Bạn đang xem bài viết Cách Nấu 5 Món Ăn Ngon Và 20 Bài Thuốc Đông Y được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nấm mèo hay còn có tên khoa học là Auricularia auricular, hay còn có tên gọi khác là nấm mộc nhĩ, thuộc họ Auriculariales thường mọc trên thân cây ẩm ướt, có hình giống tai người nên người dùng thường gọi là nấm mèo (tai của cây gỗ). Cùng Thảo Dược Hoàng Gia tìm hiểu về loại nấm tuy quen thuộc nhưng cũng rất độc đáo về dinh dưỡng mà nhiều người chưa biết.
Mô tả nấm mèo:
Theo Đông Y cho thấy, nấm mèo có vị ngọt tính bình có khả năng cung cấp dưỡng chất cho tỳ vị, đại tràng, thận, gan. Có công dụng thanh nhiệt, làm mát mạch máu, có khả năng làm lành các vết thương ngoài da nhanh chóng hơn. Cùng với đó nấm này có khả năng điều trị các bệnh đái dắt, bổ khí, hoạt huyết, bổ khí, nhuận táo, hạ huyết,…
Nấm mèo là món ăn ngon trong ẩm thực Châu Á, là vị thuốc bổ dưỡng cho cơ thể đặc biệt đối với những người bị nan y về tim mạch. Liều dùng của loại này có thể dùng mỗi ngày với liều lượng từ 15- 20g bằng các hình thức nấu các món ăn như xào, nấu, hoặc có thể sắc nước nghiền nhỏ uống.
Nấm mộc nhĩ ngoài tự nhiên.
1. Đặc điểm sinh thái của loại này:
Mộc nhĩ hay nấm tai mèo là một trong những loại cây có khả năng phát triển trên các thân cây gỗ mục, các loại cây mà chúng mọc rất đa dạng. Về hình dáng, mặt trên của tai nấm có một lớp bông màu sậm nâu, bề mặt nhẵn hoặc nhăn, cùng với đó chúng có một chất keo sinh sản, được phủ một lớp phấn bào tử màu trắng được chúng phóng ra khi tai nấm đã trưởng thành.
Cơ quan sinh sản của cây nấm được hình thành với đặc trưng là đảm đa bào, có hình chùy, ở bên trong là một chất keo. Một cây nấm có tới một lượng bào tử nhỏ ở cuống, phát triển nhờ kéo dài qua các lớp bao nhầy trước khi đến bề mặt của thể quả. Trên các cuống nhỏ có một lượng bào tử đảm, thịt của loại nấm dày có độ dày khoảng 1 đến 3mm.
2. Phân bố sinh học:
Về sự phân bố của loài cây nấm này chủ yếu tại các khu vực ôn đới và cận nhiệt đới trên khắp thế giới. Nấm này được tìm thấy tại khu vực châu Âu, châu Á, Úc, Châu Phi và cả Nam Mỹ. Tại nước ta, nấm mèo được trồng để làm thuốc và sử dụng làm dược liệu điều trị một số loại bệnh.
nấm mèo chất lượng, có hàm lượng cao thường mọc tại các cây đặc biệt như cây Dướng, Ruối, Sung, Mít,…Ngoài việc có thể thu hái ở ngoài tự nhiên thông thường, cây nấm mèo có thể được nuôi trồng tại các gốc cây ở những khu vườn hoặc tại trang trại để thu hoạch để nấu ăn, làm dược liệu chữa trị bệnh.
3. Thu hái – Sơ chế:
Thường được nuôi trồng trước khi bước vào mùa hè và mùa thu. Sau khi thu hái thì chúng được rửa sạch qua nước muối, cắt bỏ những phần bẩn dính các loại rêu, rễ cây, bỏ vào vào giá thể rồi mang đi sấy hoặc phơi khô.
4. Bảo quản dược liệu:
Sau khi thu hoạch cần được phơi hoặc sấy khô để bảo quản, nên bỏ trong túi ni lông hoặc hộp kín đậy nắp. Đặt nấm ở những nơi khô ráo trong phòng bếp, thoáng mát, tránh nơi có độ ẩm cao để nấm không bị hư hại ẩm mốc, mối mọt.
5. Thành phần hóa học:
Về thành phần dược liệu thì được tính theo cứ 100g Mộc nhĩ khô thì sẽ chứa một số thành phần hóa học quan trọng như:
• Chất Lipide 0,2 g
• Chất tro gồm 5,8 g
• Calcium Ca 375 mg
• Carotène khoảng 0,03% mg
• Phosphore P 201 mg
• Đường tự nhiên Glucides 65 g
• Chất đạm protein: 10,6 g
• Sắt: 185 mg
• Năng lượng 293,1 kcal
6. Tác dụng dược lý:
• nấm mèo tính bình, có loại vị ngọt thanh.
• Mộc nhĩ qui kinh bao gồm đại tràng và kinh vị.
• Tác dụng làm mát máu, dưỡng huyết, cầm máu, thông mạch
• Thanh nhiệt, giải độc tiêu viêm
Loại nấm này mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể người.
7. Chủ trị:
• Trị trường phong, lỵ ra máu, băng huyết điều trị lở loét, tiểu ra máu, rò rỉ máu.
• Chữa thiếu máu, huyết áp cao, xuất huyết tử cung, táo bón, chữa xuất huyết, chảy máu cam, khái huyết.
• Hỗ trợ cải thiện những tình trạng suy giảm toàn thân.
• Góp phần điều trị cách bệnh lý do nhiệt, bệnh trĩ, chảy máu,…
8. Cách dùng – Liều lượng
Mộc nhĩ có thể xay bột để uống hoặc sắc thành những lát mỏng để uống như dạng trà mỗi ngày, có thể dùng độc nhĩ kết hợp với các vị mộc khác, vị thuốc khác. Ngoài ra, chúng còn có thể dùng như dạng thức ăn đi kèm. Liều lượng nên dùng khoảng 30 -100g nấm mộc nhĩ/ ngày/ người..
Các món ăn ngon hấp dẫn từ nấm mộc nhĩ:
1. Gà xào mộc nhĩ:
Nguyên liệu bao gồm:
– 5 tai nấm hương khô
– 250 gr lườn gà tươi
– 1 miếng lê tươi thái vỏ
– 1 củ hành khô
– 5 tai nấm khô
– 3 thìa nhỏ hạt tiêu
– 15 ml dầu oliu
Cách làm như sau:
– Lườn gà cần luộc sơ qua để chín mềm tuyệt đối, tiếp đến xé nhỏ thịt rồi trộn với 3 thìa tiêu rồi trộn cho đều.
– Ngâm nấm mộc nhĩ và nấm hương với nước cho mềm bớt ra rồi thái nhỏ để riêng ra bát.
– Hành khô thái thành những lát nhỏ.
– Giữ loại khoảng ½ chén nước luộc gà vừa mới luộc, thái nhỏ quả lê và cho vào bát nước luộc tiếp tục đun để cho nước có vị ngọt của lê.
– Bắc bếp lên và tiếp tục cho khoảng 10ml dầu olil phi hành lên cho thơm và chín vừa đủ, sau đó bỏ nấm hương và nấm mộc nhĩ vào xào cho chín.
– Nước lê sau khi đun xong đã có vị ngọt và lê đã chín mềm, bắt đầu đổ bao vào chảo mộc nhĩ và nấm hương, đảo đều tay đến khi nước rút dần thì cho gà vào xào cho khô và chắc thịt lai.
Tiếp theo khi đảo xong chảo bắc bếp và cho ra đĩa cùng với đó ít tiêu, hành lá, rau thơm nếu bạn muốn và bắt đầu thưởng thức ngay thôi, đây là món ăn bổ dưỡng và đặc biệt là món giúp giảm cân hiệu quả!
2. Canh khổ qua nhồi thịt, mộc nhĩ:
Nguyên liệu:
– 300 gr thịt heo xay nguyễn
– 200 gr tôm đất xay nhuyễn
– 6 quả khổ qua cỡ nhỏ
– Hành lá, muối, tiêu, hạt nêm
– Hành tím khô
– 3 tai nấm mộc nhĩ
Cách làm:
– Hành lá thái lát loại nhỏ mỏng, hành tím băm nhuyễn, cùng với đó nấm ngâm nước, khi nở thì trộn tất cả nguyên liệu này với tôm và thịt đã xay nhuyễn, thêm 1 thìa tiêu, 1 nửa thìa muối, cùng với đó là 1 muỗng hạt nêm, đeo bao tay nilong trộn thật đều tạo ra một loại hỗn hợp.
– Quả khổ qua thái nửa ra, rửa sạch rồi để ráo, nhồi với các loại vừa mới trộn vào ruột khổ qua.
– Tiếp theo, ta nấu nước sôi cho vào từng khoanh vào và nấu trong vòng 10 đến 15 phút, thêm chút đường, bột nêm, muối sao cho vừa ăn, cho thêm hành ngò và tắt bếp. Thưởng thức món ăn này không những tốt cho sức khỏe mà còn có hương vị rất đặc trưng của khổ qua, rất nhiều người đã “nghiện” món ăn này từ mộc nhĩ.
3. Tai heo cuộn mộc nhĩ:
Nguyên liệu:
– 1 tai heo
– 3 tai mộc nhĩ:
– Hành khô, dấm, bột canh, hạt tiêu, sả.
Cách làm:
– Tai heo làm sạch qua với muối và giấm. Cắt phần lỗ tai, lọc mọc mỡ ở chân tai, dùng lưỡi lam cạo sạch các phần lông còn sót lại rồi sửa qua 1 lần nữa.
– Nấm ngâm với nước cho nở ra, cắt bỏ các phần chân nấm đi, rửa sạch rồi thái lát mỏng, hành bóc vỏ ra.
– Trải mộc nhĩ đều vào bề mặt trong của tai heo rồi cuộn lại, dùng chỉ để cố định tai heo lại. Chú ý nên buộc chặt để trong quá trình luộc mộc nhĩ không bị bung rời ra. Cho tai heo cuộn mộc nhĩ vào nồi và đun với nước cùng 2 thìa giấm, 1 thìa muối. Luộc khoảng 10 phút cho ta heo ra và rửa lại bằng nước sạch.
– Đổ nước luộc cũ và cho một lượng nước mới vào, cho thêm sả, hạt tiêu, 2 thìa giấm và luộc cùng với tai heo cuộn nấm. Nước sôi thì để lửa nhỏ lại khoảng 25 phút sau đó tắt bếp.
Vớt tai heo cuộn mộc nhĩ ra đĩa để nguội sau đó bỏ vào tủ lạnh cho đến khi có độ lạnh vừa đủ khoảng 3 giờ là có thể ăn được, khi ăn cắt bỏ các phần chỉ đã cuộn đồng thời làm một bát nhỏ muối tiêu chanh để chấm sẽ cực kì thơm ngon và hấp dẫn.
4. Chả giò nem mộc nhĩ (thực phẩm chay)
Nguyên liệu chuẩn bị:
• 4 tai mộc nhĩ
• 2 cây nấm đùi gà
• 50g nấm kim châm tươi
• 1/2 củ cà rốt
• 50g nấm đông cô tươi
• Bánh tráng để cuốn
• Gia vị: tiêu, rau thơm, bột năng.
Thực hiện:
• nấm mèo sau khi ngâm nước nở ra bắt đầu thái thành những lát mỏng, nấm đùi gà và nấm kim châm đem rửa sạch và thái thành hình hạt dưa nhỏ. Cà rốt sau khi gọt vỏ, thái sợi, băm nhỏ các nguyên liệu trên.
• Dùng rau thơ, hạt tiêu, các gia vị vừa với khẩu vị và khoảng nữa muỗng bột canh trộn đều các nguyên liệu với nhau.
• Cuốn thành dạng chả rồi chiên với lửa vừa phải, chiên đến khi lớp ngoài chả có màu ngả vàng thì ngưng không cần quá kĩ vì tất cả đều là thực phẩm rau, chiên khoảng 5 phút thôi là được. Nên cho một lượng dầu vừa đủ để chả được chín đều, tránh tình trạng không chín đều, cháy.
• Khi ăn có thể làm bát nước chấm như mắm chua ngọt, tương ớt đều ngon.
5. Trứng chiên đậu phụ mộc nhĩ:
Nguyên liệu:
– 4 quả trứng
– 1 đậu phụ
– 3 tai nấm mèo
Cách làm như sau:
– Đập trứng ra bát cho gia vị như hạt nêm, bột ngọt và khuấy đều.
– Đậu phụ dằm nhuyễn ra sau đó khuấy cùng trứng.
– Mộc nhĩ ngâm với nước nóng 30 phút cho nở ra rồi rửa sạch lại bằng nước lạnh, thái thành những lát mỏng vừa đủ rồi trộn cùng với trứng và đậu phụ, cho một ít nước mắm, mì chính vào rồi tiếp tục khuấy đều.
– Bắc chảo dầu với lượng dầu vừa đủ, đến khi dầu nóng thì bắt đầu dùng muôi múc các hỗn hợp mới trộn vào chiên thành các miếng như bánh rán, lật 2 mặt để trứng có màu vàng ngon rồi bắc ra để nguội dần rồi chấm với nước tương, mắm rất ngon.
Các bài thuốc có sử dụng Nấm Mèo (mộc nhĩ):
1. Hỗ trợ điều trị bệnh mỡ trong máu, di chứng tai biến:
Sử dụng Nấm nấm mèo, nấm tuyết, mỗi loại khoảng 100 g, rửa sạch, ngâm với nước nóng cho nở ra và thái nhỏ. Chần nấm qua nước sôi, sau đó nhúng lại với nước, để ráo nước sau đó đặt vào đĩa to. Lại dùng Dưa leo 1100g, rửa sạch và thái lát, trộn đều cùng các loại nấm. Rưới dầu olil sôi và cho thêm các gia vị như rau thơm, tiêu và thưởng thức.
2. Hỗ trợ điều trị các triệu chứng mỡ trong máu, phòng ngừa tắc nghẽn động mạch:
Sử dụng nấm mèo 10g, táo lớn 5 quả, thịt lợn nạc 100g, 3 lát gừng hầm với 6 chén nước, hầm đến khi bốc hơi còn 2 chén thì thêm muối, thưởng thức như canh bình thường. Mỗi ngày dùng 1 lần, liên tục trong khoảng 20- 30 ngày.
3. Điều trị nhiều đờm:
Sử dụng nấm mèo 40g, đường phèn khoảng 15g, nấu cùng một lượng nước vừa đủ. Dùng uống trong ngày.
4. Chữa kinh nguyệt không đều, tiểu tiện ít, nước tiểu ngả vàng:
Sử dụng nấm mèo để thanh lọc với công thức mộc nhĩ 40g, ngâm nở rửa sạch, xào với lửa nhỏ. Sau đó thêm khoảng 300 ml nước, nấu đến khi chín, nên thêm 15g đường phèn, dùng uống.
6. Chữa đại tiểu tiện ra máu:
Sử dụng nấm mèo 100g, nấu nước dùng uống.
7. Điều trị đau răng:
Sử dụng nấm mèo sắc lấy nước dùng nước ngậm và súc miệng.
8. Điều trị đại tiện khó:
Sử dụng nấm mèo và hải sâm mỗi vị với 40g, phèo lợn 300g. Phèo rửa sạch, cắt thành các đoạn ngắn nhỏ, hầm cùng nấm mèo và Hải sâm hoặc có thể xay nhuyễn mộc nhĩ và hải sâm để nhồi vào phèo, nêm thêm gia vị sao cho vừa miệng, dùng khi còn nóng.
9. Chữa táo bón:
Sử dụng nấm mèo 6g, Hồng khô 40 g nấu thành chè và dùng khi nóng
10. Chữa huyết áp cao, xơ cứng tiểu động mạch, chảy máu ở võng mạc:
Sử dụng nấm mèo 40g ngâm chung với nước, sau đó mang đi hấp chín cùng với đường khoảng 30 phút đến 1 giờ, dùng trước khi đi ngủ.
11. Điều trị suy nhược cơ thể:
Sử dụng nấm mèo, Chà là, mỗi vị 40 g, sắc thành nước và dùng uống mỗi ngày.
12. Dưỡng ẩm, chỉ huyết, phòng chống các bệnh xuất huyết:
Sử dụng nấm mèo 15 – 40 g, ngâm nước ấm cho nở hết cỡ, rửa cho sạch, hầm nhừ, gia vị: thêm đường trắng, dùng trong ngày.
13. Tán ứ, chỉ huyết, dùng cho phụ nữ đau bụng kinh, rong kinh:
Sử dụng nấm mèo 60 g, sao đến khi bốc khói là được, kết hợp cùng với Huyết dư thán 10 g, tán thành bột mịn, trộn đều. Mỗi ngày dùng uống 7 – 10 g, có thể dùng với giấm thanh.
14. Điều trị ho cơ thể suy nhược lâu ngày:
Sử dụng nấm mèo 10g ngâm nước ấm, rửa sạch, Đại táo 5 quả, bỏ hạt, gạo tẻ 100 g, đường phèn vừa đủ. Đun các nguyên liệu và để nhỏ lửa cho đến khi thành cháo, gia thêm 1 lượng đường phèn, sử dụng trong ngày mỗi lần dùng 1 nửa, dùng 2 lần/ ngày.
15. Tác dụng bổ thận, điều trị xuất huyết tử cung cơ ndùngg do thận hư:
Sử dụng nấm mèo 200 g, ngâm nước ấm sau đó rửa sạch hầm với Hồng táo 2100g, trong 2000 ml nước để mềm nhừ. Gia thêm đường phèn, chia thành khoảng 5- 7 phần, mỗi ngày nên dùng 1 phần và chia thành 2 bữa.
16. Phòng ngừa bệnh tiểu đường:
Dùng nấm mèo và Biển đậu, mỗi vị phân với lượng bằng nhau, tán thành dạng bột mịn. Mỗi lần dùng uống 15g.
17. Điều trị tiểu ra máu:
Sử dụng nấm mèo 40 g, Hoa hiên 120 g, đường phèn phân lượng vừa đủ, nấu thành canh, dùng dùng khi còn nóng.
18. Điều trị bệnh chấn động mạch vành tim:
Sử dụng 6 g nấm mèo, Ý dĩ 10 g, thịt lợn 100 g, Phật thủ 100g, nấu thành canh và dùng như canh bình thường.
19. Điều trị các triệu chứng thuộc viêm phế quản:
Sử dụng nấm mèo 20 g, ngâm với nước ấm cho đến khi nở, nấu cùng 20 g đường phèn. Lấy nước mộc nhĩ dùng uống trong ngày.
20. Tư âm bổ gan, kiện não, tăng cường sức khỏe cải thiện não bộ:
Sử dụng nấm mèo 60g, một nửa sao cháy một nửa sao khô, kết hợp với vừng 15g sao thơm, tán nhỏ, trộn đều với nhau. Mỗi ngày dùng 10 g hãm với 150 ml nước sôi, dùng uống thay trà rất tốt cho gan, tăng cường sức khỏe.
Lưu ý khi sử dụng nấm mèo (mộc nhĩ):
Không nên dùng quá nhiều nấm mèo. Điều này có thể làm tắc nghẽn đường tiêu hóa và khiến dạ dày khó tiêu.
Không dùng kết hợp với củ cải trắng và ốc bươu.
Không được ăn ở dạng tươi.
Không nên sử dụng ngâm nước quá lâu, điều này có thể gây ngộ độc.
Không nên ngâm bằng nước quá nóng. Nên ngâm bằng nước lạnh.
Người viêm dạ dày mạn tính, viêm đại tràng hoặc đại tiện với phân lỏng nên kiêng sử dụng.
Sử dụng nấm mèo thường xuyên có thể ngăn ngừa và điều trị nhiều bệnh lý và mang lại lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, để tránh gây ảnh hưởng xấu và nguy hại đến sức khỏe, nên tuân thủ các qui tắc đã được cân nhắc trước khi dùng.
Các Món Ăn, Bài Thuốc Bổ Thận Đông Y
Chăm sóc thận nghĩa là dưỡng sinh mệnh, hãy thử món ăn dưỡng thận của đông y. Theo đông y muốn sống thọ thì thận phải khỏe. Đây là các món ăn bổ thận đơn giản nhưng được các chuyên gia đông y rất ưa chuộm. Với nguyên liệu đơn giản và cách nấu nhanh chóng.
Các món ăn, bài thuốc bổ thận đông yĐông y quan niệm, thận là gốc của tuổi thọ, thận khỏe thì tuổi thọ sẽ cao, thận yếu thì sức sống sẽ ngắn lại. có một món ăn giúp bổ thận được đông y sử dụng phổ biến. Thành phần đơn giản, cách nấu nhanh chóng bạn nên biết để sử dụng khi cần thiết.
Món ăn này phù hợp với cả nam và nữ, thực phẩm tốt, lành, hoàn toàn tự nhiên, không có tác dụng phụ. Ăn đều đặn trong tuần và kéo dài đều được.
Nguyên liệu:
Óc chó: 3 quả.
Khoai từ/khoai mỡ.
Khoai lang: 4 miếng nhỏ.
Đậu đen: 1 nắm.
Vừng (mè) đen: 1 nắm.
Hạt kê: 1 nắm.
Gạo đen/gạo lức: 1 nắm.
Kỷ tử: 1 nắm nhỏ.
Như chúng ta đã biết, quả óc chó và hạt vừng đen là các loại thực phẩm tự nhiên tốt nhất cho việc bổ thận. Bên cạnh đó đậu đen được xem là lương thực của thận. Có tác dụng bổ thận cố tinh, làm cho tóc mọc đen dày và óng mượt.
Gạo lức hay gạo đen nói chung là thực phẩm bổ âm, ích thận, kiện tì ích khí. Khi nấu đậu đen với gạo đen thành món cháo, kết hợp các loại thực phẩm trên với nhau thì món ăn sẽ trở nên ngon tuyệt hảo.
Cách làm:
Nếu bạn nấu vào ban ngày: đậu đen, gạo đen, khoai nên ngâm ít nhất khoảng 40 – 50 phút. Sau đó cho đậu đen, gạo đen, kê, khoai vào nồi. hạt óc chó đập dập vỡ hỏ rồi cho vào nồi và nấu đun sôi, vặn lửa nhỏ tiếp tục đun trong khoảng 20 – 30 phút. Tiếp tục cho vừng đen, kỷ tử vào nấu sôi thêm 20 – 30 phút nữa. Khi cháo đã chín nhừ thành dạng hồ thì thêm đường.
Nếu nấu vào buổi đêm: sau khi ăn trưa hoặc vào bữa ăn tối, bạn ngâm các loại hạt như kể trên. Đến trước lúc đi ngủ thì thêm vừng và kỷ tử vào nồi, bật lửa to nấu sôi, sau đó tắt bếp, không nên mở vung nồi. Vào sáng sớm hôm sau thêm một chút nước và đường, tiếp tục đun sôi chờ nguội bớt là có thể sử dụng.
Món ăn với giá đỗGiá đỗ từ lâu được xem là cây thuốc giúp bổ thận tráng dương. Gía đỗ rất lành tính giúp nhuận trường nhiều vitamin C giúp giải độc gan thận. Giá đỗ khi được kết hợp với các thực phẩm bổ dưỡng khác cho kết quả bất ngờ.
Bài 1: giá đỗ xanh 100 – 200g rửa sạch ngâm nước muối loãng 5 – 10 phút ăn sống 15 – 30 ngày.
Bài 2: giá đỗ xanh, sò huyết mỗi thữ 200 – 300g. Giá đỗ rửa sạch chần tái, sò huyết đem nướng. Ăn liên tục 10 – 15 ngày. Nghỉ 3 – 5 ngày ăn nhắc lại 3 – 5 liệu trình.
Bài 3: giá đỗ xanh 250g, thịt bò 50g. Tất cả rửa sạch chần tái ăn liên tục trong 10 – 15 ngày. Nghỉ một đến hai tuần, ăn nhắc lại, ăn liên tục vài liệu trình.
Bài 4: giá đỗ xanh 100 – 200g, cật lợn 1 quả, gia vị đủ dùng. Tất cả đem xào ăn liên tục 10 – 15 ngày. Nghỉ 1 tuần rồi ăn nhắc lại ăn liên tục 2 – 3 liệu trình.
Bài 5: giá đỗ xanh 200g, trứng gà ta 3 quả. Giá đem chần tái, trứng luộc lòng đào ăn liên tục 7 – 10 ngày. Nghỉ 2 – 3 ngày ăn nhắc lại liên tục từ 3 – 4 liệu trình.
Món ăn từ lá hẹLá hẹ từ lâu đã được đông y sử dụng để điều trị yếu sinh lý. Lý do là hẹ có tính bình đi vào hai kinh can thận giúp giải độc và phục hồi chức năng thận. Lá hẹ có chứa mùi thơm đặc trưng giàu dược tính. Trong thành phần có chứa vitamin C, chất xơ, carotene, methylanin, alinin, sulfide…
Có khả năng kích thích sự hưng phấn. Vì thế lá hẹ được sử dụng để giã lấy nước uống hoặc làm các món ăn bổ thận rất tốt.
Bài 1: hẹ 50g, hến 300g, gia vị đủ dùng. Hẹ rửa sạch hến luộc chín gỡ thịt rồi lọc lấy nước. Đem nấu canh ăn với cơm ăn từ 2 – 3 bữa liên tục trong 1 tháng.
Bài 2: hẹ 200g, tôm thịt 100g, gia vị đủ dùng. Tôm sơ chế đem xào với hẹ tuần ăn 2 – 3 bữa, ăn liên tục 2 – 3 tháng.
Bài Thuốc Đông Y Trị Nấc
Theo Đông y, nấc là do ăn uống không điều độ, ăn uống những thứ sống, lạnh làm cho hàn kết trong dạ dày, bực tức, u sầu, trạng thái tinh thần không cân bằng làm cho ca khí phạm gây nên.
Theo Đông y, nấc là do ăn uống không điều độ, ăn uống những thứ sống, lạnh làm cho hàn kết trong dạ dày, bực tức, u sầu, trạng thái tinh thần không cân bằng làm cho ca khí phạm gây nên. Cũng có một số trường hợp do âm dịch trong dạ dày tổn thương hoặc tì vị kém gây nên.
Bài 1: Cuống quả bí xanh 5 cái, khi lấy cuống quả bí xanh cần chú ý lấy đầu trên sát thân cây, đầu dưới sát quả, rửa sạch, thái mỏng, sấy khô, cho vào ấm pha trà, chế thêm 300ml nưới sôi, ủ kín sau 20 phút, chắt lấy nước, chia 2 ngày uống, mỗi ngày uống 3 lần.
Bài 2: Hạt hẹ 18g, tai quả hồng 7 cái, tai quả hồng rửa sạch, giã dập cho vào ấm pha trà, chế thêm 150ml nước sôi, ủ kín sau 20 phút, hạt hẹ phơi khô tán bột mịn, chia 2 lần uống trong ngày, với nước tai quả hồng, cần uống 2 – 3 ngày. Hoặc có thể dùng tai quả hồng 7 cái rửa sạch, giã dập cho vào ấm pha trà, chế thêm 150ml nước sôi, ủ kín sau 20 phút, chia 3 lần uống trong ngày,cần uống 2 – 3 ngày liền.
Bài 3: Quả vải khô 7 quả, thái nhỏ, đem sao cho cháy đen, tán thành bột mịn, chia làm 6 phần mỗi ngày uống 3 phần chia làm 3 lần trong ngày, uống với nước sôi để ấm trước khi ăn 15 phút.
Bài 4: Vừng đen 30g, đường trắng 20g. Vừng đen sấy khô, tán nhỏ, trộn đường, chia 3 lần uống trong ngày với nước sôi để ấm.
Bài 5: Lấy hai quả trứng gà quấy đều, chế thủ ô 30g sao lấy nước cho vào trứng gà để ăn, ngày một lần.
Bài 6: Lá tre 20g, gạo tẻ rang vàng 20g, bán hạ 8g, mạch môn 16g, tai hồng 10 cái, thạch cao 3g (nướng đỏ). Tất cả đổ vào ấm 750ml nước sắc nhỏ còn 250ml nước, chia 2 lần uống trong ngày.
Bài 7: Trần bì sao thơm 16g, gừng sống 10g, các vị cho vào ấm đổ 3 bát nước sắc nhỏ lửa còn 1 bát, chia 2 lần uống trong ngày.
Ngoài ra khi nấc có thể dùng các phương pháp khác như: Chườm lạnh vào cổ 30 phút, mỗi ngày một lần; uống nước từng ngụm nhỏ; nín thở vài giây,… sau khi áp dụng phương pháp trên mà không đỡ hoặc có dấu hiệu bất thường thì cần đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn cụ thể .
Theo SKDS
Cùng Danh Mục:
#6 Món Ăn Và Bài Thuốc Đông Y Bổ Thận Tráng Dương Cho Người Thận Yếu?
Bổ thận tráng dương theo Đông y
Là những dược liệu tự nhiên có khả năng giúp nam giới tăng cường sinh lực, dẻo dai hơn trong sinh hoạt giường chiếu. Những sản phẩm này có tác dụng kích thích cơ thể sản sinh ra các nội tiết tố testosterone cho nam. Đây là loại nội tiết tố chính trong cơ thể giúp sản sinh nhiều tinh dịch hơn và làm tăng ham muốn.
Tác dụng chính
Hỗ trợ điều trị những chứng bệnh về thận như : thận yếu, suy thận.
Giúp nam giới tăng khoái cảm và ham muốn tình dục.
Giúp cơ thể dẻo dai và mạnh mẽ hơn trong chuyện giường chiếu.
Giúp kéo dài thời gian quan hệ.
Một số bài thuốc bổ thận từ Đông y
Ba Kích
Trong Ba kích có chứa các dưỡng chất như Kali, Natri, Magie, Sắt, Kẽm, Đồng, acid hữu cơ, vitamin C, những chất có tác dụng tăng sức dẻo dai, bền bỉ cho cơ thể. Là bài thuốc bổ thận rất tốt.
Tác dụng giúp nam giới: ôn thận, mạnh gân cốt, bổ dương, trừ phong thấp. Có thể dùng ngâm rượu uống hàng ngày.
Tỏa dương (hay còn gọi là “cu chó”)
Tỏa dương trông như cây nấm màu đỏ, hoặc nâu sẫm, có hình thù như dương vật của chó, có hoa tím và mùi hôi. Thường mọc ở khu vực miền núi phía bắc và miền Trung.
Công dụng: Giúp bổ thận tráng dương, sinh tinh huyết, mạnh tình dục, bổ tỳ vị, thông tiểu, nhuận tràng. Chủ trị tình trạng yếu sinh lý, liệt dương, đau lưng, mỏi gối, kém ăn, hoạt tinh, di tinh, yếu sinh lý, mệt mỏi, bổ thận, đau khớp, táo bón, xuất tinh sớm.
Cách sử dụng :
Cách thứ nhất: Sắc lấy nước uống hàng ngày.
Cách thứ hai: Dùng nấm ngâm rượu để uống, ngày khoảng 2 chén nhỏ.
Củ Bá bệnh (củ nhân mật)
Công dụng: Giúp tăng cường sinh sản Luteinizing tự nhiên, làm thúc đẩy quá trình sản sinh testosterone nội sinh nhanh hơn và bền hơn. Từ đó làm tăng ham muốn, tăng số lượng, kích thước, khả năng di chuyển của tinh trùng.
Cách dùng: Dùng rễ cây bá bệnh ngâm rượu, khoảng 10 – 15 ngày có thể dùng được. Ngày dùng hai lần, mỗi lần một chén lớn, uống trong khi ăn hoặc sau ăn.
Cá ngựa
Cá ngựa đã được sử dụng trong đông y từ rất lâu và được xem như một bài thuốc bổ thận quý trong điều trị bệnh và giúp cải thiện sinh lý ở nam giới. Bên cạnh đó cá ngựa còn có tác dụng cho nữ giới khi gặp các vấn đề như thiếu máu sau sinh, đau bụng rất tốt.
Sử dụng cá ngựa dưới dạng thuốc sắc hoặc bột ngâm với rượu, uống ngày 3 lần sẽ có tác dụng tăng cường sức khỏe, bổ thận tráng dương rất tốt cho nam giới.
Hành tây
Hành tây có tác dụng tăng cường sinh lý và được xem như một loại viagra tự nhiên làm kích thích tình dục. Có thể dùng hành tây bằng nhiều cách:
Cách 1: Dùng hành tây ngâm giấm
Hành tây làm sạch, cắt dọc thành miếng nhỏ, đổ giấm vào ngâm khoảng 4 giờ là có thể sử dụng. Khi ăn có thể cho thêm đường và một chút gia vị. Mỗi ngày ăn khoảng 50 – 100g, ăn liên tục khoảng 1-2 tháng. Cách này cũng phù hợp với các trường hợp bị yếu sinh lý, liệt dương, giảm ham muốn.
Cách 2: Hành tây xào cật lợn vừa là món ăn lại tốt cho sức khỏe và sinh lý nam giới.
Đỗ đen
Trong đỗ đen có chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào như protein, glucid, các loại vitamin, khoáng chất và acid amin bồi bổ cơ thể rất tốt.
Đỗ đen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hoạt huyết giải độc, điều trung hạ khí, khứ phong lợi thủy, thanh nhiệt. Sử dụng đỗ đen với các vị thảo dược khác như hà thủ ô, ba kích là phương thuốc bổ thận tráng dương rất tốt cho nam giới. Bên cạnh đó còn có thể chữa đau mỏi lưng, rụng tóc, mộng tinh, xuất tinh sớm.
Có thể ăn món đỗ đen hầm đuôi lợn giúp bồi bổ sức khỏe và chữa bệnh.
Bài thuốc bổ thận từ một số món ăn giúp bổ thận tráng dương
Có khá nhiều món ăn bổ dương có thể giúp nam giới lấy lại phong độ của mình. Dưới dây là một số món ăn tiêu biểu. Giúp bạn dễ dàng thực hiện tại nhà
Canh rau mồng tơi nấu bầu dục lợn
Chuẩn bị: Mồng tơi, rau dền, đôi bầu dục lợn.
Cách thực hiện: Bầu dục để cả vỏ bọc và lớp mỡ, nấu với mồng tơi và rau dền. Dùng khi nóng, sau đó nên uống thêm trà gừng để có hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, trước khi ngủ hãy ăn một thìa vừng đen rang cùng 1 chén nước cơm sẽ rất hiệu quả.
Canh ngao nấm kim châm- món ăn bổ dương hiệu quả
Chuẩn bị: Nấm kim châm 150g, ngao 300g, đậu phụ 500g, hành 15g, gừng thái mỏng 10g, nước xương hầm 500ml.
Cách thực hiện: Rửa sạch nấm kim châm bỏ gốc, chần qua nước sôi pha muối. Ngao ngâm muối rửa sạch, đậu phụ cắt miếng. Đổ cùng với nước canh xương để đun cho thêm gừng. Khi ngao há miệng thì nêm gia vị và hành vừa miệng ăn.
Tôm đồng xào hẹ
Tôm đồng tính ôn vị ngọt có tác dụng bổ thận tráng dương, giải độc bổ trợ trị liệu thận suy và bồi bổ cơ thể, tăng cường sinh lực. Có thể chế biến thành nhiều món như: tôm đồng xào tam thất, tôm viên nấm hương.
Chuẩn bị: Tôm nõn 250g, hẹ 100g.
Cách thực hiện: Tôm rửa sạch đem rán qua, sau cho hẹ vào xào chín. Nên sử dụng thường xuyên để có kết quả tốt.
Cháo hồ đào
Cháo hồ đào trị thận dương suy, đau mỏi lưng, chân yếu, di tinh và chứng tiểu nhiều lần rất hiệu quả.
Chuẩn bị: Hồ đào 60g, gạo đủ nấu.
Cách thực hiện: Hồ đào nguyên vỏ, thêm nước và gạo nấu cháo. Thấy mặt cháo vừa tới nổi váng thì tắt bếp, dùng ăn nóng. Ăn ngày 2 lần vào sáng và tối.
Cháo bong bóng cá, hoàng kỳ và thịt dê
Cháo bong bóng cá, hoàng kỳ và thịt dê có công dụng bổ thận tráng dương, bổ tì ích khí. Các chứng tiểu nhiều, tiểu đêm, đái dầm nên sử dụng món này thường xuyên.
Chuẩn bị: Bong bóng cá 30g, hoàng kỳ 30g, thịt dê nạc 40g, gạo tẻ 50g, hành tây 1 cây, 1 lát gừng sống.
Cách thực hiện: Thịt dê rửa sạch, cắt thành sợi. Bong bóng cá, hoàng kỳ, gạo tẻ cho vào nồi, thêm 500ml nước vào đun nhỏ lửa đến nhừ. Khi cháo chín cho gia vị, hành, gừng và muối ăn vào đun. Vớt bỏ hoàng kỳ và dùng khi nóng. Chia ăn 2 lần vào sáng và tối.
Cháo cá chạch nấu hạt hẹ
Cá chạch có vị ngọt, tính bình có tác dụng bổ khí huyết, tráng dương, thanh nhiệt, trừ thấp, làm hết vàng da. Chạch thường được dùng như một vị thuốc chữa liệt dương, suy giảm sinh lý, xuất tinh sớm.
Chuẩn bị: Cá chạch một con, hạt hẹ.
Cách thực hiện: Hạt hẹ đãi sạch, cho vào túi vải, thêm 500 ml nước, ninh với cá chạch. Khi chin, ăn cá uống nước khi nóng. Dùng đều đặn khoảng 20 ngày sẽ thấy hiệu quả.
Thận yếu nên ăn gì và những thực phẩm không tốt cho thận?
Có thể bạn chưa biết :
TÌM HIỂU THÊM:
Tiểu Đường Và Cách Điều Trị Theo Đông Y, Tây Y Và Thực Dưỡng
Chứng âm hư là tên gọi chung cho trường hợp tinh huyết bất túc, hoặc tân dịch hao tổn mà biểu hiện lâm sàng có các chứng hậu về âm hư tân dịch thiếu hoặc âm không chế được dương.
Triêu chứng bệnh tiểu đường theo phân tích Đông Y: Chứng âm hư xuất hiện trong bệnh tiêu khát, phần nhiều do cơ thể vốn âm hư, lại vì lao thương quá độ, hoặc tình chí không điều hòa, ăn uống nhiều chất cao lương nồng hậu, nung nấu thành nhiệt tổn hại âm dịch gây nên, có các chứng trạng khát uống nhiều, ăn nhiều, tiểu tiện nhiều, nước tiểu có vị ngọt, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác.
4 Cách điều trị tiểu đường theo Đông Y:
Dùng các vị thuốc Đông Y.
Điều chỉnh trạng thái tình cảm.
Sống và làm việc gần gũi cây xanh.
Tập thể dục thể thao điều độ, hoặc cân bằng lao động chân tay với lao động trí óc.
Biểu đồ Đông Y phân tích Tiểu Đường và Cách Điều Trị
Nguyên nhân tiểu đường và các điều trị Tây Y:Nguyên nhân tiểu đường Tây Y: di truyền, dinh dưỡng.
Nguyên nhân tiểu đường do di truyền và cách điều trị Tây Y: Thường giảm hoặc mất chức năng bài tiết insulin của tế bào bêta đảo tuỵ.
Nguyên nhân tiểu đường do dinh dưỡng và cách điều trị Tây Y: Bệnh béo phì cũng đóng vai trò quan trọng trong bệnh sinh đái tháo đường, trong trường hợp này do giảm receptor tiếp nhận insulin tại tế bào.
Triệu chứng bệnh tiểu đường theo phân tích Tây Y: Bệnh biểu hiện ăn nhiều, nhưng vẫn gầy, mệt mỏi, do glucose không vào được tế bào, cơ thể luôn thiếu năng lượng. Bệnh nhân dễ bị nhiểm khuẩn ngoài da, lao phổi. Trên lâm sàng bệnh nhân đái tháo đường thường đến khám vì những biểu hiện gọi là hội chứng 4 nhiều : ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều và gầy nhanh. Xét nghiệm có tăng đường máu, thể ceton trong máu, đường niệu cao.
4 Cách điều trị tiểu đường theo Tây Y:
Điều chỉnh chế độ ăn.
Có lối sống năng động hoặc tập thể dục thể thao điều độ: Phương pháp này cần thiết đối với bệnh nhân tiểu đường, nhưng lại ít được chú trọng áp dụng trong điều trị. Luyện tập mang lại lợi ích to lớn trong điều trị tiểu đường như: giúp giảm cân, giảm đề kháng insulin, cải thiện dung nạp glucose và nồng độ lipid máu. Ngoài ra, luyện tập phù hợp với thể trạng còn giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, cơ bắp dẻo dai, ổn định hệ tiêu hóa…
Liệu pháp thực hành y học tâm lý và cơ thể: Thiền, yoga, thái cực quyền không chỉ mang lại lợi ích tương tự như vận động thể lực, mà còn giúp giảm stress oxy hóa trong tiểu đường – nguyên nhân gây đề kháng insulin và rối loạn tế bào β của đảo tụy.
Sản phẩm bổ trợ: Có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ giúp ổn định mức đường huyết trong ngưỡng an toàn.
Biểu đồ Tây Y phân tích Tiểu Đường và Cách Điều Trị
Nguyên nhân bệnh tiểu đường theo Thực Dưỡng: Theo Vô Song Nguyên Lý của Thực Dưỡng, đường là Âm và việc thiếu Insulin (đông đặc đường thành một dạng không-đường) cũng là Âm (đông đặc hay co thắt là Dương). Lá lách thể đặc là Dương (nói về phương diện vật lý, không siêu hình). Sự bất túc chức năng của cơ quan Dương là Âm, trương nở xảy ra khắp nơi trong cơ thể, ở mọi mức độ nặng nhẹ. Cuối cùng bệnh phải phát sinh vì những yếu tố Âm quá dư.
Triệu chứng bệnh tiểu đường theo phân tích Thực Dưỡng:
1. Luôn cảm thấy mệt mỏi và thiếu năng lượng sống, học tập và làm việc; lúc nào cũng chỉ muốn thư giãn, ăn uống và ngủ nghỉ.
2. Ăn không ngon. Bạn không thể ăn nổi các món ăn đơn sơ và đạm bạc.
3. Ngủ không ngon giấc; rất khó đi vào giấc ngủ vào mỗi đêm; hay nằm mộng, thường có ác mộng. hay cục cựa, hay mớ, thường ngáy, và đặc biệt tiểu đêm. Bạn ngủ rất nhiều, nhiều hơn 6 tiếng mỗi ngày nhưng vẫn cảm thấy rất thiếu ngủ và mệt mỏi.
3 Cách điều trị bệnh tiểu đường theo Thực Dưỡng:
Thực hiện chế độ ăn uống kiêng cử đặc biệt dành cho bệnh tiểu đường trong Thực Dưỡng Macrobiotic thật kỹ luật trong ít nhất 1 hay 2 tuần lễ.
Đọc sách Thực Dưỡng Macrobiotic thật cặn kẽ, cẩn thận và thường xuyên; nhất là những quyển tác giả George Ohsawa.
Gặp gỡ giao lưu nhiều người thành công trong việc điều trị tiểu đường theo Thực Dưỡng Macrobiotic. Xem 1 trường hợp chữa dứt điểm bệnh tiểu đường ở đây: https://khaiminh.vn/tieu-duong-nhuong-buoc-truoc-gao-lut/
Bữa ăn Thực Dưỡng đặc biệt điều trị bệnh tiểu đường tại Quán Lứt Khai Minh. Sách Thực Dưỡng Macrobiotic hướng dẫn điều trị bệnh tiểu đường dứt điểm, nhanh chóng và rõ ràng.
Thông qua bài viết Tiểu đường và cách điều trị theo Đông Y, Tây y và Thực Dưỡng, bạn sẽ thấy Thực Dưỡng hỗ trợ tuyệt vời Đông Y và Tây y trog việc điều trị bệnh tiểu đường. Thậm chí, bạn không cần điều trị Tiểu Đường theo Đông Y hay Tây y; mà chỉ cần áp dụng 3 cách điều trị bệnh tiểu đường theo Thực Dưỡng thì việc chữa lành và phục hồi cũng diễn ra rất hiệu quả, nhanh chóng, rõ rang và dứt điểm.
Hãy nhớ kỹ điều này:
“Theo nền y học tiết thực và trường sinh, Thực Dưỡng Macrobiotic, việc chữa trị bệnh tiểu đường rất đơn giản. Thông thường người ta có thể chữa lành triệu chứng bệnh tiểu đường trong vài ngày. Nếu bệnh mắc mãn tính đến hơn hai chục năm và nếu người nấu ăn không thật quan tâm, thì việc chữa khỏi mất hai hay ba tháng, nhưng điều ấy rất hiếm xảy ra.”
Nghĩa là bạn hoàn toàn có thể tin tưởng tuyệt đối rằng bệnh tiểu đường chắc chắn được chữa lành dứt điểm nhờ vào Thực Dưỡng.
Tìm hiểu thông tin về 35 ngày hết sạch triệu chứng bệnh tiểu đường với thực dưỡng Ohsawa Macrobiotic
Chế Biến 5 Món Ăn Bài Thuốc Từ Tôm Đồng Chữa Liệt Dương
Công dụng từ tôm đồng chữa liệt dương như thế nào?
Tôm đồng không chỉ là một loại thực phẩm bổ dưỡng mà nó còn có nhiều tác dụng chữa bệnh cho con người. Theo Đông y, tôm đồng là một loại dược liệu có vị ngọt, tính ấm, không độc, được biết đến với tác dụng rất tốt như chống nôn, giải độc, lợi sữa cho phụ nữ sau sinh, còn với nam giới sẽ rất hữu hiệu trong việc bổ thận, tráng dương, ích khí, chữa liệt dương, xuất tinh sớm, mộng tinh…
Tôm đồng được biết đến với nhiều món ăn ngon bổ dưỡng
Để sử dụng tôm đồng chữa liệt dương, người ta sẽ thường chế biến thành món ăn. Nhưng trước hết cần chế biến sạch tôm như: Rửa sạch, cắt bỏ râu, chân, bóc vỏ và nặn bỏ bớt lớp cặn bã ở trên phần đầu tôm, sau đó có thể chế biến thành món ăn với tôm tươi hoặc tôm khô.
1. Món ăn bài thuốc từ tôm đồng và ngài tằm đựcChuẩn bị: 20g tôm đồng, 7 con ngài tằm đực, 2 quả trứng gà
Chế biến:
+ Tôm đồng chế biến sạch, ngài tằm đực vặt hết cánh và chân
+ Đem sao giòn hai nguyên liệu sau đó tán thành bột nhỏ
+ Trộn với trứng gà cho thật đều, nêm chút gia vị và rán lên hoặc hấp chín để ăn trong ngày.
Thực hiện món ăn bài thuốc từ tôm đồng chữa liệt dương này trong nhiều ngày sẽ giúp cho chứng bệnh được cải thiện, chuyện chăn gối hiệu quả hơn.
2. Tôm đồng xào lá hẹ, ớt ngọtChuẩn bị: 50g tôm đồng, 20g lá hẹ, 30g ớt ngọt.
Chế biến: Các nguyên liệu rửa sạch sau đó thái khúc lá hẹ và ớt ngọt sau đó xào chín với tôm đồng, thêm chút rượu 40 độ vào và nên gia vị.
Nên thưởng thức món ăn bài thuốc từ tôm đồng chữa liệt dương này khi còn nóng, ăn hết trong 1 lần 1 ngày, kiên trì trong nhiều ngày sẽ thấy hiệu quả tốt.
3. Cháo tôm lá hẹChuẩn bị 50g tôm đồng, 15g lá hẹ, 200g gạo tẻ
Chế biến:
+ Gạo vo sạch và nấu thành cháo
+ Tôm bóc sạch vỏ, lá hẹ rửa sạch sau đó giã nhỏ và cho lên chảo xào qua
+ Cho tôm và lá hẹ vào nấu cùng cháo, nêm gia vị vừa ăn và thưởng thức khi còn nóng.
Với món ăn bài thuốc chữa liệt dương bằng tôm đồng này nên thực hiện trong một thời gian sẽ giúp tăng cường sức khoẻ, chữa trị các chứng sinh lý ở nam giới rất tốt.
Kiên trì thực hiện món ăn bài thuốc chữa liệt dương từ tôm đồng
4. Tôm đồng nấu cá chạchChuẩn bị : 50g tôm đồng và 50g thịt cá chạch
Chế biến: Tôm đồng và cá chạch rửa sạch, sơ chế cho hết nhớt và bỏ ruột. sau đó thái nhỏ và cho hai thứ lên bếp nấu cùng với gừng sống thái nhỏ, sau khi chín mêm gia vị vừa ăn và năn khi còn nóng.
Món ăn bài thuốc từ tôm đồng và cá chạch này sẽ bổ trợ giúp nam giới khoẻ mạnh, tăng cường sinh lý và loại bỏ chứng liệt dương hiệu quả.
5. Món tôm đồng nấu cá diếcChuẩn bị: 20g tôm đồng 200g cá diếc, 10g măng khô, 10g nấm hương, 15g đậu hà lan
Chế biến:
+ Cá diếc đánh vảy và bỏ ruột, lọc lấy phần thịt cá sau đó ướp với rượu vang rồi rán cho vàng đều.
+ Tôm chế biến sạch sau đó cắt nhỏ và xào chín cùng hành tỏi, măng, nấm hương, đậu Hà Lan.
+ Khi cá chín vàng xếp ra đĩa rồi đổ tôm xào cùng các nguyên liệu khác lên trên và thưởng thức khi còn nóng.
Món ăn bài thuốc từ tôm đồng chữa liệt dương này nên thực hiện mỗi ngày 1 lần, tốt nhất là nên dùng thực phẩm tươi và ăn khi vừa chế biến xong để đảm bảo hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.
Xem Thêm: Cách chữa liệt dương bằng thuốc nam hiệu quả Minh Hương (t/h)
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nấu 5 Món Ăn Ngon Và 20 Bài Thuốc Đông Y trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!