Xu Hướng 3/2023 # Chia Sẻ Bí Quyết Nấu Mề Gà Xào Rau Củ Giàu Chất Dinh Dưỡng # Top 8 View | Vinaconex.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Chia Sẻ Bí Quyết Nấu Mề Gà Xào Rau Củ Giàu Chất Dinh Dưỡng # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Chia Sẻ Bí Quyết Nấu Mề Gà Xào Rau Củ Giàu Chất Dinh Dưỡng được cập nhật mới nhất trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chia sẻ bí quyết nấu mề gà xào rau củ giàu chất dinh dưỡng

Nguyên liệu cần có cho món ăn này:

+ Mề gà

+ Ngó sen

+ Cà rốt

+ Ớt chuông xanh

+ Gia vị: Bia, gừng, rượu trắng, dầu, muối, bột ngô

Cách làm mề gà xào rau củ:

+ Bước 2: Trộn đều lên rồi để trong 5 phút. Đồng thời, bạn chuẩn bị chảo nóng với ít dầu rồi cho mề vào xào nhanh tay.

Mề gà xào mướp hương

Mề gà giòn, được xào cùng với mướp hương ngọt mát, điểm thêm những sợi miến dai.

Nguyên liệu: 1 quả mướp hương vừa ăn, 3 – 4 bộ mề gà, 1 lọn miến nhỏ (bún tàu), Vài nhánh hành lá, muối, hạt tiêu, hạt nêm, xì dầu và nước mắm, Dầu điều, hành khô.

Cách làm:

Mề gà sốt gừng

Mề gà luộc chín vừa ăn sần sật được rưới thêm một lớp nước sốt gừng cay cay thơm nồng ăn lạ lạ hay hay.

Nguyên liệu: 5 – 6 bộ mề gà, 1 nhánh gừng to, 1 – 2 tai hồi, Muối, đường, ớt màu hay ớt bột, 1 thìa canh xì dầu (nước tương), Hành lá, tỏi.

Cách làm:

+ Bước 1: Gừng gọt vỏ, rửa sạch, thái sợi.

+ Bước 2: Mề gà rửa sạch với nước muối pha loãng. Cho mề gà vào nồi, thêm nước lọc, dùng một nửa phần gừng cho vào, tai hồi và nửa thìa nhỏ muối, luộc chín mề gà.

+ Bước 3: Mề gà sau khi chín, để nguội rồi mới thái lát mỏng vừa ăn, xếp vào đĩa.

+ Bước 4: Đun nóng dầu ăn, phi tỏi thơm, cho nửa phần gừng còn lại vào đảo đều khoảng 2 phút, thêm vào một thìa canh xì dầu, nửa thìa nhỏ đường, một ít nước lọc, hành lá thái nhỏ và ớt màu hay ớt bột, đảo đều, nêm lại gia vị hơi mặn, đun đến khi sôi thì tắt bếp, rưới phần nước sốt lên đĩa mề gà, có thể dùng với cơm hay làm món nhắm.

Mề gà xào lạc

Mề gà giòn có vị hơi cay, xào lẫn với lạc và hành tây, có thể dùng làm món mặn ăn chơi hoặc món nhắm đều ngon

Nguyên liệu: 5 – 6 bộ mề gà, Nửa củ hành tây, Lạc(đậu phụng), Hành lá, muối, ớt bột, nước mắm, đường, Dầu điều và tỏi.

Cách làm:

+ Bước 1: Lạc rang chín, xát vỏ, bọc vào túi để giữ độ giòn.

+ Bước 2: Xát bỏ vỏ lụa bên ngoài, để lạc vào cối.

+ Bước 3: Mề gà cắt làm đôi nếu mề gà lớn, khứa vài đường lên miếng mề gà.

+ Bước 4: Hành tây bổ múi cau. Hành lá thái nhỏ.

+ Bước 5: Đun nồi nước sôi, đổ mề gà vào luộc khoảng 3 -4 phút, vớt mề gà ra đĩa.

+ Bước 6: Đun nóng dầu ăn, phi tỏi thơm, đổ mề gà vào xào nhanh tay lửa lớn, thêm hành tây vào xào cùng. Nêm vào nồi một thìa nhỏ nước mắm, nửa thìa nhỏ đường, ít ớt bột, nửa thìa nhỏ muối, đảo đều.

+ Bước 7: Nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn, đổ lạc đã rang chín vào, đảo đều, tắt bếp. Thêm hành lá vào nồi.

+ Bước 8: Múc ra đĩa làm món mặn ăn với cơm hoặc món nhắm đều ngon.

Mề gà xiên nướng nghệ

Mề gà giòn, quyện với vị the nhẹ của nghệ và thơm nồng của sa tế, dùng làm món nhắm cùng bạn bè vào dịp cuối năm thật vui. Ngoài ra nghệ còn có tác dụng phòng ho rất tốt.

Nguyên liệu: 5-6 bộ mề gà, 3-4 củ nghệ tươi nhỏ, 1 thìa canh sa tế, Muối, hành lá, hạt nêm.

Cách làm:

+ Bước 1: Mề gà rửa sạch, cắt làm đôi hoặc giữ nguyên nếu mề gà nhỏ, để lên rổ cho ráo nước. Cho vào mề gà một thìa nhỏ muối, nửa thìa nhỏ hạt nêm, trộn đều ướp khoảng 15 phút.

+ Bước 2: Nghệ gọt vỏ, rửa sạch, dùng cối giã nhuyễn. Hành lá rửa sạch, thái nhỏ, trộn hành là với một thìa nhỏ dầu ăn.

+ Bước 3: Múc một thìa canh sa tế ra bát, nếu không mua sa tế sẵn bạn có thể tự làm ở nhà theo cách sau: phi thơm tỏi, thêm sả băm nhuyễn vào, đảo đều và thêm ớt bột, nêm vào một ít nước mắm, đường, đảo đến khi ráo thì tắt bếp, cất vào lọ dùng dần.

+ Bước 4: Dùng tay trộn nghệ, sa tế vào âu mề gà, để thấm khoảng 10 phút.

+ Bước 5: Ghim mề gà vào que xiên để nướng.

+ Bước 6: Cho khay mề gà vào lò nướng, nướng ở nhiệt độ 180 độ C, từ 20 đến 25 phút, thỉnh thoảng phết đều ít hành lá đã thái nhỏ lên bề mặt mề gà để khi nướng không bị khô, hoặc bạn có thể nướng ở than hoa.

+ Bước 7: Mề gà chín, lấy ra dùng nóng.

Mề gà xào dứa

Chỉ cần 4 bước đơn giản bạn đã có món mề gà xào dứa, với vị chua ngọt của dứa và mề gà giòn, rất ngon miệng khi thời tiết vào đông.

Nguyên liệu: 4 – 5 bộ mề gà, Nửa quả dứa, Hành lá, muối, hạt nêm, hạt tiêu, tỏi.

Cách làm:

+ Bước 1: Mề gà rửa sạch, cắt làm đôi, thái thành từng lát mỏng vừa ăn, cho vào bát mề gà một thìa nhỏ muối, một ít hạt nêm trộn đều, ướp khoảng 15 – 30 phút.

+ Bước 2: Dứa cắt bỏ mắt, rửa sạch, thái lát mỏng. Đun nóng nồi, cho chút dầu ăn vào nồi, phi tỏi thơm, cho dứa vào xào khoảng 3 phút.

+ Bước 3: Cho tiếp mề gà vào xào cùng, đảo đều tay, xào đến khi mề gà chín, nêm gia vị vừa ăn.

+ Bước 4: Tắt bếp, thêm hành lá đã thái nhỏ vào, rắc một ít hạt tiêu lên bề mặt, múc ra đĩa dùng làm món mặn ăn với cơm.

Mề gà trộn hành tây

Thỉnh thoảng bạn có t hể đổi món nhậu cho chồng với món mề gà ăn giòn giòn sần sật, được trộn thêm hành tây, ớt, rau răm, ăn cay cay.

Nguyên liệu: Vài bộ mề gà, Nửa củ hành tây, Rau răm, muối, hanh, hạt nêm, ớt bột, Bánh phồng tôm.

Cách làm:

Mề gà trộn chua cay

Nhấp nháp mề gà trộn chua cay mặn ngọt rất hợp với bữa cơm của vợ chồng trẻ

Nguyên liệu: 6-7 bộ mề gà, 1 quả dưa leo vừa ăn, 1 củ cà rốt, Một ít củ kiệu, nước mắm, ớt quả, đường, tỏi, ớt, giấm, chanh, Lạc rang, húng lìu.

Cách làm:

+ Bước 1: Mề gà rửa sạch với nước muối pha loãng, cho mề gà vào nồi, đổ nước lọc vào, đun sôi luộc mề gà chín. Mề gà sau khi chín, bạn để nguội và thái lát mỏng vừa ăn.

+ Bước 2: Dưa deo rửa sạch, bỏ ruột, thái lát mỏng. Trộn vào bát dưa leo nửa thìa nhỏ muối, để khoảng 5-10 phút sau đó dùng tay vắt ráo nước.

+ Bước 3:Cà rốt cạo vỏ, rửa sạch, thái sợi, trộn vào bát dưa leo một ít muối, đường, giấm, để khoảng 10p hút sau đó dùng tay sạch vắt ráo.

+ Bước 4: Tỏi, ớt quả giã nhuyễn, hòa tan một thìa canh đường, một thìa canh nước mắm, thêm tỏi, ớt và vắt vào vài giọt chanh.

+ Bước 5: Cho dưa leo, cà rốt, củ kiệu chua ngọt, mề gà vào âu sạch.

+ Bước 6: Tay đeo bao tay nilon sạch, trộn đều và thêm bát nước mắm vào âu mề gà, nêm nếm lại gia vị tùy theo sở thích của bạn.

+ Bước 7: Múc mề gà ra đĩa, bên trên rắc một ít lạc rang và húng hìu thái nhỏ lên bề mặt, có thể dùng với cơm hay kèm với bánh phồng tôm.

Mề gà xào nấm

Nguyên liệu: 3 – 4 bộ mề gà, 1 – 2 cái nấm, Hành lá, muối, tiêu, nước mắm, hạt nêm, Tỏi, ớt bột.

Cách làm:

Mề gà trộn xì dầu

Hương vị nổi bật nhất là miếng mề gà giòn, sần sật thấm đẫm vị mặn, ngọt và hương thơm đặc trưng của tỏi và xì dầu.

Nguyên liệu: 2 chiếc mề gà, 1 củ tỏi, 4 thìa xì dầu, 2 thìa đường, 15g vừng rang, một ít hành lá, gừng.

Cách làm:

+ Bước 1: Sơ chế sạch mề gà rồi cho vào luộc chin tới với mấy cây hành và vài lát gừng.

+ Bước 2: Thái mề gà thành từng miếng vừa ăn.

+ Bước 3:Trộn đều tỏi băm, vừng rang với xì dầu, đường rồi cho vào trộn đều với mề gà.

Mề gà trộn chua ngọt

Cách làm này cho miếng mề có vị chua – mặn – ngọt hài hòa và mùi hương nhẹ hơn.

Nguyên liệu: 2 chiếc mề gà, 3 cây hành lá, một ít gừng, hạt tiêu, hoa hồi, 2 thìa nước mắm, 1 thìa giấm, 2 thìa đường.

Cách làm: Sơ chế sạch rồi cho mề gà vào luộc chin tới với một ít gừng, hạt tiêu, hoa hồi. Sau đó, ngâm ngay mề vào nước lạnh cho nguội. Chẻ nhỏ hành lá. Thái mề gà thành từng miếng vừa ăn rồi trộn đều với nước mắm, giấm, đường và hành lá.

Mề gà chiên giòn

Nguyên liệu: Mề gà :300gr, Bột chiên, ngũ vị hương, muối, hạt tiêu, chanh, dầu ăn.

Cách làm:

+ Bước 1:Rửa sạch mề gà rồi thái miếng dày (mỗi chiếc mề nên thái làm 3 miếng), sau đó ướp với ngũ vị hương, chút muối.

+ Bước 2:Lăn mề gà qua bột chiên, chiên to lửa ngập dầu.

+ Bước 3: Vớt mề ra đĩa có giấy thấm dầu, đợi khoảng 10 phút hoặc trước khi ăn thì chiên lại lần 2 đến khi vàng giòn. Trình bày mề gà chiên giòn ra đĩa, ăn kèm với muối tiêu chanh.

Mề gà nướng

Món mề gà nướng thường được bày bán rất nhiều ngoài các quán nhậu, quán ăn đêm, nhất là thời tiết lạnh như thế này. Vì được tẩm ướp nhiều loại gia vị mà món ăn này rất hút khách. Nguyên liệu: 400g mề gà, 100g tỏi tây, 1 thìa bột năng, 3 thìa rượu trắng, 1 thìa dầu mè, 5 thìa nước tương, 2 thìa cà phê hạt nêm, 2 thìa đường, Hành tím bằm, tỏi bằm, đồ chua, dưa leo ăn kèm

Cách làm:

+ Bước 1: Tỏi tây lột sạch, cắt khúc vừa ăn.

+ Bước 2: Mề gà rửa sạch, cắt làm đôi. Ướp mề gà với tỏi tây, hành, tỏi băm, hạt nêm, dầu mè, bột năng, 2 thìa nước tương và 1 thìa rượu trắng, để thấm 10 phút.

+ Bước 3: Dùng xiên tre xiên mề gà xen kẽ với tỏi tây, nướng trên than hoa cho đến khi vàng giòn.

+ Nước chấm: Khuấy đều 3 thìa nước tương với đường, tiêu xay và 1 thìa súp rượu trắng, bắc lên bếp đun sôi cho tan đường.

+ Bước 4: Mề gà chín lấy ra đĩa, dọn ăn kèm đồ chua, dưa leo, chấm với hỗn hợp nước tương đã nấu.

Mề gà xào sả ớt

Chẳng cứ gì thịt bò, thịt vịt, thịt lợn… xào chung với sả ớt mới ngon mà mề gà cũng thế. Vẫn sự dai giòn ấy, nhưng được hòa quyện vào trong hương thơm của sả, vị cay của ớt khiến lúc thưởng thức mà thấy cứ tê tê nơi đầu lưỡi, thật thú vị.

Nguyên liệu: Mề gà, Sả, Ớt, Rau mùi.

Cách làm:

Mề gà xóc tỏi

Nguyên liệu: 300gram mề gà, 1/2 thìa canh dầu hào, 1/2 thìa cafe bột gia vị, 1/2 thìa cafe bột ngũ vị hương, 1/8 thìa cafe bột hành (hoặc thay bằng 1/3 thìa canh hành khô băm nhuyễn), 1/8 thìa cafe bột tỏi (hoặc thay bằng 1/3 thìa canh tỏi băm nhuyễn), 1/2 thìa cafe tiêu xay, Bột chiên giòn, Dầu ăn, 1 củ tỏi (tỏi của nước ngoài thì 1/2 củ): bóc vỏ, băm nhuyễn ( để xóc với mề gà)

Cách làm

+ Bước 1: Mề gà làm sạch, thấm khô, thái miếng vừa ăn (đừng thái nhỏ quá, khi ăn sẽ chẳng có gì để “nhai” ). Ướp mề gà với các loại gia vị trong phần nguyên liệu, trừ bột chiên giòn và phần tỏi băm để xóc với mề sau khi chiên xong. Để khoảng 30 phút cho ngấm gia vị.

+ Bước 2: Bắc chảo lên bếp, cho 2-3 thìa canh dầu ăn, đun nóng. Chuẩn bị bột. Lăn mề gà qua bột, rán vàng. Gắp mề ra đĩa lót giấy thấm dầu (thường là mình dùng giấy ăn làm bếp – kitchen towel – để thấm bớt dầu).

+ Bước 3: Sau khi đã rán xong mề gà thì chắt gần hết dầu trong chảo, chỉ để lại khoảng 1/2 thìa canh (vừa đủ để phi tỏi). Đun dầu nóng già, cho tỏi băm vào phi thơm, khi tỏi vừa chuyển màu vàng nâu nhạt thì bắc khỏi bếp. Cho mề gà vào xóc hoặc đảo đều. Dùng nóng.

Cách Nấu Nui Chay Rau Củ Tuyệt Ngon Giàu Dinh Dưỡng

Chia sẻ công thức và cách nấu nui chay rau củ ngon đơn giản tại nhà. Nước dùng món nui chay được nấu từ nhiều loại rau củ nên có vị ngọt thanh, mùi thơm rất hấp dẫn.

Xem VIDEO CÁCH NẤU NUI CHAY RAU CỦ NGON

CÔNG THỨC NUI CHAY RAU CỦ

1 bịch nui trắng

300g tàu hủ ky sen

200g tàu hủ ky non

1 trái bắp mỹ

1 củ su hào

1 củ sắn

1 củ cải trắng

1 củ cà rốt

200g nấm đùi gà

ít baro

2.5L nước

Gia vị: 15g muối hạt, 8g đường phèn, 8g hạt nêm chay

Thường với những món nước lèo chay, phần nguyên liệu không cố định mà tùy vào sở thích của mỗi gia đình. Bạn có thể dùng những loại củ quả để tạo độ ngọt cho nước dùng như: củ sắn (củ đậu), susu, su hào, bắp mỹ, xá bấu (củ cải muối), củ cải trắng…

CÁC BƯỚC NẤU NUI CHAY RAU CỦ TẠI NHÀ

– Rau củ quả sơ chế sạch. Cắt lát củ cải trắng, su hào, củ sắn dày 1cm rồi cho vào nồi cùng 2.5L nước. Nấu 30 phút (tính từ lúc nước sôi).

– Vớt củ cải trắng, su hào, củ sắn ra. Cho cà rốt vào nấu 5 phút, cho bắp vào nấu 5 phút, nêm nếm gia vị cho vừa ăn, cho tiếp nấm và tàu hủ ky vào. Nấu thêm 3 phút.

– Cho vào tô ít giá, múc nui đã trụng vào, múc nước lèo rau củ chay chang vào. Rắc thêm ít tiêu và baro lên trên.

BÍ QUYẾT NẤU NUI CHAY RAU CỦ THƠM NGON

– Nếu nấu nui chay rau củ ăn kèm với giá, salad hoặc rau sống các loại thì nên nêm đậm đà hơn 1 chút, để khi cho giá, rau vào thì vừa ăn.

– Khi hầm rau củ để lấy nước ngọt, bạn không nên nêm nếm bất kì gia vị gì, vì gia vị sẽ thấm vào rau củ. Phần rau củ này ăn được nhưng chủ yếu dùng để nấu nước ngọt, sau khi nấu xong thì cũng không còn ngon nữa.

– Nui sau khi luộc thường sẽ không bị dính. Nếu bạn trụng nui trước 1 – 2 tiếng rồi mới ăn thì nên đổ vào nồi nước luộc nui ít dầu. Dầu sẽ giúp nui luộc không dính vào nhau sau khi nguội.

NHỮNG MÓN CHAY NGON ĂN VỚI CƠM

Đậu hủ chiên sả ớt

Nấm kho chay

Chả giò chay

MÓN LIÊN QUAN

Chia Sẻ Bí Quyết Nấu Súp Gà Ngô Non Cực Ngon Cho Cả Nhà

Chia sẻ bí quyết nấu súp gà ngô non cực ngon cho cả nhà: Chuẩn ngon như nhà hàng với những nguyên liệu cực đơn giản như thịt gà, ngô ngon, cà rốt, nấm hương và các gia vị. Phối hợp với một số gia vị và rau, quả, củ thường dùng, súp gà là một món ăn bổ dưỡng có thể tăng sức đề kháng và ngăn chặn khả năng viêm nhiễm thường xảy ra trong các chứng cảm, cúm, là nguyên nhân dẫn…

Chia sẻ bí quyết nấu súp gà ngô non cực ngon cho cả nhà: Chuẩn ngon như nhà hàng với những nguyên liệu cực đơn giản như thịt gà, ngô ngon, cà rốt, nấm hương và các gia vị.

Phối hợp với một số gia vị và rau, quả, củ thường dùng, súp gà là một món ăn bổ dưỡng có thể tăng sức đề kháng và ngăn chặn khả năng viêm nhiễm thường xảy ra trong các chứng cảm, cúm, là nguyên nhân dẫn đến đau họng, và tăng tiết đờm dãi, góp phần giúp người bị cảm cúm dễ vượt qua các triệu chứng hoặc nhanh hồi phục.

Nguyên liệu nấu súp gà ngô non

Theo các nhà dinh dưỡng học thì thịt gà ngoài những chất anbumin, chất béo ra, còn có các vitamin A, B1, B2, C, E, axit niken, canxi, phospho, sắt, được cơ thể con người hấp thu nhanh, dễ tiêu hóa. Đây là loại thực phẩm chất lượng cao.

+ 1/2 củ cà rốt, 10 cái nấm hương, 1 cái ức gà

+ 1 hộp ngô ngọt mua sẵn (nếu không có mua ngô bắp về gọt lấy phần hạt)

+ 3 thìa canh bột năng, 2 lòng trắng trứng gà ta

+ Gia vị: bột nêm, hạt tiêu, rau mùi.

Cách nấu súp gà ngô non chuẩn ngon như nhà hàng

+ Bước 1: Luộc ức gà giữ lại phần nước luộc hoặc nếu có nước luộc gà sẵn thì càng ngon ngọt, ức gà chín để nguội xé sợi nhỏ hoặc thái nhỏ.

+ Bước 2: Ngô ngọt mở hộp lấy một nửa, rửa lại với nước sạch. Nếu dùng ngô bắp thì dùng dao bào lấy phần thịt, đem luộc chín vớt ra để ráo. Nấm hương ngâm cho nở, rửa lại thật sạch thái sợi. Cà rốt thái nhỏ hoặc xắt hạt lựu. Rau mùi thái nhỏ.

+ Bước 3: Cho nước luộc ức gà hoặc nước luộc gà vào nồi đặt lên bếp, nước sôi hớt sạch bọt. Lần lượt cho ngô ngọt vào trước, tiếp đến là cà rốt, nấm hương. Đun sôi các nguyên liệu và chịu khó hớt bọt để nồi súp ngon và đẹp mắt hơn. Cho phần ức gà đã xé sợi nhỏ hoặc thái nhỏ vào đảo đều, cho chút bột nêm, nêm nếm cho vừa miệng.

+ Bước 4: Cho 3 thìa canh bột năng ra bát nhỏ, thêm chút nước khuấy tan. Hạ nhỏ lửa nồi súp, một tay cầm bát bột năng, một tay cầm thìa, từ từ đổ bột năng vào nồi súp, tay đổ tay khuấy để tránh bột năng bị vón cục. Nhớ rót từ từ để kiểm soát được độ loãng đặc, đến khi nồi súp sánh như ý muốn thì dừng lại, nếu loãng quá thì thêm chút bột năng hoà thêm nước.

+ Bước 5: Trứng gà đập ra bát, chỉ lấy lòng trắng, nếu trứng gà ta quả nhỏ thì lấy 2 lòng trắng, to thì chỉ cần 1, thêm chút xíu bột nêm, đánh đều lọc qua một lần rây. Cũng một tay khuấy, một tay đổ từ từ vào và khuấy theo chiều kim đồng hồ để tạo vân cho nồi súp đến khi hết.

+ Bước 6: Bắc nồi súp xuống, rắc rau mùi thái nhỏ vào khuấy đều. Nếu không thích cho ngay rau mùi vào nồi súp bạn có thể rắc vào bát ăn cũng được, thêm chút hạt tiêu lên trên và ăn nóng.

Bí Quyết Hầm Xương Nấu Cháo Cho Bé Ngọt Ngon Giàu Dinh Dưỡng

Trong quá trình nuôi dưỡng con cái hầu như tất cả các mẹ đều có suy nghĩ sử dụng nước hầm xương nấu cháo cho bé sẽ chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe cũng như sự phát triển của bé. Đó là quan niệm chính xác khoa học nếu như các mẹ biết bí quyết hầm xương nấu cháo cho bé ngon ngọt giàu dinh dưỡng an toàn đúng cách thì mới mang lại hiệu quả như mong muốn. Nếu sử dụng nước hầm xương sai cách có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

1. Có nên hầm xương nấu cháo cho bé

Từ xa xưa, các bà các mẹ Việt nuôi con nhỏ đã có thói quen ninh xương ống lọc lấy nước nấu cháo, quấy bột cho con. Quan niệm nước xương chứa nhiều canxi, vitamin A và chất béo giúp trẻ mắt sáng, dáng cao, tăng cân tốt… của nhiều mẹ là sai khi các chuyên gia dinh dưỡng đã khẳng định rằng, thường xuyên ninh xương ống nấu cháo cho trẻ (quá 3 lần/tuần) sẽ “lợi bất cập hại”.

Thành phần chủ yếu của xương ống là tủy sống chứa rất nhiều chất béo động vật. Loại chất béo này khó tiêu, khi bé ăn sẽ bám lại ở thành ruột và dạ dày, gây đầy bụng, nhanh no, mau chán ăn… Nếu ăn nhiều có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, phân sống…

Về phần can xi, canxi có trong xương ống chủ yếu là canxi vô cơ mà cơ thể bé không hấp thụ được. Đó cũng là một phần lý do vì sao trẻ ăn nhiều nước xương ống lại vẫn còi cọc, thấp bé.

Tuy nhiên, ninh xương nấu cháo không hẳn là “độc tố” đối với trẻ nhỏ. Bằng chứng là các bà, các mẹ ngày xưa và ngay cả một số bà mẹ nay vẫn có thói quen ninh xương cho con ăn hàng ngày và chưa thấy dấu hiệu gì xấu về sức khỏe của bé. Ninh xương tuy không có lượng dưỡng chất “khổng lồ” như mọi người vẫn nghĩ nhưng lại có tác dụng to lớn trong việc làm ngọt nước với vị đạm, khiến bé có cảm giác ăn ngon, thèm ăn – điều rất quan trọng đối với những mẹ có con biếng ăn.

2. Cách chọn và hầm xương thế nào thì chuẩn

Như đã nói ở trên, chất béo trong tủy xương rất khó tiêu. Do đó, với trẻ mới bước đầu tập ăn dặm, mẹ không nên xinh xương quấy bột cho con. Hệ tiêu hóa non nớt của bé sẽ không tiêu thụ được lượng chất béo động vật này. Nước rau củ, nước sữa, nước nấm… có thể là những gợi ý tốt cho mẹ nuôi con giai đoạn này.

Với trẻ trên 8 tháng tuổi làm quen với đạm, mẹ có thể bắt đầu ninh xương nấu cháo, giúp bé cảm thấy ngọt nước, ngon miệng hơn. Thay vì ninh xương ống, mẹ có thể mua xương hom, xương sườn lợn, xương chân gà hoặc xương cá, vỏ tôm… Khi ninh nên để mở vung, hớt bọt và lọc váng mỡ thật kỹ.

Mẹ có thể để nước xương vào tủ lạnh từ 3-4 tiếng để các cặn bẩn, mỡ, chất béo đông lại tích tụ thành lớp váng trên bề mặt. Lúc đó ta chỉ cần dùng thìa hớt sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Nếu sợ con bị đầy bụng thì khi ninh các mẹ hãy bỏ thêm một nhánh hành tím hoặc một mẩu gừng vào. Hành và gừng cũng hỗ trợ tiêu hóa, chống đầy bụng tự nhiên rất tốt cho con.

Ngoài ra, để tránh cho bé chán ăn, một tuần mẹ chỉ nên ninh xương nấu cháo cho con từ 1-2 lần, mỗi lần nên làm một mẻ nước ninh từ 3-5 lạng xương hom ít mỡ hoặc 10 chân gà ta loại ngon. Thay đổi quay vòng giữa các loại nước nấu cháo sẽ kích thích vị giác của trẻ phát triển hơn nhiều.

Một lưu ý dành cho mẹ: Không nên quá “bài xích” việc ninh xương nấu cháo. Mẹ chỉ sai khi nấu cháo cho con lấy nước chứ không lấy cái. Nên nhớ, dù có được ninh nhừ, đun kỹ đến đâu, lượng vitamin và khoáng chất như đạm, canxi, chất béo.v.v. vẫn tồn tại ở bã thịt, chỉ tan rất ít vào nước. Do đó muốn con phát triển tốt, tăng cân nhanh mẹ cần cho con ăn cả nước cả cái.

Xin mách mẹ một số loại nước xương nấu cháo rất ngon và thơm cho bé:

Nước chân gà, cà rốt, su hào.

Nước xương hom, ngô non, nấm kim châm.

Nước xương cá, cà chua, thìa là.

Nước vỏ tôm, lá hành, lá hẹ.

Nước xương lươn, mùi tàu, nấm hương tươi.

Nước xương hom, đậu đỏ, ngó sen.

Khi ninh xương nấu cháo cho bé, mẹ nên loại bỏ phần mỡ nổi trên vì bao giờ mỡ cũng nhẹ hơn nên nổi lên trên. Như vậy sẽ tốt hơn cho hệ tiêu hóa còn non yếu của bé.

Các mẹ cũng đừng nghĩ ăn nhiều nước xương bé chắc khỏe mà lạm dụng. Lưu ý, khi trẻ đang mắc chứng rối loạn tiêu hóa thì không cho dùng nước hầm xương. Dù trẻ không có vấn đề về tiêu hóa thì trước khi ninh vẫn nên nạo bỏ hết tủy xương và chỉ dùng xương đơn thuần.

Theo nhiều bác sĩ dinh dưỡng trẻ em, trong tủy xương có nhiều chất béo nhưng đó là chất béo động vật (béo no) rất khó tiêu hóa. Nếu trẻ ăn nhiều sẽ gây tiêu chảy hoặc phân sống vì không hấp thụ được. Canxi trong nước hầm xương là canxi vô cơ, cơ thể trẻ cũng không thể hấp thụ được. Đây chính là nguyên nhân khiến trẻ ăn cháo, bột từ nước hầm xương thường xuyên bị còi xương, chậm mọc răng.

Cập nhật thông tin chi tiết về Chia Sẻ Bí Quyết Nấu Mề Gà Xào Rau Củ Giàu Chất Dinh Dưỡng trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!