Xu Hướng 3/2023 # Các Loại Nhân Của Bánh Pizza # Top 12 View | Vinaconex.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Các Loại Nhân Của Bánh Pizza # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Các Loại Nhân Của Bánh Pizza được cập nhật mới nhất trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Pizza là loại bánh độc đáo đến từ nước Ý, có đế bánh làm từ bột và các loại nhân phong phú bên trên tạo nên hương vị thơm ngon. Các chiếc pizza đa số đều có phô mai để tạo độ béo, kèm với một vài loại nguyên liệu khác nhau. Tùy theo sở thích của mình bạn có thể lựa chọn những loại các loại nhân pizza ưa thích như bò dứa hay xúc xích và cà chua.

Như đã biết, pizza là loại bánh có đế làm bằng bột, đa số đế bánh đều giống nhau chỉ tùy người thích đế dày hay đế mỏng. Phần còn lại quyết định một chiếc pizza có thơm ngon hay không có lẽ là phần nhân bánh. Nói là nhân bánh nhưng thực chất được đặt trên bề mặt và nướng cùng đế bánh. Các loại nhân phổ biến như:

Pizza với sốt cà chua, chà bông, nấm, pho mát.

Pizza với cá thu hộp, cà chua và hành tây thái khoanh tròn, quả oliu, pho mát, rắc nhiều tiêu.

Pizza với cá thu hộp, sốt cà chua, ớt Đà Lạt (ba màu) thái miếng bản nhỏ và dài, nhiều hạt tiêu, pho mát.

Pizza với xốt cà chua, hải sản (tôm – ngao – sò), ớt quả, pho mát.

Pizza với tỏi cay, sốt cà chua, chà bông, rưới dầu oliu trộn thật nhiều tỏi và ớt băm nhỏ rồi nướng.

Pizza với sốt cà chua, thịt bò băm nhỏ, hành tây khoanh tròn, pho mát.

Pizza chay chỉ có sốt cà chua và pho mát

Pizza nhân hải sản

Pizza nhân nhồi phô mai

Pizza chỉ với phô mai

Có rất nhiều cách kết hợp nhân pizza với nhau nhất thiết phải có một lớp phô mai tan chảy thật thơm, thật béo và hơi dai dai. Loại phô mai đó phải dùng Mozzarella, dùng pho mát khác sẽ không đúng vị và không ngon. Nguyên liệu làm nhân bánh chủ đạo gồm có: chà bông, cá hộp, tôm, sò, ngao, hải sản, xúc xích …

Rau quả phổ biến nhất: cà chua, ớt Đà Lạt (xanh, đỏ hoặc vàng) mỗi loại một ít để màu được đẹp. Ngoài ra, còn có nấm, hành tây, dứa, khoai tây, quả olive…

Các hương vị như lá thơm basilic, origano, nhất là dầu o liu và pho mát Mozzarella thì không thể thiếu. Dứa là loại trái cây hợp với hầu hết các loại thịt như thịt bò, hải sản…

Với tất cả các loại nhân bánh pizza trên, dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách làm một loại nhân pizza phổ biến mà hầu hết ai cũng yêu thích: Pizza bò dứa.

Cách làm đế bánh pizza bò dứa hấp dẫn

Đối với đế bánh pizza, bạn có thể mua sẵn, nhưng nếu thích bạn vẫn có thể tự nhào bột, tự nướng tại nhà theo công thức sau.

Hấp dẫn ngay từ cái tên, pizza bò dứa có vị thơm của trái cây lẫn thịt bò

Nguyên liệu cần có

750 gram bột mì

3 thìa dầu olive

½ thìa muối

3 thìa đường

1 gói bột nở men instant (7mg)

200 ml sữa tươi

100 ml nước ấm khoảng 50oC (không được quá nóng vì sẽ chết men, lạnh quá men sẽ không ăn)

2 quả trứng gà

Bước 1: Trộn bột với đường, muối, dầu olive, trứng.

Bước 2: Cho gói men vào nước ấm hòa tan, từ từ rót vào âu bột, vừa rót vừa trộn bột. Trộn kỹ sao cho bột mềm dẻo, mịn màng, nhấc lên không dính tay. Cho bột nghỉ khoảng 3 giờ, thấy bột sẽ nở gấp 3 lần chỗ bột lúc mới trộn là thành công.

Bước 3: Cắt bột thành 5 khúc rồi rắc bột áo ra bàn cán mỏng.

Nguyên liệu làm nhân bánh pizza

Thịt bò băm nhuyễn

Cà chua

Hành tây

Dứa

Gia vị: Đường, muối, hạt nêm, tiêu, dầu ăn

Các bước làm nhân bánh pizza:

Bước 1: Cắt nhỏ 1 quả cà chua, 1 chút hành tây và phi thơm. Đậy nắp nồi để cà chua mềm, sau đó cho thịt bò xay vào và xào chín.

Bước 2: Sau đó thêm gia vị, hạt tiêu, rau thơm vào và đảo đều. Để tăng hương vị, ta tiếp tục cho thêm khoảng nửa củ hành tây to, hạt ngô ngọt đã thái nhỏ vào và xào chín tới.

Bước 3: Lấy nhân dàn đều lên mặt bánh và cho vào lò nướng.

Nướng bánh:

Bước 1: Đầu tiên bạn cần bật lò trước một lúc ở 250°C.

Bước 2: Nếu là loại đế bánh mỏng (bánh kiểu Ý rất mỏng) 15 phút. Nếu là loại đế dầy, thì nên nướng qua đế bánh, cho đế khô (thấy khô hơi nở là lấy ra, không để vàng), rồi mới đặt nhân, nướng tiếp bánh 15 phút.

Related Posts

Khóa Học Làm Nhân Bánh Mì Và Các Loại Nước Sốt Bánh Mì Nướng

Một trong các món ăn phổ biến và tiện lợi cho không chỉ người Việt Nam và khách du lịch nước ngoài đều biết đến là món bánh mì. Bây giờ không chỉ là buổi sáng người ta ăn bánh mì , mà trưa, chiều, tối người ra đều sử dụng nó bởi tính tiện lợi và đầy đủ chất dinh dưỡng cho bữa ăn. Có nhiều người kinh doanh muốn mở rộng kinh doanh với các cửa hàng bánh mì.

Như trường hợp của bạn Nguyễn Thị Hà (Cầu giấy) “Nhà mình ở gần trường học, mình định kinh doanh cửa hàng bánh mì mà chưa biết nên bắt đầu từ đâu. Mình cũng xem cách làm nước sốt bánh mỳ thịt, hoặc cách làm bánh mỳ pate, bánh mỳ chảo trên mạng nhưng mình chưa đủ tự tin để mở quán, đang cần tìm nơi học hoặc tìm nơi truyền nghề”

Đây là câu hỏi mà nhiều người quan tâm, muốn kinh doanh cửa hàng gì đó bạn phải tự tin với sản phẩm của mình. Vậy bạn hãy tìm cho mình một nơi dạy chuyên nghiệp, đào tạo bài bản để có thể truyền đạt cho bạn những bí quyết cũng như có thể giúp học viên mở kinh doanh từ quy mô nhỏ cửa hàng bánh mì, đến quy mô lớn như chuỗi bánh mì.

Vậy nơi nào đào tạo “Khóa học làm nhân bánh mì”

Trung tâm Học Món Việt của trường TC CN & QT Đông Đô mở khóa học nhân bánh mì ở Hà Nội cho mọi đối tượng từ mở quán kinh doanh , đến nâng cao tay trong kinh doanh.

– Giảng viên đứng lớp là những người đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc giảng dạy cũng như am hiểu về bánh mì, các loại nhân bánh mì, các loại nước sốt bánh mì. Không chỉ học lý thuyết, các học viên được thực hành ngay trên lớp cùng giảng viên của trường.

– Trang thiết bị cơ sở vật chất đầy đủ, tạo điều kiện cho học viên khóa học tốt nhất.

– Tư vấn hỗ trợ giải đáp thắc mắc của học viên, cũng như hỗ trợ học viên trong việc lên menu mở quán kinh doanh.

Vì sao bạn nên chọn học làm nhân bánh mì và các loại nước sốt tại trường

– Giảng viên của trường là những người giàu kinh nghiệm sẽ truyền đạt cho các bạn những công thức và bí quyết để kinh dọanh

– Học viên có khả năng mở hoặc kinh doanh cửa hàng bánh mì từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, hệ thống chuỗi bánh mì.

– Bạn sẽ được hướng dẫn làm và cách bảo quản nhân bánh mì phổ biến hiện nay, đến nhân bánh mì độc đáo.

– Bạn sẽ được hướng dẫn làm và cách bảo quản các loại nước sốt phù hợp với từng loại nhân sẽ làm cho chiếc bánh của bạn ngon và hấp dẫn hơn. Bạn sẽ được học cách làm nước sốt bánh mì nướng, cách làm nước sốt bánh mì chảo, cách làm nước sốt bánh mì thịt…

– Bạn sẽ học được cách tính giá thành và kiểm soát chi phí sao cho kinh doanh có hiệu quả.

– Bạn sẽ được học lớp mở quán kinh doanh 1 thầy một trò được chọn thời gian học sao cho phù hợp với công việc của mình, được hỗ trợ tư vấn mở quán bánh mì

Đối tượng tham gia khóa học nhân bánh mì tại Hà Nội

– Mọi đối tượng có nhu cầu học để biết làm các loại nước sốt cũng như nhân bánh mì

– Mọi đối tượng muốn học để kinh doanh hay để mở quán bánh mì.

– Mọi đối tượng muốn nâng cao tay nghề.

Nội dung Khóa học làm nhân bánh mì

1/ Tư vấn các loại nguyên liệu phụ cho các loại bánh mì kẹp

2/ Một số loại sốt cho bánh mì kẹp

– Sốt Thái Lan

3/ Một số loại nhân bánh mì kẹp

– Trứng ốp la

– Chả lụa, chả chiên

Địa chỉ khóa học làm nhân bánh mì và các loại nước sốt

TRƯỜNG TC CN VÀ QT ĐÔNG ĐÔ- TRUNG TÂM HỌC MÓN VIỆT

Số 6 (đầu ngõ 97), phố Phạm Ngọc Thạch, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội.

Nhà E21, ngõ 68, phố Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Đăng ký tư vấn các khóa học chứng chỉ của trường tại http://tinyurl.com/dk-chungchi

12 Loại Bánh Bao Trứ Danh Của Trung Quốc

Nếu có một cuộc thăm dò để tìm kiếm món ăn thông dụng nhất Trung Quốc, du khách sẽ nhận được câu trả lời, đó chính là bánh bao. Món ăn này có mặt ở khắp nơi, từ các quán hàng lề đường cho đến những nhà hàng cao cấp.

1. Xiaolong Bao

Đây là một loại bánh bao đặc biệt bắt nguồn từ Nanxiang – một vùng ngoại ô của Thượng Hải. Loại bánh bao này có nhân làm từ tôm, thịt hay các loại hải sản nhưng điều thú vị tạo nên từ Xiaolong Bao là nước dùng nóng hổi được bao quanh từng miếng bánh. Du khách hãy tưởng tượng, từng chiếc bánh bao Xiaolong thơm ngon với nước dùng nóng hôi hổi, chỉ cần cắn nhẹ một miếng là vị nhân đậm đà tứa ra đầu lưỡi, mềm, thơm… còn gì đã hơn thế nữa chứ?

Hầu như Xiaolong Bao xuất hiện trong mọi quán ăn tại Trung Quốc, vì thế du khách đừng bỏ qua cơ hội được thưởng thức món ăn hấp dẫn này khi đến thăm Trung Quốc.

2. Thang Bao (Bánh bao nước)

Thang Bao là món ăn rất độc đáo ở Thượng Hải nói riêng và Trung Quốc nói chung, bởi cũng là chiếc bánh bên ngoài là bột mì, vỏ mỏng, bên trong là nhân thịt như biết bao loại bánh dim sum khác, nhưng để ăn được Thang Bao, du khách nhất định phải nhờ đến sự trợ giúp của chiếc ống hút.

Thang Bao được làm từ những nguyên liệu giống như bánh bao thông thường nhưng thêm một thành phần rất đặc biệt, đó là “thạch da lợn”. Để làm thành phần này, đầu bếp sẽ đun nóng nước với da lợn, gừng và hành, sau đó để đông thành thạch, trộn chung với các thành phần còn lại và ngồi vào nhân bánh. Khi hấp ở nhiệt độ cao, thạch sẽ tan ra, tạo thành một dung dịch nóng sốt, vừa miệng và ngon tuyệt hảo. Chiếc bánh sau khi hấp cũng sẽ “béo” hơn nhiều so với bánh bao thông thường.

Với những ai lần đầu nếm thử, việc cắm ống hút vào chiếc bánh sẽ khiến du khách hơi bỡ ngỡ, nhưng hương vị nóng sốt, ấm nồng của gừng, béo béo của thịt lợn, đậm đà của các gia vị hài hòa sẽ khiến du khách thực sự ngỡ ngàng. Sau khi hút xong nước, du khách có thể dùng đũa để ăn vỏ và phần nhân còn lại như một chiếc bánh thông thường. Bánh thường được ăn kèm xì dầu hay một loại nước sốt hơi chua chua.

3. Sheng Jian Bao (Bánh bao chiên)

Sheng Jian Bao là một loại bánh bao chiên đặc sản, là món ăn sáng phổ biến nhất ở Thượng Hải kể từ đầu những năm 1900. Chiếc bánh bao này có một lớp vỏ mềm mại, bên trong có nhân thịt viên và nước dùng nóng hổi, thơm lừng.

4. Momo Bao

Momo Bao là món bánh bao bắt nguồn và rất phổ biến tại Tây Tạng, với hai hình dạng khác nhau: hình tròn hoặc hình trăng lưỡi liềm. Nhân bánh là hỗn hợp gồm khoai tây và rau băm nhỏ, thịt gà hoặc bò cùng các gia vị như gừng, rau mùi và tỏi.

Thông thường, những chiếc bánh MoMo Bao sau khi được làm xong thì đem hấp chín hoặc chiên, ăn kèm với nước sốt ớt tự chế và một bát canh. Chắc chắn những chiếc Momo Bao thơm ngon này sẽ khiến du khách phải “mê mẩn” muốn ăn mãi không thôi.

5. Manti Bao

Manti Bao là một loại bánh bao có nguồn gốc từ khu tự trị Tân Cương và là món ăn phổ biến ở vùng Trung Á. Bánh bao Manti có nhân là một hỗn hợp gồm thịt, thường là thịt cừu hoặc thịt bò, được bọc trong một lớp vỏ bột mì, sau đó đem luộc hoặc hấp. Tuy món ăn này đơn giản, nhưng nó có một hương vị rất lạ khiến du khách tò mò muốn nếm thử nhiều lần.

Ngoài ra, Manti Bao còn có một công thức biến tấu vô cùng thú vị, xuất hiện từ giữa thế kỷ 15 và vẫn còn tồn tại trong nền ẩm thực hiện đại của Thổ Nhĩ Kỳ. Manti Bao sẽ được hấp chín và rưới đầy hỗn hợp sốt làm từ sữa chua, bơ đun chảy, tỏi và bột gia vị, tạo thành một món ăn rất đẹp mắt.

6. Har Gow (Há cảo)

Har Gow là một loại bánh bao có nguồn gốc từ Triều Châu và thường được dùng vào các bữa ăn sáng hoặc là món điểm tâm. Loại bánh này cực ngon và dễ ăn.

Cũng như các loại bánh bao khác, vỏ ngoài há cảo được làm từ hỗn hợp bột mì, bột há cảo và bột năng. Bên trong chiếc bánh là các loại nhân rất đa dạng bao gồm thịt, tôm, cùng các loại rau củ quả…

Har Gow thông dụng thường là món há cảo hấp, ngoài ra còn món há cảo chiên. Há cảo được gói theo hình trăng lưỡi liềm, khi chín lớp vỏ bánh trở nên trong mờ lấp ló nhân tôm thịt hồng hồng đẹp mắt, cộng với chút xanh của hành lá cùng mùi thơm hấp dẫn đã trở thành món ăn ưa chuộng của rất nhiều thực khách. Hả cảo ăn kèm với nước chấm cho thêm vị đậm đà và có thể trang trí thêm để đẹp mắt.

7. Shui jiao (Sủi cảo)

Nếu du khách là fan của phim kiếm hiệp chắc hẳn du khách sẽ không còn xa lạ gì với sủi cảo. Đây là một loại thực phẩm cực kỳ phổ biến tại miền Bắc Trung Quốc nói riêng và toàn bộ Trung Quốc nói chung.

Món bánh trứ danh này Sủi cảo có hình thù là “bán nguyệt” với đường viền đều. Phần vỏ bánh được làm từ bột mì trộn đều, bọc bên trong nó là nhân bánh. Nhân bánh làm từ hỗn hợp các loại rau củ và thịt lợn băm.

Sủi cảo còn có tên gọi là “bánh chẻo”, nó được xem là một nét đặc trưng trong văn hóa Trung Quốc. Vào ngày Tết Nguyên Đán, gia đình nào cũng cùng nhau làm sủi cảo, trong số đó sẽ có một chiếc sủi cảo được bỏ vào một đồng xu, nếu người nào ăn trúng chiếc bánh đó thì xem như sẽ nhận được may mắn cả năm.

8. Shao mai (Xíu mại)

Shao mai có hình dáng độc đáo hơn so với các loại bánh trên. Nó có nguồn gốc từ vùng Nội Mông. Món bánh này mềm, khá dễ làm và giá thành rẻ. Nhân bánh đa dạng được làm từ thịt lợn, rau củ, hải sản và các loại nấm… được gói trong một lớp vỏ mỏng, bên trên được trang trí bằng thịt cua hoặc cà rốt băm nhỏ với màu cam, hoặc dùng đậu để có được màu xanh đẹp mắt điểm trên từng miếng xíu mại.

9. Hun tun (Hoành thánh)

Hoành thánh là món khá quen thuộc với người Việt. Tuy nhiên, phải được dịp thưởng thức tại chính “quê hương” của chúng mới cho du khách được cảm nhận trung thực nhất về món ăn này.

Hoành thánh được làm từ bột mì, có nhân là hỗn hợp thịt, hải sản và rau băm nhỏ. Hoành thánh có thể đem hấp hoặc chiên rán. Hoành thánh có thể ăn riêng kèm với nước xốt gia vị hoặc tại vùng Quảng Đông, hoành thánh được dùng nhiều trong món mỳ vằn thắn, súp vằn thắn.

Một tô mỳ hoành thánh thơm lừng với những sợi mỳ mềm được dùng cùng nước xương ngọt lịm, điểm bên trên bằng vài lát tôm hoặc trứng luộc và rắc đầy hẹ xanh vào, quá tuyệt phải không nào? Ngày nay, món mỳ hoành thánh ngày càng phổ biến và để lại ấn tượng khó quên trong lòng nhiều du khách nước ngoài.

10. Guo tie

Guo tie còn được gọi là Potstickers, là một món ăn Trung Quốc phổ biến có tầm ảnh hưởng và thậm chí đã lan truyền rộng rãi đến một số quốc gia như Nepal, Nhật Bản, cả Đông và Tây Châu Á…

Bề ngoài của Guo tie có hình dạng gần giống với hoành thánh nhưng vỏ dày và dẹt hơn. Nhân bánh được chế biến từ thịt băm nhỏ và các loại rau củ. Chúng thường được luộc hoặc chiên cho tới khi cháy cạnh trong chảo gang. Loại bánh này ăn kèm với tương ớt hoặc sốt giấm đậu nành thì tuyệt!

11. Tangyuan (Yuan xiao)

Tangyuan hay còn gọi là Yuan xiao là một loại bánh bao đặc trưng thường có mặt trong Lễ hội đèn lồng – là ngày cuối cùng của lễ kỷ niệm năm mới âm lịch, người ta ăn bánh để biểu thị cho sự đoàn tụ, hài hòa và vui vẻ trong gia đình.

Tangyuan có hình tròn, vỏ ngoài của bánh được làm bằng bột gạo nếp, bên trong là các loại nhân ngọt có thể là từ vừng, bột đậu, hoặc trái cây khô… Sau khi làm xong, bánh có thể được luộc, chiên hoặc hấp. Tangyuan có vị ngọt, thơm và ăn rất ngon. Mỗi cách đều tạo ra vị ngon riêng.

12. Gou Bu Li (Bánh bao Cẩu Bất Lý)

Bánh bao có tên “Cẩu Bất Lý” (Gou Bu Li), nghĩa là “chó cũng không thèm ăn” là một đặc sản nổi tiếng được xếp vào Thiên Tân tam tuyệt (3 món ngon bậc nhất ở thành phố Thiên Tân, Trung Quốc). Loại bánh bao này ngon đến mức từng khiến Từ Hy Thái hậu phải thốt lên rằng: “Cao lương mỹ vị chim trời cá biển đều không ngon bằng loại bánh bao này, đây mới đúng là món ăn trường thọ”.

Bánh bao Cẩu Bất Lý nổi tiếng và được nhiều người yêu thích là nhờ hương vị ngon đặc biệt. Bánh bao Cẩu Bất Lý sử dụng nguyên liệu thịt lợn trộn với loại nước sốt đặc biệt được hầm từ xương sườn trong nhiều giờ liền. Ngoài ra, người thợ còn cho thêm dầu mè, xì dầu tự làm, gừng, hành lá và một số gia vị gia truyền khác làm nên phần nhân ngon tuyệt hảo.

Phần vỏ bánh cũng được chế biến cầu kỳ không kém. Bột mỳ sau khi được ủ men với thời gian thích hợp thì được nhào nặn và cán mỏng thành những hình tròn rồi cho nhân vào gói lại. Trong lúc gói bánh, người thợ làm bánh sẽ khéo léo dùng tay nặn bánh thành rất nhiều nếp gấp đều nhau ở trên đỉnh, tạo thành một bông cúc trắng rất xinh xắn và đẹp mắt.

Chính phần nhân ngon đặc biệt, phần vỏ bánh mềm thơm lại đẹp mắt nên bánh bao Cẩu Bất Lý ngày càng nổi tiếng, tiếng lành đồn xa, người người kéo đến thưởng thức nườm nượp.

Tổng Hợp Công Dụng Các Loại Bơ Của Sheaghana

Làm sao để chọn được loại bơ tốt nhất cho làn da và là nguyên liệu làm mỹ phẩm handmade an toàn nhất của chính bạn? Hãy tìm hiểu kỹ thông tin từng loại trong bài tổng hợp dược đây.

TỔNG HỢP CÔNG DỤNG CÁC LOẠI BƠ 1. ORGANIC BƠ SHEA (UNREFINE SHEA BUTTER) – nguyên chất 100% chưa qua tinh chế được nhập khẩu trực tiếp từ Ghana

Bơ Shea có màu từ vàng ngà đến trắng ngà và mùi thơm đặc trưng. Ở nhiệt độ thường, bơ shea có dạng rắn, dễ tan chảy ở nhiệt độ trên 40 độ C và sẽ mất dần dưỡng chất nếu nấu chảy quá 80 độ C.

– Dưỡng ẩm sâu cho da và tóc, làm mềm da, làm mờ các nếp nhăn, giảm tốc độ lão hóa da.

– Sử dụng thường xuyên còn giúp ngăn ngừa và loại trừ nhân mụn.

– Làm dịu các vết ngứa do con trùng cắn đốt, chống dị ứng, nổi mẫn đỏ, đặc biệt hiệu quả ngay cả đối với làn da em bé.

– Bảo vệ da và tóc dưới tác dụng của nhiệt độ, môi trường (quá nóng hoặc quá lạnh, hanh khô, nước hồ bơi, gió biển, cát sa mạc…). Nuôi dưỡng tóc, ủ tóc giúp phục hồi tóc giảm gãy rụng và chẻ ngọn.

– Làm liền sẹo các vết thương nhỏ, các vết nứt nẻ trên da. Hỗ trợ điều trị bệnh eczema.

– Khả năng trị liệu cho da, massage, xoa dịu các cơ khớp, nhức mỏi do hoạt động nhiều trong ngày (một khả năng mà ít có loại dầu massage nào có thể so sánh được).

– Ngăn ngừa các vết rạn da, nám da do mang thai, an toàn cho phụ nữ đang có thai và đang cho con bú.

Đề nghị sử dụng:

Lotion và kem dưỡng da: 2-20%; Sáp, Son dưỡng: 5-100%; Xà bông cục: 5-20%; Dầu xả tóc: 1-10%

Bảo quản Shea Butter ở nhiệt độ phòng, không cần bỏ tủ lạnh, tránh nơi có ánh sáng và nhiệt độ cao, tránh nước.

2. BƠ TRÁI BƠ (AVOCADO BUTTER) – nguyên chất 100% được nhập khẩu từ Mỹ.

Avocado Butter (Bơ trái bơ) là bơ thực vật kết hợp từ dầu trái bơ và shea butter.

Lotion và kem dưỡng da: 2-20%; Sáp, Son dưỡng: 5-100%; Xà bông cục: 3-12.5%

3. BƠ TRÀ XANH (GREENTEA BUTTER) – nguyên chất 100% nhập khẩu từ Mỹ.

Là sự kết hợp giữa dầu hạnh nhân, bơ hạt mỡ và bột trà xanh giúp bảo vệ da khỏi lão hóa và tia tử ngoại. Ngoài ra bột trà xanh có tác dụng kháng viêm, giảm cellulite trên da và chống ung thư da, đem lại cảm giác mềm, mượt và dưỡng ẩm tuyệt vời cho làn da của bạn.

Sử dụng bơ trà xanh trong các sản phẩm làm đẹp, lotion, body cream, lipbalm, handmade soap…

4. BƠ NHA ĐAM (ALOE BUTTER) – nguyên chất 100% nhập khẩu từ Mỹ.

Giúp sản phẩm mềm mượt hơn hẳn so với các loại bơ khác cần độ trơn, xốp và mềm.

Đề nghị sử dụng

Thành phần: chiết xuất lá nha đam và dầu dừa.

5. BƠ XOÀI (MANGO BUTTER) – nguyên chất 100% nhập khẩu từ Mỹ

Lotion: 2-20%; Body butter và Lipbalm: 5-30%; Soap: 3-12,5%; Sản phẩm dưỡng tóc: 1-5%

Có khả năng chống oxy hóa cao, giúp làm mềm, min và dưỡng ẩm vùng da khô, thô ráp đồng thời còn làm mờ sẹo, các vết rạn da, giảm nếp nhăn, thâm nám da.

Đặc biệt, Mango butter có hoạt chất chống tia UV nên có thể được dùng để trị phỏng nắng (không thay thế được kem chống nắng)

Đề nghị sử dụng: Lotion và kem dưỡng da: 3-5%; Sáp, Son dưỡng: 5-100%; Xà bông cục: 3-6%; Dầu xả tóc: 2-10%

6. BƠ HẠNH NHÂN (ALMOND BUTTER) – nguyên chất 100% nhập khẩu từ Mỹ

Bảo quản Mango Butter ở nhiệt độ phòng, không cần bỏ tủ lạnh, tránh nơi có ánh sáng và nhiệt độ cao, tránh nước.

INCI Name = Prunus Amygdalus dulcis (Sweet Almond) Oil (và) hydro hóa dầu thực vật

Saponification Value: 188 mg KOH / g of Fat

Bơ hạnh nhân tinh chế của Sheashop có nguồn gốc từ khu vực Địa Trung Hải, được xử lý bằng cách ép lạnh hạt quả hạnh nhân ngọt Sweet Almond (Prunus Amygdalus dulcis). Bơ hạnh nhân có nhiều tính chất tương tự như bơ shea, đặt biệt là độ mềm và mượt rất cao khả năng thẩm thấu trung bình, thích hợp sử dụng trong các loại kem dưỡng ẩm, lotion bar, soap và kem massage.

7. BƠ ĐẬU NÀNH (SOY BUTTER) – nguyên chất 100% nhập khẩu từ Mỹ

Kem dưỡng da mặt: 2-20%; Kem dưỡng da body và massage, lipbalm: 5-100%; Soap: 3-12,5%; Dầu xả tóc: 1-5%

Giàu lecithin, sterolins, vitamin E và omega 3, thấm rất nhanh vào da giúp làm ẩm, mềm và mượt da, là một nguyên liệu cần thiết trong các sản phẩm chăm sóc da như lotion, cream, lips balm, xà bông và dầu xả, thích hợp đặc trị cho tóc yếu, các vùng da khô, thô ráp, chai sần và thiếu sức sống.

Đặc biệt bơ đậu nành có thể đem lại độ mướt và màu trắng sữa bắt mắt, hấp dẫn cho sản phẩm handmade của bạn.

Không gây nhờn rít như các sản phẩm bơ thông thường.

Lotion và kem dưỡng da: 5-20%; Sáp, Son dưỡng: 5-100%; Xà bông cục: 5-20%; Dầu xả tóc: 2-5%

8. BƠ CACAO (COCOA BUTTER) – nguyên chất 100% chất lượng Việt Nam

Bảo quản Bơ Đậu Nành ở nhiệt độ phòng, không cần bỏ tủ lạnh, tránh nơi có ánh sáng và nhiệt độ cao, tránh nước.

Cocoa Butter có mùi thơm tự nhiên đặc trưng, giàu dưỡng chất và các loại vitamin, axit béo có lợi cho cơ thể, vị ngọt dễ chịu.

Cocoa Butter có khả năng dưỡng ẩm cho da, là chất chống oxy hóa. Bơ cacao còn được dùng để chống rạn da, làm mờ vết rạn một cách hiệu quả đối với phụ nữ đang mang thai.

Sử dụng bơ cacao cho các sản phẩm: lotion dạng rắn, son dưỡng môi, body butter và xà bông.

Lotion và kem dưỡng da: 2-20%; Sáp, Son dưỡng: 5-100%; Xà bông cục: 5-20%; Dầu xả tóc: 1-10%

Ở nhiệt độ thường, bơ cacao có dạng rắn, không nấu chảy bơ cacao quá 80 độ C để bảo toàn dưỡng chất có trong bơ.

9. ORGANIC BƠ HẠT SAL (SAL SEED BUTTER) – nguyên chất 100% nhập khẩu từ Ấn Độ

Bảo quản: trữ bơ cacao trong tủ lạnh để kéo dài thời gian sử dụng.

Bơ hạt Sal được thu từ cây Shorea robusta, thường được sử dụng là nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm và chăm sóc da do nó có thành phần các chất béo trung tính ổn định và thống nhất với nhau, chống oxy hóa cao, ổn định hỗn hợp nhũ tương và có khả năng làm mềm da rất tốt, cải thiện độ đàn hồi của da, điều trị da khô và tóc bị hư tổn. Khi tiếp xúc với da và nhiệt độ cơ thể, bơ hạt Sal dễ dàng tan chảy và thẩm thấu vào da.

10. ORGANIC BƠ KOKUM (KOKUM BUTTER) – nguyên chất 100% nhập khẩu từ Ấn Độ

Nhờ có thành phần Triglyceride, stearic acid, oleic acid, linoleic acid và vitamin E, bơ hạt Sal thường được dùng trong kem, lotion vì nó tạo độ mịn và nhũ tương tốt. Ngoài ra còn có: Phytosterol (cải thiện lớp biểu bì da), Terpene alcohols (chống viêm, chống oxy hóa) và Squalane (tái tạo các lipid có lợi cho da).

Cream và lotion: 4 – 8%, Salve và Balm: 10 – 80%, Body butter: 5 – 100%, Conditioner: 2 – 5%, Soap: 3 – 6%

Bơ Kokum có nguồn gốc từ cây Garcinia vốn rất giàu chất chống oxy hóa, vitamin E, acid citric và các acid béo thiết yếu. Bơ Kokum có khả năng tái tạo da rõ rệt vì có chứa tới 80% stearic-oleic-stearic triglycerides, không làm tắc nghẽn lỗ chân lông (non-comodegenic), các thành phần chất béo trung tính đều đồng nhất, nồng độ acid béo thấp. Bơ kokum cũng giúp ổn định hỗn hợp nhũ tương, tạo độ dày thích hợp, chống oxy hóa cao, có thể thay thế sáp ong, vừa tạo độ cứng, vừa có khả năng dưỡng da/tóc rất tốt.

11. LANOLIN (Mỡ cừu) – nguyên chất 100% nhập khẩu từ Mỹ

Kết cấu của bơ Kokum rất đặc biệt, nó là một trong số những loại bơ cứng nhất nhưng lại rất dễ bị bong thành từng mảng, nên mix với các loại bơ khác để sử dụng. Thêm nữa, dù bơ Kokum được bảo quản ở nhiệt độ phòng nhưng khi tiếp xúc với da vẫn tan chảy dễ dàng.

Cream và lotion: 2 – 3%, Salve và Balm: 10 – 20%, Body butter: 3 – 100%, Conditioner: 1 – 2%

Cũng giống như người, da của cừu có lỗ chân lông sản xuất dầu để làm ẩm bề mặt cơ thể. Loại dầu này thường gọi là lanolin (mỡ cừu), có tác dụng dưỡng ẩm sâu trên da người và tóc. Lanolin khóa độ ẩm hiện tại trên da đồng thời hút độ ẩm bổ sung từ không khí xung quanh là một trong những thành phần dưỡng ẩm, dưỡng môi, trị nứt đầu ti khi cho em bé bú rất hiệu quả.

Tỷ lệ sử dụng: cho mỡ cừu vào các sản phẩm dưỡng da của bạn ở mức tối đa 5-10%.

Cập nhật thông tin chi tiết về Các Loại Nhân Của Bánh Pizza trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!