Bạn đang xem bài viết Cuộc Sống Của Người Rừng Hồ Văn Lang Sau 7 Năm Hòa Nhập Cộng Đồng: Đã Biết Nấu Ăn, Kiếm Tiền Giỏi được cập nhật mới nhất trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trước đó, năm 2013 người dân phát hiện hai cha con “người rừng” sống trên một túp lều trên ngọn cây, chỉ mặc khố được làm bằng dây rừng nên đã báo với chính quyền địa phương xã Trà Phong (H.Tây Trà, Quảng Ngãi) để tổ chức tìm kiếm và đưa họ về hòa nhập với cộng đồng.
40 năm sống trong rừng già, cha con ông Hồ Văn Thanh đã dựng một túp lều ở trên một thân cây cao, hàng ngày hái trái cây rừng, tự trồng mì, bắp để ăn.
Túp lều giống tổ chim của hai cha con anh Hồ Văn Lang.
Lúc mới về làng, anh Hồ Văn Lang còn nhiều bỡ ngỡ, nhưng sau 7 năm hòa nhập, anh đã có thể quen thuộc với mọi thứ. Hàng ngày, anh Lang lên rẫy trồng lúa, trồng chuối, thu hoạch sản vật từ rừng, biết làm ăn kiếm tiền sinh sống, biết tự chăm sóc cho bản thân, tự nấu ăn cho mình mỗi ngày.
Khi được đưa từ rừng sâu về làng, mọi thứ đều rất lạ lẫm đối với cha con “người rừng”.
Hiện tại anh đang sống cùng với gia đình em trai là Hồ Văn Tri trong căn nhà được các nhà hảo tâm xây tặng. Nhà anh cách rẫy khoảng 4 km, tờ mờ sáng mỗi ngày anh Lang lại lên rẫy làm việc, đến gần trưa thì gùi chuối, măng… về làng bán cho thương lái.
Hàng ngày anh Lang lên rẫy trồng lúa, trồng chuối, đến gần trưa thì gùi sản vật thu hoạch từ rừng về bán cho thương lái.
Những nải chuối do chính tay anh Lang trồng.
Ở tuổi 51, người đàn ông mở ra một chương mới cho đời mình, anh đã biết biểu đạt cảm xúc, những tiếng Kinh rời rạc nhưng đủ để anh Hồ Văn Tri kỳ vọng anh trai sẽ sớm nói chuyện được với mọi người mà chẳng cần anh phiên dịch như bây giờ.
Nhiều câu chuyện buồn cười xung quanh cuộc sống hiện tại của anh Lang, như chuyện anh chưa thể phân biệt được các mệnh giá của tiền. Có lần anh Tri đưa tiền nhờ anh Lang đi mua muối, anh đưa tiền và chủ cửa hàng tạp hóa bán hẳn 10 gói, anh mang về nhà và mất bốn tháng mới ăn hết chỗ muối ấy.
“Người rừng” đã nói được một vài từ tiếng Kinh dù còn rời rạc.
Anh đã biết tự vào bếp nấu cơm.
Là người đặc biệt trong buôn làng nên anh Lang cũng trở thành đề tài trêu chọc của trẻ em, hễ cứ thấy khách đến thăm, lũ trẻ lại chọc ghẹo anh Lang: “Hồ Lang – hàng lô” như để trêu đùa việc anh đã bước sang tuôi 51 mà chưa có “cô nào nhòm ngó”.
Trước những lời trêu đùa của đám trẻ, anh Lang hiểu được, nhoẻn miệng cười. Anh nói một tràng tiếng Cor, đại ý là anh vẫn còn “gin” chứ chưa có “lô”.
Trước đó, từng có lúc anh Lang cũng muốn có người “nâng khăn sửa túi” nhưng vẫn chưa có cô gái nào chấp nhận mở lòng đón anh. Chính vì vậy, đến hiện tại anh Lang vẫn một thân một mình, muốn sống cuộc đời độc thân cùng gia đình em trai, coi bọn trẻ trong làng như con cháu. Anh mở lòng trước những lời bông đùa của bọn trẻ, không còn cục súc, khó chịu như trước đây nữa.
Anh Tri bảo rằng anh Lang rất thích nấu ăn. Trước đây, mỗi lần anh Lang vào bếp là hôm đó món nào cũng đầy nước lúc mặn, lúc nhạt. Dần dà, anh Lang hiểu được nấu ăn không phải nấu chín và nhìn em dâu nấu rồi bắt chước theo.
Bữa cơm ấm cúng giữa anh Lang và anh Tri trong căn bếp nhỏ. Điều đặc biệt, những món ăn trong bữa cơm đều do chính tay anh Lang nấu. “Gần hai năm nay, anh Lang nấu ăn ngon nhất nhà, vượt mặt vợ tôi luôn” – anh Tri cười nói.
Anh Tri cho biết, sau 4 năm rời rừng sâu, năm 2017 cha anh đã qua đời. Thời điểm đó, anh Lang trầm lặng hơn. Dù đang vui nhưng khi có ai nhắc đến cha là nụ cười anh lại vụt tắt.
Anh Hồ Văn Tri – em trai của anh Hồ Văn Lang.
“Hơn 40 năm cùng cha gắn bó với rừng sâu nên anh Lang thương cha nhất. Lúc cha mất, anh Lang buồn rầu suốt cả tháng trời. Anh ấy là một người sống rất tình cảm”, anh Tri bộc bạch.
Mạc Văn Khoa Gia Nhập “Chồng Của Năm”, Đi Quay Về Vào Bếp Nấu Phục Vụ Người Yêu Mang Thai
Mạc Văn Khoa sở hữu khuôn mặt hài hước, khả năng diễn xuất tự nhiên nên anh nhận được sự yêu mến của khán giả. Những ngày qua, cây hài gốc Hải Dương thông báo người yêu đang có thai con gái đầu lòng được 6 tháng nhận nhiều lời chúc mừng từ đồng nghiệp và bạn bè. Kết quả tình yêu 5 năm của họ đã có “trái ngọt” dù cặp đôi chưa tổ chức hôn lễ chính thức.
Nói về chuyện đám cưới, Thảo Vy và Mạc Văn Khoa chia sẻ cả hai không đặt nặng vấn đề này. Quan trọng ai trong họ cũng đã quá hiểu đối phương, cư xử tốt với nhau trong cuộc sống.
Người đẹp xúc động viết: ” 3 giờ sáng bố đi quay về. Sáng loay hoay dậy nấu cho 2 mẹ con ăn giải cảm. Thương”. Cuối dòng chia sẻ “bà mẹ một con” còn để biểu tượng hình trái tim, như một cách thể hiện tình cảm đến với anh.
Cô hạnh phúc bộc bạch với YAN: “Từ khi quen nhau đến giờ cứ khi nào rảnh anh đều dành nấu ăn, không để tôi phải nấu. Một năm chắc tôi nấu được 2, 3 lần. Anh Khoa nấu ăn ngon lắm. Đặc biệt là khi tôi mang bầu, anh ít nhận show đi xa hơn trước, chủ yếu là lân cận ở chúng tôi để có thời gian ở nhà, tiện chăm sóc hai mẹ con. Trong 3 tháng đầu tôi hơi nghén, ăn uống cũng khó khăn. Nhưng nhờ sự chăm sóc của anh đã khiến tôi lúc nào cũng thấy an tâm phần nào”.
Nam diễn viên 28 tuổi chia sẻ thêm: “5 năm rồi em nhỉ? Khoảng thời gian không quá dài nhưng chúng ta cũng đã trải qua đủ buồn vui. Cảm ơn em đã luôn ở bên anh mọi lúc mọi nơi. Năm nay dịch, anh nợ em một ngày chúng ta nắm tay nhau bước lên lễ đường. Nhưng anh hứa sẽ đền bù gấp 1.000 lần và ngày đó còn có thêm bàn tay của con mình nữa, còn ý nghĩ hơn nhiều em nhỉ. Anh yêu và thương em rất rất nhiều”.
THẢO VY TIẾT LỘ MÌNH KHÓ CÓ CON VỚI MẠC VĂN KHOA
Mang thai tháng thứ 6, người đẹp cho biết dành thời gian cho yoga bà bầu, đọc sách thai giáo 30 phút mỗi ngày, đặc biệt là thường xuyên mở phim hay hài kịch của nam diễn viên để xem cho em bé cảm nhận tiếng bố. Trên trang cá nhân, người yêu của cây hài gốc Hải Dương cũng cho biết bác sĩ từng chẩn đoán cô khó có con. Điều này khiến cô buồn bã, hụt hẫng trong thời gian dài.
Thảo Vy cũng tâm sự khá dài về việc có con: “Con biết không, mẹ khao khát có con từ lâu rồi. Mẹ yêu trẻ con. Mẹ bị nghiện đến nỗi trong lúc ngủ mẹ cũng mơ. Bố vẫn luôn bên cạnh an ủi mẹ, thương yêu mẹ nhiều hơn. Bố nói không sao cả, con cái là chuyện duyên trời, miễn là mình thương nhau, hiểu nhau là được. Và cuối cùng điều kỳ diệu cũng đã đến. Con hiện hữu trong bụng mẹ mấy tháng nay. Từ khi có con, cuộc sống của mẹ đã thay đổi rất nhiều”.
Những Kĩ Năng Sinh Tồn Đã Giúp Cậu Bé Nhật 7 Tuổi Sống Sót Sau 6 Ngày Đi Lạc Trong Rừng
Cậu bé Yamato Tanooka đã tồn tại và tìm được nơi trú ẩn như thế nào? Mối nguy hiểm mà những chú gấu hoang sống trong khu rừng mà cậu bé bị đi lạc có thể mang lại sẽ khủng khiếp như thế nào… là một trong rất nhiều những câu hỏi mà mọi người đặt ra.
Cậu bé Yamato Tanooka, 7 tuổi đã mang đến một câu chuyện ly kỳ về sự sống sót của mình sau 6 ngày bị lạc trong một khu rừng có nhiều gấu hoang sinh sống.
Chỉ vài phút sau khi bị bố mẹ bỏ lại giữa đường trong một khu rừng ở Hokkaido, cậu bé 7 tuổi đã biến mất. Khi bị lạc, Yamato chỉ mặc duy nhất một chiếc quần jean và áo phông trên người trong khi nhiệt độ nơi cậu bé đi lạc vào ban đêm có thể xuống tới 7-9 độ C và đó thực sự là một mối đe dọa đối với một cậu bé 7 tuổi thân hình mảnh mai này. Bên cạnh đó, việc tìm kiếm cậu bé cũng gặp phải một số cản trở nhất định do thời tiết mưa rào và đặc thù địa hình và các loài thực vật của khu vực này.
Toàn cảnh khu rừng nơi cậu bé Yamato bị đi lạc.
1. Tìm một chỗ trú ẩn an toàn và ở nguyên vị trí chờ cứu trợ
Cậu bé Yamato cho biết đã tự tìm được khu căn cứ quân sự bỏ hoang cách vị trí em bị bố mẹ bỏ lại khoảng 5-7km. Cậu bé đã sống sót một cách khôn ngoan nhất trong trường hợp đi lạc của trẻ, đó là tìm chỗ an toàn, khô ráo và ấm áp để trú ngụ, ở yên một chỗ không di chuyển để chờ cứu trợ.
Khu căn cứ quân sự bị bỏ hoang – nơi Yamoto tìm thấy và ở lại trong suốt thời gian bị lạc để chờ được cứu trợ.
Bố mẹ hoàn toàn có thể dạy con các kĩ năng xử lý tình huống khi bị đi lạc hoặc khi xảy ra các tình huống bất ngờ mà không có bố mẹ ở bên với bốn bước: dừng lại, suy nghĩ, quan sát và lên kế hoạch. Đây là biện pháp giúp trẻ lấy lại sự bình tĩnh, tránh hoảng loạn quá mức.
– Dừng lại và ngồi xuống: Ngay khi nhận ra mình đi lạc
– Suy nghĩ: Xem chuyện gì đã xảy ra. Trẻ rất dễ bị hoảng sợ, vì thế chúng cần được thực hành trước khi gặp tình huống bất ngờ hãy đứng tại chỗ và nhớ lại sự việc đã diễn ra.
– Quan sát: Mình đang ở đâu, xung quanh đây có gì, có gì quen thuộc không? Liệu trong cặp sách có thông tin hay vật gì giúp mình không?
– Lên kế hoạch: Suy nghĩ xem mình có thể làm gì: mình có nên thổi chiếc còi trong cặp để tìm sự giúp đỡ? Địa điểm này có gần điểm hẹn giao ước? Có đồn công an nào gần đây không?… Chúng sẽ lên được ý tưởng dựa trên những gì bạn đã hướng dẫn.
Khi được tìm thấy, trạng thái tâm lý của cậu bé Yamato khá ổn định, ngoài việc thân nhiệt bị thấp do thiếu hụt dinh dưỡng và nước uống, cậu bé không tỏ ra quá hoảng loạn hay sợ sệt dù đã trải qua 5, 6 đêm ở trong rừng. Không sợ bóng tối cũng chính là một kĩ năng sinh tồn mà trẻ cần được rèn luyện ngay từ nhỏ.
Sợ bóng tối có thể khiến trẻ căng thẳng và không biết nên làm gì. Với trẻ lớn, hãy giúp con làm quen với bóng tối bằng cách chơi một số trò chơi bên ngoài khi trời tối (chọn khu vực vẫn có đủ ánh điện để bạn và trẻ có thể tìm đường)
Đây là một cơ hội tốt để trẻ thực hành các kỹ năng cần thiết. Ví dụ: không nên mở tủ lạnh khi mất điện, cách nấu ăn ngoài trời, và bất kỳ kỹ năng gì bạn thấy hữu dụng khi mất điện.
3. Tìm kiếm nguồn nước an toàn
Trong suốt gần 1 tuần đi lạc, cậu bé Yamato không có nguồn thức ăn từ trong rừng vì thời điểm này là mùa xuân, các loại cây đều chưa ra quả, cậu bé đã tìm được một vòi nước có sẵn ở phía trước khu trại và uống nước ở đó hàng ngày.
Nước cực kỳ quan trọng nhưng cũng dễ gây nguy hiểm tính mạng nếu uống phải nước bị nhiễm độc. Vì thế, trẻ cần được học cách nhận biết đâu là nguồn nước an toàn, đâu là nguồn nước không an toàn, đó là một kỹ năng cực kỳ thiết yếu.
4. Học cách giữ ấm cơ thể
Nhiệt độ trong khu rừng cậu bé bị lạc có thể xuống thấp tới 7 độ C vào ban đêm, và Yamoto đã rất thông minh khi chui vào nằm kẹp giữa hai chiếc đệm trong khu căn cứ quân sự để giữ ấm. Có thể thấy, cậu bé thực sự là một chàng trai bản lĩnh khi biết cách chọn những giải pháp khôn ngoan nhất để tồn tại trong thời gian chờ người đến cứu.
Cậu bé nằm kẹp giữa 2 chiếc đệm để giữ ấm cơ thể khi đêm xuống.
Việc dạy trẻ những kĩ năng cơ bản nhất để bảo vệ cơ thể như biết cách xử lý khi bị đói, bị lạnh, bị nóng quá… là vô cùng cần thiết mà bố mẹ cũng cần dạy cho con bằng cách ngay từ nhỏ để con ăn uống tự lập và học cách chăm sóc bản thân.
Cuộc Sống Của “Thánh Ăn Văn Phòng” Tiểu Dã Bây Giờ Ra Sao Sau Vụ Bé Gái 14 Tuổi Bắt Chước Rồi Tử Vong Thương Tâm
Cô Yeah (Tiểu Dã) hay còn được gọi với biệt danh “thánh ăn công sở”, cô từng có hơn 8 triệu người hâm mộ trên Weibo, nền tảng giống như Twitter của Trung Quốc.
Bông hồng 26 tuổi trở nên nổi tiếng vào năm 2017 và được biết đến nhiều nhất với việc chế biến các bữa ăn công phu tại nơi làm việc bằng cách sử dụng thiết bị ngẫu hứng từ bất cứ thứ gì cô có thể tìm thấy trong văn phòng.
Tuy nhiên điều đặc biệt ở chỗ, Tiểu Dã có thể sử dụng những thứ có sẵn tại văn phòng như bình lọc nước, vỏ máy tính đến chậu cây cảnh để tận dụng làm công cụ nấu nướng. Các món ăn được tạo nên từ vật dụng đơn giản ấy qua bàn tay cô vẫn thật bắt mắt và ngon lành. Cô có thể biến văn phòng thành “bếp ăn di động”. Điều này nhìn tưởng chừng như dễ nhưng nhiều người đã thủ nấu bằng phương pháp của Tiểu Dã mà đều… thất bại.
Chính vì thế, người ta ngày càng mong chờ các sản phẩm mới đến từ nữ nhân viên văn phòng. Lượt xem một clip của Tiểu Dã từ vài trăm nghìn dần lên đến hàng chục triệu.
Sau gần một năm nổi tiếng, Tiểu Dã đã khẳng định được “thương hiệu” của riêng mình trước các tên tuổi truyền thông ở Trung Quốc. Tất nhiên, hành trình từ nữ nhân viên văn phòng vô danh đến ngôi sao mạng xã hội không hề trải hoa hồng.
Vào tháng 8 năm 2019, cô nàng được mệnh danh “thánh ăn công sở” dính lùm xùm không hay. Cụ thể, 2 bé gái là Zhezhe (14 tuổi) và Xiaoyu (12 tuổi) ở tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) bắt chước làm bỏng ngô từ vỏ lon nước, được cho tương tự video Tiểu Dã từng đăng lên mạng xã hội. Hai bé gái đã đun nóng cồn trong 2 lon dẫn tới vụ nổ nghiêm trọng.
Cả hai đều bị bỏng nặng và cô bé Zhezhe đã chết vì vết thương vào ngày 5/ 9 – báo Yangtze Evening News đưa tin.
Trong một bài đăng trên mạng xã hội vào ngày 10/9, cô Yeah đã phủ nhận các cô bé bắt chước video của mình. Cô nói rằng có nhiều clip tương tự trên mạng và rằng cô đã sử dụng các phương pháp khác nhau.
Cô cho biết vụ tai nạn xảy ra do các bé đổ rượu vào lon, khi đốt lửa lên, tia lửa đã đốt cháy một thùng rượu công nghiệp cô đặc 1kg bên cạnh họ.
Cô nói rằng cô sẽ kiểm tra tất cả các đoạn phim của mình và xóa bất kỳ đoạn phim nào có thể được coi là nguy hiểm. Cô cho biết cô cũng sẽ giúp đỡ gia đình của hai nạn nhân.
Ngày 16/9, đại diện của cô Yeah đã gặp gia đình bé Zhezhe và đồng ý là trả toàn bộ viện phí phẫu thuật thẩm mỹ cho Xiaoyu.
Có một thời gian, Tiểu Dã từng xuất hiện trên trang cá nhân của mình và tâm sự về những gì cô đã trải qua như những đêm mất ngủ, những giọt nước mắt đã rơi vì những điều cô bị chỉ trích, đe doạ trên mạng xã hội. Tiểu Dã từng tự hỏi mình có nên tiếp tục quay video hay không?”…
Hiện tại, 2 sản phẩm mới nhất của “thánh ăn văn phòng” vẫn thu hút hàng triệu lượt theo dõi từ người dùng mạng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cuộc Sống Của Người Rừng Hồ Văn Lang Sau 7 Năm Hòa Nhập Cộng Đồng: Đã Biết Nấu Ăn, Kiếm Tiền Giỏi trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!