Bạn đang xem bài viết Cách Luộc Bún Khô Đúng Chuẩn, Dai Ngon được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bún khô cũng là một trong những thực phẩm được chị em nội trợ sử dụng để thay thế cho bún tươi nhờ tính tiện dụng. Cùng tìm hiểu cách luộc bún khô sao cho bún vẫn giữ được độ dai, không bj nở, nhão.
Bún khô là gì?
Bún khô được làm từ nguyên liệu chính là bột gạo. Nhưng khác bún tươi là vì nó khô nên thường gọi là bún gạo hay bún gạo khô. Bún khô là thực phẩm khá quen thuộc với người dân vùng Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi.
Cách làm bún khô
Tương tự như bún tươi, bún khô cũng trải qua các giai đoạn cơ bản.
Quá trình phơi sấy ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thành phẩm. Thời gian phơi không đạt yêu cầu sẽ làm sợi bún mất đi độ dai, dễ bị đứt gãy trong quá trình bảo quản.
Trong quá trình trộn bột, nhà sản xuất có thể bổ sung thêm chất hỗ trợ tạo dai, chống gãy Ultrabind LK207 cho bún khô.
Cách luộc bún khô đúng chuẩn
Cách luộc bún khô thông thường
Bún khô khi mua về thường rất cứng và dễ gãy nên khi bẻ bạn chú ý không làm nát sợi bún để tránh khi luộc bún sẽ không được ngon.
Bạn bẻ đôi hoặc để nguyên, sau đó rửa sạch rồi để cho ráo.
Lúc này bắt một nồi nước lên bếp, ước chừng có thể ngập hết phần bún, bật lửa đun sôi. Khi nước đã sôi thì cho một chút giấm và một chút muối vào, cuối cùng thì cho phần bún khô.
Sau đó tiếp tục đun cho bún nở dần từ 5-7 phút, lâu lâu bạn khuấy lên để bún không bị dính.
Hết thời gian bạn đổ bún ra rổ, dội nước lạnh để làm cho bún trôi đi một số bụi bẩn, chất rền. Tuy nhiên nếu muốn dùng bún ngay thì bạn xả lại bằng nước nóng để chất bẩn, chất rền trôi nhanh hơn.
Video hướng dẫn cách làm cụ thể
Cách luộc bún khô cho món xào
– Ngâm nước lạnh: ngâm bún từ 10 – 15 phút trong nước lạnh, bóp bún có cảm giác hơi mềm thì giũ nhẹ cho sợi bún tơi ra, không bám vào nhau và vớt bún ra.
– Luộc hay trụng bún: muốn bún có cảm giác giòn dai bạn nên luộc, hay trụng nhanh trong nước sôi lửa lớn. Vớt bún đặt vào tô nước đá, sau đó vớt bún để khô.
Cách luộc bún khô sợi lớn
Cách này sử dụng cho các loại bún sợi lớn như bún bò hoặc bún chả cá.
– Bẻ đôi hoặc để nguyên cọng bún cho vào xoong, đổ nước vào, canh sao cho nước ngập gấp đôi số lượng Bún khô. Cho tí giấm và tí muối vào và để lửa vừa cho Bún nở từ từ. Giấm làm cho sợi bún được dai và trắng. Lấy tay bấm thử thấy vừa ăn là được. – Đổ Bún ra rổ và xả lại bằng nước lạnh để trôi hết các chất rền và để khoảng 30 phút cho bún ráo là ăn được. – Nếu muốn ăn liền thì khi luộc Bún xong phải xả bằng nước thật nóng cho trôi các chất rền thì bún sẽ mau ráo hơn.
Để đăng ký nhận mẫu thử hoăc muốn tư vấn thêm về sản phẩm.
Vui lòng liên hệ theo thông tin sau:
Ms Phượng Tiền: 0909.886.527
Email: sale5@luankha.com
Rất mong sẽ là đối tác đồng hành cùng quý khách hàng !!!
CÔNG TY TNHH LUÂN KHA
95 Đường 4B, KP2, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, TP.HCM
cách làm bún khô
bún tươi khô
bún khô trộn
cách nấu bún gạo khô
bún khô safoco
bún khô xào
bún khô bình định
cách làm bún ép ăn bún đậu
Cách Luộc Bún Khô Ngon Hay Là Cách Làm Bún Lá
Hi cả nhà,
Tớ đang viết mấy dòng này ngồi trong thư viện, chỗ thân quen hồi trước ngày nào cũng “tha xác” ở đây… Lâu lắm mới có cảm giác này… Số là chuyển nhà, chuyển Internet nhưng do có sự hiểu lầm nhỏ, họ cắt Internet của nhà luôn nên 2 ngày nay tớ hoàn toàn sống không có Internet. Kể ra cũng là trải nghiệm thú vị và hiếm có ở thời đại này 😉
Mấy hôm nay, tớ cũng tần tảo xếp được khá nhiều đồ vào nhà mới. Cuối tuần này thì nhờ bạn bè tới giúp chuyển furniture là tớ dọn về nhà mới. Thật ra, cũng nhiều người tới xem nhà nhưng chưa ai thuê cả huhu … Tớ đặt mình vào vị thế của người đi xem nhà thì thấy đấy cũng là một điều dễ hiểu khi đi xem nhà trong lúc tớ dọn ra đồ còn đang nhiều và hơi lộn xộn thì làm sao họ thấy thích được T_T … Nên giờ mục tiêu là dọn sang nhà mới sớm, về dọn nhà cũ sạch sẽ để thu hút khách hàng 😉 keke …
Hôm qua đi lên đi xuống dọn dẹp nhà kho rồi nhà mới xong về tớ cũng đau mỏi hết cả người. Sáng nay không có mạng thì tớ thấy cũng bình thường nhưng tối chồng tớ lại rủ ra thư viện ngồi dùng Internet check mail các thứ nhỡ các bạn nào muốn tới xem nhà thì sao. Mà thời tiết thì đang lạnh cóng nhưng mặc áo ấm, khoác túi laptop lên vai cảm giác vui vui như quay trở lại lúc đi học hoặc những ngày tối nào cũng đi “typing” – đánh máy thuê cho một bạn PhD từ hồi năm ngoái hihi …
Hôm nay, tớ không giới thiệu với cả nhà một món ăn cầu kì nào cả mà chỉ là một cách đơn giản chế biến bún khô thành bún lá. Mặc dù, bún khô ăn không có vị chua của giống của bún tươi nhưng nếu biết cách luộc bún, xử lý bún thì bạn vẫn có thể thấy được vị ngon của bún khô đấy 😉 Hồi trước ở Thái có bún tươi giống Việt Nam, ở Sing thì lọ mọ lên Golden Mile Complex cũng có hoặc ăn bún khô nhưng thường được về Việt Nam nên cũng đỡ nhớ. 3.5 năm nay tớ ăn bún khô quen giờ cái mùi vị của bún tươi cũng quên đi ít nhiều…
Sở dĩ tớ nghĩ ra cách làm thành bún lá từ bún khô luộc lên là vì có nhiều lần tớ luộc bún sớm, để ráo nước trong rổ lâu, bị khô lại, bún đóng thành bánh luôn 😉 Tớ mới nghĩ, lúc mình luộc bún xong, xả bún bằng nước lạnh thì bún trơn tuột, để ráo bún dính lại như bún tươi thật ý. Mà tớ cũng để ý, hôm nào tớ làm bún trước, bún càng để ráo thì ăn càng giống bún tươi cả nhà ạ 😀 …
Nhắc đến bún lá, có thể nhiều người không biết (như chồng tớ nè :P), nhưng nếu bạn ăn bún đậu ở ngoài hàng thì bún thường được cắt thành miếng. Đó chính là bún lá đấy cả nhà ạ 😉 Tớ thì mỗi khi ăn bún lá nhớ tới câu chuyện “mong như mong mẹ về chợ” của mẹ tớ. Mẹ kể hồi nhỏ câu đấy đúng là như vậy, khi bà tớ mang đồ ra chợ bán, khi nào về bà cũng mua cho mẹ thanh đậu rán và vài tấm bún lá. Đó là món quà vặt quý giá mang theo suốt hành trình cuộc đời của mẹ tớ…
Cách làm: Cực dễ và phần lớn thời gian là để bún tự khô thôi cả nhà ạ
Sau đó, cho bún vào luộc liu riu 5 – 10 (còn tùy thuộc vào sợi bún cả nhà mua). Cả nhà có thể nếm khi bún mềm là được.
Đổ ngay bún ra một cái rổ và xả nước lạnh để bún nguội, quá trình luộc bún sẽ dừng.
Cách 1:
Lấy một ít bún rồi cuốn tròn quanh 3 ngón tay giữa.
Cuốn lỏng lỏng rồi thả ra là có một cuộn bún tròn trên tay rồi. Điều chỉnh cho cuộn bún dày mỏng theo ý mình. Nếu để mỏng thì bún sẽ nhanh ráo hơn cả nhà ạ.
Để bún cuộn xong lên rổ cho ráo, rồi chuyển sang giá để nguội chừng ít nhất 3 tiếng.
Lưu ý: Làm bún lá không vội được cả nhà ạ. Vì thế cả nhà nên lên kế hoạch làm trước và để bún có thời gian để ráo càng lâu càng tốt. Ít nhất 3 tiếng hoặc cho tới khi cả nhà nhấc miếng bún đóng lại thành bánh là hoàn thành. Cái này cũng tùy thuộc vào thời tiết ở mỗi nơi khác nhau. Ở chỗ tớ thời tiết khá khô nên bún đóng nhanh hơn.
Rán đậu chín vàng; pha mắm tôm với chanh, đường và ớt cay cùng một chút mỡ nóng của đậu vừa rán xong. Bún lá cắt ra thành miếng, ăn như bún đậu mắm tôm ở nhà ý hihi …
Gà Hấp Muối Thế Nào Mới Đúng Chuẩn Và Dai Ngon?
Gà hấp muối không đơn thuần là bạn chuẩn bị muối hột và xếp gà lên hấp ở phía trên mà nó cần có những yêu cầu nhất định để có được một đĩa thịt gà ngon, dai và mang vị đặc trưng. Vậy hấp gà với muối thế nào mới là đúng, là chuẩn?
Nguyên liệu làm gà hấp muối gồm có:Gà ta: Bạn có thể chọn gà chọi, gà mía hay các loại gà khác đều được. Tuy nhiên, ngon nhất vẫn là gà ta vì chúng cho thịt dai và thơm. Bạn chuẩn bị một con hay nửa con cũng được, tuỳ nhu cầu thực tế cũng như khẩu phần.
Muối hột: Chọn phần muối hột to (có thể là muối i ot hoặc không nhưng nếu được thì nên là muối i ốt). Chuẩn bị cỡ 2 lạng muối hột (nếu hấp phần gà chừng 1 cân)
Rau răm: Rau răm để hấp cùng thịt gà. Bạn chuẩn bị 1 mớ rau răm cỡ vừa. Lưu ý là chọn mớ răm không quá non hoặc quá già để hấp.
Lá chanh: lá chanh tươi bạn chuẩn bị một nắm nhỏ, chừng từ 15 – 20 lá. Lá chanh này vừa dùng để hấp kèm thịt gà, vừa dùng để thái phủ lên thịt gà sau chặt.
Lá chuối: Bạn chuẩn bị 2 – 3 miếng lá chuối tươi, khổ lá chuối chừng bằng chỗ hấp của bạn là được. Lá chuối không nên chọn phần lá quá non mà chọn những lá vừa phải.
Cách làm gà hấp muối ngon như sau: Bước 1: Sơ chế nguyên liệuThịt gà: Gà bạn cần làm sạch trước khi hấp. Để thịt gà ngon, sạch và không bị tanh, bạn nên xát muối kỹ phần da gà, bụng gà và miệng gà. Bạn có thể dùng thêm dấm để bóp cùng muối cho gà sạch hơn.
Rau răm: Nhặt sạch, lấy hết cả phần ngọn non và toàn bộ phần lá, chỉ bỏ đi phần cuống già. Nhặt xong, bạn đem rau đi rửa sạch rồi ngâm qua với nước muối từ 5 – 7 phút.
Lá chanh: Lá chanh bạn đem rửa sạch rồi sau đó lấy từ 3 – 5 lá thái sợi nhỏ. Phần còn lại bạn để nguyên để hấp cùng gà. Ngoài ra, phần lá chuối bạn cũng đem rửa sạch rồi lau cho khô.
Bước 2: Hấp gà với muốiRải đều lớp muối hột xuống dưới đáy nồi hấp. Tiếp đến, bạn phủ 1 lớp lá chuối lên mặt muối rồi đặt gà lên. Xong xuôi, bạn phủ lớp rau răm và lá chanh xung quanh gà sao cho các phần gà sẽ có thể ngấm đều phần rau này khi hấp. Cuối cùng, bạn lại phủ 1 lớp lá chuối nữa lên mặt gà phía trên.
Bắc nồi lên bếp và hấp gà với ngọn lửa nhỏ. Hấp liên tục như vậy, không mở vung hay có bất kỳ tác động nào chừng từ 25 – 30 phút. Sau khi tắt bếp, bạn om nguyên vung nồi thêm chừng 10 phút nữa cho tới khi gà chín hẳn là được.
Gà hấp chín xong, bạn nhấc gà ra đĩa cho thật nguội rồi mới đem chặt. Cuối cùng, bạn rắc đều phần lá chanh đã thái nhỏ lên mặt gà và thưởng thức cùng muối chanh tiêu.
Gà hấp hànhNgoài cách hấp với muối, một món gà hấp khác là gà hấp hành cũng rất được lòng các chị em nội trợ. Để làm món gà hấp hành, chị em thực hiện như sau:
Nguyên liệu làm gà hấp hành gồm có:Với món gà hấp hành này, nguyên liệu bạn cần chuẩn bị cũng tương tự như phần gà hấp với muối. Ở đây, thay vì bạn dùng nguyên liệu chính là muối để hấp thì bạn sẽ chuẩn bị thêm phần hành hoa, gừng, hạt tiêu và một chút rượu trắng.
Cách thực hiện món gà hấp hành như sau: Bước 1: Sơ chếGà bạn làm sạch tương tự như cách làm sạch gà đã trình bày ở phía trên. Làm sạch gà xong, bạn để gà vào rổ cho ráo nước.
Hành bạn nhặt và rửa sạch. Bạn có thể cắt khúc hành làm đôi, ba hoặc để nguyên cà cây đều được. Phần gừng bạn cũng đem gọt sạch vỏ sau đó thái sợi.
Bước 2: Hấp gà với hànhƯớp gà với 2 thìa cafe rượu trắng + ½ thìa cafe tiêu + ½ thìa cafe bột nêm chừng 30 phút. Hết thời gian ướp, bạn đặt phần gà vào chõ hấp cách thuỷ.
Xếp hành đã chuẩn bị xung quanh gà. Tiếp đến, bạn phủ phần lá chanh và 1 ít hành lên bề mặt rồi đậy vung lại. Hấp gà cách thuỷ chừng 30 phút dưới ngọn lửa nhỏ. Hấp xong, bạn cũng đậy vung chừng 10 phút sau rồi mới mở và nhấc gà ra.
Sau khi gà nguội và khô là bạn có thể đem gà ra chặt miếng. Rắc phần lá chanh đã thái nhỏ lên đĩa thịt và thưởng thức.
Gà hấp muối và gà hấp hành là 2 món gà hấp cực dễ mà bạn nên làm thử cho cả nhà. Món ăn này có thể được bày trong mâm cơm hàng ngày hay trong các bưa tiệc đều phù hợp.
Cách Luộc Vịt Ngon, Mềm Đúng Chuẩn Nhà Hàng 5 Sao
Những nguyên liệu cần để luộc 1 con vịt ngon bao gồm:
Để chọn được vịt ngon bạn có thể áp dụng theo những bí quyết sau:
Chọn vịt sống
Bạn nên ưu tiên chọn những con vịt trưởng thành với phần ức béo, tròn, lớp da cổ dày, phần bụng dày;
Tuyệt đối không nên chọn vịt non sẽ làm thịt dễ bị nhão, không được săn chắc và khá mất thời gian để nhổ lông tơ. Có thể chú ý đến phần mỏ vịt để tránh chọn phải vịt non, những con vịt này sẽ có mỏ to và mềm. Ngược lại vịt già sẽ có mỏ nhỏ và cứng;
Loại vịt đã đẻ một vài lứa với phần thịt khá thơm. Thông thường, những con vịt này có phần bụng dưới bị xệ xuống;
Nên lựa chọn vịt đực bởi phần thịt sẽ ngon hơn so với vịt cái;
Bạn có thể dựa vào hậu môn vịt để kiểm tra sức khỏe của vịt, nếu không bị dính phân thì vịt sẽ không bị bệnh.
Nên ưu tiên lựa chọn vịt mới mổ để giữ được độ tươi ngon, khi ấn tay vào sẽ thấy phần thịt săn chắc;
Không nên chọn những con vịt mà 2 bên đùi hay lườn vịt quá căng bóng, phần thớ dày. Nếu khi dốc ngược con vịt gây biến dạng thì đây là vịt đã bơm nước.
Nếu không làm sạch phần lông sau khi luộc vịt thường có mùi hôi. Bạn có thể chà xát con vịt với một ít muối, tiêu, gừng cùng rượu trắng trong khoảng 30 phút rồi rửa sạch, để ráo rồi mới đem luộc.
Cách luộc vịt ngonĐun nồi nước đến khi sôi mới cho vịt vào luộc. Khi luộc bạn hãy thả vào 1 củ gừng đã đập dập hay 1 nhánh sả hoặc 1 củ hành khô nướng, 1 nhánh gừng nướng. Những thành phần này sẽ giúp món vịt thơm ngon hơn;
Khi luộc bạn không nên đun với ngọn lửa quá lớn. Thời gian luộc từ 20 – 25 phút thì dùng đũa xiên vào thân vịt để kiểm tra, nếu thấy vẫn còn máu đỏ chảy ra thì nấu thêm vài phút để vịt chín đều;
Chặt vịt đã nguội thành từng miếng vừa ăn rồi trang trí với vài cọng hành chân;
Bạn có thể dùng nước luộc vịt để nấu bún hay canh măng đều rất ngon.
Cách pha nước chấm vịt ngonBạn có thể thực hiện nước chấm vịt ngon theo 2 cách sau tùy thuộc vào sở thích và khẩu vị của gia đình:
Nước mắm gừngMón nước chấm phổ biến của món vịt luộc là nước mắm gừng. Cách thực hiện vô cùng đơn giản chỉ cần pha nước mắm nguyên chất cùng đường, gừng đã giã nhuyễn cùng một ít chanh.
Xì dầuBạn chỉ cần cho xì dầu ra bát và thêm một lượng đường vừa đủ vào. Dùng muỗng khuấy thật đều rồi nếm nếu xì dầu có vị ngọt là chuẩn vị. Bạn thêm một ít tỏi, ớt băm nhuyễn vào để tăng thêm hương vị, màu sắc cho món ăn. Bây giờ chỉ cần chấm thịt vịt luộc với xì dầu rồi nhâm nhi thôi nào.
Cách Nấu Phở Khô Gia Lai Ngon Đúng Chuẩn Phố Núi
Phở khô từ lâu đã là đặc sản trứ danh của mảnh đất Gia Lai nắng gió. Nếu chưa có dịp trực tiếp thưởng thức món ăn này hoặc bỗng nhiên nhớ da diết cái hương vị phố núi, bạn có thể tham khảo ngay cách nấu phở khô Gia Lai sau đây!
Nguyên liệu nấu phở khô Gia Lai – Thịt bò tươi – Xương gà, xương bò – Bánh phở khô – Các loại rau thơm: rau xà lách, rau mùi tàu, húng quế, giá đỗ, hành lá – Các gia vị khác: mỳ chính, hạt nêm, bột canh, dầu ăn, tương đen, tương đỏ, ớt, hạt tiêu, nước tương, tỏi.
Các loại rau sống giá đỗ, xà lách, húng quế bạn nhặt rễ sau đó đem rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Sau khi ngâm nước muối bạn vớt ra rổ để ráo. Riêng đối với hành hoa và rau mùi tàu bạn cắt nhỏ rồi bỏ ra đĩa
Hành khô và tỏi bạn bóc vỏ, băm nhỏ sau đó đem phi trên chảo dầu nóng. Khi các nguyên liệu này đã thơm và có màu vàng đều bạn cho phần xương đã luộc sơ vào đảo săn cùng một chút hạt nêm. Tiếp theo, bạn đổ nước lạnh vào nồi để ninh xương. Bạn có thể ninh xương từ 2 -3 tiếng để nước dùng có vị ngọt tự nhiên. Trong lúc ninh xương, bạn có thể nêm nếm thêm gia vị cho vừa ăn.
Bước 4: Phi hành tỏi
Bạn bắc một chảo dầu lên bếp, thêm hành tỏi băm vào sau đó phi thơm. Tiếp theo, bạn cho thịt heo xay vào xào săn, nêm nếm gia vị vừa ăn thì tắt bếp.
Bước 5: Hoàn thành và thưởng thức
Bạn trụng phở khô và giá quá nước sôi sau đó cho cả hai vào bát tô, thêm lên trên vài lát thịt heo, hành ngò, rau thơm.
Phần thịt bò đã ướp bạn trần qua nước sôi cho tái rồi cho vào một bát con. Sau đó bạn đổ nước dùng vào thịt bò cho thịt chín kỹ hơn, thêm hành ngò thái nhỏ là có thể thưởng thức.
Món phở khô Gia Lai có vị ngọt thanh của nước dùng, bánh phở dai dai, thịt bò mềm hòa quyện cùng các loại gia vị tạo thành một món ăn thơm ngon, khó cưỡng.
Cách Nấu Bún Bò Huế Đậm Đà Thơm Ngon Đúng Chuẩn
Bún bò Huế là một trong những món ăn nổi tiếng và đặc trưng của người Huế. Sự thơm ngon và hấp dẫn của món bún này đã giúp các đầu bếp Việt có thêm kiến thức về ẩm thực nhiều hơn. Món ăn này là sự kết hợp rất đậm đà từ nước dùng với bún cùng với các loại rau.
Chuẩn bị nguyên liệu: (cho 6 người ăn)
Bắp bò: 5 lạng
Gân bò: 3 lạng
Móng giò: 1 chiếc
Xương ống: 5 lạng
Mắm ruốc thịt
Gia vị: Sả, gừng, hành tím khô, tỏi, ớt, sa tế, bột nêm, đường, dầu hào
Bún 4 lạng, rau sống (rau ngổ, rau thơm, rau giá, hành tươi, hoa chuối thái)
Cách nấu bún bò Huế thơm ngon đúng điệu:Bước 1:
Đem rửa sạch tất cả các loại thịt, ướp cả những miếng to với tỏi, hành, gừng, 1 thìa mắm ruốc, bột nêm và một chút đường.
Ướp trong khoảng 15 phút rồi dùng dây buộc tròn cho vào nồi áp xuất để luộc, cho thêm vài nhánh xả để luộc cùng. Thịt lợn sẽ nhanh chín hơn các loại thịt khác nên chú ý lấy thịt lợn ra trước.
Bước 2:
Rửa gân bò qua nước sôi cho hết mùi hôi rồi thái vừa ăn, ướp gia vị.
Hầm xương lấy nước, cho phần gân đã ướp vào ninh cho mềm, cho thêm vài nhánh xả và gừng vào.
Bước 3:
Thịt lợn và thịt bò đã chín thì vớt ra cho nguội, cho phần nước luộc vào nồi gân bò ninh tiếp cho nhừ.
Bước 4:
Rửa sạch các loại bún và rau thơm bày ra đĩa.
Bước 5:
Cho dầu hào, dầu ăn phi hành khô, 1 chút tỏi, xả và mắm ruốc cho thơm rồi đổ vào nồi gân bò lấy màu cho đẹp, cứ để nồi này trên bếp cho nóng. Thái thịt ra, xếp bún, rau thơm, thịt, lên rồi chan nước nóng hổi lên tô và thưởng thức.
Chủ đề: Hướng dẫn cách nấu bún bò huế ngon nhất, cách làm bún bò huế đơn giản tại nhà, công thức chế biến món bún bò huế đúng cách, nấu bún bò huế miền Trung chính gốc
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Luộc Bún Khô Đúng Chuẩn, Dai Ngon trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!