Bạn đang xem bài viết Bí Quyết Nấu Xôi Làng Phú Thượng Nuôi Con Học Đại Học, Cách Nấu Xôi Ngon Để Bán được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đó là câu thơ về tiếng thơm làng nghề có hàng bao thế kỷ nay ở làng Gạ (Kẻ Gạ, tức làng Phú Gia nằm bên bờ Nam sông Hồng, nay thuộc phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội).
Đang xem: Bí quyết nấu xôi làng phú thượng
Chỉ cần đến ngay đầu làng buổi sáng sớm đã thấy hương xôi nếp lan tỏa khắp làng trên xóm dưới. Và từ tờ mờ sáng, người dân làng đã tay gánh tay gồng với những thúng xôi thơm nức tỏa đi khắp thành phố bán buôn, làm sứ giả ẩm thực thầm lặng của làng Phú Thượng mỗi ngày.
Cô Hạ bán xôi ở Thành Công hơn 20 năm nay.
Xôi chuẩn Phú Thượng hơn 20 năm ở Thành Công
Với người Hà Nội, xôi làng Gạ hay xôi Phú Thượng đã trở nên thân quen. Chỉ cần nhìn hạt xôi căng mọng, dẻo thơm, những người sành ăn biết ngay nguồn gốc món xôi nức tiếng thơm ngon này.
Ở khu vực Thành Công, nhắc đến xôi Phú Thượng mọi người nghĩ đến ngay hàng xôi của cô Hạ có hơn 20 năm ở đây. Hàng xôi của cô Hạ ở ngay khu vực cổng trường THCS Thành Công, chỉ cần đi đường Nguyên Hồng rẽ vào ngõ số 9 và đi một đoạn là thấy ngay hình ảnh mọi người tấp nập sáng sớm ghé đến mua xôi của cô.
Được biết, quán xôi của cô Hạ có 7 loại: xôi xéo, xôi đỗ, xôi lạc, xôi đỗ đen, xôi trứng thịt, xôi dừa, xôi gấc,…nhưng ngày nào cũng vậy cô chỉ mang đúng vỏn vẹn 1 thúng xôi. Không quá khi nói thúng xôi của cô như đựng được cả thế giới, giúp bao nhiêu thế hệ học trò được ấm bụng mỗi sáng sớm đến trường.
Vì là hàng xôi vỉa hè nên hầu hết, mọi người thường gọi mua mang đi. Ở đây cũng có sẵn một vài chiếc ghế nhỏ để mọi người có thể ngồi ăn thư thả tận hưởng bữa sáng với những hạt xôi dẻo, mẩy, thơm.
Mọi nguyên liệu trongxôi đều do cô tự tay làm.
Xôi của cô Hạ được ủ trong thúng và được đặt dưới lót bọc mút, trên đậy vỉ cói nên luôn nóng, thơm mà không bị hấp hơi nước. Đặc biệt xôi luôn được bọc trong lá dong nên giữ được mùi thơm và sự an toàn tuyệt đối cho mọi người.
7 loại xôi của cô Hạ, xôi nào xôi nấy cũng đều khiến mọi người bị hấp dẫn bởi những hạt xôi mẩy, to, tròn, núc ních. Khi ăn vào luôn dẻo, thơm khó cưỡng. Từ xôi đỗ xanh, xôi lạc, xôi đỗ đen, các nguyên liệu đỗ lạc vẫn giữ nguyên được hạt, ăn bở không bị nát.
Xôi thịt trứng vô cùng hấp dẫn, đủ no căng bụng buổi sáng với giá 25 nghìn/bát.
Với xôi trứng, thịt, chả, các nguyên liệu ăn vào khá hợp xôi, nước thịt đậm đà quyện vào khiến từng hạt xôi căng bóng, thịt được kho vừa miệng beo béo của phần mỡ và thơm ngọt của phần thịt nạc. Ba nguyên liệu ấy được kết hợp với xôi thêm chút nước thịt vô cùng đúng điệu và tuyệt cú mèo cho bữa sáng no bụng chỉ với 25 nghìn tùy theo yêu cầu của từng người.
Một thúng xôi nhỏ nuôi 2 con ăn học Đại học
Vừa thoăn thoắt đôi tay gói xôi cho khách, cô Hạ (52 tuổi) vừa chia sẻ, hàng xôi của cô là xôi chuẩn Phú Thượng bởi cô sinh ra và lớn lên ở mảnh đất làng nghề này. Ngày nào cũng vậy cứ tờ mờ sáng là cô và bao người làm nghề trong làng lại dậy thổi xôi rồi gánh và chuyên chở những thúng xôi vào Hà Nội bán. Đến nay, cô bán ở khu vực Thành Công này cũng được hơn 20 năm.
Nhớ lại những ngày đầu gắn bó với nghề xôi, cô Hạ kể, ngày bé cô được nhìn thấy bà, mẹ và các cô các chị đi bán xôi, sau khi học hết cấp 2 cô lại theo nghề gia đình đi bán. Thời gian đầu cô gặp khá nhiều vất vả và khó khăn vì xu thế người dân chưa có nhu cầu ăn sáng ở ngoài. Họ chỉ nấu nướng trong nhà nên bán rất chậm. Thời điểm ấy cô đi bán gói xôi chỉ có 200 đồng, rồi sau đó mới lên 500 đồng và bây giờ là 5 nghìn một gói.
Cô Hạ là con gái làng Phú Thượng – làng nghề làm xôi truyền thống.
Hiện nay, ngày nào cô Hạ cũng dậy từ 3h30 để thổi xôi rồi đến 6h cô đi xe hơn 10km mang xôi ra cổng trường Thành Công bán. Sau khi bán xong khoảng 10h-11h, cô về nghỉ ngơi ăn trưa rồi lại dậy để ngâm gạo chuẩn bị nguyên liệu cho ngày hôm sau. Mặc dù chỉ làm xôi nhưng công việc của cô vẫn cứ tất bật mỗi ngày không được ngơi chân, ngơi tay ngày nào.
“Tôi ngồi bán xôi lâu năm ở đây có thương hiệu thật. Rất nhiều lớp học sinh cũ vẫn quay về cho con cái đến ăn vì họ quen ăn xôi của tôi. Đó cũng là niềm vui lớn nhất của tôi”, cô Hạ chia sẻ.
Cô Hạ tâm sự, thời gian trước đây ít người bán xôi nên mỗi ngày cô cũng làm được 2 thúng. Gần đây nhiều người bán hơn nên cô chỉ làm khoảng 1 thúng để bán mỗi ngày. Mặc dù nghề bán xôi thức khuya dậy sớm, lại bán không được nhiều nhưng nhờ thúng xôi ấy mà cô cũng đủ để trang trải cuộc sống gia đình, nuôi 2 con học Đại học khôn lớn.
Bao thế hệ học sinh ra trường lâu năm vẫn quay trở lại quán xôi cô ăn.
Được biết, ở Phú Thượng mỗi người có một bí quyết thổi xôi riêng nhưng để muốn xôi ngon đúng điệu đều phải đồ hai lần lửa. Xôi đồ lần thứ nhất từ chiều hôm trước, đạt độ chín khoảng 80% rồi dỡ ra giá cho nguội và ráo nước. Đến độ 3h sáng hôm sau, đem đồ lần thứ hai cho chín tới, hạt xôi vừa săn vừa dẻo. Khi đồ phải giữ cho lửa đều, hơi nhiều, hạt gạo lúc chín phải bóng và no tròn như bôi dầu mỡ. Mỗi món xôi lại có một cách đồ riêng và cách nào cũng thật tỉ mẩn.
Chia sẻ về bí quyết để xôi ngon, níu chân mọi người suốt hơn 20 năm qua của mình, cô Hạ cho biết, điều đầu tiên là phải lựa chọn được gạo và chỉ có gạo nếp cái hoa vàng ở vùng chuyên trồng mới có thể làm được xôi ngon. Còn gạo nếp ở những vùng đất khác hay gạo nếp nương cũng không thể cho ra được chất xôi ngon. Gạo cũng phải được ngâm vừa đủ từ buổi chiều đến để chuẩn bị cho sáng hôm sau đồ.
“Tất cả các loại xôi, ruốc, hành phi đều do tôi làm hết. Xôi đỗ xanh ngâm rồi đồ lên, xôi đỗ đen thì phải luộc đỗ đen trước còn xôi lạc chỉ cần ngâm lạc cho nước đỏ ra rồi để lạc xuống dưới đồ. Với xôi trứng thịt, chả, tôi không gặp khó khăn nhiều vì nhu cầu học sinh đòi hỏi có thịt trứng nên tôi làm. Cứ tối đến tôi kho thịt, làm trứng, chả. Sáng hôm sau lấy xôi trắng từ xôi lạc nên không vất vả mấy”, cô Hạ chia sẻ bí quyết.
Cô Hạ bảo, nhiều người khuyên cô chuyển nghề làm việc khác, thậm chí nhìn thấy cô vất vả chồng và con cô cũng đều khuyên cô nghỉ việc nhưng vì tình yêu nghề cô vẫn cứ gắn bó với nó bao nhiêu năm nay. Đối với cô “sướng khổ là do mình” quan niệm nên cô vẫn cứ yêu thích nghề làm xôi này. Cô sẽ mãi gắn bó để góp phần gìn giữ và quảng bá thức ăn của làng nghề mình.
Chuyện Ít Biết Về Làng Nấu Xôi Phú Thượng
Tôi tìm đến nhà bà Hồ Thị Thủy (tổ 28, cụm 4, phường Phú Thượng) một người phụ nữ tần tảo, theo nghề từ năm 1976. Bà chia sẻ: “Đồ xôi cần người cẩn thận, nhanh nhẹn. Khi đã làm quen, mỗi người lại có những bí quyết riêng”.
Với những người đồ xôi công đoạn quan trọng trong khâu chế biến là đãi gạo. Trước tiên, gạo được vo sạch, sau đó ngâm chừng 3 tiếng thì mang ra đãi, rồi tiếp tục ngâm 3 tiếng, đãi tiếp lần nữa, rồi lại ngâm thêm cho đủ 15 đến 20 tiếng tùy theo từng loại. Cuối cùng, phải đãi 2 đến 3 lần nữa.
Về quy trình nấu xôi, từ bao đời nay người dân Phú Thượng vẫn tuân theo quy tắc, đó là gạo nếp trở thành những hạt xôi dẻo nhờ chín bằng “hơi nước” hay còn gọi là phương pháp “cách thủy”. Phải làm thế nào để hạt gạo chín đều, chín tới, dẻo thơm (không khô cứng, không nát nhão) là cả một quá trình thử thách người trong nghề.
Gọi là làng nghề, nhưng trong mỗi công đoạn, mỗi người lại có cách làm khác nhau, thể hiện cái riêng của chõ xôi nhà mình. Bà Công Thị Bé (tổ 23, cụm 4, phường Phú Thượng) tiết lộ: “Để trở thành xôi thương phẩm thì không được pha trộn nguyên liệu. Nguyên liệu chính là gạo nếp nhưng chỉ cần lẫn một vài hạt gạo tẻ là mẻ xôi đã thất bại hoàn toàn”.
Màu sắc của xôi luôn là màu sắc tự nhiên từ cây nhà lá vườn, màu vàng là màu của đỗ xanh, màu đỏ là màu của gấc, màu đen là màu của đỗ đen, màu tím là màu của lá cẩm, màu nâu của vừng…
Ngày nay khi cải tiến, để xôi có màu vàng óng ánh đẹp mắt hơn người ta trộn thêm bột nghệ. Tuy vậy, nếu không đủ kinh nghiệm, thì mùi của bột nghệ sẽ át đi mùi vị đặc trưng của gạo nếp cái hoa vàng. Để phù hợp với thị trường ăn kiêng hiện nay, bà Bé sáng tạo ra loại xôi gạo lứt đỗ đen ăn kèm với vừng.
Bà luôn tâm niệm, mình phải làm thế nào cho khách yêu, khách mến. Khi họ thưởng thức xôi của mình họ phải khen. Đấy cũng là cách để bà Bé giữ khách. Bà Bé kể: “Có những cô cậu thanh niên mua xôi của tôi bảo: Bao nhiêu năm bà vẫn ngồi đây nhỉ, sáng ra mà không được ăn xôi của bà cháu thèm lắm…”.
Chia sẻ với chúng tôi, bà Tuyến, bà Thủy, bà Bé đều mong muốn nghề nấu xôi truyền thống của làng mình phát triển. Chính vì thế, các bà không ngần ngại mà sẵn sàng truyền dạy cho những ai muốn học. Ngôi làng Phú Thượng đã đón rất nhiều người từ các nơi như Thanh Hóa, Bắc Ninh, Phú Thọ… về đây học nghề.
Xôi Phú Thượng ngày càng được nhiều người biết đến. Nó không chỉ có mặt ở các ngóc ngách của Thủ đô. Bây giờ, thứ xôi ấy còn có mặt tại những khách sạn danh tiếng ở Hà Nội và được thực khách đón nhận.
Bật Mí Bí Quyết Học Nấu Xôi Bán Hàng Rong Cực Ngon
Nấu xôi, nghe có vẻ đơn giản, tuy nhiên để có thể kinh doanh, thì bạn cần học nấu xôi bán. Tại sao lại vậy ? Vì xôi ngon thì khách mua hàng mới đông, bạn kinh doanh mới có lãi.
Vậy tiêu chí nào để đánh giá xôi ngon hay không ?
Như các bạn đã biết, món xôi truyền thống của Việt Nam sẽ được làm từ gạo nếp. Chính vì thế mà khi nấu lên, tiêu chuẩn chung để đánh giá chất lượng của một nồi xôi đó là từng hạt gạo nếp nở đều, có độ tơi và dẻo. Màu sắc, hương thơm và vị của xôi phải có sự hòa quyện thì mới có thể hấp dẫn thực khách.
Để đáp ứng được tiêu chí đánh giá này, khi học nấu xôi bán, công việc đầu tiên bạn phải thực hiện đó là lựa chọn gạo nếp ngon- thơm- dẻo. Cùng với đó là có sự quan sát tỉ mỉ, điều chỉnh thời gian ngâm gạo nấu xôi cho hợp lý.
Vì vậy mà người nấu xôi bán hàng cần phải để mắt đến lửa nấu xôi. Ngọn lửa vừa phải sao cho xôi chín và có độ dẻo nhất định.
Các bước thực hiện học nấu xôi bán:
Bước 1: Lựa chọn loại gạo nếp thơm ngon, dẻo.
Bước 2: Vo gạo thật kĩ với nước để gạo có độ trắng. Sau khi vo khoảng 2, 3 lần thì đem gạo đi ngâm trong vòng 6- 12 tiếng. Thời gian ngâm gạo bạn có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với đặc trưng của loại gạo đó. Nếu gạo nếp hơi khô thì bạn có thể ngâm lâu. Còn gạo đã dẻo thì thời gian ngâm bạn nên rút ngắn đi.
Bước 4: Xóc đều muối và trộn các loại tạo màu tự nhiên vào. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng gấc để tạo màu đỏ, nghệ để tạo màu vàng, hay nước lá dứa để tạo màu xanh cho xôi.
Bước 5: Để khoảng 5 phút chờ cho xôi ráo nước.
Bước 7: Hấp xôi lần 2 để xôi có độ dẻo và tơi.
Học nấu xôi bán cùng Quang Huy thật đơn giản phải không nào? Bạn có thể lựa chọn kinh doanh xôi theo cách truyền thống gánh hàng rong. Tuy nhiên, việc gánh cả một chõ xôi nóng và nặng như vậy để đi bán hàng là điều rất vất vả. Chính vì thế mà Quang Huy sẽ gợi ý cho bạn một công cụ vô cùng hữu ích – xe đẩy bán xôi bán bánh mì.
Sử dụng xe đẩy xôi bán bánh mì để kinh doanhNhư bạn đã biết, nhu cầu ăn sáng của người dân Việt Nam rất đa dạng. Có người thích ăn xôi, có người lại thích ăn bánh mì. Vậy tại sao bạn không học nấu xôi bán và kết hợp chúng với kinh doanh bánh mì đường phố ?
Sẽ thật tiện lợi nếu bạn cùng kinh doanh cả hai mặt hàng xôi và bánh mì trong cùng một chiếc xe.
Đến ngay những cơ sở sau của Quang Huy để xem hàng và mua hàng với giá thành ưu đãi nhất và hưởng chính sách tốt nhất khi mua hàng.
– Cơ sở 1: Số 16/77 Định Công Hạ, Hoàng Mai, Hà Nội – Cơ sở 2 : Số 101 Cầu Sến- Phương Đông- Uông Bí- Quảng Ninh – Cơ sở 3 : Số nhà 29/827 Hà Huy Giáp- Phường Thạnh Xuân- Quận 12, TP.HCM – Cơ sở 4 : 1066- QL 51 Tổ 3- Ấp Đồng- xã Phước Tân- Tp Biên Hòa- tỉnh Đồng Nai
Hoặc liên hệ số hotline 0966.623.666 để được tư vấn và đặt hàng trực tiếp.
Chị Quy Học Bí Quyết Nấu Xôi
Từng theo học nấu Hủ tiếu Nam Vang, Cháo sườn… tại Trường Dạy nghề Ẩm thực Netspace, chị Trần Thị Kim Quy (Q.9, TP HCM) quay lại Trường và tiếp tục tham gia học nấu xôi do Cô Phạm Thị Thu- Chuyên gia cắt tỉa, Giảng viên chuyên về xôi chè và các món thuần Việt hướng dẫn.
, chị Quy chọn học nấu xôi lá cẩm và xôi lá dứa. Chị Quy cho biết, đây đều là những món xôi lạ miệng, được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị đậm đà, dịu ngọt tự nhiên và màu sắc bắt mắt. Những món xôi đặc sắc này sẽ là món ngon cho gia đình, người thân thưởng thức đặc biệt là khi kinh doanh dễ dàng thu hút khách hàng…
Tại Trường, chị Quy được cô Thu hướng dẫn phương pháp chế biến hai món xôi này. Trước hết là cách chọn lựa và chuẩn bị nguyên liệu, phương pháp nấu xôi- đồ xôi… Bí quyết để món xôi ngon miệng, dẻo thơm được cô Thu chú trọng kỹ cho chị Quy. Ngoài ra, chị Quy còn được hướng dẫn chi tiết trong cách trình bày món xôi đẹp mắt.
” Cả hai món xôi rất tinh tế, ngon miệng khi ăn cùng đậu xanh ngọt ngào và nước cốt dừa béo ngậy… Đặc biệt là hương xôi thơm lừng quyện với hạt nếp dẻo tạo ấn tượng ngay cho người thưởng thức.
Tôi cứ nghĩ, nấu xôi chỉ cần ngon là được. Tuy nhiên, qua buổi học này tôi nhận ra, chế biến món ăn ngon không chỉ ở bí quyết chế biến mà có cả nghệ thuật trình bày và nhất là phải tạo nên “cái hồn” riêng cho món ăn… ” chị Quy chia sẻ.
Cô Thu hướng dẫn cho chị Quy phương pháp chế biến hai món xôi tại Trường Netspace. Món xôi lá cẩm và xôi lá dứa ngon miệng với hương vị dịu ngọt tự nhiên và cách trình bày đẹp mắt. Chị Quy đã từng theo học nấu , Cháo sườn… do Thầy Y hướng dẫn.
Bí Quyết: Cách Nấu Xôi Ngon Để Bán Bao Đông Khách!!!
Kinh doanh bán xôi là 1 trong những mô hình kinh doanh đã có từ rất lâu rồi. Hình ảnh những “bà, cô, dì hay chị..” với những gánh xôi thô sơ đã là 1 phần trong kí ức của biết bao nhiêu thế hệ. Ngày này, tuy những gánh xôi trước đây này càng thưa dần, mà thay vào đó là những phương tiện hiện đại hơn. Đó là những chiếc “xe bán xôi vỉa hè ” trên khắp các con đường, cổng trường, bệnh viện,…Vẫn những câu rao như vậy, “ai xôi không, xôi nóng đây, xôi lạc đây, ai xôi lạc không?”,…
Và theo dòng chảy của thời gian, tuy những nét xa xưa vẫn còn đó nhưng có khá nhiều đổi thay. Để có thể làm hài lòng nhu cầu về món xôi sáng quen thuộc với người tiêu dùng. Những người kinh doanh xôi phải tìm tòi cho mình những công thức làm xôi ngon hơn, mới lạ hơn. Chỉ có như vậy mới hấp dẫn được khách hàng, qua đó tăng được thu nhập cho chính bản thân mình.
– 120gr gạo nếp ngon
– 7 cọng lá dứa
– 150ml nước cốt dừa
– 10gr vừng trắng rang chín
– 10gr vừng đen rang chín
– 2 thìa cà phê đường
– ½ thìa cà phê muối
– Bước 1: Trước tiên, bạn vo gạo nếp với nước sạch rồi ngâm trong khoảng 5 – 6 tiếng
– Bước 2: Sau thời gian ngâm 5- 6 tiếng (không nên quá lâu sẽ khiến nếp khi hông sẽ bị nhão) Tiếp đến, hãy vo sạch gạo lại một lần nữa trước khi đổ gạo ra rổ cho ráo nước.
– Bước 3: Hãy rửa sạch 5 cọng lá dứa, lót tất cả xuống đáy xửng hấp. Tiếp theo, bạn đổ toàn bộ gạo nếp vào xửng hấp, cho nước vào, đậy kín nắp và bật bếp lên, đồ xôi cho chín.
– Bước 4: Bước tiếp theo trong cách nấu xôi trắng với nước cốt dừa đó là bạn cần phải chuẩn bị một chiếc nồi nhỏ, cho nước cốt dừa, muối, đường và 2 cọng lá dứa vào trong đó. Bật bếp lên đun sôi, vừa đun bạn vừa khuấy để muối và đường được tan hết. Khi nào nước cốt dừa hơi sánh lại thì tắt bếp, nhặt bỏ lá dừa ra.
– Bước 5: Hoàn thành: Khi xôi trắng đã đồ chín mềm, dẻo thơm bạn rưới một chút nước cốt dừa lên bên trên. Sau cùng là rắc hỗn hợp vừng đen và vừng trắng lên nước là xong.
500 gram gạo nếp
200 gram lạc
3 thìa đường (nếu thích măm ngọt)
1 xíu muối, một vài thìa nước cốt dừa, 1 ít dừa nạo sợi
Muối vừng: 3 thìa đậu phộng (lạc) rang chín giã dập, 1 thìa vừng trắng, 1 chút bột canh
Mỡ gà: 50 gram
Bước 2: Sau khi ngâm lạc được 2-3 tiếng thì bạn bắt đầu vớt lạc ra, rửa sạch cho vào nồi riêng. Sau đó tiến hành luộc chín lạc và vớt ra rổ để chờ.
Bước 3: Khi gạo nếp của bạn đã ngâm đủ thời gian trên, bạn cũng sẽ tiến hành vo bằng nước sạch lần cuối cùng. Lưu ý, trước khi tiến hành đồ xôi bạn cần cho 1 ít muối, trộn đều.( Như cậy sẽ khiến món xôi của bạn đậm đà hơn).
Bước 4: Tiến hành đồ xôi cho đến khi đạt độ chín mềm. Lúc này bạn sẽ cho lạc đã luộc chín vào sau đó đảo đều. Tưới ít nước cốt dừa và mỡ gà (hoặc mỡ lợn) lên trên món xôi của bạn. Để khiến món xôi của bạn mềm và có vị béo ngậy tuyệt vời!
– 500 gram gạo nếp
– 200 gram đậu xanh (loại đã cà vỏ)
– 1 thìa cà phê bột nghệ
– 300 gram hành khô
– 200 gram mỡ gà
– 1,5 thìa cà phê muối
Bước 1: sơ chế nguyên liệu:
– Nghệ tươi giã dập, pha với nước sao cho có màu hanh vàng.
– Gạo nếp nhặt sạch trấu, sạn ngâm với nước nghệ đã pha, để qua đêm (hoặc ngâm ít nhất 8 tiếng).
– Vớt gạo, để cho thật ráo. Xóc gạo với 1 thìa cà phê muối cho thật đều để chuẩn bị đem đồ xôi.
– Bắc chõ lên bếp, bên dưới nồi hấp, để nước tương đối nhiều, để tạo nhiều hơi nước cho xôi mẩy hạt và dẻo lâu. Chú ý: khi nước sôi, mới bắt đầu đổ gạo vào chõ.
– Khi gạo chín khoảng 80%, lấy đũa cả đảo đều xôi, nếu thấy hạt gạo vẫn còn hơi rời rời, thì vẩy thêm khoảng nửa bát cơm nước, đảo đều và đậy vào cho đến khi hạt gạo chín hẳn. Hạt xôi dẻo dính vào nhau, bóng mượt là được.
– Khi gạo chín, lấy 1 thìa canh mỡ rưới đều vào gạo, đánh đều chõ.
Bước 3: Đậu xanh sau khi ngâm 3 tiếng cho nở, rửa lại nước sạch cho khỏi chua, đồ chín đỗ bằng chõ trong vòng 20-25 phút. Khi đỗ chín, mau chóng bỏ ra cối, giã mịn và nắm thành từng nắm tròn to bằng nắm tay người lớn. Để qua một bên.
Bước 4: Hành khô bóc vỏ lụa, thái khoanh ngang; phơi 1 nắng cho héo bớt nước; dùng mỡ nước phi hành đến khi hành bắt đầu chuyển qua màu vàng nâu nhạt thì tắt bếp; do mỡ rất nóng nên hành sẽ tiếp tục vàng thêm 1 chút nữa, vớt hành ra đĩa, để ráo mỡ, sẽ thấy hành bắt đầu giòn và thơm.
– Lựa chọn hạt gạo nếp không phải là hạt gạo to hay nhỏ. Điều quan trọng là hạt gạo phải đều nhau, căng bóng, không có hạt gạo màu vàng, không bị gãy hạt, không bị mùn.
– Bạn không nên chọn loại gạo nếp trắng một cách lạ thường hay bạc bụng bởi vì đó là gạo đã được xay xát quá kỹ. Nó đã bị mất đi lớp cám bao quanh hạt gạo chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như Protein, canxi và các vitamin nhóm B…
– Khi mua gạo nếp để làm xôi, bạn nên bớt ra khoảng 30 giây đến 1 phút để kiểm tra hạt gạo. Bằng cách đó là vốc lên và đem lên mũi ngửi. Kiểm tra xem có mùi ẩm mốc, bất thường hay không. Hoặc bạn có thể nhai thử vài hạt xem có độ ngọt của gạo nếp hay không.
Bí Quyết Và Cách Nấu Xôi Ngon Để Bán Hay Thưởng Thức Đều Ngon
Xôi là món ăn quen thuộc và cũng là món ăn thường có mặt trong mâm cỗ người Việt vào mỗi dịp lễ, Tết và công việc bán xôi còn là một nghề kinh doanh có lợi nhuận cao. Vậy bí quyết để nấu xôi ngon là gì? sẽ hướng dẫn các bạn cách nấu xôi ngon để bán và để nhiều người yêu thích món ăn này có thể tự nấu xôi ngay tại nhà và thưởng thức.
Nguồn gốc món xôi
Xôi là món ăn thông dụng được làm từ nguyên liệu chính là gạo nếp, đồ hoặc hấp chín bằng hơi nước, thịnh hành trong ẩm thực của nhiều nước châu Á.
Ở Việt Nam, xôi là một món ăn truyền thống có từ thời các vua Hùng. Xôi được dùng như một bữa ăn phụ vào buổi sáng như một thức quà, và luôn xuất hiện trong các ngày lễ, tết, thôi nôi, cưới hỏi như một đồ cúng không thể thiếu trên mâm cỗ cúng.
Thậm chí, món xôi còn được đi vào trong ca dao tục ngữ, thơ, văn như một món ăn dân giã bình dị, mang đậm bản sắc dân tộc.
Có bao nhiêu loại xôi?Khó mà có thể liệt kê hết các loại xôi trong ẩm thực Việt Nam nói riêng và các nền ẩm thực của các nước có văn hóa sử dụng lúa gạo nói chung. Có thể liệt kê sơ sơ gồm: Xôi xéo, xôi lạc, xôi ngô, xôi đậu xanh, xôi đậu đen, xôi dừa, xôi gấc, xôi ngũ sắc, xôi gà, xôi lá dứa, xôi sắn, xôi vò, xôi thập cẩm,..và còn nhiều món xôi lạ ngon khác.
Cách nấu xôi ngon để bán và thưởng thức tại nhà 1. Chọn nếp vầ ngâm nếpGạo nếp quyết định 70% độ ngon của xôi. Vì vậy, bạn nên chọn loại nếp có màu trắng đục, hạt đều, căng bóng. Nhai thử vài hạt để chọn gạo có vị ngọt tự nhiên, thơm mùi lúa mới.
Khác với nấu cơm, xôi được nấu chín bằng việc sử dụng hơi nước. Vì thế, việc ngâm hạt gạo nếp đúng thời điểm là cách giúp hạt xôi dẻo thơm. Tùy theo tính chất hạt gạo, bạn nên ngâm chúng với nước từ 6 đến 8 tiếng là vừa đủ. Nếu ngâm lâu hơn, hạt gạo sẽ bị chua và khi nấu sẽ bở nát mất ngon.
Khi ngâm, bạn nên cho thêm một ít muối. Muối sẽ giúp khử mùi và tạo hương vị đậm đà khi xôi chín tới.
2. Tạo màu cho xôiCác món xôi màu xanh, màu vàng, màu tím được tạo màu từ các nguyên liệu tự nhiên như màu xanh của lá dứa, màu vàng của nghệ, màu tím của nếp cẩm… Để xôi có màu sắc đẹp, bạn giã các loại lá, củ, vắt lấy nước và ngâm cùng gạo nếp từ 6-8 giờ.
3. Dùng tay cho nếp vào nồiTại sao phải làm điều này? Thông thường, một nồi xôi thường bị các lỗi cơ bản như nhão lớp giữa, khô lớp trên và khê phần đáy. Điều đó một phần do bạn để lửa không đều, phần khác đến từ việc bạn không tạo độ thông thoáng nhất định cho hạt nếp. Để hạn chế tình trạng này, điều bạn cần làm là trước khi nấu xôi hãy dùng tay vốc từng nắm gạo nếp cho vào nồi thay vì đổ cả thau vào như thông thường.
Cách này giúp hạt nếp được rải đều, không bị chèn vào nhau gây “bí thở”. Chúng giúp không khí được lưu thông đều khắp nồi xôi tạo ra hơi chín tỏa khắp không gian nồi hấp. Bạn cũng nên dùng một chiếc khăn ẩm, ủ bên ngoài nắp nồi. Khăn ẩm sẽ giúp bịt kín miệng nồi, ngăn không cho hơi nước thất thoát ra ngoài khiến xôi bị khô và chín không đều.
4. Canh lượng nước chuẩnĐây là khâu quan trọng và khó nhất trong việc nấu được một nồi xôi ngon. Xôi dẻo, khê hay sống phụ thuộc khá lớn vào phần nước này. Theo những bà nội trợ lành nghề chia sẻ, lượng nước đổ dưới nồi hấp chỉ nên chiếm khoảng 1/3 dung tích nồi. Cách này giúp lượng nước vừa đủ độ để làm mềm hạt xôi nhưng không quá nhão và nát gây mất thẩm mỹ.
Nếu chưa biết cách thực hiện, bạn nên học hỏi mẹo này. Theo đó, khi cho nước vào bạn nên cho vào nồi và đặt lên mặt nước một chiếc đĩa sứ, khi nồi nước có tiếng kêu lạch cạch, đó là dấu hiệu cạn nước, đáy đĩa chạm vào nồi. Lúc này, nếu xôi chưa chín, bạn cần châm thêm nước.
5. Canh lửaKhi nấu, bạn nên để ý tốc độ cháy của lửa. Bạn cho nước vào nồi nấu xôi trước, đợi khi nhiệt độ sôi tăng cao mới bắt đầu đặt chõ lên hấp. Lúc này, nên giữ nhiệt độ ổn định vì nếu tăng cao dễ khiến xôi bị cháy khét còn quá nhỏ sẽ làm xôi bị nhão.
6. Thời gian xôi chínTùy theo từng loại gạo, bạn phải đun từ 30- 40 phút. Cứ 10 phút bạn lại mở nắp để lau khô hơi nước ở nắp nồi và đảo đều gạo để xôi chín và ráo nước. Kiểm tra bằng cách lấy hạt gạo lên miết thử, nếu mềm và dẻo là xôi đã chín.
Bí quyết để có món xôi ngon bất bại Đồ xôi hai lửaKhi xôi vừa chín tới, bạn xới xôi ra một chiếc mâm to, dàn đều và để dưới quạt cho nguội bớt. Sau đó, tiếp tục cho xôi vào hấp (đồ) thêm một lần nữa. Bằng cách này, dù có để lâu, món xôi của bạn vẫn mềm và dẻo.
Luu ý khi nấu xôi mặn và xôi ngọtVới các món xôi mặn, sau khi xôi chín, cho một chút mỡ gà vào, trộn đều, từng hạt xôi sẽ căng bóng và thơm ngậy. Với món xôi ngọt, bạn thay mỡ gà bằng nước cốt dừa để tạo vị béo và hương thơm cho xôi.
Lưu ý khi nấu xôi đỗ (đậu)Khi nấu xôi ngon với các loại đỗ xanh, đỗ đen… bạn cần ngâm đỗ trước 6 giờ để đỗ nở. trước khi nấu, cho đỗ vào gạo, xóc nhiều lần nhằm trộn đều để giúp xôi tơi và không nát.
Nấu xôi nhanh hơnDù không nấu xôi ngon bằng cách dùng chõ hấp, các cách sau có thể giúp bạn có món xôi nhanh theo ngẫu hứng:
– Nấu bằng nồi cơm điện: Cho gạo nếp vo sạch, chưa ngâm vào nồi cơm điện, thêm nước sôi sâm sấp mặt gạo, nấu như nấu cơm. Khi nước cạn, dùng đũa đảo để xôi chín đều. Tiếp tục nấu thêm 10 phút mới kết thúc quá trình nấu. Sau đó, mở nắp để hơi nước ở nắp không chảy vào xôi, cho xôi mềm và ráo nước.
– Nấu bằng lò vi sóng: Ngâm gạo nếp trong 8 giờ. Xóc gạo với một chút muối, cho vào thố (loại dùng được cho lò vi sóng), đổ nước sâm sấp mặt gạo, đậy nắp, đặt vào lò nấu 10-15 phút. Sau đó, dùng đũa đảo đều, cho thêm một chút mỡ gà hoặc dầu ăn. Tiếp tục nấu trong lò vi sóng thêm 10 phút nữa. Chỉ cần khoảng 20-25 phút, bạn đã có món xôi nóng hổi. Song, khi nấu theo cách này, bạn nên ăn ngay, nếu để lâu xôi sẽ bị khô.
Để hạt xôi căng bóngBước cuối cùng để hoàn thiện món xôi là dưới một chút dầu ăn hoặc mỡ gà và đảo đều chõ xôi trước khi bắc ra. Xôi sẽ có độ căng bóng và mềm mượt.
Cách chữa xôi bị khô, sốngBạn vẩy thêm nước lên mặt xôi sau đó phủ một chiếc khăn đã nhúng đẫm nước lên, đậy nắp kín và tiếp tục hấp chín. Tiếp tục vẫy thêm nước nếu xôi vẫn còn sống.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bí Quyết Nấu Xôi Làng Phú Thượng Nuôi Con Học Đại Học, Cách Nấu Xôi Ngon Để Bán trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!