Bạn đang xem bài viết Combo Mua 2, Tặng 2: Rau Câu Sơn Thủy + Rau Câu Kem Bơ (Tặng Rau Câu Vẽ Chân Dung + Bánh Bò Thốt Nốt ) được cập nhật mới nhất trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chẳng hiểu là duyên hay là “khiếu” như người đời vẫn nói, tôi nấu đông sương rất thuần thục. Thời đó, chỉ có khuôn nhựa in hoa sẵn bên trong, chưa có nhiều mẫu mã đa dạng như bây giờ. Vậy mà tôi pha màu rất sinh động theo mẫu khuôn có sẵn, lúc đó màu thường làm bằng rau củ hoặc siro. Điều đặc biệt là đông sương tôi làm mịn màng lắm, không bao giờ bị tách lớp. Bây giờ, tôi hay nói vui với học viên, chắc do tổ nghiệp thương nên phù hộ.
Mười sáu tuổi, tôi bước sâu hơn vào thế giới bột bơ đường sữa. tôi được đi học bánh kem ở trường nghề. Sau đó mọi thứ dang dở khi tôi thi vào trường sư phạm.
Nhưng niềm đam mê ẩm thực – bánh trái chưa bao giờ tắt trong tôi. Một ngày nọ, mạng xa hội đã đưa tôi đến với thế giới bánh với đa chủng loại, được gặp gỡ và quen biết nhiều người. Tôi đã gặp cô- một phụ nữ xinh đẹp và làm rau câu khá bắt mắt. Qua bàn tay khéo léo của cô, tôi đã được biết đến món bánh mang tên “Rau câu sơn thủy”. Tôi mê lắm, xin được theo cô để lĩnh giáo nhưng cô đã khước từ. Sự khước từ đó làm tôi chới với, nhưng trong họa có phúc!
Tôi không để mình chìm đắm trong tuyệt vọng. Tôi lên Google tìm kiếm, nhưng chẳng ai cho tôi một câu trả lời thỏa đáng. Rồi vận may đã đến khi tôi được nhận rất nhiều đơn hàng của khách sỉ mỗi ngày. Tôi say sưa với rau câu, café, nước dừa và lá dứa, cũng cố gắng làm rau câu sơn thủy theo cách riêng của tôi. Hàng ngàn chiếc bánh đã ra đời trong hoàn cảnh như thế.
Một buổi sáng đẹp trời, tôi nhận được tin nhắn của một bạn gái dễ thương ở Đà lạt: “Chị ơi, em sắp đi nước ngoài, em muốn mang theo chiếc bánh rau câu của chị sang đó, chị có thể dạy cho em làm rau câu không ? “. Một người bạn của tôi bảo rằng: “Em đừng truyền nghề cho ai, em hãy giữ lấy mà mưu sinh”. Nhưng chồng tôi thì bảo: “Em nghiên cứu được món bánh ngon như vậy cũng nên lưu truyền cho hậu thế”. Và tôi đã quyết định truyền nghề.
Tôi Không nghĩ rằng số người theo dõi và đăng ký học lại nhiều đến thế. Và chính trong những lớp học đó, những tác phẩm rau câu sơn thủy của tôi đã được thăng hoa.
Điều độc đáo nhất là mỗi tác phẩm cũng chỉ là duy nhất, tuyệt đối không bao giờ xuất hiện lần thứ hai trong cuộc đời!
Rau câu sơn thủy ma mị, liêu trai, như những bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp. Đó là sự hòa quyện vô cùng tinh tế giữa vị béo của cốt dừa, vị ngọt thanh thao của đường phèn, vị đắng và mùi thơm nồng nàn của café, lẫn trong hương quê dịu dàng của lá dứa, cộng hưởng cùng độ giòn sần sật của rau câu. Rau câu sơn thủy thơm ngon bổ dưỡng, mang đậm tâm hồn Việt, khiến ai đi xa cũng nhớ về”.
*************************** 16 tuổi, chị bước sâu hơn vào thế giới bánh. 2 năm sau chị thi đỗ Sư phạm. Hiện tại, chị Lan Nghi vẫn là một cô giáo trên bục giảng và là một chuyên gia trong làng bánh thạch, đặc biệt là rau câu sơn thủy. Học viên của chị đã lên đến hơn 10.000 người ở khắp nơi trong và ngoài nước.
Rau Câu Chân Vịt Lý Sơn
Rau câu (có nơi gọi là rong câu) chân vịt là một loại rau có hình thù giống những ngón chân vịt, thường bám sát bề mặt những hòn đá hay rạn san hô. Khoảng chừng tháng 3 đến tháng 5 là giai đoạn rau chân vịt phát triển nhất. Mỗi buổi sáng sớm hay chiều về, khi thủy triều rút, người dân vùng biển Lý Sơn mang gùi đi thu hoạch rau câu. Dụng cụ đơn giản chỉ là một cái liềm nhỏ và một cái thau.
Người dân đảo đi hái rau Câu, rau Đông và rau chân Vịt
Rau câu chân vịt được cư dân vùng biển Lý Sơn ví như là loại “rau xanh” vì các món được chế biến từ rong câu vừa ngon lại bổ dưỡng. Rau câu hái về, lượm bỏ những thứ rong tảo khác lẫn vào, rửa sạch đất cát, đem ngâm nước nhiều lần, phơi nắng cho khô để dùng dần.
Rau câu chân vịt là loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe chứa nhiều Canxi và Iốt, ngoài ra rau câu chân vịt còn có tính thanh nhiệt rất thích hợp dùng trong mùa hè, đây là loại rong biển được sơ chế trực tiếp từ thiên nhiên không dùng chất bản quản. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách nấu chè rau câu chân vịt.
Chè chân Vịt -Thơm ngon1. Nguyên Liệu: – Rau câu chân vịt tươi, hoặc khô (Khô phải ngâm cho nở ra như tươi) – vài củ gừng (nhiều ít tùy sở thích mỗi người- gừng trong món này sẽ tạo ra hương vị khó quên . – Đường phèn (nếu không có có thể dùng đường cát trắng hay cát vàng điều được)
– Nếu là Rau câu khô thì trước tiên ngâm rong câu với nước lã đến khi nào nở ra vừa phải (dùng tay bấm sợi rong thấy mềm mềm là được, không nên để quá dai hay quá mèm chè sẽ không ngon). Mẹo : Đối với người không thích mùi đặc trưng của rong biển thì khi ngâm ta vắt 1 ít chanh vào sẽ khử được mùi rong biển và làm rong biển trắng hơn. 2. Cách chế biến: – Gừng gọt vỏ giã nhỏ – Sau khi ngâm xong cho rong câu vào nồi đổ nước xâm xấp, nấu sôi lên khoảng 15 phút, cho đường cát vàng và gừng vào, khuấy tan đường, tắt bếp. Múc ra chén để nguội. Độ vài giờ sau, rong câu đông đặc lại thành chè có màu vàng thanh.(Vì đặt tính của rong câu nên khi ta nấu không cần cho bột rau câu vào, mà nó sẽ tự đông lại) Theo kinh nghiệm, lúc nấu người ta nhỏ vài giọt chanh có tác dụng làm cho rong câu nhanh mềm và dễ đông cứng khi nguội. Chè rau câu chân vịtđộc đáo hơn vì trông giống như loại thạch, không dùng muỗng mà có thể cầm miếng ăn. Với cái mát tự nhiên vốn có của rau câu, ăn món chè này thật sảng khoái trong những ngày tiết trời nắng nóng
QUÀ TẶNG ĐẶC SẢN VAC QUẢNG NGÃI
Trụ sở: 215 Hai Bà Trưng, Tp. Quảng Ngãi.
Văn phòng Lý Sơn: An Hải – Lý Sơn – Quảng Ngãi
Email: vietachautravel@gmail.com
Hotline: 0833 288882 – 0378 277772 _ Mr Phước
Chè Bơ Hay Rau Câu Bơ
– 800ml nước lọc
– 1 bịch sữa tươi không đường
– 2 trái bơ to chín
– 12 muỗng đường cát (muỗng ăn cơm)
– 25gr bột cốt dừa
– 4tsp bột rau câu hoặc nửa gói bột rau câu 25gr.
– Bơ chín nạo lấy thịt cho vào thố, đổ sữa vào chung với bơ và xay nhuyễn.
– Bột cốt dừa bỏ ra chén, nước lọc đun nóng già, múc ra 1 phần nước cho vào chén bột cốt dừa sao cho vừa đủ tan toàn bộ phần nước cốt dừa.
– Cho đường, nước cốt dừa ở trên vào đun sôi với lửa nhỏ rồi cho thêm bột rau câu đun khoảng 1 phút rồi tắt bếp.
– Đổ phần bơ xay nhuyển ở trên vào trộn đều rồi rót ra các hũ nhỏ hoặc khay lớn. cho vào tủ lạnh ngăn mát cho thạch đông lại
– Thường bơ rất hay được dầm sữa đặc, ăn rất ngon, nếu muốn rau câu béo hơn, có thể cho thêm khoảng 2-3 muỗng sữa đặc vào xay cùng với bơ sữa. Nếu muốn ngon và thơm có thể thay lượng sữa tương đương bằng whipping cream.
– Các bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh độ cứng của thạch theo ý thích của mình. 10gr bột rau câu sẽ tương đương 1 lít nước. Tuy nhiên, tỉ lệ này cho thạch mềm, nếu muốn ăn thạch cứng thì 10gr bột rau câu dùng khoảng 700-800ml nước. Với công thức như trên mình làm thạch mềm, nếu muốn ăn thạch cứng, bớt lượng nước lại khoảng 500-600ml nước.
Thạch sau khi đông đổ ra đĩa, làm nước cốt dừa bỏ vào ăn chung với đá hoặc ăn không thế này cũng ngon.
Cách Nấu Rau Câu Sơn Thủy Đơn Giản Cho Ngày Tất Niên
Các nguyên liệu bạn cần chuẩn bị cho món rau câu sơn thủy
1 gói bột Agar 25g
200 – 250 gr đường cát trắng
1/2 hộp sữa đặc
1 trái dừa nạo ra, vắt lấy chừng 2/3 tô nước cốt
1 nhánh lá dứa (chừng 3-4 lá)
1 ly cafe đen (đã pha)
1 ly cafe sữa (đã pha)
1 ống phẩm màu vàng (loại dành cho thực phẩm – nên dùng màu làm bánh kem, loại I, để không bị đắng)
Lưu ý các bạn nên biết để có ổ rau câu sơn thủy ngon
Đong lượng nước cho 1 ổ bánh rau câu sơn thủy chừng 1,5 lít.
Bắt đầu đổ rau câu sơn thủy nào
1. Đong 2 lít nước cho vào nồi to, đổ 25g bột rau câu vào ngâm chừng 15 phút cho rau câu nở. Sau đó dùng muỗng to khuấy đều cho bột tan hết trong nước.
2. Cho luôn 200gr đường vào nước rau câu, khuấy vài lần để đường tan rồi cho nồi lên bếp nấu đến khi rau câu sôi lên thì vặn nhỏ lửa. Khuấy đều tay để bột rau câu không vón dưới đáy nồi.
3. Nấu rau câu chừng 10 phút thì nước rau câu mịn dần, sánh lại. Vẫn để nồi rau câu trên bếp, chuẩn bị 1 tô to và 4 chén nhỏ để pha màu.
Màu đen pha cafe đen.
Màu nâu pha cafe sữa.
Màu xanh pha nước cốt dừa và nước cốt lá dứa
Màu vàng pha nước cốt dừa và nhỏ vài giọt màu vàng, khuấy đều.
Màu trắng đục dùng nước cốt dừa và sữa đặc (màu chính nên dùng rau câu nhiều gấp 3 các màu khác)
Lưu ý: Các bạn nhớ giữ lại 1/2 chén nước rau câu không màu để tráng trên bề mặt.
4. Đổ hết chỗ rau câu chính vào khuôn, đợi cho rau câu hơi nguội, se mặt thì lần lượt đổ các màu còn lại vào (màu nào trước cũng được), mỗi lần đổ cách nhau chừng 7 -10 phút.
5. Sau khi đổ xong cả 4 màu để khuôn rau câu cố định ở mặt bàn. Chờ rau câu ấm ấm thì nấu lại phần rau câu không màu cho sôi lên, rồi đổ nhẹ tay lên bề mặt ổ bánh rau câu.
6. Chờ rau câu đông lại, cho vào tủ lạnh, ngăn mát. Khi ăn cắt miếng vuông, tam giác tùy ý.
Những vấn đề bạn cần chú ý để tạo hình cho ổ rau câu sơn thủy
1. Thạch rau câu sơn thủy muốn ngon phải đổ hơi cứng một chút. Tức là 1 gói bột rau câu 25g – trong hướng dẫn ghi là nấu với 2,5 cho đến 3 lít nước, nhưng khi làm chỉ nên đong 2 lít. Sau khi nấu rau câu sẽ rút bớt còn chừng 1,5 lít là vừa. Nếu đong 1,5 lít từ đầu thì rau câu bị cứng quá còn đong như hướng dẫn rau câu sẽ nhão, lúc pha màu sẽ bị hòa thành một khối, không ra vân màu.
2. Lượng đường không nên cho nhiều vì chất ngọt trong nước cốt dừa, sữa đã có rồi. Với một khuôn rau câu chừng 1,5 lít nước chỉ cần 200gr đường là đủ.
3. Nếu muốn ăn béo thì thay nước thường bằng nước dão dừa (dừa sau khi vắt lấy nước cốt thì cho ra thau, đổ thêm 1,5 lít nước nóng vào, nhồi kỹ, vắt lấy nước dão)
Cập nhật thông tin chi tiết về Combo Mua 2, Tặng 2: Rau Câu Sơn Thủy + Rau Câu Kem Bơ (Tặng Rau Câu Vẽ Chân Dung + Bánh Bò Thốt Nốt ) trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!