Bạn đang xem bài viết Cách Nấu Cháo Cua Cho Bé Ăn Dặm Với Tôm, Mồng Tơi, Mướp được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Nguyên liệu (cho 1 chén bột khoảng 250ml)
Bột gạo hoặc gạo (40g)*
Tôm sú (10g)
Thịt cua (10g)
Mồng tơi (5g)
Mướp (10g)
1 muỗng cà phê nhỏ dầu ăn loại tốt (5ml) như dầu dừa, dầu gan cá, dầu gấc, dầu oliu loại Virgin extra,…
Chén nước vừa đủ (250ml)
* Với cách nấu cháo/ bột cho trẻ ăn dặm này, các mẹ cần chuẩn bị 40 g bột gạo hoặc gạo, ước lượng khoảng 4 muỗng canh đầy bột hoặc 2 muỗng canh đầy gạo. Bột/ cháo thành phẩm phù hợp với bé 8-11 tháng.
Tôm sú: Chọn những con còn sống hoặc vừa chết có vỏ bóng, trơn, đường chỉ ở sống lưng trong, đặc biệt phần đầu và thân dính vào nhau là những con tôm tươi và có thịt chắc. Sau đó lột vỏ, bỏ đường chỉ, rửa sạch và băm nhuyễn.
Thịt cua: Chọn mua cua sống, ấn vào phần bụng thấy săn chắc, yếm còn bám chắc vào thân và hạn chế mua thịt cua đã gỡ sẵn vì mẹ sẽ không biết rõ chất lượng của nó. Sau khi mua về cho cua vào tủ lạnh khoảng 5-10 phút thì cua chết, mẹ rã đông, rửa sạch, mang đi luộc với ít muối và gừng khoảng 15 phút. Khi cua chín, mẹ gỡ lấy phần thịt, dùng tay bóp nát để tránh còn sót vỏ vụn và băm nhuyễn.
Mồng tơi: Lấy lá và ngọn non, rửa sạch, cắt nhỏ.
Mướp: Chọn trái non, gọt vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn.
3. Cách nấu cháo cua cho bé ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng – Số lượng nhỏ
Bước 1: Trộn tôm với 1/3 chén nước, dùng đũa khuấy tan để khi nấu tôm không bị vón cục. Nấu với lửa nhỏ đến khi tôm chín thì tắt bếp và đem xay nhuyễn. Lưu ý, nếu xay với số lượng nhỏ tôm sẽ nhanh nhuyễn hơn đấy.
Bước 2: Mướp hấp chín và xay nhuyễn. Mồng tơi thì hấp chín và dùng muỗng tán nhuyễn.
Bước 3: Nấu bột hoặc cháo cho bé, các mẹ tham khảo Cách nấu bột gạo và cách nấu cháo ở đây để đảm bảo chén cháo/ bột thơm ngon và phù hợp với độ tuổi của bé.
Bước 4: Cho tôm, cua vào nồi cháo/ bột đã được nấu nhuyễn, đun nhỏ lửa, khuấy đều tay để hỗn hợp không bị cháy hoặc vón cục. Khi cháo/ bột đã sôi lăn tăn, cho thêm mướp và mồng tơi vào trộn đều đến khi các thành phần hòa quyện vào nhau (khoảng 3 phút) thì tắt bếp.
4. Cách nấu cháo cua cho bé ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng – Số lượng lớn
Trước tiên mẹ nấu cháo, trong thời gian đợi cháo mềm, mẹ luộc chín tôm và cua, gỡ. Cháo chín, mẹ cho tôm và cua vào trộn đều, để nguội. Chia cháo thành từng phần nhỏ múc vào khay và cho vào bịch zip trước khi giữ đông để đảm bảo thức ăn không bị nhiễm khuẩn. Điều này sẽ giúp các mẹ tiết kiệm thời gian nhưng vẫn đảm bảo được dưỡng chất cần thiết cho bé yêu của mình đấy.
Hướng Dẫn Nấu Cháo Tôm Mồng Tơi Cho Bé Ăn Dặm
Tôm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt là vitamin A và D, rất tốt cho sự phát triển hệ xương. Bắt đầu từ tháng thứ 7 trở đi, các bà mẹ có thể bổ sung tôm vào thực đơn hàng ngày cho bé thông qua các món cháo hay bột.
Nguyên liệu:
Tôm tươi
Rau mồng tơi băm nguyễn
Dầu ăn
Nước mắm
1 chén cháo trắng
Thực hiện: Chuẩn bị: Tôm lột vỏ, rút chỉ đen, cắt hạt lựu rồi băm nhuyễn Bước 1: Cho 1/3 chén nước + 3 muỗng tôm cho vào nồi, khuấy đều
Bước 2: Sau đó cho tiếp 2/3 chén cháo vào hỗn hợp ban đầu
Bước 3: Đảo đều phần cháo trong nồi cho đến khi sôi nhẹ, cho 2 muỗng rau và 1 muỗng nước mắm vào.
Bước 4: Cuối cùng, nhấc nồi cháo của bé xuống và thêm vào 2 muỗng cà phê dầu ăn
Đối với các khách hàng muốn theo dõi trực tiếp, có thể đến tham dự chương trình Hướng dẫn thực hành nấu chén cháo, chén bột cho trẻ ăn dặm được tổ chức vào lúc 9 giờ sáng thứ Bảy hàng tuần tại Khoa khám Nhi – Sơ sinh BVQT Phương Châu, để được cung cấp các kiến thức về dinh dưỡng và cách thức chế biến thức ăn đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
CN. Nguyễn Hoàng Như Ngọc
Cách Nấu Cháo Thịt Bò Cho Bé Ăn Dặm Với Mồng Tơi
Thịt bò là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao, giúp bé hấp thu chất sắt, tạo hồng cầu, phòng tránh bệnh thiếu máu. Mẹ có thể nấu bột thịt bò kèm rau mồng tơi cho bé măm măm ngon miệng hơn.
1. Nguyên liệu (cho 1 chén bột khoảng 250ml)
Bột gạo (40g)
Thịt bò (20g)
Lá mùng tơi (10g)
1 muỗng cà phê nhỏ dầu ăn loại tốt cho bé (khoảng 5ml).
Chén nước vừa đủ (250ml)
Nếu muốn nấu với số lượng lớn hơn, mẹ chỉ cần lấy tỉ lệ này làm tỉ lệ chuẩn để nhân lên số lượng nguyên liệu cần chuẩn bị.
2. Cách nấu bột thịt bò cho bé ăn dặm với số lượng nhỏ
Thịt bò, chọn thịt nạc mềm,không có gân, rửa sạch cắt nhỏ rồi băm nhuyễn
Lá mùng tơi, rửa sạch, cắt nhỏ
Với cách nấu bột thịt bò cho bé này, mẹ cần 40g bột gạo hoặc gạo (4 muỗng canh đầy bột hoặc 2 muỗng canh đầy gạo). Chén bột/cháo thành phẩm có tỉ lệ 1:6 (1 tinh bột : 6 nước) phù hợp với bé 8-11 tháng (bé đã quen với việc ăn dặm và chưa chuyển sang ăn cơm nát).
3. Cách nấu cháo thịt bò cho bé ăn dặm với mồng tơi số lượng nhỏ
Bước 1: Lá mùng tơi luộc (hấp) chín sau đó tán hoặc xay nhuyễn.
Bước 2: Trộn thịt bò với 1/3 chén nước, dùng đũa quấy tan để khi nấu thịt không bị vón cục. Nấu thịt với lửa nhỏ, sau khi thịt chín thì tắt bếp, đem xay nhuyễn.
Bước 3: Nấu bột hoặc cháo ăn dặm cho bé.
Bước 4: Cho bột hoặc cháo với hỗn hợp thịt bò, mùng tơi vào nồi đun nhỏ lửa và đảo đều khoảng 3 phút thì tắt bếp.
Bước 5: Cho 1 chút dầu ăn vào cháo rồi trộn đều, nhắc xuống để nguội bớt mới cho bé ăn. Mẹ có thể kiểm tra độ nóng của cháo bằng cách thử trên cổ tay.
* Để nấu bột từ cháo ngon hơn, mẹ chỉ cần nấu cháo cho bé trước, sau đó dùng máy xay sinh tố hoặc rây có mắt nhỏ để rây cháo. Một vài lưu ý mẹ cần nhớ khi sử dụng máy xay sinh tố cho các món ăn dặm của con: o Thịt nên xay với lượng nhỏ sẽ dễ nhuyễn hơn. o Cháo và rau nên xay với lượng lớn sẽ dễ nhuyễn hơn.
4. Cách nấu cháo thịt bò cho bé ăn dặm với số lượng nhiềuNếu muốn nấu với số lượng lớn và nấu cháo từ gạo thì mẹ nên cho cả gạo, thịt bò băm vào ninh cùng một lúc. Sau đó chia cháo ra những phần nhỏ đông đá. Nếu muốn, mẹ có thể tán nhuyễn cháo trước khi cho vào đông đá cũng được. Ngày nào bé ăn thì mẹ rã đông hỗn hợp cháo này và đun trên bếp, cho thêm mùng tơi tán nhuyễn hỗn hợp này và đảo đều. Sau khi tắt bếp cho thêm dầu ăn vào và trộn đều.
Cách Nấu Cháo Tôm Với Rau, Bí Đỏ, Khoai Hoặc Mồng Tơi Cho Bé Ăn Dặm
Cháo tôm nói chung và cháo tôm với rau ngót, rau mồng tơi hay là cháo tôm với khoai, với bí đỏ là món ăn giàu dinh dưỡng, bởi vậy món ăn này được nhiều mẹ ưu ái thêm vào thực đơn ăn dặm của các bé. Đặc biệt, cháo tôm sẽ hoàn hảo hơn nếu các mẹ biết cách kết hợp nó với những loại rau củ thích hợp. Trong bài viết này, UNIE sẽ giúp các mẹ trả lời cho câu hỏi: nấu cháo tôm với rau gì cho bé ăn dặm ???
Giới thiệu chung về cháo tômTôm là loại thực phẩm không kén nguyên liệu nấu, có thể kết hợp với nhiều loại rau củ như: rau ngót, rau dền, bí xanh, bí đỏ,… Hơn nữa, tôm đem đến nhiều loại dưỡng chất kích thích sự phát triển toàn diện của bé như: protein, canxi, sắt, vitamin B12, omega 3,…
6 tháng tuổi – thời kì bắt đầu ăn dặm của trẻ, các mẹ đã có thể dùng tôm để làm giàu thực đơn ăn dặm cho bé. Tuy nhiên, khi ấy hệ tiêu hóa các bé còn non nớt, lại vừa làm quen với thực phẩm tươi bởi vậy các mẹ cần căn chỉnh một lượng tôm vừa phải. Nhìn chung, thịt tôm ngọt thơm chính bởi vậy cháo tôm xay là món khoái khẩu của rất nhiều trẻ nhỏ.
Cháo tôm nấu với rau gì cho bé ăn dặm??Cháo tôm bí đỏ thích hợp cho bé ăn dặm từ 9 tháng tuổi trở lên. Sự kết hợp hài hòa vị ngọt của tôm và vị ngọt của bí đỏ đem đến cảm giác ngon miệng cho bé. Đặc biệt, cháo tôm bí đỏ còn hỗ trợ hệ tiêu hóa và kích thích sự phát triển của não bộ.
Nguyên liệu: 200gr bí đỏ, 200gr tôm tươi, 50gr gạo nếp, 50gr gạo tẻ, gia vị (hạt nêm, nước mắm, bột ngọt,…)
Cách nấu cháo tôm bí đỏ cho bé ăn dặm:Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Để cháo mềm hơn, bé dễ ăn hơn các mẹ nên kết hợp gạo nếp và gạo tẻ. Sau khi trộn gạo nếp và gạo tẻ với nhau, các mẹ đem ngâm với nước khoảng 1 tiếng rồi vo sạch.
Đối với bí đỏ, bí đỏ các mẹ gọt vỏ, rửa sạch và cắt thành những miếng nhỏ. Về phần tôm, các mẹ chỉ lấy phần nõn đem luộc qua nước sôi cùng một ít hạt nêm. Sau đó đem nõn tôm đã luộc sơ đổ vào máy xay và xay nhuyễn.
Các mẹ đem gạo và bí đỏ ninh nhừ với một lượng nước vừa phải. Sau khi thấy hạt gạo bung nở, bí đỏ đã nhừ, các mẹ thêm tôm xay nhuyễn vào nồi và khuấy đều tay. Nhớ nêm nếm gia vị cho vừa miệng.
Đối với các bé còn quá nhỏ, sau khi tắt bếp, các mẹ nên lọc cháo qua rây để cháo mịn hơn, các bé dễ ăn hơn, thêm một chút dầu ăn để tăng độ ngậy cho cháo.
Trong khoai mỡ chứa hàm lượng Mangan giúp chuyển hóa Carbohydrates trong thức ăn. Việc kết hợp khoai mỡ trong thực đơn ăn dặm của trẻ góp phần điều tiết quá trình sản xuất năng lượng của bé. Hơn nữa, khoai mỡ rất tốt cho hệ tim mạch.
Nguyên liệu: 100gr tôm tươi, 50gr khoai mỡ, 1 củ hành tím, 1 phần gạo vừa ăn, 1 phần nước hầm xương, gia vị (hạt nêm, nước mắm, bột ngọt,…)
Cách nấu cháo tôm khoai mỡ cho bé ăn dặm:Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Đầu tiên, các mẹ cần gọt sạch vỏ khoai mỡ và rửa sạch cùng nước muối. Sau đó, đem khoai mỡ cắt nhỏ, hấp chín rồi tán nhuyễn.
Đối với tôm, các mẹ bóc sạch vỏ, chỉ lấy phần nõn tôm. Tiếp đến, băm nhỏ tôm rồi xào cùng hành tím.
Bước 2: Nấu cháo tôm khoai mỡ
Khi cảm thấy tôm đã chín sơ, các mẹ đổ nước hầm xương vào, đun sôi rồi cho thêm gạo. Các mẹ đun nhỏ lửa cho đến khi gạo đã nhừ thành cháo thì thêm khoai mỡ vào nồi, nêm nếm gia vị và khuấy đều tay.
Mồng tơi là loại rau rất tốt cho hệ tiêu hóa bởi trong chúng chứa chất nhầy pectin. Trong rau mồng tơi chứa các loại vitamin A, C cùng khoáng chất sắt góp phần sản sinh các tế bào hồng cầu. Việc kết hợp mồng tơi với cháo tôm đem lại rất nhiều giá trị dinh dưỡng cho bé.
Nguyên liệu: gạo, tôm tươi, rau mồng tơi, hành lá, dầu ăn trẻ em, gia vị (hạt nêm, nước mắm, bột ngọt,…)
Cách nấu cháo tôm rau mồng tơi cho bé ăn dặm:Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Đối với tôm, các mẹ rửa sạch, bóc vỏ, bỏ gân đen. Đem tôm băm nhỏ cùng hành lá và cho thêm một chút xíu hạt nêm. Đối với mồng tơi, các mẹ cũng rửa sạch và băm nhỏ.
Bước 2: Nấu cháo tôm rau mồng tơi
Tiếp đến các mẹ tiến hành nấu cháo trắng. Khi thấy cháo đã nhừ thì cho tôm băm và mồng tơi vào khuấy đều. Các mẹ nhớ khuấy liên tục để cháo không bị khê và nêm nếm sao cho vừa miệng. Trước khi tắt bếp các mẹ cho thêm một muỗng canh dầu ăn để gia tăng độ ngậy béo cho cháo.
Cháo tôm rau ngót đậu xanhVới những nguyên liệu dễ tìm mua ở các chợ hay siêu thị như: rau ngót, tôm, đậu xanh, các mẹ có thể sáng tạo thành món cháo tôm rau ngót đậu xanh thơm ngon cho bé. Món ăn này tính mát, giàu dinh dưỡng, giàu canxi chính vì vậy nó vô cùng thích hợp với thực đơn ăn dặm của bé.
Nguyên liệu: 8 muỗng gạo, 1 muỗng đậu xanh bóc vỏ, 4 con tôm tươi, 50gr rau ngót, 1 củ hành tím, 1 miếng bơ lạt/ phô mai, gia vị (hạt nêm, nước mắm, bột ngọt,…)
Cách nấu cháo tôm rau ngót đậu xanh cho bé ăn dặm:Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Bước 2: Nấu cháo tôm rau ngót đậu xanh
Cháo và đậu xanh bạn cho vào nồi nước sôi và hầm nhừ. Căn chỉnh lượng nước sao cho cháo không quá đặc, không quá lỏng.
Nguyên liệu: 100gr tôm tươi, 5 muỗng gạo tẻ, 2 muỗng gạo nếp, 100gr cà rốt, dầu ăn trẻ em, gia vị (hạt nêm, nước mắm, bột ngọt,…)
Cách nấu cháo tôm cà rốt cho bé ăn dặm:Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Đầu tiên, cà rốt bạn gọt vỏ, cắt hạt lựu và bỏ riêng một bên. Còn phần tôm, bạn rửa sạch, lột vỏ lấy nõn tôm rồi đem băm nhỏ hoặc xay nhuyễn. Sau khi tôm đã nhuyễn, bạn ướp tôm với nước mắm khoảng 15 phút để tôm đậm đà hơn.
Tiếp đó. bạn trộn gạo nếp và gạo tẻ với nhau, vo sạch và để ráo.
Bước 2: Nấu cháo tôm cà rốt
Tiến hành nấu cháo, bạn đổ gạo vào nồi và nấu đến khi gạo nhừ, nhuyễn thì thêm tôm băm và cà rốt vào nồi. Trong quá trình nấu, bạn nhớ khuấy đều tay để nguyên liệu hòa quyện với nhau và tránh bị khê cháo. Khi thấy cháo nhuộm màu cam thì bạn thêm nước mắm và dầu ăn. Sau đó, bạn đun thêm vài phút thì tắt bếp.
Những lưu ý khi cho trẻ ăn cháo tômĐể cung cấp nhiều dưỡng chất, tốt cho sức khỏe của bé, UNIE khuyên các mẹ nên chọn tôm đồng để nấu cháo. Khi sơ chế tôm, các mẹ lưu ý phải bóc sạch vỏ bởi vỏ tôm rất dễ làm các bé bị hóc. Ngoài ra, các mẹ phải gỡ bỏ cả gân đen ở lưng tôm.
Tôm là loại thực phẩm dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng ăn được tôm. Khi cho các bé làm quen với tôm, các mẹ cần theo dõi xem bé có bị dị ứng với tôm không.
Nếu bé bị ho, tuyệt đối không cho bé ăn cháo tôm vì hệ hô hấp rất nhạy cảm với mùi tanh của tôm. Việc cố chấp cho trẻ ăn cháo tôm sẽ khiến tình trạng ho của bé kéo dài lâu hơn.
Cách Nấu Canh Cua Đồng Rau Đay Với Mướp, Mồng Tơi Không Bị Nhớt
Nguyên liệu để nấu canh cua đồng rau đay
– Cua đồng: Chọn những con cua đồng cái, màu cua vàng tươi (nhất là ở phần bụng). Cua đồng cái tuy không có được càng to như cua đực song lại rất béo, cho nhiều riêu cua và ngọt nước. Chuẩn bị khoảng 0,5 – 0,6 kg cua.
– Rau đay: Chọn loại rau đay còn non, ngọn vừa phải. Cần lưu ý để tránh mua phải loại rau đay đắng thì sẽ làm ảnh hưởng tới mùi vị chung của toàn món ăn. Chuẩn bị khoảng 1 mớ rau đay cỡ vừa.
– Mồng tơi: Mồng tơi bạn có thể sử dụng nguyên phần ngọn hoặc cả phần ngọn và lá hay chỉ lá mồng tơi đều được. Cũng như rau đay, mồng tơi bạn chọn loại non sẽ ngon hơn khi nấu. Chuẩn bị 1 mớ mồng tơi cỡ vừa.
– Mướp hương: Món canh cua sẽ không thể ngon và chuẩn vị nếu thiếu những quả mướp, nhất là loại mướp hương có mùi thơm tự nhiên. Chuẩn bị 1 – 2 quả mướp hương tuỳ kích cỡ. Lưu ý là bạn cũng chỉ nên chọn loại mướp non, tránh những quả già nếu không thì sẽ bị xơ.
– Các loại gia vị: Gia vị để nấu canh cua bao gồm muối ăn trắng, bột nêm, mì chính, bột canh. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng tới bột tôm để thay các gia vị trên sẽ dậy mùi hơn.
Cách nấu canh cua đồng rau đay mướp hương ngon Bước 1: Chuẩn bị và giã cua– Cua đồng cần làm sạch bùn đất trước khi đem giã và nấu canh. Để làm sạch cua, bạn ngâm cua vào trong chậu nước sạch hoặc chậu nước gạo để cua nhanh nhả đất. Tiếp đến, bạn cho cua vào rổ và xối mạnh dưới vòi nước để phần bùn đất còn lại bị loại bỏ.
– Cầm tay vào phần mai cua để không bị cua cắp và xé nhẹ để tách riêng phần thịt cua và phần mai gạch. Phần thịt cua rửa lại một lần nước rồi để cho ráo nước trước khi đem giã. Phần mai gạch bạn dùng kim hoặc tăm khêu lấy phần gạch bên trong và bỏ đi phần xác mai.
– Cho phần thịt cua vào cối giã và bỏ vào khoảng ½ thìa cafe muối ăn trắng. Việc bỏ muối sẽ giúp cua giã được bông, riêu cua nổi nhanh và tạo thành bánh lớn hơn. Giã đều tay cho đến khi thịt cua tan đều, mịn nhuyễn là được.
Bước 2: Chuẩn bị rau nấu canh– Rau đay, mồng tơi để nấu canh cua bạn nhặt kỹ để loại bỏ các lá sâu, già úa. Rửa sạch rau sau đó thái nhỏ vừa ăn. Phần mướp hương bạn nạo sạch vỏ rồi thái vát thành các miếng vừa phải. Thái xong phần rau và mướp này bạn để chúng ra rổ cho ráo nước.
Bước 3: Nấu canh cua– Sau khi giã cua xong, bạn dùng rây hoặc vải để lọc lấy nước cua và bỏ đi phần bã. Lọc xong, cho phần nước cua vào nồi và đặt lên bếp sau đó bật bếp nhỏ lửa. Khuấy nhẹ liên tục cho đến khi nồi nước canh nóng già để đảm bảo nồi canh cua không bị khê ở đáy.
– Sau khi phần riêu cua bắt đầu nổi, bạn trút phần gạch cua đã khêu trước đó và cũng khuấy nhẹ đều. Khi nước cua bắt đầu sôi, bạn cho phần rau đay mồng tơi vào trước và phần mướp hương vào sau. Tiếp tục đun nhỏ lửa rồi nêm gia vị cho vừa ăn. Canh cua sôi từ 1 – 2 phút sau là bạn có thể tắt bếp và thưởng thức.
Canh cua đồng rau đay với mướp, mồng tơi không bị nhớt hợp nhất khi bạn ăn với cơm và cà pháo muối. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng Cách nấu canh cua đồng rau đay với mướp, mồng tơi không bị nhớt này để tạo thành các món khác như mì riêu cua, bún riêu cua hay canh chua cũng rất phù hợp.
Mách Nhỏ Cách Nấu Cháo Ếch Với Rau Mồng Tơi Cho Bé Ăn Dặm Ngon Nhất
+ Cách nấu cháo ếch với rau mồng tơi cho bé ăn dặm ngon nhất Chuẩn bị nguyên liệu cho món cháo ếch cho bé với rau mồng tơi: + Gạo 30g (3 muỗng canh đầy) + Thịt ếch 30g (2 muỗng canh) + Rau mồng tơi 30g (3 muỗng canh) + Dầu 10g (2 muỗng cà phê) + Nước mắm, hành… + Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò) Các bước chế biến cháo ếch với rau mồng tơi cho bé ăn dặm: + Bước 1: Gạo…
+ Cách nấu cháo ếch với rau mồng tơi cho bé ăn dặm ngon nhất
+ Gạo 30g (3 muỗng canh đầy)
+ Thịt ếch 30g (2 muỗng canh)
+ Rau mồng tơi 30g (3 muỗng canh)
+ Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
+ Nước mắm, hành…
+ Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)
Các bước chế biến cháo ếch với rau mồng tơi cho bé ăn dặm:
+ Bước 1: Gạo vo sạch, cho vào xoong thêm nước, nấu nhừ thành cháo.
+ Bước 2: Bằm nhỏ thịt ếch.
+ Bước 3: Rau mồng tơi rửa sạch cắt nhỏ.
+ Bước 4: Thịt ếch xào với 1 muỗng cà phê dầu, hành.
+ Bước 5: Cháo chín nhừ cho rau vào, để sôi lại cho chín rau.
+ Bước 6: Cho thịt ếch vào cháo, nêm lại cho vừa ăn, múc ra chén thêm một muỗng cà phê dầu ăn.
1. Cà rốt nghiền cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm (thời gian thực hiện: 2 phút)
+ Nguyên liệu: Cà rốt nghiền: 2 thìa cà phê; cháo trắng: 2 thìa cà phê
+ Cách làm: Nghiền cháo, đổ vào bát. Xong nghiền cà rốt, cho lên trên. Khi ăn có thể xúc 1 thìa cháo trắng ăn trước, sau đó xúc 1 thìa cà rốt nghiền. Hoặc trộn chung 2 thứ và cho ăn cùng lúc. Chú ý: Luộc cà rốt tươi để giữ được hương vị và vitamin tốt nhất.
2. Cháo bắp / Cháo ngô ngọt (5 phút)
+ Nguyên liệu:Cháo trắng: 2 thìa cà phê, ngô/bắp nghiền: 2 thìa cà phê
+ Cách làm: Nấu cháo cùng với hạt ngô cho tới khi mềm, sau đó nghiền nhuyễn, bỏ bã. Chú ý: Có thể nấu hạt ngô riêng, sau đó dùng máy xay cho nhanh. Nhớ lọc hết bã ngô.
3. Súp bánh mỳ sữa (5 phút)
+ Nguyên liệu: Sữa: 1/2 cup (60ml); bánh mỳ gối: 1/4 lát
+ Cách làm: Nếu là sữa bột thì cần pha theo đúng tỷ lệ để có được lượng trên. Bánh mỳ bỏ phần riềm cứng, xé nhỏ và cho vào sữa. Đun ở lửa nhỏ cho tới khi thấy súp sôi thì tắt bếp. Chú ý: Chỉ đun cho tới khi hỗn hợp sôi, sau đó đậy vung kín để bánh mỳ mềm bằng hơi là được.
4. Cháo đậu cô ve (10 phút)
+ Nguyên liệu: Cháo trắng: 2 thìa cà phê, đậu cô ve nghiền: 2 thìa cà phê
+ Cách làm: Đậu rửa sạch, trần qua cho bớt mùi nồng, sau đó luộc chín mềm, nghiền nhỏ. Cho đậu nghiền vào giữa bát cháo trắng.
5. Cháo rau chân vịt (2 phút)
+ Nguyên liệu: Cháo trắng: 2 thìa cà phê; rau chân vịt nghiền: 2 thìa cà phê
+ Cách làm: Rau chân vịt rửa sạch, chỉ lấy phần lá. Luộc cho tới khi chín mềm rồi nghiền nhỏ. Sau đó trộn với cháo trắng. Chú ý: Các loại rau có lá rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
6. Súp khoai tây sữa cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm (10 phút)
+ Nguyên liệu: 1/8 củ khoai tây, 1/2 cup sữa (60ml)
+ Cách làm: Khoai tây gọt vỏ, cắt nhỏ rồi luộc chín. Sau đó cho tiếp khoai tây vào sữa đã pha thành dạng lỏng, đun ở lửa nhỏ cho tới khi mềm nhừ. Cuối cùng là nghiền thành súp. Chú ý: Đây là món ăn dễ tiêu và thơm ngon cho tất cả các thành viên trong gia đình.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nấu Cháo Cua Cho Bé Ăn Dặm Với Tôm, Mồng Tơi, Mướp trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!