình cho giá và bạc hà vào sau

Nêm nêm gia vị vừa ăn

Canh chua cá dứa có vị chua của me, của thơm và cà chua, vị ngọt của thịt cá.

Món canh chua làm từ khô cá dứa này sẽ kích thích vị giác giúp anh chị ăn cơm ngon miệng hơn. Nhất là những ngày hè nóng nực thì ăn canh chua cá dứa lại càng ngon.

2.2. Món đặc sản khô cá dứa chiên giấm đường: Nguyên liệu gồm có: Cách làm món khô cá dứa chiên giấm đường:

Khô cá dứa cắt khúc vừa ăn

Bắc chảo lên bếp cho dầu ăn vào. Dầu nóng thì thả cá vào chiên vàng đều hai mặt rồi lấy ra bỏ ra lót giấy thấm dầu.

Pha hỗn hợp nước giấm đường với tỷ lê: 2 muỗng đường, 2 muỗng giấm, 1 muỗng nước. ½ trái ớt cắt nhỏ rồi khuấy lên cho đều.

Phần dầu chiên cá chiên bỏ tỏi vào phi cho thơm. Sau đó cho hỗn hợp giấm đường đã pha ở trên vào để khuấy đều.

Cho cá đã chiên vào lật đều các mặt cho đến khi hỗn hợp sệt lại áo vào trong miếng cá là được.

Đặc sản khô cá dứa chiên giấm đường ăn với cơm là ngon miệng lắm luôn anh chị ơi. 2.3. Khô cá dứa chiên giòn:

Khô cá dứa nướng ăn đã ngon rồi. Món khô cá dứa chiên đường nhờ vị chua chua của giấm và ngọt ngọt nhẹ ăn cơm rất là ngon miệng. Nếu chưa ăn thử món này bao giờ thì anh chị hãy làm để thưởng thức nha.

Khô cá dứa thịt dày chiên giòn ăn cá giòn ben ngoài thịt mềm bên trong rất là ngon.

Cách chiên khô cá dứa cho nóng giòn thì làm đơn giản hơn khô cá dứa chiên giấm đường nhiều. Cá dứa rã đông cắt khúc vừa ăn, để nhỏ lửa và chiên cá thôi.

2.3. Các món khô cá dứa một nắng kho:

Có một lưu ý nhỏ khi làm món khô cá dứa chiên giòn. Anh chị lưu ý chiên cá dứa một mặt cho chín vàng, cá không còn dính vào chảo nữa hãy trở mặt cá.

2.3.1 Khô cá dứa kho tộ: Nguyên liệu chuẩn bị món khô cá dứa kho tộ

Đừng nôn nóng trở cá sớm quá sẽ làm cá bị nát nhìn miếng cá chiên không ngon.

Các bước thực hiện cá Dứa kho tộ

Khô cá dứa ngoài nấu canh chua,chiên giòn, chiên giấm đường thì kho thơm, kho tộ đều ngon anh chị nha. Bởi vì là cá dứa một nắng nên vẫn kho được như cá dứa tươi.

2.3.2. Khô cá dứa kho thơm:

1 con cá dứa một nắng.

Nước dừa tươi

1 củ hành tím, 1 củ tỏi, hành lá, ớt tươi (tất cả thái nhỏ)

Nước màu, dầu ăn, đường

Hạt nêm, muối, nước mắm, hạt tiêu

Cá dứa một nắng cắt khúc

Ướp cá với hành băm, nước mắm,muối, hạt nêm, tiêu, 3 muỗng canh nước màu. Trộn đều và để khoảng 10 phút cho cá thấm gia vị.

Sau khi ướp xong cho cá dứa vào nồi đất rồi bật lửa nấu lửa nhỏ

Khoảng 5 phút thì cho nước cốt dừa vào đun nhỏ lửa cho đến khi nước kho tộ sệt cạn gần hết. Nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn, rắc hành lá và một chút tiêu vào nồi và tắt bếp.

Cách chế biến

Nguyên liệu gồm có:

1/2 con cá dứa, 1/2 quả thơm.

Gia vị: hành lá, ót tươi, cước màu, đường, hạt nêm, muối, nước mắm, hạt tiêu.

Cá dứa cắt khúc vừa ăn, ướp với hành băm nhỏ, nước mắm, muối, hạt nêm, hạt tiêu, nước màu sau đó để ướp khoảng 15 phút cho gia vi thấm đều.

Dứa gọt vỏ, bỏ mắt, thái thành miếng vừa ăn

Hành lá rửa sạch, thái nhỏ, để riêng phần đầu hành.

Bắc nồi cá lên bếp kho cho cá sặn lại, cho thơm vào. Sau đó cho thêm ít nước nấu nhỏ lửa cho đến khi nước cá cạn gần hết thì nêm nếm lại cho vùa ăn.

Trước khi tắt bếp, rắc một ít hành lá thái nhỏ lên trên là được.

Cách làm món cơm vắt khô cá dứa:

2.3.3 Cơm vắt khô cá dứa: Nguyên liệu:

1 tô cơm trắng, 300 gr khô cá dứa

1/2 củ cà rốt, 1/2 củ cải trắng

Gia vị: chanh, đường, nước mắm, ớt, tỏi

Cơm nấu vừa chín tới, không nhão quá cũng không khô quá. Cơm dẻo đủ mền để hạt gạo không dính vào nhau sẽ dễ nắm cơm hơn.

Cà rốt, củ cải trắng đem xắt sợi nhỏ thêm vào một muỗng cà phê đường, một ít muối và giấm để làm đồ chua ăn chung sẽ ngon miệng hơn.

Cơm sau khi nguội thì nắm cơm thành hình tròn hay hình trụ tùy vào sở thích. Sau đó đem chiên cho chín vàng.

Khô cá dứa cắt thành khúc vừa ăn, cho dầu ăn vào chảo chiên cá dứa chín vàng và vớt ra để ráo dầu.

Giã tỏi ớt làm nước mắm chua ngọt để chấm

Bày cơm nắm, khô cá dứa ra dìa là thưởng thức cùng với đồ chua và nước mắm là quá ngon miệng rồi.

Cách làm gỏi khô cá dứa:

Món ăn này anh chị có thể làm sẵn rồi mang đến công ty ăn trưa hay là trong những chuyến dã ngoại cùng gia đình. Làm cơm vắt khô cá dứa ngon rồi, anh chị hãy thử làm thêm món cơm cháy khô cá dứa. 2.4. Cách làm gỏi xoài khô cá dứa: Nguyên liệu gồm có

1 /2 con khô cá dứa

1 trái xoài xanh

Gia vị: nước mắm, đường, muối. Rau thơm, chanh, 1 củ tỏi, ớt

Xoài xanh gọt vỏ băm sợi, cho xàoi vào tô nước đá lạnh khảong 15 phút cho xoài giòn và bớt chua.

Pha nước mắm trộn gỏi gồm: pha mắm với đường theo tỷ lê 1: 1. thêm tỏi ớt băm và nước cốt chanh.

Cá dứa cắt khúc chiên vàng hai mặt để ráo dầu.

Xoài vắt ráo nước cho vào thố, cho khô cá dứa, rau thơm vào nêm nước mắm chua ngọt rồi trộn đều.

Ý Tưởng Riêu Cá Đặc Sản

Dạo vòng quanh chúng tôi thỉnh thoảng tôi bắt gặp nhà hàng bán món riêu cá chép. Tôi tự hỏi: Rất nhiều loại cá có thể dùng nấu riêu và cách nấu riêu cũng phong phú lắm, tại sao chỉ có riêu cá chép chứ? Thế là ý tưởng về việc mở quán chuyên kinh doanh các món “riêu cá đặc sản” nảy ra trong đầu tôi.

Nếu bạn nào được ăn món riêu cá một lần chắc phải công nhận với tôi rằng món riêu cá rất dễ ăn, ngon và bổ dưỡng. Cho dù bạn có ăn món riêu cá nhiều lần thì khi ăn lại món riêu cá bạn cũng không bao giờ có cảm giác chán, bởi thành phần làm nên món riêu cá chủ yếu là thịt cá thơm ngon, cà chua và các loại gia vị thơm lừng. Trong bữa ăn hàng ngày thỉnh thoảng các bà nội chợ cũng hay nấu món này như một món canh, bởi nó có thể ăn với cơm, bún … Nhìn ở góc độ nào đó món “riêu cá đặc sản” giống như một món lẩu cá được chế biến theo phong cách khác. Ở loại riêu cá chép chúng ta có thể cắt khúc cá, nhưng ở các loại riêu khác chúng ta có thể chỉ dùng thịt nạc của cá để nấu riêu mà thôi. Bạn đã bao giờ ăn món riêu cá thát lát chưa? Húp một chén riêu lúc còn đang nóng, mùi hương bốc lên nồng nàn, vị ngọt của cá quyện với vị chua của cà chua … cho ta cảm giác như sống lại. Nếu không tin các bạn có thể thử!

Một sản phẩm phải gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt, tập quán của khách hàng mới có chỗ đứng lâu dài. Ở những món ăn khác chỉ cần bạn ăn một thời gian là cảm thấy món ăn đó không còn ngon nữa, nhưng điều này không xảy ra ở món “riêu cá đặc sản”. Món này có thể bán sáng, trưa, chiều tối; vào ngày thường hay dịp lễ. Nó phù hợp với mọi khách hàng không phân biệt tuổi tác, giới tính …

Một điều đáng lưu ý nữa là hương vị và màu sắc của món ăn. “Riêu cá đặc sản” luôn có hương vị thơm nức mũi, màu sắc quyến rũ. Chính điều này đã tạo được những ấn tượng khó phai trong lòng thực khách.

Món “riêu cá đặc sản” không hề khó làm. Tuy nhiên, để nấu ngon lại là một chuyện khác. Để làm nên sự khác biệt trong phong cách kinh doanh ẩm thực bạn cần phải tìm ra những công thức tuyệt hảo mà không nơi nào có được. Bởi chỉ có nấu ăn ngon thì thực khách mới tìm đến bạn mà thôi!

“(VietNamNet) – Quê ngoại tôi nằm ven bờ sông Đáy. Con sông một thời xanh trong như mắt trẻ thơ, như dải lụa mềm uốn quanh khúc làng, kí ức tuổi thơ tôi gắn liền với những kỉ niệm về Ngoại. Mẹ tôi lấy chồng xa, cách nhà của ngoại tới hơn trăm cây số nên mỗi năm chị em tôi chỉ được về quê thăm ngoại có một lần. Ngày ấy giao thông còn chưa phát triển như bây giờ nên việc đi lại rất khó khăn, mỗi lần về quê chúng tôi luôn phải đi từ 3 đến 4 chặng lên tầu xuống xe rất vất vả. Nhưng những mệt mỏi ấy lại nhanh chóng tan biến khi chúng tôi được gặp ngoại, được ăn những món ăn mà ngoại nấu. Làng Vân Đình quê ngoại tôi rất nổi tiếng bởi những món ăn như: Cháo vịt, thịt cầy thui rơm, nhưng bên cạnh những món ngon đó còn có một món ăn tuy bình dị, dân dã nhưng lại mang đậm hồn quê đó là món riêu cá mè. Tôi đã đi nhiều nơi, thưởng thức nhiều món ăn của mọi miền đất nước nhưng có lẽ tôi chưa thấy nơi nào có món riêu cá mè như của ngoại tôi thường nấu cho chúng tôi ăn mỗi khi có dịp về thăm. Bát riêu cá mè của ngoại tôi nấu lúc nào trông cũng như một bức tranh với đầy đủ màu sắc trông rất vui mắt, nó vừa ánh lên sắc vàng của nghệ, sắc hồng đỏ của cà chua, màu xanh của các loại rau, vị chua của mẻ, vị cay của ớt và vị ngọt béo ngậy của cá mè sông. Ở nhiều nơi người ta cho rằng thịt cá mè thường có vị tanh hơn so với các loại cá khác, hơn nữa cá mè có rất nhiều xương nên không ai dùng để nấu riêu bao giờ, có chăng thì chỉ đem luộc hoặc kho, đấy là đối với cá to. Nhưng ở Vân Đình quê của Ngoại tôi lại khác, cá mè được làm thật sạch, cắt khúc chừng 2 – 3 cm sau đó đem tẩm ướp với riềng, hành khô và nghệ đã được giã nhỏ cùng một số loại gia vị như nước mắm, bột ngọt, hạt tiêu. Mẻ được lọc lấy nước sau đó đem cho vào nồi cá cùng với mỡ nước, cà chua, ớt xay vào xào cho đến khi cà chua nhừ mới được nêm thêm nước. Đầu tiên chỉ cho nước xâm xấp nồi cá, đun nhỏ lửa đến khi nước sôi lại tiếp thêm nước cho đến khi đủ dùng thì thôi. Ngoại tôi bảo làm như vậy cá mới ngấm, thịt cá mới ngon, nồi riêu cá mè nhất định phải có vị chua, nếu không có mẻ thì có thể thay thế bằng các loại quả chua khác như dọc hoặc me nhưng ngon nhất vẫn là nấu với mẻ. Rau, gia vị cho vào nồi riêu cá mè cũng phải đủ loại như: Rau răm, hành, thì là và rau ngổ. Thời gian để đun một nồi riêu cá mè chỉ khoảng 15 tới 20 phút là đủ, nếu đun lâu quá cá sẽ bị nhừ, mất ngon. Ăn riêu cá mè phải ăn kèm với rau ghém, có thể dùng để ăn với cơm hoặc bún. Ngoại tôi mất đến nay đã gần 20 năm. Tôi lớn lên, lấy chồng ít có dịp về thăm quê ngoại nhưng món riêu cá mè của ngoại thì chẳng bao giờ tôi quên. Mỗi lần ăn riêu cá mè chị em tôi lại nhớ đến ngoại, tôi thường tự hào khoe với người thân trong gia đình nhà chồng mình, món này là món ăn của quê ngoại con, Vân Đình”. ………. “Cá ót là một loài cá biển, được dân biển phân biệt ra làm nhiều loại: Cá ót tròn, cá ót gai, cá ót chỉ vàng, cá ót đồng tiền, cá ót đĩa … tuỳ vào hình dáng, kích cỡ và dấu vết đặc biệt của chúng. Chẳng hạn, cá ót chỉ vàng có một vạch như sợi chỉ vàng chạy dọc giữa thân, mình hơi thuôn dài; cá ót đồng tiền mình tròn, nhỏ như đồng xu; cá ót đĩa to bằng bàn tay … Mỗi loại cá ót phù hợp với một cách thức chế biến món ăn khác nhau: Cá ót đồng tiền thường để băm viên làm chả; cá ót chỉ vàng để rán; cá ót đĩa thì kho, rán hoặc sốt …; nấu canh riêu, người ta phải chọn cá ót tròn (mình khá tròn và dày) hoặc cá ót gai (mình mỏng hơn so với cá ót tròn, khi bị nấu chín, vây lưng của nó xoè ra, trông như một hàng gai). Trong hai loại cá ót dùng để nấu riêu, riêu cá ót tròn độ ngon có sự “nhỉnh” hơn. Cá ót tròn mua nấu canh riêu phải chọn loại thật tươi. Kinh nghiệm của các bà đi chợ, mớ cá được mua mình sáng ánh bạc, có nhiều nhớt có bọt thì cá ấy đang tươi. Mua thêm cà chua, me, thì là, hành hoa, rau sống (xà lách, rau mùi là ngon nhất, nếu không có thì dùng rau muống chẻ) để chuẩn bị cho món canh cá này. Cá mua về làm sạch, để ráo, cho vào xoong ướp chút muối hoặc bột canh, mì chính, để sẵn (cách làm cá ót cũng có nét đặc trưng: Người ta không dùng cách mổ thông thường để bỏ ruột mà cắt vát chéo một nhát từ đầu đến bụng rồi bóp bỏ ruột). Phi thơm hành, cho cà chua, nêm nước mắm, bột gia vị vào, xào chín; sau đó đổ sang nồi nước me (me đã được nấu chín, dằm, lọc bỏ bã, lấy nước chua vừa ý); đun sôi lại rồi cho cá vào, đun sôi tiếp chừng 3 – 4 phút, nêm thêm gia vị cho vừa ăn, cho thì là, hành hoa rồi bắc ra (với người không thích béo thì không xào cà chua mà cho cà chua thái miếng cau cùng với me đun sôi, me chín, dằm, lọc như trên). Một nồi riêu cá ót đạt tiêu chuẩn, cá phải vừa chín tới, còn nguyên con, không vỡ nát, vị đậm vừa ăn, vị chua vừa ý, dậy màu đỏ của cà chua, điểm thêm màu xanh của hành hoa, thì là. Ăn nóng, kèm với rau sống. Kiểu ăn thích nhất là cơm nóng, chín tới, chan đầy nước riêu nóng, gắp rau sống bỏ vào bát cơm, xì xụp và, vừa ăn vừa thở, người toát mồ hôi do nóng, do cay. Ăn món canh này vào những ngày se lạnh hay mùa đông thì tuyệt. Món riêu cá ót ít có ở các nhà hàng, nếu muốn ăn có thể phải gọi điện thoại đặt trước. Trong khi ấy, món canh này người dân vùng biển hay dùng. Sở dĩ như vậy vì món này chỉ chủ yếu là ăn … nước. Thịt cá ót không nhiều, lắm xương, không khéo là bị hóc. Bù lại, nước canh riêu cá ót ngon ngọt với vị đặc trưng của cá (nó có vị hơi tanh, rất đặc trưng, không thấy có ở các món riêu nấu từ những loại cá khác; có lẽ vì thế mà món riêu cá này người ăn cảm thấy rất “tốn cơm”, và nhất thiết phải ăn nóng chăng?)”.

…………….

“Lần đầu tiên tôi được ăn món riêu cá khoai (canh chua cá khoai) vào khoảng cuối năm 1954, khi gia đình tôi tản cư từ tỉnh lị tỉnh Kiến An về xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Những buổi chiều chạng vạng, ngư dân mang cá khoai đi bán, tiếng rao: Ai mua cá khoai đây lan khắp xóm làng. Mẹ tôi vội mang cái rổ ra đường làng mua vài xâu cá khoai. Người ta dùng sợi tre luồn vào mang cá khoai, gộp mười con lại thành một xâu. Cơm gạo quê, ăn với riêu cá khoai, ngon lạ thường. Cả nhà tôi ăn nôi ăn nả, xuýt xoa. Hương vị riêu cá khoai cứ theo đuổi tôi đến tận bây giờ. Cá khoai sinh sống ở biển, bơi từng đàn ở những vùng nước nông. Từ cuối mùa hè đến đầu mùa đông, ngư dân đánh bắt được nhiều cá khoai. Nhiều nơi gọi cá khoai là cá cháo, vì thịt cá mềm như cháo. Cá khoai mình thon dài như củ khoai lang, không vẩy, phần lưng và đuôi có màu phơn phớt xanh, còn lại trắng muốt. Cá có miệng rộng, răng sắc, thịt trắng trong, xương mềm và trong suốt. Ngày xưa cá khoai là món ăn quen thuộc của người nghèo nhưng bây giờ nó trở thành món ăn hấp dẫn, đặc sản. Cá khoai khi đánh bắt được nhiều, ngư dân đem phơi khô, thành món cá khoai khô. Ăn cơm với khô cá khoai nướng, chấm tương ớt hoặc nước mắm ngon, có tỏi và gừng đập giập, vắt chanh, điểm vài miếng ớt đỏ tươi thái mỏng, cùng với đĩa rau muống hoặc rau ngót luộc xanh ngắt, cứ gọi là “nồi bảy quăng ra, nồi ba quăng vào”! Nấu riêu cá khoai phải chọn cá to. Bỏ đầu và ruột, giữ lại dạ dày cá.. Xắt cá làm hai, ba khúc, cho dạ dày cá vào bát to, nêm nước mắm, bột canh, mì chính và gừng đập dập, rắc ít hạt tiêu bắc rồi trộn đều, ướp một lúc. Sau khi phi hành mỡ và cà chua thơm lừng, đổ một lượng nước lã đủ cho số người ăn vào nồi, cho hai ba quả me, hoặc khế, rồi đun sôi. Nồi canh sôi lên thì cho chỗ cá đã tẩm ướp vào, cùng với nắm thì là, hành tươi và rau răm thái nhỏ. Nồi riêu cá khoai thường đặc, nước và cá bằng nhau. Người ta ăn vã cá khoai là chính, ăn được cả xương. Vừa đưa miếng cá lên miệng, thịt cá đã tan ra như cháo, tưởng như chất bổ của cá thấm ngay vào vi huyết mạch. Ăn vã cá khoai cho “đã”, rồi mới múc nước riêu chan cơm. Cá khoai còn dùng để om. Làm cá rồi tẩm ướp như đã nói ở trên, phi hành mỡ, cà chua, thái quả ớt chín, vài quả me và ít gừng đập dập, rồi đổ cá đã ướp vào nồi, đun lửa nhỏ. Cháo cá khoai mát và bổ. Không cần xắt cá ra thành từng khúc mà để nguyên thân cá rồi đem tẩm ướp. Có khi người ta còn cho thêm vào nồi cháo mấy con mực tươi và ít tôm biển bóc sạch vỏ để nồi cháo thêm chất. Lẩu cá khoai cũng phải chọn cá tươi, loại to. Làm cá cho sạch, để vào bát to và tẩm ướp với các gia vị như trên. Nồi lẩu có me, thì là, thường ninh với ít xương lợn và cho thêm nấm rơm thì hương vị càng ngon. Lẩu cá khoai ăn với mì sợi, bánh đa nhúng, hoặc với bún đều ngon. Các món ăn chế biến từ cá khoai là “đặc quyền đặc lợi” của người vùng biển. Nói cho vui như thế, để thấy rằng: Cá khoai mới đánh bắt được, đem chế biến là ngon nhất. Nếu chở đi xa, phải ướp đá, thì cá giảm vị tươi ngon. Nếu bạn ở sâu trong đất liền hoặc ở miền núi, hãy gắng đến tham quan, du lịch ở các vùng duyên hải khắp Bắc, Trung, Nam, nhất là vùng duyên hải Bắc Bộ, để chiêm ngưỡng biển trời tươi đẹp, khoáng đãng, và để tận hưởng những món ăn ngon vùng biển, trong đó có món cá khoai trắng ngần, quyến rũ”.

Kết luận: Mở một tiệm chuyên kinh doanh các loại “riêu cá đặc sản” rất đơn giản mà lại có thể kiếm ăn được trong thời buổi khó khăn hiện nay. Tuy nhiên, cái khó của người kinh doanh là biến một sản phẩm bình dị thành sản phẩm cao cấp, thương mại. Chính vì lẽ đó bạn phải được huấn luyện cũng như tự nỗ lực tìm tòi những “độc chiêu” ưu việt hơn hẳn người bình thường. Biết làm điều gì chưa đủ, còn phải biết làm điều đó như thế nào nữa.

+ Bạn phải nắm được kĩ thuật kinh doanh mô hình này.

+ Bạn phải kiên nhẫn đủ để theo đuổi ý tưởng.

+ Bạn phải am hiểu về internet, thiết kế web, logo, slogan, banner và có khiếu chọn hình ảnh, viết bài đăng trên web.

+ Bạn phải là người có khiếu giao tiếp, khéo tay, sáng tạo, nắm được công thức chế biến các món “riêu cá đặc sản”.

+ Bạn phải am hiểu cơ bản về các thủ tục pháp lí trong lĩnh vực kinh doanh ẩm thực.

+ Bạn phải là người cầu tiến, chu toàn, quản lí chặt chẽ tiền bạc …

Khó khăn:

+ Về việc kiếm mặt bằng mở tiệm: Buôn bán được hay không phần lớn nhờ mặt bằng, chính vì vậy bạn phải tìm được một mặt bằng kinh doanh lí tưởng. Trong trường hợp bạn không đủ năng lực thì hãy nhờ sự trợ giúp từ phía tác giả ý tưởng.

+ Về kĩ thuật kinh doanh: Khi nghĩ ra ý tưởng tác giả đã nghĩ ra kĩ thuật kinh doanh để thành công với mô hình này, do đó bạn nên liên hệ với tác giả để biết cách thực hiện.

+ Về việc lập web: Nhiều người cứ cho rằng lập web không có gì khó, thật ra để có một trang web thú vị lôi cuốn khách hàng là điều không hề dễ dàng. Ngoài cách trình bày, chọn lọc hình ảnh, nội dung … thì khó khăn nhất chính là viết bài. Người quản lí web phải viết bài sao cho thật hay, ý nghĩa, phù hợp tâm lí người đọc, đúng đắn, thiết thực … Bạn phải biết rằng đối tượng khách hàng của bạn là ai để khi viết bài bạn phải nêu bật lí do tại sao họ nên chọn sản phẩm, dịch vụ của bạn. Vấn đề này tưởng đơn giản nhưng lại rất khó đối với những ai không có khiếu văn chương.

+ Về việc quản lí tiền bạc: Để làm nên sản nghiệp lớn bạn phải học cách quản lí chặt chẽ tiền bạc, đây là một yêu cầu không thể thiếu ở người làm giàu.

+ Về việc tuyển dụng, quản lí nhân sự: Đừng coi thường tính chuyên nghiệp ngay từ đầu. Nhân viên phải có những đức tính giống người chủ, phải có đạo đức nghề nghiệp, mặc đồng phục và nhã nhặn với khách … Đối với những bạn đã từng đứng ở cương vị quản lí có những hiểu biết nhất định về nghiệp vụ nhân sự thì không nói làm gì, nhưng đối với những bạn mới ra đời khi đứng ở cương vị quản lí sẽ rất lúng túng. Cái gì cũng phải học, rèn luyện từ từ, nếu có quyết tâm thì bạn sẽ làm tốt thôi.

Thuận lợi:

+ Đây là một ý tưởng kinh doanh khả thi, thiết thực, quay vòng vốn nhanh.

+ Lợi nhuận cao.

+ Nhu cầu nhiều.

+ Rủi ro thấp.

+ Có thể nhận tổ chức các buổi tiệc nhỏ (sinh nhật, họp mặt …).

5. Cách thức chuẩn bị và thực hiện:

Liên hệ Chat Master Club qua địa chỉ E-mail bên dưới để được hướng dẫn cụ thể:

[email protected]

Liên hệ Chat Master Club qua địa chỉ E-mail bên dưới để được hướng dẫn cụ thể:

[email protected]

Chat Master Club

28/12/2012

Đặc Sản Cá Sông Ba Vì

Cá là món ăn yêu thích của 95% người dân Việt. Ngày nay, khi tỷ lệ người mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao, béo phì… tăng lên thì lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe là nên sử dụng cá làm nguồn thức ăn chính để cung cấp chất đạm. Cá cung cấp nhiều protein và có đủ các acid amin, muối khoáng và các vi lượng quan trọng. Mỡ cá có nhiều vitamin A và D rất tốt cho sức khỏe.Ngoài ra cá còn cung cấp chất khoáng cho sự phát triển cơ thể, ăn cá thường xuyên còn giúp phòng ngừa một số bệnh như suy giảm trí nhớ.

Đầu tiên là món cá hấp. Món cá này vừa ngon, vừa tốt cho sức khỏe. Khi đã qua sơ chế, cá không còn tanh mà rất đậm đà, thơm ngon. Cá có vị ngọt tự nhiên, kèm theo đó là hương thơm của các loại gia vị nên rất hấp dẫn mà lại giảm độ tanh của cá. Món cá hấp là món ăn lạ miệng, cực kỳ bổ dưỡng. Vị ngon của cá hấp không có gì để bàn cãi, vị ngọt mềm rất đậm đà của thịt cá với hương thơm khiến ai cũng phải nao lòng. Món này được ăn với cơm hay cuốn bún bánh tráng đều rất tuyệt.

Kế tiếp là món cá nướng. Các món nướng hầu như đòi hỏi sự khéo léo, cận thận của người đầu bếp. Món cá nướng không những ngon mà còn chứa lượng dinh dưỡng dồi dào cho những ngày làm việc và học tập mệt mỏi. Cá được rửa sạch, sau đó tẩm ướp các gia vị. Dùng kẹp inox nướng cá nhỏ lửa trên than hồng, trở đều 2 mặt, nướng cho tới khi cá chín đều,mùi thơm ngon nức mũi. Cá nướng có thể dùng với các loại rau sống và chấm với nước chấm do chính nhà hàng pha chế sẽ khiến cho món cá thơm ngon bổ dưỡng hơn bao giờ hết.

Món cá nheo om: là một trong những món dân dã, dễ làm và rất bổ dưỡng. Hương vị của món ăn này rất đậm đà, thấm vị cá tự nhiên, đưa bạn bước vào thế giới của những món ăn giàu tính tươi. Tuy là một món ăn dân dã nhưng sức hút của món ăn này quả thực khiến cho những ai đã thấy đều muốn nếm thử, và khi nếm thử rồi lại muốn ăn mãi.

Cập nhật thông tin chi tiết về Đặc Sản Khô Cá Khoai trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!