Xu Hướng 6/2023 # Cách Nấu Cháo Tim Cho Bé Đặc Biệt Thơm Ngon Mẹ Nên Tham Khảo # Top 7 View | Vinaconex.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Cách Nấu Cháo Tim Cho Bé Đặc Biệt Thơm Ngon Mẹ Nên Tham Khảo # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Cách Nấu Cháo Tim Cho Bé Đặc Biệt Thơm Ngon Mẹ Nên Tham Khảo được cập nhật mới nhất trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Tại sao mẹ nên nấu cháo tim cho bé

Tim động vật nhìn chung cung cấp nguồn dưỡng chất dồi dào như kẽm, sắt, selen và các nhóm vitamin B như B2, B6 và B12. Các chất dinh dưỡng này đều cần thiết và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bé. Tim đặc biệt giàu CoQ10, là chất đóng vai trò thiết yếu trong quá trình sản sinh năng lượng, giúp trẻ có thể vui chơi, hoạt động tốt hơn.

Ngoài ra, trong phủ tạng động vật nói chung có chứa rất nhiều các chất đạm, sắt, chất béo, vitamin A và cholesterol. Trong đó, cholesterol chiếm hàm lượng cao hơn rất nhiều so với các thực phẩm khác như thịt, cá, hải sản…Vì vậy mẹ không nên cho con ăn quá nhiều tim động vật. Nếu không bé sẽ bị đầy bụng, khó tiêu, lâu dần sẽ sinh bệnh béo phì.

2. Ba cách nấu cháo tim cho bé ăn ngon

2.1. Cách nấu cháo với tim heo và hành tây giúp con tránh xa cảm cúm

Hành tây được coi là thần dược điều trị và phòng tránh các bệnh hô hấp ở trẻ nhỏ. Lưu huỳnh trong hành tây có tác dụng giảm cholesterol xấu, kháng viêm và giảm lượng đường trong máu. Ngoài ra, chất xơ trong hành tây còn giúp bé cải thiện tiêu hóa, vitamin D và canxi hỗ trợ bé phát triển xương khỏe mạnh.

Cháo tim kết hợp cùng với hành tây, rau cần sẽ rất tốt cho cơ thể trẻ nhỏ. Đặc biệt là đối với những bé bị ốm, ho, sổ mũi. Ngoài ra một tô cháo tim heo hành tây vào ngày se lạnh sẽ là món ăn tuyệt vời cho cơ thể bé đấy.

Đầu tiên trong cách nấu cháo tim cho bé, mẹ đem phần gạo tẻ cùng gạo nếp đi vo sơ với nước. Sau đó cho thêm lượng nước vừa đủ rồi nấu đến khi gạo nở thật đều thì hạ lửa, ninh cho cháo mềm.

Để chọn được những quả tim heo ngon, mẹ chỉ nên chọn những quả có màu đỏ tươi, bề mặt tim mềm mại, nhẵn bóng. Màng bao tim dính liền với cơ tim, ấn vào tim thấy có độ đàn hồi, có chút dịch huyết hồng tiết ra.

Khi đã có phần tim heo như ý, mẹ tiến hành cắt bỏ cuống tim, rửa sạch rồi thái thành từng lát mỏng, vừa cho trẻ ăn. Đồng thời mẹ rửa sạch hành tây, thái thành múi cau nhỏ. Đối với rau cần mẹ cũng phải rửa thật sạch, sau đó băm thật nhỏ cho bé dễ ăn.

Tiếp theo, mẹ bắc chảo lên bếp rồi phi chút hành dầu cho thơm. Sau đó mẹ cho phần tim heo vào xào thật đều tay. Khi tim heo gần chín thì mẹ tiếp tục cho thêm hành tây vào xào thật đều, nêm thêm chút gia vị, đợi chín hẳn thì trút vào chén cất riêng.

Đợi khi cháo đã chín nhừ, mẹ cho phần tim heo, hành tây vừa xào chín cùng cần tây băm nhỏ vào nấu chung. Mẹ nhớ khuấy cháo thật đều để không bị cháy phần dưới, cháo không bị khê. Cuối cùng khi cháo gần chín, mẹ nêm gia vị phù hợp độ tuổi của trẻ rồi tắt bếp.

2.2. Cách nấu cháo tim cho bé đổi vị với tim bò cùng rau cải xanh

Có rất nhiều cách nấu cháo tim cho bé ăn ngon, dễ nấu mà còn tiết kiệm thời gian cho mẹ. Ngoài món cháo tim hành tây, chúng tôi mách nhỏ các mẹ thêm một cách nấu khác là cách nấu món cháo tim bò cải xanh đơn giản và vẫn bổ dưỡng cho con yêu.

Để nấu món cháo tim bò cải xanh, mẹ chuẩn bị những nguyên liệu sau:

1 chén cháo nấu sẵn cho bé

Tim bò 50g

Rau cải chíp 50g

Dầu olive

Nước mắm ngon cho bé

Đầu tiên trong cách nấu cháo tim cho bé là xử lý tim bò. Mẹ rửa thật sạch, bỏ cuống rồi thái thành từng lát mỏng. Mẹ ướp chung với chút hạt nêm rồi cất riêng, tiếp tục chuẩn bị những nguyên luyện khác.

Rau cải mẹ rửa thật sạch, ngâm nước muối chừng 15 phút rồi xả lại với nước một lần nữa. Sau khi cải ráo thì mẹ băm nhỏ, cất vào chén để riêng. Mẹ nhớ rửa tay thật sạch và giữ gìn vệ sinh trong quá trình chế biến để đảm bảo an toàn thực phẩm cho bé.

Tiếp đó mẹ phi chút hành dầu cho thơm, cho tim bò vào xào cho đến lúc chín. Phần cháo đã chuẩn bị trước đó mẹ đem hâm cho nóng. Sau đó cho phần tim bò đã chín cùng rau cải vào nấu chung, khuấy thật đều tay cho đến khi cháo chín.

2.3. Cách nấu cháo tim cho bé với hạt sen và tim gà

Trong các cách nấu cháo tim cho bé, cháo tim gà hạt sen là món ăn giàu chất dinh dưỡng lại lạ miệng với trẻ nhỏ. Tim gà là thực phẩm giàu protein, kẽm, sắt có thể cung cấp lượng năng lượng dồi dào cho cơ thể bé. Hạt sen có vị ngọt bùi, thơm mát lại có tác dụng an thần, dễ ngủ, các chất dinh dưỡng như đường, tinh bột, đường trong tim gà còn giúp con giải nhiệt, chữa đau đầu, kích thích vị giác và giảm suy nhược ở trẻ.

Tim gà cùng hạt sen hòa quyện với nhau sẽ tạo nên một món ăn hấp dẫn, thơm ngon từ màu sắc đến hương vị. Để thực hiện món ăn này, mẹ chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:

Hạt sen mẹ ngâm với nước sôi, xả lại với nước cho thật sạch rồi để ráo. Tiếp đó mẹ phi chút hành dầu lên cho thơm, đem phần tim gà đã ướp trước đó vào xào thật đều tay. Đến khi tim gà ngấm gia vị và chín săn lại thì mẹ tắt bếp, bắc phần cháo đã chuẩn bị lên hâm cho nóng.

Khi cháo đã hơi ấm mẹ cho phần hạt sen cùng tim gà vào nấu cùng. Trong khi nấu mẹ nhớ khuấy đều tay để cháo không bị cháy. Đợi đến khi hạt sen thì mẹ nêm nếm cho vừa vị rồi múc một phần ra chén cho bé, món ăn mẹ cho con ăn lúc còn ấm nóng là tuyệt nhất đấy.

Thương Biện tổng hợp

Các Loại Cháo Cá Cho Bé Ăn Dặm Giàu Dinh Dưỡng, Mẹ Nên Tham Khảo

Khoảng thời gian mẹ có thể bắt đầu nấu cháo cá cho bé ăn dặm là vào tháng thứ 8, để bổ sung thêm đạm động vật cho con. Cá là nguồn thực phẩm lành mạnh và được đánh giá cao về dinh dưỡng, tuy nhiên mẹ cần chọn lọc kĩ càng vì không phải loại cá nào bé cũng ăn được. Một số loại cá có tác nhân gây dị ứng hoặc có hàm lượng thủy ngân cao gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển lâu dài của trẻ.

1. Cháo cá lóc

Cá lóc là loại cá sông lành tính, an toàn cho bé, thịt nạc và ít xương, thơm ngon, dễ hấp thu. Cá có hàm lượng đạm cao, chứa nhiều canxi, phốt pho, vitamin PP, B2, ít chất béo.

Cháo cá lóc có thể kết hợp với các loại rau củ sau: đậu xanh, nấm rơm, cà rốt, bí đỏ, khoai lang, khoai sọ, rau ngót, rau chùm ngây, rau mồng tơi, cải bó xôi…Cháo cá cho bé ăn dặm đầu tiên được các mẹ lựa chọn thường là cháo cá lóc.

Cách nấu cháo cá lóc khoai lang cực kỳ tốt cho hệ tiêu hóa của bé

Nguyên liệu:

30g gạo tẻ

50g Cá lóc

1/3 củ khoai lang

5-10ml dầu ăn cho bé

Bước 1: Gạo vo sạch cho vào nồi cùng với 300 ml nước, đun sôi khoảng 25 phút cho cháo chín nhừ.

Bước 2: Cá lóc làm sạch ruột, đánh vảy, dùng muối chà xát bên ngoài da để loại bỏ chất nhớt và rửa thật sạch. Đem cá hấp chín với 1-2 lát gừng, gỡ bỏ hết xương sau đó giã nhuyễn phần thịt.

Bước 3: Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ đem hấp chín rồi tán nhuyễn.

Bước 4: Khi cháo chín cho cá và khoai lang đã tán nhuyễn vào nồi khuấy đều, có thể nêm thêm gia vị tùy theo độ tuổi của bé. Cuối cùng tắt bếp, cho 2 muỗng dầu ăn dặm của bé vào khuấy đều lần nữa.

2. Cháo cá chép

Cá chép chứa các thành phần dinh dưỡng như đạm, omega 3, selen, kẽm… đặc biệt giàu phốt pho, vitamin B12, tốt cho hệ thần kinh và sự phát triển não bộ của bé. Cháo cá chép là cháo cá cho bé ăn dặm ăn giúp chắc khỏe xương răng, sáng mắt và kích thích ngủ ngon.

Cá chép có thể nấu kết hợp với đậu xanh, đậu đỏ, hạt sen, bí đỏ, cà rốt, cà chua, rau ngót…

Cách nấu cháo cá chép với đậu đỏ tốt cho thận

Nguyên liệu:

1 con cá chép

100g đậu đỏ

50g gạo tẻ

2 lát gừng

2 củ hành khô

Bước 1: Đậu đỏ vo sạch với nước, loại bỏ những hạt bị sâu mọt, ngâm trong nước lạnh 4 tiếng hoặc có thể ngâm với nước sôi cho nhanh mềm.

Bước 2: Tiếp theo cho đậu đỏ vào nồi, thêm 300ml nước, đun sôi vặn lửa nhỏ và ninh nhừ. Khi đậu chín, dùng thìa tán nhuyễn.

Bước 3: Cá chép rửa sạch, đem bỏ vào nồi nước sôi luộc cùng 2 lát gừng để khử mùi tanh của cá. Cá chín, vớt ra và gỡ bỏ xương, sau đó tán nhỏ phần thịt cá.

Bước 4: Vo gạo cho vào nồi nước luộc cá, nấu đến khi cháo chín. Cháo chín đổ đậu đỏ vào, khuấy đều.

Bước 5: Bắc chảo lên bếp, phi thơm hành đã băm nhuyễn, cho thịt cá vào xào xơ.

Bước 6: Cuối cùng cho phần thịt cá đã xào vào nồi cháo đậu đỏ khuấy đều tay, tắt bếp.

3. Cháo cá diêu hồng

Cá diêu hồng lành tính, thịt trắng ngon, giàu vitamin A, B, D, selen, kali, omega 3. Các mẹ có thể nấu kèm với các loại thực phẩm khác như rau lá xanh, rau bina, cải xoăn, củ cải, cà chua, cà rốt, bí đỏ, khoai tây…

Cách nấu cháo diêu hồng cà chua tốt cho mắt

Nguyên liệu:

40g gạo

1 trái cà chua

50g thịt cá diêu hồng

5ml dầu ăn

Cách thực hiện:

Bước 1: Cà chua rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt, sau đó băm nhuyễn, nấu chín cùng 1/3 chén nước.

Bước 2: Cá diêu hồng làm ruột, đánh vảy, rửa sạch. Tiếp theo cho cá vào nồi nước sôi luộc chín, sau khi cá chín vớt ra để nguội, gỡ lấy thịt bỏ phần xương, dùng thìa tán nhỏ thịt cá.

Bước 3: Gạo vo sạch cho vào nồi nấu cùng với nước luộc cá, với lửa nhỏ ninh đến khi cháo chín nhừ.

Bước 4: Cháo chín cho thịt cá vào nồi cùng với cà chua, trộn đều đến khi cháo sôi lại. Tắt bếp cho dầu ăn của bé vào, trộn đều lại lần nữa, múc ra chén và để nguội cho bé ăn.

4. Cháo cá basa

Cá basa là loại cá béo, da trơn, chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là omega 3 có trong lớp mỡ cá. Thịt cá chứa nhiều axit amin, chất béo không no có lợi cho sự phát triển trí não của bé.

Cháo cá ba là cháo cá cho bé ăn dặm giàu dinh dưỡng và dễ tiêu, có thể nấu cùng với rau đay, cà rốt, rau mồng tơi, bông cải xanh, khoai tây, cà chua, nấm rơm…

Cách nấu cháo basa với bông cải xanh giàu vitamin và chất xơ

Nguyên liệu:

30g gạo tẻ

50g cá basa phi lê

30g bông cải xanh

1 muỗng dầu olive

Bước 1: Cá và bông cải xanh rửa sạch, cho vào nồi với 300ml nước luộc chín sau đó vớt ra. Dùng thìa nghiền nát cá và bông cải xanh.

Bước 2: Gạo vo sạch cho vào nồi nước luộc cá, nấu chín nhuyễn.

Bước 3: Sau khi cháo chín cho cá và bông cải xanh đã nghiền nát vào trộn đều. Cuối cùng cho dầu ăn vào.

5. Cháo cá hồi

Cá hồi là loại cá được nhiều mẹ lựa chọn làm thức ăn dặm cho bé vì hương vị thơm ngon và lợi ích cho sức khỏe mà nó mang lại. Cá hồi chứa nhiều protein tốt, nguồn sắt, kali, vitamin B12, vitamin D dồi dào và cung cấp axit béo omega-3 tốt cho cơ thể. Cháo cá hồi giúp bé thông minh hơn và phát triển tốt về thể chất.

Cá hồi có thể nấu kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác nhau để đem lại cho bé món cháo bổ dưỡng và ngon miệng. Các thực phẩm nấu cùng như bí đỏ, cà rốt, hạt sen, rau cải, cải bó xôi, rau mồng tơi, phomai, khoai lang, khoai tây, đậu Hà Lan, đậu xanh, củ dền, khoai môn…

Cháo cá hồi, cà rốt và phomai cho bé thông minh và xương chắc khỏe

Nguyên liệu:

30g gạo

50g phi lê cá hồi

1/3 củ cà rốt

1 củ hành khô

1 viên phô mai

Bước 1: Gạo ngâm 1-2 giờ cho mềm trước khi nấu, vo gạo sạch với nước, cho vào nồi với lượng nước vừa đủ, nấu khoảng 30 phút.

Bước 2: Cà rốt rửa sạch, bỏ vỏ. Cho vào nước sôi luộc chín rồi đem nghiền nhuyễn.

Bước 3: Cá hồi rửa sạch bằng nước muối và chanh, hoặc có thể ngâm cá vào sữa tươi không đường 20 phút, để khử mùi tanh của cá và rửa lại bằng nước gừng. Tiếp theo đem cá hồi đi băm nhỏ.

Bước 4: Bắc chảo lên bếp, cho dầu vào và phi thơm hành sau đó cho cá hồi vào xào chín.

Bước 5: Sau khi cháo chín, cho cà rốt và cá hồi vào khuấy đều, cuối cùng tắt bếp và cho 1 viên phô mai vào dằm nhỏ. Múc ra chén, để nguội cho bé thưởng thức.

6. Cháo cá bớp

Thịt cá bớp lành tính, có vị ngọt, thơm béo, thịt dày và mềm. Trẻ em ăn cá bớp rất tốt vì có nhiều DHA, vitamin nhóm B tốt cho não của bé. Lượng canxi, magie và vitamin D cao giúp cho hệ xương răng phát triển. Protein và sắt trong thịt cá cần cho sự tăng trưởng của trẻ và giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Cháo cá bớp và rong biển thơm ngon lạ miệng

Nguyên liệu:

40g Gạo

50g Cá bớp

1 ít rong biển

5-10ml dầu ăn của bé

Bước 1: Gạo vo sạch cho vào nồi với lượng nước vừa đủ, để cháo không bị đặc, đem ninh nhừ.

Bước 2: Rong biển ngâm 10 phút, vớt ra rửa sạch, để ráo nước. Tiếp theo dùng dao cắt và băm nhỏ.

Bước 3: Hành băm nhỏ cho vào chén ướp cùng với cá và 1 muỗng dầu ăn, đem chén cá hấp cách thủy 10 phút. Khi cá chín, dùng vá nghiền nhỏ cá trong chén tùy theo khả năng ăn thô của bé.

Bước 4: Bắc chảo lên bếp, đun nóng 1 muỗng dầu cho hành vào phi thơm. Sau đó cho rong biển băm nhỏ vào xào xơ.

Bước 5: Cho rong biển đã xào vào cháo, nấu tiếp 5 phút cho rong biển chín, đảo đều khi nấu. Cuối cùng cho cá bớp vào, đảo đều tắt bếp.

Với nguồn dinh dưỡng tuyệt vời mà các loại cá mang lại, và sự khéo léo của mẹ khi kết hợp với các loại thực phẩm khác nhau, đem lại món cháo cá cho bé ăn dặm thơm ngon, đủ chất và nhiều màu sắc. Mang lại sự khởi đầu tốt đẹp cho quá trình ăn dặm và sự phát triển của bé.

Thực Đơn Tăng Cân Cho Bé 6 Tuổi Mẹ Nên Tham Khảo Ngay

Bé 6 tuổi là đang ở độ tuổi phát triển nhanh, rất cần được cung cấp một chế độ dinh dưỡng với đầy đủ các dưỡng chất cho sự phát triển tối ưu nhất. Bữa ăn của bé 6 tuổi đã khá giống với của người lớn, gồm 3 bữa chính kèm 1 bữa phụ vào buổi chiều là tốt nhất. Wikisecret xin cung cấp cho mẹ những lời khuyên và thực đơn tăng cân cho bé 6 tuổi hợp lý nhất trong bài viết sau.

Những dưỡng chất đặc biệt cần thiết cho bé 6 tuổi:

Đường:

Đường cung cấp năng lượng để cơ thể hoạt động tốt hơn. Nên bữa chính, mẹ cần cho trẻ ăn đủ tinh bột, bữa phụ cho ăn sữa chua có đường và một ít trái cây để cung cấp đường cho cơ thể.

Sắt:

Thiếu sắt sẽ khiến cơ thể trẻ bị thiếu máu, dẫn đến mất tập trung, tiếp thu bài vở khó, luôn thấy mệt mỏi, buồn ngủ. Do đó, mẹ cần cung cấp sắt cho con thông qua sữa công thức, cho con ăn ngũ cốc vào bữa điểm tâm. Ngoài ra, mẹ tích cực cho con ăn thêm cá hồi, cá ngừ, thịt gà, rau cải xanh đậm, các loại thịt màu đỏ – đều là những thực phẩm giàu sắt.

Axit folic:

Axit folic góp phần hình thành và phát triển hồng cầu. Nếu thiếu chất này, trẻ sẽ thấy mệt mỏi, mau quên, dễ bị kích động. Do axit folic dễ bị mất đi trong quá trình chế biến, nên bên cạnh việc cung cấp thông qua chế độ dinh dưỡng hằng ngày, mẹ nên hỏi ý kiến bác sỹ để xem trẻ có cần uống thêm axit folic hay không.

Vitamin B:

Thiếu Vitamin B, trẻ sẽ dễ hung hăng, dễ thất vọng và dễ cảm thấy chán nản…, loại vitamin này ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng của trẻ. Để tránh trẻ rơi vào tâm lý tiêu cực, mẹ cần cho trẻ ăn nhiều rau quả, thịt cá, và uống bổ sung thêm vitamin B theo chỉ định của bác sỹ nếu cần.

Vitamin A:

Vitamin A phát triển thị giác cho trẻ, được tìm thấy dưới dạng beta-carotene trong các loại rau cải có lá màu xanh đậm, hoặc các loại trái cây có sắc đỏ, vàng…

Kẽm:

Kẽm có ảnh hưởng lớn đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất. Kẽm có nhiều trong thịt và hải sản, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, bí đỏ…

Thứ Hai

Thứ Ba

Thứ Tư

Thứ Năm

Thứ Sáu

Bữa sáng: 2 lát bánh mỳ + 1 quả trứng ốp la + 1 ly sữa Phụ sáng: 1 cốc nước ép cà rốt Bữa trưa: 1 bát cơm + cá cơm chiên giòn + canh khoai tây Phụ chiều: 1 bát súp cua Bữa tối: 1 bát cơm + canh rau dền nấu thịt + thịt sốt cà Trước khi đi ngủ: 1cốc 200 ml sữa

Thứ Bảy

Chủ Nhật

Thực Đơn Cho Bé 10 Tháng Tuổi Biếng Ăn Kiểu Nhật Mẹ Nên Tham Khảo

Thức ăn hằng ngày trongthực đơn ăn dặm của bé cần bổ sung đầy đủ chất đạm, chất béo, vitamin và chất xơ. Ngoài ra, nếu trẻ chán ăn, mẹ nên tránh không cho con ăn vặt trước mỗi bữa ăn chính, sẽ làm cháu mất cảm giác ngon miệng, chán ăn. Đồng thời, khi nuôi dạy con chị em nên thay đổi cách chế biến mới để kích thích khẩu vị, giúp trẻ cảm thấy ngon miệng.

Bé 10 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ?

Thực đơn cho bé 10 tháng tuổi biếng ăn kiểu Nhật cần có đủ các bữa ăn như sau:

3 bữa ăn chính ( ăn bột hay cơm nhão)

2 bữa ăn phụ (trái cây)

Bú sữa (bú mẹ hoặc bú bình khoảng 500-600ml ngày).

Theo đó, nguyên tắc cần đảm bảo trong thực đơn cho bé 10 tháng nhẹ cân phải đủ 4 nhóm chất trong một bữa ăn, gồm chất bột đường (bột), chất đạm (thịt,cá, tôm, cua), chất béo (dầu ăn, mỡ), vitamin và chất khoáng (rau, trái cây).

Nếu thiếu một trong số các thành phần đó đều rất nguy hiểm, ảnh hưởng tới sự hấp thu dinh dưỡng và sự phát triển của trẻ. Ví dụ nếu thiếu chất béo, trẻ sẽ khó hấp thu được một số vitamin như A, D, E, K.. vì các vitamin này được hòa tan trong dầu.

Bên cạnh đó, mỗi ngày bạn nên cho bé bú khoảng 500-700 ml sữa (có thể gồm sữa mẹ, sữa ngoài, chế phẩm từ sữa như sữa chua, phomai…). Đặc biệt lưu ý, từ 19h đến sáng hôm sau, cho bé bú mẹ bất cứ khi nào trẻ có nhu cầu hoặc cho ăn thêm 1-2 bữa sữa.

Thực đơn cho bé 10 tháng tuổi biếng ăn gồm những gì?

Một số món ăn dinh dưỡng cho thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi biếng ăn kiểu Nhật rất đa dạng. Mẹ có thể tham khảo các món cháo cho bé 10 tháng như sau:

Cháo gà nấm rơm Nguyên liệu

Gạo 20g (2 muỗng canh đầy)

Gà nạc 30g (2 muỗng canh)

Nấm rơm 30g (4 – 5 cái)

Dầu ăn 10g (2 muỗng cà phê)

Nước 250ml (đầy 1 chén)

Chút xíu mước mắm iốt hoặc muối iốt

Gạo lựa sạch, vo sơ, ngâm 30 phút, giã dập nấu sẽ nhanh trong 20 phút – 30 phút với 1 bát nước đầy.

Gà nạc, nấm rơm bằm nhuyễn hòa vài muỗng nước cho tan chế vào cháo đã chín cho sôi lại vài phút

Đổ cháo ra chén, cho 2 muỗng dầu ăn, nêm hơi nhạt một chút.

Có thể cho chút hành ngò băm nhuyễn nếu bé thích.

Cháo lươn khoai môn cà rốt Nguyên liệu:

15g gạo tẻ, 50g khoai môn, 40g lươn, 40g cà rốt, gia vị: 10g dầu, chút xíu muối hoặc nước mắm

Nấu gạo với khoai môn 45 phút

Lươn rửa sạch, bỏ gân đỏ của lươn, hấp và tán nhỏ

Cà rốt xắt hạt lựu

Cho hỗn hợp cháo và khoai môn vào nồi, cho vào ½ chén nước.

Cho cà rốt vào, đậy nắp 5 phút.

Sau đó cho lươn vào nồi.

Nêm 2 đến 3 giọt nước mắm.

Để nguội 2 đến 3 phút, cho 10g dầu ăn vào khuấy đều

Bột thịt rau dền Nguyên liệu

Bột gạo 25g (5 muỗng canh gạt)

Thịt heo nạc 30g (2 muỗng canh)

Rau dền 30g (3 muỗng canh)

Dầu 10g (2 muỗng cà phê)

Nước 200ml (lưng 1 chén nước)

Chút xíu nước mắm iốt hoặc muối iốt.

Rau dền cắt thật nhuyễn

Bột gạo + ít nước hòa tan

Thịt băm thật nhuyễn, thêm chút nước đánh tơi ra

Cho phần nước còn lại vào thịt nấu chín

Thả rau muống vào nấu sôi lên cho mềm rau, sau đó cho bột vào khuấy tiếp cho chín bột.

Trút ra chén cho 2 muỗng cà phê dầu ăn vào trộn đều.

Nên nêm nhạt.

Cháo ếch lá sen Nguyên liệu:

Thịt ếch 100g, bột sa nhân 5g, lá sen 1 cái, gạo tẻ 150g, hành.

Gạo nhặt sạch, vo qua, cho vào xoong thêm nước, nấu nhừ thành cháo.

Ếch làm sạch, băm nhỏ cho vào xào với 1 thìa cà phê dầu, hành.

Sau đó cho ếch vào ninh cùng cháo, đến khi cháo nhừ hãy cho sa nhân vào, lấy lá sen đậy nồi.

Hầm thêm 5 phút, để cháo nguội, bỏ lá sen, nêm gia vị.

Đây là bữa sáng cho bé 10 tháng tuổi rất phù hợp.

Thời gian biểu cho bé 10 tháng tuổi ăn dặm

Bé 10 tháng tuổi đã có sự linh hoạt và thích quấn mẹ. Chị em có thể thu xếp thời gian để chăm sóc và cho bé ăn dặm như sau:

7h – 8h sáng: Bé thức dậy, ti mẹ rồi chơi trên sàn nhà hoặc trên giường.

Trước 9h sáng: Bé ăn sáng, thường là bột hoặc váng sữa. Sau đó, mẹ đưa bé đi dạo hoặc cùng mẹ làm việc nhà.

10h sáng: Bé ngủ khoảng 30 đến 60 phút.

12h – 1h trưa: Ăn trưa. Mẹ nên thường xuyên đổi bữa cho bé với đa dạng các loại bột thịt, bột rau, trứng và sữa.

1h – 2h chiều: Giờ chơi trong nhà (nghe nhạc, chơi bóng hoặc tập đi)

2h chiều: Ngủ 2 đến 3 tiếng trong nôi.

4h – 5h chiều: Sau khi bú mẹ, bé sẽ tự chơi với các món đồ chơi hoặc chơi cùng các bé khác trong nhà.

Trước 7h tối: Mẹ tắm cho bé rồi để bé chơi cùng bố.

8h tối: Mẹ đọc truyện và nói chuyện cùng bé. Bé bú mẹ và đi ngủ. Bé sẽ nằm ngủ ngoan ngoãn trong nôi qua đêm.

Nhìn chung khi trẻ biếng ăn, mẹ nên xem xét cho bé ăn đầy đủ, cân đối phù hợp với hướng dẫn trên. Trong giai đoạn này bạn nên dành nhiều thời gian bên bé, giải thích động viên bé.

Đồng thời nên thay đổi thực đơn cho bé 10 tháng tuổi biếng ăn đa dạng các loại thực phẩm hơn. Ngoài ra nên chia nhỏ bữa ăn và thời gian ăn không kéo dài quá 30 phút/1 bữa… Các bữa ăn của bé nên hạn chế hoặc không dùng gia vị vì sẽ ảnh hưởng sức khỏe bé

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nấu Cháo Tim Cho Bé Đặc Biệt Thơm Ngon Mẹ Nên Tham Khảo trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!