Xu Hướng 3/2023 # Bánh Ăn Dặm Cho Bé Và Những Cách Chế Biến Từ Sữa Mẹ # Top 11 View | Vinaconex.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Bánh Ăn Dặm Cho Bé Và Những Cách Chế Biến Từ Sữa Mẹ # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Bánh Ăn Dặm Cho Bé Và Những Cách Chế Biến Từ Sữa Mẹ được cập nhật mới nhất trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Lợi ích của sữa mẹ đối với sự phát triển của trẻ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đảm bảo cân bằng cho sự phát triển của bé.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Trong sữa mẹ có các yếu tố “bifidogenic” bao gồm vi khuẩn có lợi, đường oligosaccharide, hàm lượng đạm,… cùng với đó là hệ vi khuẩn khỏe mạnh trong đường ruột là những yếu tố giúp bé phát triển hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Với những bé được bú sữa mẹ sẽ khỏe mạnh hơn so với những bé không bú sữa mẹ. Trong sữa mẹ có một chất gọi là Casein, đó là một chất đạm đặc biệt giúp ngăn chặn bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp, viêm tai, dị ứng cho trẻ.

Vitamin C, DHA, sắt có trong sữa mẹ giúp cho bé phát triển trí não và mắt, hơn nữa chất đường lactose giúp bé phát triển não bộ, thần kinh, điều hòa sinh khuẩn trong ruột và giúp bé tiêu hóa các chất tinh bột.

Trong 6 tháng đầu đời, mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn. Từ 6 tháng trở đi là giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể sử dụng sữa mẹ, kết hợp với một số nguyên liệu dinh dưỡng phù hợp khác để chế biến một số món ăn dặm tốt cho trẻ.

Cách làm bánh ăn dặm cho bé từ sữa mẹ

Việc sử dụng sữa mẹ làm bánh ăn dặm không chỉ là một loại “phụ gia” mà nó còn giúp cho bé dễ dàng chấp nhận một món mới trong thời kỳ ăn dặm.

1. Sữa mẹ làm bánh Flan

Nguyên liệu:

-1 quả trứng gà.

-150 ml sữa mẹ.

Bánh Flan làm từ sữa mẹ giúp bé hứng thú hơn trong việc ăn dặm.

Cách làm:

-Đun nóng sữa ở khoảng 70 độ, mẹ đun trên lửa nhỏ.

-Đánh trứng gà ra một bát riêng, lọc trứng qua rây.

-Từ từ cho trứng vào sữa khi sữa còn hơi ấm, mẹ nên khuấy từ từ theo 1 chiều để sữa không nổi bọt.

-Đổ hỗn hợp trứng sữa vào bát nhỏ hoặc lọ thủy tinh để hấp cách thủy.

-Khi hấp, mẹ nên phủ 1 khăn đậy nồi rồi đậy nắp để hơi nước không nhỏ xuống, làm rỗ mặt bánh.

-Hấp bánh trong 20 phút, có thể dùng tăm xâm vào bánh để kiểm tra xem bánh đã chín chưa. Nếu không dính tăm thì đã chín. Mẹ lấy ra để nguội rồi cho bé ăn.

2. Sữa mẹ làm bánh ăn dặm bí đỏ

Bí đỏ kết hợp với sữa mẹ là một món rất hoàn hảo bởi độ dinh dưỡng rất cao.

Nguyên liệu:

-45 ml sữa mẹ.

-100ml bí đỏ nghiền nhuyễn.

-1 quả trứng gà.

-1 thìa cà phê bột mỳ.

-1 nhúm bột quế.

-1 nhúm bột gừng.

Cách làm:

-Trộn đều các nguyên liệu lại với nhau.

-Chia ra khay hoặc lọ chịu nhiệt, sau đó cho vào lò nướng ở nhiệt độ 200 độ hoặc hấp cách thủy trong 20 phút.

Bánh ăn dặm bí đỏ làm từ sữa mẹ là một món ăn rất bổ dưỡng.

3. Sữa chua cho bé ăn dặm làm từ sữa mẹ

Món này vừa giúp cho bé có thêm 1 món ăn dặm mới để thay đổi khẩu vị, vừa đảm bảo đủ hàm lượng dinh dưỡng sữa mẹ mà con cần.

Nguyên liêu:

-200ml sữa mẹ.

-½ hộp sữa chua không đường.

Cách làm:

-Sữa mẹ đun ấm khoảng 80 độ, tắt bếp để nguội khoảng 50-60 độ.

-Sữa chua mẹ quấy nhẹ tay cho tan hết ra, rồi lọc lại qua rây, vớt bọt, cho vào hũ thủy tinh đậy nắp lại.

-Ủ trong vòng 8-12 tiếng.

Bánh ăn dặm nếu được chế biến khéo léo, tỉ mỉ sẽ làm cho bé yêu thích thú với việc ăn dặm, đảm bảo cho bé có đủ dinh dưỡng.

Cách Làm Bánh Flan Từ Sữa Mẹ Cho Bữa Ăn Dặm Của Bé

Bánh flan từ sữa mẹ được xem là món ăn bổ dưỡng cho các bé vào độ tuổi ăn dặm từ 4 đến 6 tháng tuổi, với 20 phút mỗi ngày mẹ có thể cung cấp đủ cho bé những dưỡng chất cần thiết như chất béo, vitamin, kẽm… có trong lòng đỏ trứng gà và nguồn sữa mẹ.

Khi bé bước vào độ tuổi từ 4 đến 6 tháng, lúc này bé đã có thể làm quen với những bữa ăn dặm bởi hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của bé có thể tiếp cận với những nguồn thức ăn mới lạ. Tùy vào thể trạng của bé mà mẹ có thể linh hoạt thời điểm ăn dặm của bé, tuy nhiên mẹ nên lưu ý không nên quá nôn nóng mà cho bé ăn dặm quá sớm, cũng không nên cho bé tập ăn dặm quá muộn bởi bé sẽ phải đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, còi xương, hệ miễn dịch kém hơn những bé cùng độ tuổi.

Khi bắt đầu thực hiện món bánh flan cho bé ăn dặm mẹ nên chú ý cho con tập làm quen với những loại thực phẩm như bột sữa, bột có vị ngọt, thức ăn mềm hoặc tập làm quen với một số loại rau, củ… Tốt nhất mẹ nên bổ sung cho bé các loại thực phẩm như: Ngũ cốc bổ sung sắt, thịt, cá, sữa, phô mai, sữa chua, rau xanh, đu đủ, chuối… đặc biệt là trứng.

Bước 1: Sữa mẹ đun trên bếp cho sôi lăn tăn ở mép nồi, đạt 80 độ C là được, thực chất sữa mẹ đun sôi nhẹ như vậy là để thanh trùng sữa và để giảm bớt mùi hôi.

Đun sữa mẹ đạt 80 độ C để thanh trùng và giảm mùi hoi

Đồng thời khi mẹ cho sữa vào cùng với trứng sẽ hạn chế được mùi tanh. Tuy nhiên mẹ nên lưu ý không đun sữa quá sôi vì sẽ làm mất chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ.

Bước 2: Trứng tách lấy lòng đỏ, bỏ lòng trắng (Vào thời điểm ăn dặm, lòng trắng trứng có thể khiến bé khó tiêu hóa, đối với trẻ lớn hơn mẹ có thể sử dụng 3 lòng đỏ 1 lòng trắng).

Đánh tan lòng đỏ trứng theo cùng một chiều để tránh các bọt khí

Bước 3: Thực hiện đổ sữa mẹ đã đun ấm vào lòng đỏ trứng đã đánh tan để tạo thành hỗn hợp. Lưu ý đánh đều tay và đánh cùng chiều tương tự như bước 2.

Bước 4: Dùng rây lọc hỗn hợp trứng và sữa để thu được hỗn hợp mịn đều.

Dùng rây lọc để hỗn hợp mịn đều

Bước 5: Chia hỗn hợp vào các hũ đựng, nếu thấy có bọt nhiều có thể để khoảng 5 phút cho bớt bọt rồi mới để vào hấp. Nếu có bọt trong bánh sẽ làm bánh bị rỗ, không đẹp mắt.

Bước 6: Đậy nắp hũ đựng, xếp vào nồi hấp. Phủ một chiếc khăn xô lên mặt hũ để tránh nước lọt vào bánh. Để lửa nhỏ để nước sôi lăn tăn, không để lửa quá lớn sẽ là bánh bị rỗ bên trong. Bánh hấp khoảng 15 phút là chín, để kiểm tra bánh đã chín hay chưa mẹ có thể sử dụng tăm sạch cắm bào bánh, nếu rút lên không có bám dính là được.

Đậy nắp và hấp bánh trong 15 phút sau đó tắt bếp

Lưu ý là khi hấp mẹ có thể canh tầm 5 phút nhắc nắp nồi hấp lau nước còn đọng trên nắp nồi tránh nước nhỏ xuống bánh trong nồi.

Vậy là đã xong một mẻ bánh plan làm từ sữa mẹ đầy thơm ngon và bổ dưỡng, thành quả của mẹ sẽ làm các bé trở nên thích thú bởi độ mềm xốp, thơm ngon, có vị ngọt cực kì dễ ăn. Bánh flan từ sữa mẹ là món ăn cực kì an toàn và bổ dưỡng để bé có thể hấp thụ trong thời gian ăn dặm mà không sợ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.

Đổi Vị Cho Trẻ Ăn Dặm Với 4 Món Ăn Chế Biến Từ Sữa Mẹ

– Mẹ đun sữa mẹ ở lửa trung bình tới khi sôi lăn tăn ở mép nồi. Đun sữa sẽ giúp giảm mùi tanh sữa mẹ, bánh sẽ thơm hơn.

– Đánh 2 lòng đỏ và 1 lòng trắng trứng quyện vào nhau.

– Đổ sữa mẹ sau khi đã đun (sữa cần để nguội) vào trứng và khuấy nhẹ tay cho sữa trứng quyện vào nhau.

– Lọc hỗn hợp trứng sữa qua rây. Nếu hỗn hợp nhiều bọt, mẹ để bọt khí tan sau đó mới đổ vào khuôn và nướng hoặc hấp.

– Đổ trứng sữa vào khuôn bánh và cho vào nướng ở nhiệt độ 150 độ trong 30 phút. Mẹ cũng có thể hấp bánh 30 phút thay vì nướng.

– Mẹ dùng tăm xiên bánh, nếu tăm không dính bánh nghĩa là bánh chín. Mẹ có thể lót một miếng vải ở trên miệng bánh, tránh để nước rơi xuống bánh khi hấp.

Với những mẹ muốn cho trẻ ăn ngọt có thể cho thêm đường khi làm bánh hoặc cho thêm vani để tăng mùi thơm.

– Cho sữa mẹ vào đun sôi, sau đó để lửa nhỏ liu riu.

– Cho các loại củ, quả sau khi cắt miếng nhỏ và thịt vào nấu chín.

– Thịt vừa chín thì tắt bếp. Vớt thịt ra để nguội và cho vào máy xay hoặc băm nhỏ tùy theo kỹ năng ăn ở trẻ.

– Mẹ tiếp tục đun sôi nồi rau tới khi rau mềm là được. Rau đem xay hoặc băm nhỏ tùy theo kỹ năng ăn thô ở trẻ.

Mẹ có thể trữ đông thực phẩm này và cho bé ăn cùng cơm.

– Trộn bột mì, sữa mẹ, bột nở với nhau và ủ 10 phút. Sau đó mẹ cho khoảng 10ml dầu ăn vào nhào trong 10 phút. Đem bánh ủ trong 1 giờ.

– Trong quá trình chờ bánh, mẹ làm nhân như sau: Thịt xay cho nhuyễn, mộc nhĩ băm nhỏ hoặc xay nhuyễn, miến ngâm thật mềm để bé dễ ăn, đem cắt nhỏ. Sau đó cho thịt, mộc nhĩ, miến trộn chung. Mẹ có thể đem xào chín nhân trước khi hấp bánh hoặc để nhân sống làm bánh cũng được.

– Sau 1 giờ ủ bột, mẹ đem viên bột thành những viên nhỏ và cán dẹt ra, cho nhân vào và nặn thành hình bánh.

– Mẹ lót một miếng giấy dưới đế bánh không bị dính khi hấp.

– Đem bánh vào xửng hấp, cứ 10 phút mẹ lại mở vung gạt nước để nước không rơi nhiều vào bánh.

Bánh chín, mẹ đem cho bé ăn nóng hoặc nguội tùy sở thích. Ngoài nhân mặn, mẹ có thể đổi món làm nhân đậu xanh, đậu đỏ cho bé.

– Mẹ rửa sạch cá hồi với rượu hoặc dấm để khử mùi tanh. Sau đó, đem cá hồi xay nhuyễn cùng hành ngò, tiêu (hoặc không).

– Trộn sữa mẹ với bột mì cho nhuyễn, hơi loãng.

– Tiếp mẹ viên thịt cá hồi thành những viên nhỏ, cán dẹt và nhúng vào hỗn hợp bột + sữa.

– Cho từng miếng thịt cá hồi vào chiên vàng giòn và cho bé ăn nóng. Món ăn này thích hợp với trẻ trên 10 tháng vì lúc này bé có thể nhai thực phẩm thô/ rắn khá tốt.

SinhCon.com (Tổng hợp)

Cách Chế Biến Và Cất Trữ Đồ Ăn Dặm Cho Bé Của Mẹ Nhật

Singlemum – Mẹ Nật hay chế biến và cất trữ đồ ăn dặm cho bé vì họ rất bận rộn. Đó là lý do vì sao các bà mẹ Nhật thường chế biến ăn dặm cho con 1 lần/ tuần và để vào ngăn đá tủ lạnh, đến bữa chỉ việc lấy ra làm nóng là con có thể ăn được luôn. Đây là một trong những cách tiết kiệm thời gian để làm những việc khác của mẹ Nhật.

Như ở Việt Nam mình các mẹ chỉ được nghỉ 4 – 6 tháng là phải đi làm lại, nên với cách chế biến này thì các mẹ sẽ yên tâm là con mình được ăn dặm đầy đủ, lại có thể đổi món cho con theo từng bữa, từng ngày.

1. Việc chế biến đồ ăn dặm đông lạnh cũng có vài điều cần chú ý

– Đồ ăn dặm đông lạnh chỉ ăn trong 1 tuần.

2. Các dụng cụ, đồ dùng cần thiết khi chế biến đồ ăn dặm đông lạnh

– Ngoài ra, vì đồ đông lạnh sẽ nấu số lượng nhiều để dự trữ nên ngoài bộ dụng cụ chế ăn dặm thì các mẹ có thể sự dụng máy xay để tiện lợi và đỡ tốn sức lực mài, nghiền.

– Sau khi đông thành đá thì lấy ra, cho vào túi bảo quản thực phẩm.

– Và đây là thành phẩm cháo đông lạnh.

– Cách làm tương tự như cà rốt, và đây là thành phẩm khoai tây và cà rốt đông lạnh:

– Sau khi luộc xong các mẹ để riêng nước và cái. Cái thì đem xay, nước thì để nguyên rồi cho vào khuôn làm đông đá.

– Và thành phẩm nước luộc đã được đông đá.

4. Cách nấu ăn dặm cho con từ đồ ăn dặm đông lạnh

Đến bữa ăn của con thì tùy theo lượng con ăn để mẹ quyết định nấu bao nhiêu viên. Thông thường: cháo nhuyễn + 1 trong những thức ăn đã đông lạnh. Cứ như vậy đổi món liên tục, ví dụ: sáng ăn cháo cá thì chiều sẽ ăn cháo khoai tây.

Có 2 cách để chế biến ăn dặm từ đồ đông lạnh như sau:

– Lò vi sóng: Rã đông, rồi quay nóng món mà định cho con ăn. Sau đó trộn đều lên là hoàn thành.

– Nấu trên bếp: Cho vào nồi món định cho con ăn, đun nhỏ lửa (có thể cho thêm 10 – 20ml nước, tùy theo lượng nấu). Đến khi hỗn hợp tan chảy, nóng, các mẹ trộn đều với nhau là có cháo ngon cho con ăn.

Với đồ ăn dặm đông lạnh, bé thì được đổi món liên tục, còn mẹ thì không tốn nhiều thời gian hàng ngày cho việc nấu ăn dặm nữa, có thêm nhiều thơi gian rảnh rỗi để làm việc nhà, chăm sóc bản thân, và thêm thời gian để chơi với con.

Nếu chị em vẫn còn băn khoăn vì liệu thức ăn dạng đá viên như vậy có bảo đảm được dinh dưỡng khi rã đông cho con ăn thì mình xin chia sẻ những “bí quyết” đun nấu thức ăn viên rất hiệu quả mà các mẹ Nhật đã áp dụng:

Singlemum tổng hợp

Cập nhật thông tin chi tiết về Bánh Ăn Dặm Cho Bé Và Những Cách Chế Biến Từ Sữa Mẹ trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!