Xu Hướng 6/2023 # Cách Ăn Dặm Kiểu Nhật Giai Đoạn 3 Cho Bé Từ 9 Đến 11 Tháng Tuổi # Top 6 View | Vinaconex.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Cách Ăn Dặm Kiểu Nhật Giai Đoạn 3 Cho Bé Từ 9 Đến 11 Tháng Tuổi # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Cách Ăn Dặm Kiểu Nhật Giai Đoạn 3 Cho Bé Từ 9 Đến 11 Tháng Tuổi được cập nhật mới nhất trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tổng hợp những điều mẹ cần biết khi cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 3 (khi trẻ từ 9-11 tháng tuổi), cho trẻ ăn 3 bữa/ngày. Khi bé đã quen với độ mềm của đậu hũ và lưỡi bé đã thành thạo với việc nghiền thức ăn, nhịp sinh học dần ổn định ở cữ 2 bữa/ngày thì bé đã sẵn sàng với việc chuyển tiếp lên giai đoạn mới. Độ cứng tương đương với chuối tiêu hoặc mềm hơn một chút, mẹ cắt củ quả thành nhiều hình dang cho bé tập làm quen nhưng chỉ nhỏ cỡ 2/3 hat lạc (đậu phộng) thôi. Với một số món mẹ vễn nên tạo độ sánh bằng bột năng sẽ trợ giúp bé trong quá trình nhai nuốt.

Phần lớn nguyên nhân nuốt chửng ở thời điểm này lại là do thức ăn cứng quá khiến trẻ lười nhai mà nuốt chửng xuống dạ dày. Hoặc ngược lại thức ăn quá mềm hoặc cắt quá nhỏ cũng làm bé nuốt chửng.

CÁCH CHO BÉ TỪ 9-11 THÁNG TUỔI ĂN DẶM

Nửa đầu ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 3 (cho bé 9-11 tháng tuổi):

Bước vào giai đoạn này bé bắt đầu ăn 3 bữa ăn dặm 1 ngày.

Dinh dưỡng có một sự thay đổi vượt bậc: phần lớn dinh dưỡng sẽ lấy từ ăn dặm thay vì lấy từ sữa (cả sữa mẹ và sữa công thức). Vì vậy sang giai đoạn này mẹ càng nên chú ý lượng dinh dưỡng và sự phân bố hợp lý giữa 3 nhóm chất tinh bột, đạm, vitamin. Sang giai đoạn này số loại thực phẩm bé có thể ăn tăng đột biến, đồng thời khả năng nhai của bé cũng tiến triển vượt bậc. Bé sẽ bắt đầu làm quen và nhai được, độ cứng tương đương với chuối tiêu hoặc mềm hơn một chút.

Khi bé đã quen với độ mềm của đậu hũ và lưỡi bé đã thành thạo với việc nghiền thức ăn, nhịp sinh học dần ổn định ở cữ 2 bữa/ngày thì bé đã sẵn sàng với việc chuyển tiếp lên giai đoạn mới. Sang giai đoạn này lưỡi của bé ngoài việc di chuyển trước sau – trên dưới, thì bắt đầu có phản xạ di chuyển đẩy thức ăn sang hai bên trái và phải rồi dùng lợi để nghiền thức ăn. Điều đó có nghĩa bé đã tiến gần đến 1 bữa ăn của người lớn, không còn nghiền thức ăn nữa mà bé đã bắt đầu nhai thức ăn. Cữ ăn của bé sẽ được điều chỉnh lên 3 bữa 1 ngày để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng.

Mẹ lại chọn 1 cữ sữa nào đó để đổi thành ăn dặm cho bé, bữa thứ 3 này thời gian đầu tập ăn lượng chỉ cần bằng 1/2 so với 2 bữa kia là đủ. Chúng ta phải cho bé và cơ thể của bé tập làm quen với nhịp sinh học mới này. Đồng thời mẹ cũng nên xem lại lịch ăn trong ngày của bé sao cho phù hợp. Ko nên để các bữa ăn dặm và sữa dày sát nhau quá khiến bé không cảm thấy đói. Hoặc không nên để giờ ăn dặm sát với giờ ngủ của bé. Mặt khác mẹ nên đưa bé ra ngoài vận động trước cữ ăn dặm 1 giờ đồng hồ để kích thích phản xạ đói bụng của trẻ.

Bắt đầu sang giai đoạn này lượng thực phẩm cho bé phong phú lên rất nhiều. Hầu hết các lo ngại về dị ứng thực phẩm đã giảm hẳn, các loại thực phẩm như: hàu, sò điệp, cua, mực, tôm, cá nục, cá thu… bé đều có thể ăn được rồi. Tuy nhiên để cẩn thận mẹ vẫn phải thử phản ứng dị ứng của con trước những loại thực phẩm mới và chú ý chọn đồ tươi sống cho bé ăn. Tốt nhất vẫn là trên 1 tuổi.

Củ quả ở giai đoạn này vẫn luộc mềm, độ mềm tương đương với chuối chín. Kích thước to hơn so với giai đoạn trước, mẹ cắt củ quả thành nhiều hình dạng cho bé tập làm quen nhưng chỉ nhỏ cỡ 2/3 hạt đậu phộng (hạt lạc) thôi. Với một số món mẹ vẫn nên tạo độ sánh bằng bột năng để trợ giúp bé trong quá trình nhai nuốt.

Bước vào giai đoạn này lượng sữa bù sau mỗi bữa ăn sẽ tự nhiên giảm xuống. Thậm chí một số bé không uống sữa bù nữa cũng không sao. Mẹ cứ để bé tự nhiên ăn đúng với sức của mình. 1 ngày 3 bữa ăn dặm và 2 bữa sữa xen kẽ là đủ cho bé ở giai đoạn này rồi.

Mẹ quan sát khẩu hình của con, nếu con nhai thì được nhưng nếu bé nuốt chửng là mẹ phải xem lại cách chế biến. Độ cứng mềm không nên thay đổi đột ngột, kích thước củ quả cũng vậy. Tất cả đều thay đổi từ từ là nguyên tắc hàng đầu. Phần lớn nguyên nhân nuốt chửng ở thời điểm này lại là do thức ăn cứng quá khiến trẻ lười nhai mà nuốt chửng xuống dạ dày. Hoặc ngược lại thức ăn quá mềm hoặc cắt quá nhỏ cũng làm bé nuốt chửng.

Nửa sau ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 3 (cho bé 9-11 tháng tuổi):

Mục tiêu giai đoạn này là tạo cho bé 1 nhịp sinh học gần giống người lớn. Giờ ăn của 3 bữa ăn dặm nên thay đổi theo đúng nhịp sinh học của người lớn: ăn sáng, ăn trưa và ăn tối. Bắt đầu từ thời điểm này bé dùng tay cầm thức ăn thành thạo hơn, có phản xạ bốc thức ăn vào miệng. Mẹ nên tăng các món ăn bốc cho con như: cơm nắm, củ quả luộc, các loại bánh mềm.

Mẹ nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt vào thời điểm này! Lượng ăn của con gia tăng đột biến, cơm nát con có thể ăn đến 80g ở một số trẻ, lượng đạm tăng lên 15g/bữa ( ko nên ăn quá nhiều đạm khiến hệ tiêu hóa của trẻ làm việc vất vả), rau tăng đến 40g/bữa. Một số thực phẩm giàu sắt như: gan gà, thịt bò, trứng, cá ngừ, hàu, cải chíp…

Kích thước củ quả mẹ tăng lên bằng 2/3 hạt đậu phộng (hạt lạc) và vẫn mềm như chuối chín. Bé bắt đầu sử dụng ngón tay cái và ngón trỏ để bốc thức ăn. Gần cuối bữa bé có thể bắt đầu nghịch ngợm thức ăn. Mẹ tuyệt đối không nên can thiệp hoặc la mắng trẻ, hãy để trẻ tự do xử lý chỗ thức ăn mà mẹ chuẩn bị sẵn cho việc ăn bốc.

CẤU TRÚC THỨC ĂN CHO TRẺ KHI ĂN DẶM KIỂU NHẬT GIAI ĐOẠN 3 (TỪ 9 ĐẾN 11 THÁNG TUỔI): Cấu trúc thức ăn ở giai đoạn này rất quan trọng, không được quá mềm để làm trẻ nuốt chửng nhưng cũng không được quá cứng hoặc quá to làm trẻ khó chịu mà mất đi niềm vui khi nhai thức ăn. Độ mềm tham khảo là mềm như chuối, kích thước như hạt đậu đỏ là được.

MỘT SỐ THỨC ĂN BÉ CÓ THỂ ĂN Ở GIAI ĐOẠN NÀY:

Ngoài thực phẩm của các giai đoạn 1 và giai đoạn 2, bé sẽ ăn thêm các thực phẩm mới:

Tinh bột – Bắp, nui, mì ý

Đạm

CÁ: – Cá nục, cá thu, tôm, cua, mực, hến, trai… – Cách chế biến: miếng cá được rán mềm lên, mẹ xé nhỏ và đánh tơi cho bé thử tập nhai. Nửa sau giai đoạn mẹ có thể lăn cá qua 1 lớp bột mì rồi nướng lên, hoặc chiên cho bé ăn. Vì giai đoạn này bé tập nhai rất tốt nên mỗi bữa mẹ nên có 1 món mới cho bé tập nhai. Ngoài ra thời gian này bé bắt đầu hứng thú với món ăn bốc tay. Các món khác như sò điệp, lươn, ếch, ếch, hàu… có thể bắt đầu cho bé ăn ở giai đoạn này.

ĐẬU HŨ: – Đậu hũ thái hạt lựu to bằng hạt đậu đỏ. Có thể xào qua hoặc nấu với củ quả cho bé. Nếu bé chưa thích nghi, mẹ có thể dùng bột năng để làm sánh.

CÁC SẢN PHẨM TỪ SỮA: – Váng sữa

THỊT: – Bắt đầu cho bé ăn thêm thịt bò, thịt heo, thịt đùi gà ở giai đoạn này.

Rau củ quả – Nấm, củ sen, rong biển, tảo biển, giá đỗ, đậu bắp, vừng, cherry… – Củ quả thái to hơn hoặc thái hình que để bé tập dùng răng trước cắn thức ăn.

LƯỢNG ĂN THAM KHẢO CHO 1 BỮA

Tinh bột: Cháo 1:5 90g, cháo 1:3 60g, cơm nát 80g

Cá: 15g

Đậu hũ: 45g

Thịt: 15g

Trứng: 1/2 quả

Sản phẩm từ sữa: 80g

Rau củ quả: 30 – 40g

GIỜ ĂN THAM KHẢO *** BÀI VIẾT THAM KHẢO CHO MẸ:

Ý kiến của bạn

Cách Ăn Dặm Kiểu Nhật Giai Đoạn 2 Cho Bé Từ 7 Đến 8 Tháng Tuổi

Tổng hợp những điều mẹ cần biết khi cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 2 (khi trẻ từ 7-8 tháng tuổi). Ở giai đoạn này lưỡi của trẻ ngoài động tác đẩy thức ăn từ miệng vào họng thì lưỡi bé còn di chuyển theo chiều dọc. Nghĩa là bé có thể dùng lưỡi và vòm hàm trên để nghiền thức ăn. Vì thế thức ăn của trẻ ở giai đoạn này sẽ không mịn như giai đoạn trước mà giống như mứt bánh mỳ: vẫn sền sệt nhưng bắt đầu có những mảnh thức ăn nho nhỏ lẫn bên trong để bé dùng lưỡi và vòm hàm trên nghiền ra. Khi thức ăn không mịn mà có những mẩu thức ăn nhỏ thì tự bé sẽ dùng lưỡi để đẩy thức ăn lên vòm hàm trên mà nghiền ra.

Giai đoạn này cực kì quan trọng, mẹ khi cho bé ăn phải quan sát kĩ xem bé có thực hiện thao tác này không hay là nuốt chửng!

Khi bé đã làm quen xong với thức ăn ở dạng sền sệt và mịn thì khi đó mẹ điều chỉnh bé lên giai đoạn 2. Mẹ không nên quá máy móc ở con số 7-8 (tháng) mà nên quan sát bé, nếu bé sẵn sàng thì mẹ điều chỉnh giai đoạn. Trong trường hợp bé vẫn thích ăn loãng và hầu như là nuốt chửng thì mẹ vẫn để bé ăn ở giai đoạn 1, từ từ rút dần nước đi cho thức ăn sệt lại.

Bước vào giai đoạn này bé sẽ có 2 sự thay đổi lớn:

Bé có thể dùng lưỡi nghiền những mảnh thức ăn nhỏ và mềm thay vì nuốt chửng như từ trước đến nay.

Trong thực đơn của bé xuất hiện thịt khiến thực đơn ngày càng phong phú. Số lượng bữa ăn là 2 bữa 1 ngày.

CÁCH CHO BÉ ĂN DẶM KIỂU NHẬT GIAI ĐOẠN 2 CHO BÉ ( TỪ 7-8 THÁNG TUỔI)

Khi bắt đầu bước vào giai đoạn này thức ăn mẹ vẫn chế biến ở dạng sền sệt, lác đác những mẩu thức ăn nhỏ như hạt đậu xanh và mềm như đậu hũ non để bé dễ dàng dùng lưỡi và vòm hàm trên để nghiền. Ngoài ra ở giai đoạn này vẫn chưa cần nêm gia vị vào thức ăn của bé.

Với độ mềm ( củ quả, cháo) như mềm của đậu hũ non để bé dễ dàng nghiền bằng lưỡi và hàm trên. Khi cho bé ăn mẹ quan sát kĩ cách bé ăn, nếu bé có phản xạ nghiền thức ăn thì đúng còn nếu bé nuốt chửng mẹ phải xem lại cách bón hoặc cách chế biến thức ăn cho bé.

Điểm then chốt của giai đoạn này là bé nghiền thức ăn từng miếng từng miếng một cách từ từ, nghiền nhỏ các mảnh thức ăn bằng lưỡi, miệng bé cũng vì thế mà đã móm mém móm mém nhai. Lực và cơ miệng bé phát triển rõ rệt. Tuy nhiên không vì thế mà mẹ vội vàng. Bé nuốt hết trong miệng mẹ mới nên đút miếng tiếp theo để tránh bé phải nuốt chửng. Chính tốc độ ăn quá nhanh hoặc đút miếng sau chồng lên miếng trước làm bé có thói quen nuốt chửng. Mẹ cũng không nên đút một muỗng quá nhiều lượng thức ăn khiến bé gặp khó khăn trong quá trình nghiền và nuốt thức ăn.

Ở thời điểm này hầu hết các bé đã quen với việc ăn dặm, quen với các mảnh thức ăn và vị của món ăn. Điều này làm bé cảm thấy bớt háo hức hơn thời gian mới tập ăn nên một số bé sẽ trải qua thời kì biếng ăn sinh lý. Nếu bé vẫn năng động hoạt bát chơi bình thường thì mẹ hoàn toàn không cần phải lo lắng. đây là một quá trình cần thiết trong các giai đoạn phát triển của trẻ. Mẹ hãy thử thay đổi linh hoạt các nguyên liệu giúp bé khám phá sở thích của mình, tuyệt đối không cần thiết ép bé ăn. Mặt khác để tạo không khí vui vẻ thì thỉnh thoảng mẹ nên đưa bé ra ngoài ăn cùng gia đình, cùng mẹ.

Thời điểm này cũng là thời điểm bé thể hiện hứng thú với đồ vật dụng cụ ăn uống thậm chí là món ăn. Bé đưa tay ra vấy thức ăn, nghịch ngợm hoặc kéo thìa của mẹ. Với một chừng mực và một khoảng thời gian nhất định của bữa ăn mẹ hãy để bé làm theo sở thích của mình. Việc bé vấy thức ăn và nghịch bát thìa là một cách bé học tiếp xúc với món ăn, là tiền đề quan trọng cho việc tập ăn bốc và tự xúc ăn sau này. Mẹ nên chuẩn bị chỗ ăn của bé sao cho việc dọn dẹp nhẹ nhàng và thuận lợi cho mẹ, tuyệt đối đừng rầy la quát mắng bé khi bé nghịch thức ăn, cho dù là mặt mũi nhem nhuốc đầu tóc lấm lem!

MỘT SỐ THỰC PHẨM MẸ CÓ THỂ CHO BÉ ĂN Ở GIAI ĐOẠN NÀY

Ngoài những thực phẩm bé đã ăn dặm ở giai đoạn 1, mẹ có thể cho bé ăn thêm nhửng thực phẩm mới như:

Tinh bột:

– Mì udon, yến mạch, bún… – Nửa đầu giai đoạn, nấu cháo nguyên hạt theo tỉ lệ 1:7 (1 phần gạo, 7 phần nước) 50gr, nếu mẹ thấy đặc có thể làm loãng ra theo khả năng ăn của con. – Nửa sau giai đoạn, nấu cháo nguyên hạt theo tỉ lệ 1:5 (1 phần gạo, 5 phần nước) 80gr, mẹ có thể làm loãng theo khả năng ăn của con.

Đạm:

– Cá hồi, cá ngừ, cá thịt trắng…

– Cách chế biến: luộc miếng cá, dùng muỗng miết cho cá tơi ra khi cá còn nóng. Có thể nấu cùng với củ quả, rây nhuyễn và cuối cùng làm sánh lại bằng bột năng.

ĐẬU HŨ: – Nửa đầu giai đoạn cho bé ăn 30gr đậu hũ thành phẩm 1 bữa, nửa sau giai đoạn 40gr đậu hũ thành phẩm. – Cách chế biến: thái hạt lựu nhỏ như hạt đậu xanh, nấu cùng củ quả hoặc nấu không với nước dùng. Cuối cùng làm sánh lại bằng bột năng.

CÁC SẢN PHẨM TỪ SỮA (SỮA CHUA, PHÔ MAI): – Nửa đầu giai đoạn cho bé ăn 50gr 1 bữa, nửa sau giai đoạn 70gr 1 bữa.

TRỨNG: – Nửa đầu giai đoạn 1 lòng đỏ trứng luộc. Nửa sau giai đoạn 1/3 quả trứng luộc hoặc đánh lên. Nếu là trứng cút thì khoảng 3 quả trứng cút 1 bữa. – Cách chế biến: Luộc chín trứng, tách lấy lòng đỏ. Dùng muỗng miết cho mịn. Hòa trứng với nước dùng hoặc nước luộc rau củ thành hỗn hợp sền sệt.

THỊT: – Bắt đầu với thịt ức gà, cho bé làm quen bắt đầu khoảng 15ml gà thành phẩm. – Băm nhuyễn thịt, hòa thịt với nước lạnh rồi đun lửa nhỏ. Có thể nấu cùng rau củ quả và làm sánh bằng bột năng.

Rau củ quả

– Xà lách, ớt chuông, rau dển, dưa leo, măng tây tươi, cải cúc, hành lá, cà tím, rong biển, nấm tươi.

– Nửa đầu giai đoạn bắt đầu với khoảng 20gr 1 bữa. Rau củ quả luộc mềm, dùng nĩa dầm nhỏ. – Nửa sau giai đoạn tăng lên 30gr 1 bữa. Rau củ quả thái hạt lựu to khoảng hạt đậu đen, luộc nhừ.

GIỜ ĂN THAM KHẢO:

: bắt đầu xuất hiện giờ ăn trái cây vào lúc 12h trưa để chuẩn bị cho việc chuyển giờ ăn dặm vào lúc 12h trưa ở giai đoạn 3.

LƯỢNG ĂN THAM KHẢO:

Tinh bột: nửa giai đoạn đầu: cháo 1:7 nguyên hạt 50g, nửa sau giai đoạn: cháo 1:5 nguyên hạt 80g

Cá: 10 – 15g

Đậu hũ: 30-40g

Nhóm vitamin và khoáng chất: 20 – 30g

TỈ LỆ DINH DƯỠNG GIỮA ĂN DẶM VÀ SỮA:

– Nửa đầu giai đoạn: Ăn dặm: 30% – Sữa: 70%

– Nửa sau giai đoạn: Ăn dặm: 40% – Sữa: 60%

*** BÀI VIẾT THAM KHẢO CHO MẸ:

Ý kiến của bạn

Thực Hành Ăn Dặm Kiểu Nhật Giai Đoạn Bé 9

Khi nào mẹ có thể chuyển sang giai đoạn 3 Ăn dặm kiểu Nhật?

Thời điểm bé sẵn sàng với việc chuyển tiếp sang giai đoạn mới với những thức ăn có độ thô hơn là khi bé đã thành thạo với việc nghiền thức ăn, quen với cữ 2 bữa/ngày.

Mục tiêu của Ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 3 là gì?

Trẻ có thể dùng lợi để nhai thức ăn. Tập cho bé cầm nắm thức ăn, làm quen với việc đưa 1 lượng thức ăn vừa phải vào miệng.

Bé học được kỹ năng gì trong giai đoạn 3?

Trong giai đoạn này, bé cũng bắt đầu khéo léo dùng 2 ngón tay cái và ngón trỏ để học bốc thức ăn. Thế nên mẹ đừng mắng hay cấm đoán con khi con nghịch, khám phá đồ ăn.

Ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 3, một ngày bé ăn mấy bữa?

Ở giai đoạn 3, với mục tiêu để bé hấp thu phần lớn lượng dinh dưỡng từ ăn dặm, mẹ có thể tăng số bữa cho con ăn lên 3 bữa/ngày. Để bé có cảm giác đói bụng và ăn được nhiều, ngon miệng hơn, thì các bữa ăn nên cách nhau khoảng 4 tiếng đồng hồ, kết hợp với thời gian chơi, ngủ hợp lý.

Giai đoạn 3 có thể cho con ăn thêm những thực phẩm gì?

Mẹ có thể cho bé ăn thêm một số loại thực phẩm mới ngoài những thực phẩm ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2:

Tinh bột: bắp, nui, mì ý…

Rau củ quả: nấm, rong biển, giá đỗ…

Đạm: tôm, cua, cá (cá nục, cá thu); đậu hũ; các sản phẩm từ sữa (váng sữa); trứng; thịt (thịt bò, heo, đùi gà…)…

Giai đoạn 3 của Ăn dặm kiểu Nhật cách chế biến thức ăn cho con có gì thay đổi?

Thời kỳ này, mẹ có thể chế biến cho bé đa dạng hơn với các món xào, rán, om… bên cạnh kiểu ninh như giai đoạn trước. Độ cứng của thức ăn tương đương với chuối tiêu, hay có thể mềm hơn 1 chút, mà mẹ có thể dễ dàng dùng 1 ngón tay bóp nhẹ là nát đồ ăn. Để tránh trẻ lười nhai, nuốt chửng, mẹ lưu ý không làm thức ăn quá cứng hoặc thức ăn quá mềm.

Mẹ có thể cho con ăn cháo ăn dặm dạng đặc vào tầm 9 tháng, và chuyển sang cơm nát vào tầm tháng thứ 10, 11.

Với 1 số món, mẹ có thể cho bột năng để tạo độ sánh giúp bé tập nhai nuốt tốt hơn.

Củ quả cắt đa dạng hình khối, nhưng chỉ nhỏ tầm 5mm, tránh trường hợp cắt quá nhỏ, bé sẽ nuốt chửng mà không chịu nhai. Hoặc mẹ có thể xắt rau củ thành các thanh dài, rồi luộc/ hấp chín để cho bé cầm nắm đồng thời tập dùng răng cửa để cắn thức ăn. Xắt miếng tương tự với hoa quả.

Lượng ăn tham khảo cho một bữa

Tinh bột: khoảng từ 60 – 100g tùy tỷ lệ gạo : nước

Thịt, cá: 15g

Đậu hũ: 45g

Trứng: 1/2 quả

Sản phẩm từ sữa: 30g/ngày (< 4 ngày/tuần)

Rau củ quả: 20-30g

Bơ, dầu ăn: 1-2 muỗng/bữa (5ml) (< 4-5 ngày/tuần)

Giờ ăn tham khảo cho bé Ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 3

Theo Mabu dinh dưỡng – bột ăn dặm cho trẻ từ 6 tháng tuổi

Thực Đơn Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé 6 Tháng Đến 1 Tuổi, 7 8 9 12 Tháng Tuổi

Các mẹ có thể dựa và thực đơn ăn dặm kiểu Nhật hàng ngày chi tiết nhất này để lên món ăn hàng ngày cho bé được thay đổi thường xuyên, giúp bé hấp thu được tốt nhất và đảm bảo sự phát triển cho con được như mong muốn.

Thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé

Nhiều mẹ không biết liệu thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé 6 tháng khác gì với thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé 7 hay 12 tháng hay không vì thấy người Nhật rất cầu kì trong bữa ăn cũng như chế biến món ăn hàng ngày.

Thật ra không có sự khác nhau trong thành phần món ăn của các bé theo từng tháng àm là số lượng thức ăn phù hợp với lứa tuổi của bé, phù hợp với nhu cầu ăn củ bé cho mỗi bữa là bao nhiêu.

Thực đơn ăn dặm kiểu nhật chi tiết cho bé

cách nấu thức ăn dặm cho bé theo kiểu nhật

Bước 1: Vo gạo ăn chung cho cả gia đình như bình thường

Bước 2: Lấy một cái bát sứ con, múc 1 thìa gạo và 10 thìa nước vào bát.

Bước 3: Đặt bát sứ con lên trên lớp gạo trong nồi lớn, ở trung tâm của nồi. Cho vào nấu như bình thường

Bước 4: Khi gạo chín, lấy bát sứ ra. Chỗ cơm còn lại là cơm ăn của cả gia đình.

Bước 5: Dùng chày nghiền nhuyễn cháo. Hoàn thành.

Khi trẻ đã tập ăn “Jyu-bai-gayu” được một thời gian, như con của Akiko hiện đã 6 tháng, Akiko bắt đầu cho bé ăn thêm 1 -2 món đạm và rau ở bên ngoài. Hôm nay, Akiko nấu thêm cho con món Cá tuyết đậu phụ. Đây là một món ăn rất đơn giản và vô cùng giàu protein cho bé. Ở Nhật, trẻ 6 tháng tuổi đã có thể ăn hải sản. Cùng xem mẹ Akiko hướng dẫn cách nấu Cá tuyết đậu phụ

Bước 1: Bắc bếp đun một chút nước sôi, thả đậu phụ vào luộc trong 1-2 phút. Rồi cho ra 1 cái bát sứ.

Bước 2: Cho cá tuyết (bỏ da, bỏ xương) vào nồi nước đấy, luộc trong 2-3 phút.

Bước 3: Dùng rây và thìa để lọc cá sao cho nhỏ vừa với trẻ.

Bước 4: Dùng chày nghiền chuyễn đậu phụ và cá thành hỗn hợp đồng nhất.

Bước 5: Cho thêm 1-2 thìa nước luộc vào hỗn hợp để đạt độ loãng cần thiết cho trẻ.

Khác với kiểu ăn dặm truyền thống ở Việt Nam, mẹ Nhật cho con ăn riêng cháo và thức ăn để giúp bé cảm nhận rõ hơn vị của từng món, tăng khả năng ăn thô và chống ngán.

Những điều cần lưu ý khi cho bé ăn dặm theo kiểu Nhật

Thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé 6 tháng

Mẹ nên cho bé ăn cháo loãng, xay nhuyễn trong suốt tuần đầu tiên để bé tập quen dần. Tuần thứ 2 bé có thể thử một số loại rau củ quả loại dễ tiêu hóa. Thức ăn của bé trong giai đoạn này phải trơn, mịn để bé dễ ăn và không bị nghẹn. Nếu bé cảm thấy không thích và từ chối, mẹ không nên ép. Có thể để bé ngưng 2-3 ngày sau đó thử lại. Giai đoạn này chủ yếu tập cho bé làm quen với các dạng thức ăn khác ngoài sữa, tập phản xạ nuốt thức ăn và học cách ăn bằng muỗng. Những thực phẩm bé có thể ăn trong giai đoạn này bao gồm:

Tinh bột: cháo loãng (gạo), bánh mì, bún, miến, khoai lang, chuối, khoai tây

Đạm: đậu hũ, lòng đỏ trứng, cá, bột nếp, sữa chua, phô mai

Vitamin: cải bó xôi, bí đỏ, cà chua, cà rốt, cải ngọt, bắp cải, củ cải, táo, cam, dâu, hành tây

Thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé 7 tháng, 8 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, thức ăn của bé sẽ đặc và thô hơn so với lúc 5-6 tháng. Bé bây giờ đã làm quen với nhiều loại thức ăn hơn. Việc bạn nên chú trọng bây giờ là giúp bé làm quen với những vị hỗn hợp hơn. Song song với việc uống sữa, mẹ nên cho bé ăn mỗi ngày 2 bữa ăn dặm. Những thực phẩm bé có thể ăn trong giai đoạn này:

Tinh bột: Ngoài những thực phẩm có thể ăn lúc 5-6 tháng, bé có thể ăn thêm yến mạch, mì ống, ngũ cốc

Đạm: gan, gà, lòng trắng trứng (8 tháng tuổi), đậu

Vitamin: nấm

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé 9 tháng tuổi đến 11 tháng tuổi

Tiếp tục điều chỉnh lượng thức ăn tăng dần theo mỗi bữa để giúp bé thích nghi trước khi bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới. Giai đoạn này thức ăn của bé thô hơn nhiều so với trước. Mẹ không còn mất quá nhiều thời gian khi chuẩn bị thức ăn cho con. Một số bé thậm chí đã có thể hoc cách nhai thức ăn trong giai đoạn này. Giai đoạn này bé có thể ăn thêm thịt heo, thịt bò, sò

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé 1 tuổi (12 tháng)

Giai đoạn này nhiều bé đã cai sữa và bắt đầu có thể ăn các bữa như người lớn. Ngoài 3 bữa chính, mẹ cũng nên bổ sung 2 bữa phụ và cho con uống thêm sữa.

Xem thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Ăn Dặm Kiểu Nhật Giai Đoạn 3 Cho Bé Từ 9 Đến 11 Tháng Tuổi trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!