Bạn đang xem bài viết Cách Làm Cà Ri Gà Ngon Cho Ngày Se Lạnh được cập nhật mới nhất trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Với cách làm cà ri gà đơn giản, nhiều người có thể hoàn thành món ăn ngon miệng trong thời gian ngắn. Bạn đã sẵn sàng tìm hiểu công thức và vào bếp chế biến món ăn này chưa?
Cà ri gà là món ăn quen thuộc thường xuyên xuất hiện trên bàn tiệc của những ngày giỗ chạp, cưới hỏi. Từng miếng thịt gà thấm vị đậm đà cùng mùi nước cốt dừa béo ngậy đã làm ngất ngây không biết bao nhiêu người thưởng thức. Món cà ri gà thích hợp ăn kèm với bánh mì, bún và cả cơm nóng. Hiện nay, trên Internet có nhiều cách thực hiện cà ri gà khác nhau. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn không biết nên tham khảo công thức nấu cà ri gà chuẩn trong khóa học nấu ăn tại Hội Đầu Bếp Á Âu giúp đảm bảo tiết kiệm thời gian mà vẫn đem lại thành phẩm có hương vị thơm ngon.
Nguyên liệu nấu cà ri gà
1 con gà (nặng khoảng 1.5kg)
500g dừa nạo
1 gói bột cà ri
2 hũ cà ri dầu
10 cây sả
2 củ hành tây
1 củ hành tím
1 củ tỏi
Bột nghệ
Một số loại củ: Khoai lang bí, khoai lang tây, khoai môn (số lượng tùy ý)
Cách nấu cà ri gà đơn giản tại nhà
Sơ chế nguyên liệu
Đầu tiên, bạn bóc vỏ ngoài của sả, rửa sạch rồi đập dập. Với hành, tỏi, bạn bóc vỏ, băm nhuyễn để trong bát nhỏ. Bạn bóc vỏ hành tây, rửa sạch, bổ múi cau. Sau đó, bạn rửa sạch thịt gà mới mua về. Lưu ý, bạn nên dùng muối chà xát lên bề mặt gà rồi rửa lại nhiều lần với nước để khử sạch mùi tanh. Kế đó, bạn chặt gà thành từng miếng vừa ăn.
Với khoai lang, khoai tây, khoai môn, bạn tiến hành gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn rồi ngâm nước muối pha loãng, vớt ra để trên rổ cho ráo nước. Bạn vắt dừa nạo thành nước cốt, cho vào trong tủ lạnh khoảng 1 tiếng để nổi lớp dừa béo lên trên. Sau đó, bạn vớt bỏ lớp này đi, pha nước lọc với phần nước cốt dừa còn lại. Đây là thành phần quan trọng không thể thiếu trong cách nấu gà cà ri ngon.
Tiếp theo, bạn cho gà vào trong bát lớn, ướp với bột cà ri, bột nghệ, tỏi, hành tím băm, sả đập dập. Để món ăn thêm đậm đà bạn nêm thêm 2 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh đường, 2 muỗng canh bột nêm. Sau đó, bạn trộn đều và để yên trong vòng khoảng 3 – 4 tiếng để thịt gà thấm đều gia vị.
Chiên các nguyên liệu
Sau đó, bạn cho gà vào chảo xào sơ qua để thịt gà săn sơ lại. Bạn chiên các loại khoai sơ qua để tăng thêm hương thơm, đồng thời giúp cho khoai không bị nát trong quá trình nấu. Đây là mẹo nhỏ trong cách nấu cà ri gà miền Nam mà không phải ai cũng biết.
Tiếp đó, bạn cho nước dừa vào trong nồi bắc lên bếp đun sôi. Khi nước sôi, bạn nhanh tay điều chỉnh lửa nhỏ, vớt bỏ lớp bọt nổi trên bề mặt rồi cho gà vào nấu chung. Khi gà mềm, bạn cho tiếp các loại khoai vào nấu cho chín mềm.
Hoàn thành và trình bày món ăn
Sau cùng, bạn cho thêm ít hành tây vào nồi cà ri, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn rồi múc ra bát và thưởng thức ngay khi còn nóng.
Món Cà Ri Gà Nòi Cay Nồng Thơm Ngon Cho Ngày Mưa Gió Lạnh
Vị thơm ngon nóng hổi của món cà ri gà nòi cay nồng quyện cùng với từng miếng khoai ngọt bùi sẽ đam lại cho bạn một món ăn ngon miệng và thú vị vào những ngày mưa gió lạnh. Blog nhà hàng Quá Ngon sẽ giúp bạn thực hiện món ăn ngon này nhanh chóng và dễ thực hiện nhất bằng phương pháp nấu bằng nồi cơm điện.
Các nguyên liệu cho món cà ri gà nòi
+ 4 đùi gà nòi
+ Nước cốt dừa: 200ml
+ Khoai lang, khoai môn: 500g
+ 1 gói cà ri bột, 1 gói cà ri nước
+ Muối, bột nêm, bột ngọt, đường, nước mắm
+ Hành tỏi, ớt bột, bột sả, bột bắp
Dung cụ chế biến món cà ri gà nòi chỉ đơn giản là nồi cơm điện, tác dụng của việc dùng nồi cơm điện để nấu là làm cho món ăn thêm ngon hơn vì khi nấu món ăn dễ thấm hết gia vị nhiệt độ ổn định, và mức tiêu thụ điện sẽ ít hơn so với bếp điện thông thường.
Cách làm món cà ri gà như sau
Bước 1:
Hành tỏi bạn bóc vỏ, rửa sạch, sau đó băm nhỏ chúng.
Bước 2:
Cách ướp thịt cà ri: cho 1 gói cà ri bột, 1 gói cà ri nước, 2 muỗi canh hạt nêm, 3 muỗng canh đường, ½ muỗng canh muối, 1 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh hành tỏi, 1 muỗng canh ớt bột, 1 muỗng canh bột sả, 1 muỗng canh bột ngọt. Trọn đều tất cả lên và sau đó bọc lại bằng mang bọc thực phẩm. Các bạn ướp tầm 2 tiếng cho gia vị và thịt gà thấm đều.
Bước 3:
Cho dầu ăn vào nồi cơm điện, bật nút lên để nồi đun nóng dầu, rồi cho 1 muỗng hành tỏi đã được bâm nhỏ vào phi lên cho thơm. Sau đó bạn cho phần gà đã ướp gia vị vào đảo đều, nấu 15 – 20 phút cho ga thấm gia vị.
Bước 4:
Cuối cùng, cho nước cốt dừa và 1 chén bột bắp hòa tan vào. Nấu thêm 5 phut rồi bạn rút điện ra. Món cà ri gà nòi cay dùng kèm với bánh mì hay cơm đều ngon, là món ngon hấp dẫn cho ngày mưa gió lạnh.
Đó là những bước thực hiện món cà ri gà nòi vị cay nồng bằng phương pháp rất đơn giản tuy tốn khá nhiều thời gian để chuẩn bị nhưng món cà ri gà nòi cay nồng là món ăn ưu thích của nhiều người. Món ăn thường phù hợp để đãi tiệc mừng, cũng phù hợp làm món ăn cuối tuần cho cả gia đình.
NHÀ HÀNG QUÁ NGON ®
Địa chỉ: 306-308 Lê Văn Sỹ, Phường 1, Quận Tân Bình, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3 9918 964 (5 lines)
Tư vấn & nhận tiệc: 0906.79.79.32
Liên hệ: lienhe@nhahangquangon.com
Website: https://www.nhahangquangon.com
Cách Làm Lẩu Lòng Bò #Ngon Cho Những Ngày Trời Se Lạnh
1. Nguyên liệu nấu lẩu lòng bò
– Nước cốt dừa tươi hoặc nước cốt được bán tại siêu thị.
– Xương bò để ninh lấy nước
– Các loại củ quả như là cà rốt, hành tây, gừng, sả, thanh quế, hoa hồi.
– Gia vị để làm lẩu: muối, đường, mì chính, bột nêm…
– Rau củ quả ăn kèm lẩu: Cải thảo, rau muống…. Ngoài ra tùy vào khẩu vị ăn của từng gia đình mà các bạn có thể thêm nhiều loại rau củ quả khác.
Lòng bò cần phải được làm sạch để đảm bảo không còn mùi hôi khi ăn. Tuy nhiên khi lựa chọn mua lòng bò các bạn cũng cần phải lưu ý rằng nên mua loại lòng được mổ ngay tại lò. Sau khi mua lòng bò về thì các bạn cần phải làm sạch với những cách sau đây:
2.1. Làm sạch lòng với nước mắm
Pha một muỗng nước mắm với giấm ăn rồi sau đó đem ngâm lòng bò với hỗn hợp này. Đổ thêm một chút nướng nóng nhằm tác dụng làm sạch chất nhờn của lòng. Mắm sẽ có công dụng là khử mùi của lòng bò rất hiệu quả.
Lòng bò đem về bạn có thể rửa sạch với nước muối. Dập sả thật nát và sau đó đem đổ vào nước nấu cho sôi. Ngâm lòng bò trong nồi nước này rồi rửa sạch với nước lạnh. Với công thức này bạn có thể đem bảo quản lòng và lấy ra chế biến dần đều được.
3. Cách làm lẩu lòng bò thơm ngon
Sau bước sơ chế nguyên liệu, khâu quan trọng nhất để có nồi lẩu lòng bò thơm ngon chính là việc chế biến nước dùng. Các nấu lẩu lòng bò thực hiện như sau:
Xương bò sau khi đã mua về bạn cần phải rửa sạch và chặt thành khúc. Nướng xương bò với lò nướng hoặc là trực tiếp với lửa cho đến khi thấy xương chơi cháy thì dừng.
Phần xương bò vừa nướng bạn hãy cho vào nồi áp suất để hầm cùng cà rốt, hành tây trong khoảng 1 giờ. Sau 1 giờ hãy mở nồi và vớt phần váng ra.
3.2. Cách làm lẩu lòng bò ngon
– Các loại rau hãy nhặt thật sạch, rửa và để ráo nước.
– Đậu phụ bạn có thể rán hoặc để nguyên. Tuy nhiên đa phần mọi người ăn đậu đều sẽ để nguyên để đậu có thể ngấm gia vị nước lẩu.
– Cắt lòng bò thành từng khúc vừa ăn. Ướp lòng với gia vị trong khoảng 30 phút. Bắc chảo lên bếp, phi hành và cho phần lòng bò này vào để xào, xào cho lòng săn lại là được.
Tiếp theo đó bạn hãy chuẩn bị một nồi lớn, cho phần nước dùng vào cùng với nước dừa tươi, sả, quế, rau thơm và nấm. Nêm thêm gia vị cho vừa ăn rồi sau đó cho cả lòng bò vào đun. Như vậy là đã hoàn thành món lẩu lòng bò vừa giòn lại vừa thơm rồi đó.
4. Yêu cầu thành phẩm của món lẩu lòng bò
– Lòng cần phải được làm sạch sẽ để tránh mùi hôi. Mùi hôi sẽ khiến món ăn trở nên mất ngon và coi như là hỏng nồi lẩu của bạn đó.
Món lẩu lòng bò với vị chua của cà chua, cốt me quyện hòa cùng vị ngọt của xương, cay thơm của gừng, vị nồng của nấm… Nhúng cùng với rau cải, cần, muống, bắp cải, mồng tơi… đã tạo thành món ăn lạ miệng, thơm ngon, đậm đà và giàu dinh dưỡng.
Theo chúng tôi
Cách Nấu Lẩu Gà Ớt Hiểm Đổi Món Ngày Se Lạnh
by Minh Nguyệt on September 28, 2020
1. Nguyên liệu nấu lẩu gà ớt hiểm
– Gà ta: 1 con
– Sả: 4 nhánh
– Ớt hiểm: 40g
– Nấm đông cô: 20g
– Kỷ tử: 1 muỗng
– Nước dừa tươi: 500ml
– Hành tây: 200gr
– Củ cải trắng: 1 củ
– Nấm tuyết, xà lách xoong, cải thảo, mồng tơi, cải bẹ xanh, rau muống,…
– Hành tím: 2 củ
– Tỏi: 5 nhánh
– Bún tươi, mì gói
– Các loại gia vị khác: Hạt nêm, muối, tiêu, bột ngọt, nước tương, dầu ăn,…
2. Cách làm lẩu gà ớt hiểm
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Hành tím, tỏi đem đập dập rồi băm nhỏ.
– Ớt hiểm rửa sạch, để ráo nước và cho từ 5 – 7 quả cùng với một 1 muỗng café muối hạt vào cối rồi giã nhuyễn.
– Gà làm sạch bằng cách bóp muối đều các mặt và rửa sạch với nước lạnh. Sau đó bạn chặt gà thành 8 phần. Cho ớt đã giã nhuyễn, hành tím, tỏi băm, hạt nêm, bột ngọt trộn vào thịt gà để ướp trong thời gian từ 15 – 20 phút.
– Hành tây rửa sạch bổ thành múi cau.
– Nấm đông cô luộc sơ với nước nóng rồi rửa sạch với nước lạnh, cắt phần chân.
– Củ cải gọt vỏ, cắt thành từng khúc vừa miệng ăn.
– Sả rửa sạch, đập dập, cắt thành từng khúc.
– Các loại rau, nấm, kỷ tử nhặt sạch và rửa với nước lạnh, để ráo.
Bước 2: Cách nấu lẩu gà ớt hiểm thơm ngon, đúng vị
– Gà sau khi cắt thành 8 phần thì ướp gà với 1 muỗng café muối, 1 muỗng café hành tím, tỏi băm, 1 muỗng café hạt nêm, 1 muỗng café tiêu trong thời gian 15 phút.
– Bắc chảo lên bếp, đổ 1 chén dầu ăn rồi thả sả vào chiên trong dầu cho dậy mùi thơm rồi vớt ra. Sau đỏ thả gà vào chiên cho tới khi gà có màu vàng ươm, thịt gà săn lại, chín đều thì vớt ra.
– Bắc nồi lên bếp cho 1 chén dừa tươi, 1 lít nước và đun sôi. Sau đó lần lượt cho gà, sả, ớt hiểm vào nấu cùng. Thêm 1 muỗng café hạt nêm, 1 muỗng nước tương, nêm nếm cho vừa miệng rồi đậy nắp lại. Trong thời gian nấu bạn hãy mở vung ra và vớt bọt để nồi nước lẩu được trong.
– Nấu nước lẩu trong thời gian từ 5 – 7 phút tiếp tục cho củ cải trắng, nấm đông cô vào. Đến khi thịt gà dần chín cho kỷ tử, hành tây vào và nêm nếm cho vừa miệng. Đun sôi nồi lẩu tầm vài phút rồi tắt bếp.
– Trong thời gian hầm xương thì bạn hãy pha một bát nước chấm. Hỗn hợp ớt hiểm và muối, thêm 1 thìa đường, 1 thìa nước cốt chanh trộn đều lên là đã có bát chấm thần thánh rồi.
– Sau khi hầm xương gà xong bạn múc gà, các loại rau củ, bún, mì, nước dùng để ăn lẩu.
3. Các lưu ý để nấu món lẩu gà ớt hiểm ngon hơn
– Bạn không nên chọn những con gà ta quá gà hoặc quá non.
– Không nẩu nước dùng quá lâu bởi lúc đó ớt hiểm sẽ bung ra và nước lẩu sẽ rất cay.
– Thường xuyên vớt bọt khi nấu nước dùng để nước dùng trong hơn và ngon hơn.
– Cho lượng ớt hiểm vừa đủ nếu không nước lẩu sẽ rất cay và khó ăn.
Lẩu Gà ớt hiểm không chỉ cuốn người ăn nhờ vị ngọt thanh của nước dùng, vị dai ngon, ngọt nước của thịt gà, vị cay kích thích các giác quan của ớt hiểm,… Mà nó còn là món ăn bổ dưỡng khi kết hợp nhiều nguyên liệu có lợi cho sức khỏe như: Kỷ tử, ớt hiểm, rau xanh, nấm,…
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm Cà Ri Gà Ngon Cho Ngày Se Lạnh trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!