Bạn đang xem bài viết Baking Soda Có Tác Dụng Gì được cập nhật mới nhất trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Baking soda có tác dụng gì-Những công dụng tuyệt vời bạn nên biết
Theo hệ thống đánh giá chỉ số quốc tế được xác nhận bởi Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Codex dành cho chất phụ gia, baking soda được xếp vào nhóm INS500. Trong thành phần hóa học có chứa gốc HCO3- nên khi tác dụng với các chất có tính axit hoặc khi gặp nhiệt độ cao, chúng sẽ có khí CO2 thoát ra. Chính vì vậy, nó thường được sử dụng để tạo xốp cho các loại bánh.
Ngoài ra, baking soda còn được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như làm đẹp, vệ sinh,…Vậy bột baking soda có tác dụng gì, mời bạn tham khảo phần tiếp theo của bài viết.
Một trong những tác dụng tuyệt vời của baking soda mà chúng ta không thể không nhắc đến đó là vệ sinh và làm sạch các đồ dùng, thiết bị trong gia đình:
– Làm sạch vết trà, vết cà phê ố vàng: bạn trộn ¼ cốc baking soda với ¼ cốc nước ấm; cho dụng cụ cần làm sạch vào ngâm trong vài giờ rồi xả lại bằng nước sạch.
– Làm sạch bát, chảo và bồn rửa: dùng “thuốc muối” hòa với nước; cho các vật dụng vào ngâm khoảng 15 – 20 phút để loại bỏ cặn bẩn, dầu mỡ,… Cách sử dụng baking soda để tẩy rửa này sẽ không làm ảnh hưởng đến chảo hay bồn rửa của bạn.
– Khử mùi hôi tủ lạnh: Tủ lạnh được dùng để bảo quản các loại đồ ăn, bao gồm cả thực phẩm sống và chín. Vì vậy, việc tủ lạnh có mùi sau một thời gian dài sử dụng là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, bạn chỉ cần đặt 1 cốc bột baking soda trong tủ lạnh thì mọi mùi hôi sẽ được loại bỏ một cách dễ dàng, mà lại không tốn thời gian.
– Vệ sinh phòng tắm: loại bỏ những vết bẩn, vết ố vàng trong phòng tắm bằng cách chà sát bột baking soda vào các vết bẩn. Sau đó rửa lại bằng nước là các chất bẩn sẽ không còn nữa.
– Tác dụng của baking soda trong làm bánh: baking soda được sử dụng như một chất men và được coi là trợ thủ đắc lực trong việc tạo nên những chiếc bánh bông xốp và đẹp mắt. Một số nguyên liệu được dùng để làm bánh có chứa hợp chất mang tính axit như: mật ong, đường nâu, sữa chua, một số loại nước ép hoa quả, socola,… nên khi kết hợp với những nguyên liệu này, thợ làm bánh thường trộn baking soda với bột nhão để trung hòa lượng axit. Chỉ cần thêm một lượng nhỏ chất phụ gia này vào nguyên liệu; bạn sẽ thấy được độ nở xốp hoàn hảo của bánh. Như vậy, bạn đã biết được baking soda có tác dụng gì trong làm bánh rồi chứ.
– Tác dụng của baking soda trong công việc nấu ăn:
+ Đối với trái cây và các loại rau củ: hòa tan baking soda vào nước để ngâm trái cây, rau củ và để trong vòng 10 – 15 phút, giúp loại bỏ thuốc trừ sâu.
+ Đối với thịt, cá: Phủ một lớp baking soda mỏng lên thịt rồi cho vào tủ lạnh từ 3 – 5 tiếng. Sau đó, rửa sạch thịt với nước và đem nấu thì miếng thịt sẽ mềm hơn rất nhiều. Nếu mật cá chẳng may bị vỡ làm món ăn bị đắng, bạn chỉ cần rửa cá với hỗn hợp nước và baking soda là sẽ loại bỏ được vị đắng.
Không chỉ nấu ăn, baking còn là một trong những nguyên liệu quen thuộc góp mặt trong nhiều công thức làm đẹp:
Tác dụng của baking soda có tác dụng làm trắng răng
Muối baking soda có khả năng kháng khuẩn và loại bỏ các mảng bám trên răng; từ đó giúp răng trở nên trắng sáng hơn. Để làm trắng răng tại nhà, bạn có thể áp dụng các cách như sau:
Cách 1: Đánh răng với bột baking soda sẽ giúp loại bỏ các mảng bám và trung hòa được lượng axit dư thừa trong miệng. Từ đó có khả năng giúp chống hôi miệng. Tác dụng chính của baking soda là làm trắng răng cũng được “liệt kê” trong danh sách.
Cách 2: Đánh răng cùng hỗn hợp kem đánh răng kết hợp với baking soda; giúp tăng cường khả năng làm sạch và cho hơi thở thơm mát. Ngoài ra, bạn có thể đánh răng cùng với hỗn hợp baking soda kết hợp với dầu dừa.
Cách 3: Trộn hợp hợp baking soda và muối biển theo tỷ lệ 6:1; sau đó chà lên răng rồi giữ nguyên trong vòng 5 phút; cuối cùng là súc miệng. Nếu thực hiện thường xuyên, chúng sẽ giúp làm răng trăng cũng như diệt vi khuẩn gây hôi miệng.
Tác dụng của baking soda với đối với da mặt
– Trị mụn: baking soda có tác dụng làm sạch, diệt khuẩn, sát trùng và kháng viêm rất hiệu quả. Kết hợp chúng với những nguyên liệu cho như tinh bột nghệ, nha đam,… sẽ giúp ích rất nhiều cho cho bạn trong việc điều trị và ngăn ngừa mụn, đặc biệt là mụn đầu đen.
– Tác dụng chính của baking soda là trị mụn, nhưng nó còn được dùng để tẩy tế bào chết cho da. Tác dụng của baking soda với da đó là giúp da trở nên sáng mịn và thông thoáng hơn. Khi tẩy da chết với loại muối này, bạn nên kết hợp cùng các nguyên liệu như mật ong, chanh, yến mạch,…để tăng hiệu quả.
Những người có da dầu thường có tóc nhanh bết hơn so với người bình thường. Để giúp tóc sạch bóng và mềm mượt hơn, bạn có thể gội đầu bằng hỗn hợp baking soda theo các mẹo sau:
Cách 1: Gội đầu bằng dầu gội cùng 1 thìa baking soda, nhằm giúp tăng hiệu quả làm sạch bụi bẩn tóc, nhờn và giảm tình trạng tóc bết.
Cách 2: Gội đầu với hỗn hợp bánh kinh soda và nước theo tỷ lệ 1:3; bôi từ gốc đến gọn rồi gội lại bằng nước sạch.
Cách 3: Làm sạch các dụng cụ làm tóc bằng cách chà xát với 2 muỗng baking soda với một cốc nước, sau đó rửa sạch.
Ngoài ra, các tác dụng của baking soda với sức khỏe con người như: hỗ trợ tiêu hóa (làm giảm đầy hơi và đau dạ dày ruột); giảm đau cơ thể và mệt mỏi, tăng cường sức khỏe cho thận, giảm các triệu chứng bệnh gout,…
Đến đây, chắc hẳn các bạn độc giả đã có câu trả lời cho muối baking soda có tác dụng gì hay pure baking soda có tác dụng gì. Các mẹo trên sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn trong cuộc sống hàng ngày.
Baking soda quả là một “loại muối kỳ diệu” đúng không các bạn? Nó không chỉ dùng trong nấu ăn; làm đẹp mà còn có công dụng chữa bệnh; làm sạch vết bẩn và nhiều các ứng dụng tuyệt vời khác. Mặc dù sở hữu nhiều tác dụng như vậy, nhưng giá thành của chúng lại khá rẻ chỉ khoảng vài chục nghìn đồng cho một gói hoặc một hộp gần 500g.
Hiện nay, baking soda được bày bán rất phổ biến trên trường. Bạn có thể tìm mua tại các hiệu thuốc, siêu thị, các cửa hàng tạp hóa,.. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng thì bạn nên mua sản phẩm ở các địa chỉ uy tín.
Gân Bò Có Tác Dụng Gì
Gân bò là một trong những bộ phận ăn được của con bò. Gân bò có tác dụng trong làm đẹp như đem đến những giá trị tốt cho cơ thể và sức khoẻ của con người, trong ẩm thực còn là nguyên liệu của rất nhiều những món ăn thơm ngon, hấp dẫn.
Gân bò có tác dụng gì? Những món ăn tuyệt vời từ gân bò
Gân bò có tác dụng gì với sức khoẻ con người?
Gân bò giòn dai rất giàu vitamin và collagen tốt cho cơ thể. Collagen là một dạng protein – thành phần giúp da căng mịn, săn chắc, giữ gìn và bảo quản các mô liên kết. Chỉ cần thiếu hụt collagen là da sẽ bị chảy xệ ngay.
Lượng collagen thường nằm trong mô dưới da động vật, gân, sụn, xương xốp. Tuy nhiên, không phải loại thực phẩm chứa collagen nào cũng là thần dược cho sức khỏe, collagen ở vị trí dưới da nếu dùng nhiều không có lợi, dễ tăng cân.
Những món ăn bổ dưỡng thơm ngon từ gân bò
Xào thơm cả tỏi băm lẫn tép tỏi cho dậy mùi, sau đó cho gân bò đã hầm mềm vào và đảo đều đến khi xém cạnh. Rắc thêm tỏi phi lên trên ta đã có ngay món gân bò dai giòn sần sật thấm đầy mùi tỏi cháy. Ngoài ra tỏi còn giúp cho cơ thể hấp thụ collagen từ gân bò một cách triệt để nhất.
Gân bò hầm với lửa vừa đến khi chín mềm thì cho tiếp hạt sen vào hầm mềm, cuối cùng cho cà rốt vào, nêm nếm vừa ăn. Món ăn cực kỳ đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao, không chỉ bổ sung collagen cho cơ thể mà còn thanh mát, an thần.
Làm sạch gân bò, rửa sơ với nước muối. Sau đó, ta đun sôi nước, cho gân bò vào chần sơ. Thái nhỏ hành tây, cà rốt, cần tây, cho chút dầu vào nồi, đun nóng, bỏ hành tây vào xào thơm. Tiếp đến, ta thêm cần tây, cà rốt, rượu vào đun sắc còn 1/2. Cho tiếp nước dùng bò rồi đun sôi. Cuối cùng, ta để gân bò vào hâm mềm 2 giờ với lá thơm, nêm gia vị. Gân bò hầm mềm nhưng vẫn giữ được độ giòn nhất định, lại ngấm gia vị đậm đà tuyệt ngon.
Xếp gân bò đã luộc chín mềm, cắt lát mỏng vào hủ. Lưu ý xếp xen kẽ từng lớp gân bò với ớt và tỏi. Sau đó, cho hỗn hợp giấm đường đã nấu chín vào, đậy nấp hủ lại để khoảng 2-3 ngày là dùng được. Vị chua ngọt của món này giúp mọi người không bị ngấy khi phải chạm trán với những món ăn nhiều dầu mỡ.
Hầm gân bò mềm với rượu vang trắng và gừng. Phi thơm gừng, tỏi băm và gốc hành lá, sau đó cho nước tương, dầu hào, đường vào nấu sôi, cuối cùng là cho gân bò đã hầm mềm vào kho đến khi thấm đều. Gân bò rất giàu vitamin, cách chế biến này không chỉ mang đến cho bạn một món ăn ngon miệng mà còn vô cùng bổ dưỡng.
Collagen rất cần thiết cho cơ thể con người, do đó bạn cần bổ sung các collagen tự nhiên thông qua những món ăn bổ dưỡng như gân bò. Vậy là bạn đã biết được gân bò có tác dụng gì rồi đúng không nào?
Rong Nho Biển Có Tác Dụng Gì
Rong nho là một loại tảo biển phổ biến ở Nhật Bản. Nguồn dinh dưỡng rong nho biển được ví như món quà sức khỏe vô giá mà thiên nhiên ưu ái cho con người. Rong nho biển có tác dụng gì: giảm cân và làm đẹp da ở phụ nữ, được dùng như rau xanh trong các bữa ăn hàng ngày.
Bạn có muốn biết một trong những bí quyết sống khỏe của người Nhật? Bởi họ ăn rong nho thường xuyên. Tác dụng rong nho biển giúp nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể. Khi hệ miễn dịch khỏe mạnh có thể giúp ta chống được các bệnh độc hại từ môi trường bên ngoài. Nguồn dinh dưỡng rong nho biển có tác dụng giúp gia tăng các hoạt động tổng thể. Theo đó giúp tăng cường quá trình trao đổi chất và chống lão hóa.
Ai cũng biết khi cholesterol tăng cao chính là kẻ thù của hệ tim mạch. Các nhà khoa học đã chứng minh chất đạm của rong nho giữ vai trò mật thiết với hệ tim mạch. Chúng giúp cho các mạch máu đàn hồi tốt, giúp không tăng lượng cholesterol. Ngoài ra, trong rong nho còn sở hữu rất nhiều các axit béo không no có lợi cho cơ thể. Có thể kể đến như: Docosahexaenoic (DHA), axit a-Linolenic, axit Arachidonic (AA). Chúng đều giữ vai trò nổi bật làm giảm cholesterol toàn phần và nồng độ cholesterol xấu. Do đó, ăn rong nho cũng là cách chúng ta nâng cao sức khỏe tim mạch. Điều này cũng có nghĩa giúp chúng ta đẩy lùi những căn bệnh nguy hiểm: xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Rong nho biển có tác dụng giảm cân, bởi trong nó có nhiều axit béo không no có lợi. Chúng hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt và hỗ trợ thúc đẩy quá trình đốt cháy mỡ. Một số gợi ý cho thực đơn ăn kiêng của bạn thêm sinh động từ rong nho: salad rong nho và bắp cải tím, salad rong nho và tôm tươi.
Nhục Đậu Khấu Là Cây Gì, Có Tác Dụng Gì?
Nhục đậu khấu còn gọi là nhục quả, ngọc quả, đậu khấu,… là vị thuốc được sử dụng để phổ biến trong y học cổ truyền. Nhục đậu khấu dược liệu có tác dụng hỗ trợ hệ thống tiêu hóa và kích thích hệ thống thần kinh. Chi tiết tham khảo về công dụng của nhục đậu khấu được chia sẻ bên dưới. Nhục đậu khấu là cây gì? Tên gọi khác: Nhục quả, Ngọc quả, Đậu…
Nhục đậu khấu còn gọi là nhục quả, ngọc quả, đậu khấu,… là vị thuốc được sử dụng để phổ biến trong y học cổ truyền. Nhục đậu khấu dược liệu có tác dụng hỗ trợ hệ thống tiêu hóa và kích thích hệ thống thần kinh. Chi tiết tham khảo về công dụng của nhục đậu khấu được chia sẻ bên dưới.
Nhục đậu khấu là cây gì?
Tên gọi khác: Nhục quả, Ngọc quả, Đậu khấu, Già câu lắc, Muscade, Noix de Muscade
Tên khoa học: Myristica fragrans Houtt
Họ: Nhục đậu khấu – Myristicaceae
Ở nước ta, cây Nhục đậu khấu thường phổ biến ở các tỉnh miền Nam.
Các bộ phận của Nhục đậu khấu được ứng dụng làm dược liệu bao gồm:
Nhục đậu khấu: Là phần nhân phơi hoặc sấy khô.
Nhục ngọc quả: Là phần áo (vỏ giả màu hồng của hạt) của hạt Nhục đậu khấu đã được phơi hoặc sấy khô.
Cách sơ chế nhục đậu khấu dược liệu
Cây Nhục đậu khấu sau khi trồng được 7 năm thì có thể thu hoạch liên tục trong 60 – 70 năm. Vào năm 25 tuổi, cây cho thu hoạch ổn định và phong phú nhất. Mỗi năm có thể thu hoạch 2 lần vào tháng 4 – 6 và tháng 11 – 12.
Sau khi thu hái, mang về tách riêng phần vỏ quả giữ lại phần áo quả (Đông y gọi là Nhục y quả hoặc Ngọc quả hoa). Sau đó ngâm phần dược liệu với muối rồi sấy hoặc phơi khô.
Ngoài ra, có thể hong dược liệu với lửa nhỏ cho đến khi lắc nghe có tiếng lóc cóc là được. Việc sấy và làm khô hạt thường kéo dài đến 2 tháng. Sau đó có thể tách phần vỏ quả để lấy phần nhân Nhục đậu khấu, phân loại theo kích thước hạt, ngâm qua nước vôi để ngăn ngừa cân trùng và nấm mốc.
Đặc điểm nhận dạng cây nhục đậu khấu
Cây Nhục đậu khấu thân gỗ, độ cao khoảng 8 – 10 mét, cây nhỏ, cành mảnh, toàn thân cây nhẵn. Lá cây mọc so le, phiến lá mác, hình elip, đỉnh lá ngắn, gốc lá rộng, mép lá nguyên, có 8 – 10 gân lá đối xứng 2 bên. Cuống lá dài khoảng 7 – 10 mm.
Hoa thường có màu vàng trắng, mọc thành xim ở các kẽ lá. Cụm hoa dài 1 – 3 cm, nhẵn. Các thùy hoa có hình bầu dục hoặc hình tam giác, bên ngoài màu nâu.
Quả hạch, hình cầu hoặc hình quả lê, đường kính khoảng 5 – 8 cm. Quả thường mọc đơn, có cuống ngắn hoặc cuống dài quả buông thõng xuống. Khi chín, đáy quả sẽ nở ra theo chiều dọc thành 2 mảnh lộ ra phần hạt bên trong. Hạt Nhục đậu khấu có vỏ dày và được bao bọc bởi một lớp áo màu hồng.
Thành phần hóa học có trong nhục đậu khấu
Dược liệu Nhục đậu khấu chứa các thành phần hóa học chủ yếu như sau:
Lá (bao gồm lá tươi và lá khô) chứa nhiều tinh dầu.
Áo hạt: Chứa tinh dầu, các axit béo tương tự như nhân hạt, nhựa, Pectic.
Nhân hạt: Chứa chất béo vị đắng (bơ Nhục đậu khấu), tinh bột, tinh dầu bay hơi (không có màu, mùi nồng đặc trưng, tính nhớt) và một lượng nhỏ Acid Myristic.
Hạt chín, khô: Chứa 25 – 40% tinh dầu cố định và 5 – 10% tinh dầu bay hơi (đây cũng là thành phần chính của dược liệu hạt Nhục đậu khấu). Ngoài ra, hạt cũng chứa một số thành phần dinh dưỡng như: Nước, chất vô cơ, sắt, Pectin, Hydrat Cacbon, Protein, Phosphor, Furfural và Pentosan.
Nhục đậu khấu có tác dụng gì?
Tính vị
Vị cay đắng (theo Dược tính luận)
Vị đắng cay mà xáp, tính ấm (theo Bản thảo chính)
Vị cay, tính ấm, không chứa độc (theo Hải dược bản thảo)
Nhục đậu khấu quy kinh:
Kinh Tỳ, Đại tràng
Kinh Phế, Vị (theo Lôi công bào chế dược tính giải)
Kinh Tỳ, Vị, Đại tràng (theo Bản thảo kinh sơ)
Kinh Thủ dương minh (theo Thang dịch bản thảo)
Nhục đậu khấu có công dụng gì?
Theo y học cổ truyền, Đậu khấu mang lại các công dụng như:
Âm trung tiêu hạ khí, hỗ trợ ăn tiêu, giúp bền ruột. Thường được ứng dụng để chữa chướng bụng đầy hơi, hư tả, lãnh lỵ, thường hay nôn mửa, ăn đêm không tiêu gây sình bụng khó chịu.
Chủ tâm xổ giun, tỳ hư lạnh kèm khí hư lạnh, lạnh nóng bất thường do hư, lỵ trắng đỏ (theo Hải dược bản thảo).
Chủ trị trẻ nhỏ trào ngược, không bú sữa, đờm ẩn, đau bụng, khó tiêu (theo Dược tính luận).
Ấm trung tiêu, chữa lạnh tích âm bụng gây đau chướng, hoắc loạn trúng ác, nôn chảy nước bọt, tiêu ăn, khí lạnh, trẻ con trên nôn dưới đại tiện ra sữa (theo Khai bảo bản thảo).
Chữa chứng tinh lạnh (theo Bản thao kinh độc).
Ấm tỳ vị, hỗ trợ đại tràng (theo Cương mục).
Ấm tỳ vị, bền chặt đài tràng, ấm trung tiêu, tiêu ăn, hạ khí, trị vỵ lạnh tả lâu, bụng chướng đau khó chịu, nôn mửa, thức ăn qua đêm không tiêu (theo Vân Nam trung dược tư nguyên danh lục).
Chữa tiết tả do thận, mọc ngược xung lên, trên thịnh dưới hư, nguyên dương nổi lên gây đau đầu chóng mặt (theo Bản thảo cầu nguyên).
Liều lượng, cách dùng nhục đậu khấu
Nhục quả có thể dùng dưới dạng nước sắc, bột hoặc viên hoàn.
Liều lượng khuyến cáo dưới dạng thuốc sắc là 3 – 10 g mỗi ngày, dạng bột và viên hoàn khoảng 1.5 – 3 g mỗi ngày.
Một số bài thuốc sử dụng nhục đậu khấu
1. Chữa tiêu chảy, đau bụng, ăn không tiêu, nôn mửa, ăn kém
Bài thuốc thứ nhất: Sử dụng 0.5 g Nhục đậu khấu, 0.2 g Đinh hương tán thành bột mịn, trộn đều. Sau đó hòa với 1 g đường sữa, chia thành 3 lần uống trong ngày.
Bài thuốc thứ hai: Sử dụng 80 g Nhục quả, 40 g Đinh hương, 100 g Quế, 30 g Sa nhân, tán thành bột mịn, trộn đều cùng 250 g Calci Carbonat, 500 g đường. Mỗi lần dùng 0.5 – 4 g, ngày dùng một lần.
2. Điều trị thấp chướng, chán ăn, bệnh có thể gây đại tiện
Sử dụng Đậu khấu, Khinh phấn, Binh lang, mỗi vị 1 phân, Hắc sửu 1.5 lạng, nghiền thành bột mịn, làm thành viên hoàn to bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần dùng khoảng 10 – 20 viên, ngày uống 3 lần sau bữa ăn chính (theo Tuyên Minh luận phương – Nhục đậu khấu hoàn).
3. Chữa tiêu chảy nhiều ngày do lao ruột kèm thận dương hư và viêm đại tràng mạn tính
Bài thuốc thứ nhất: Sử dụng 6 g Nhục đậu khấu, 10 – 20 g Bổ cốt chi, 10 g Ngũ vị tử, 15 g Đẳng sâm, 9 g Ngô thù du sắc thành uống, dùng uống khi còn nóng.
Bài thuốc thứ hai: Sử dụng 5 g Nhục đậu khấu, 5 g Ngũ vị tử, 4 g Ngô thù du, 10 g Bổ cốt chi, 3 quả Đại táo kèm 3 lát gừng tươi, sắc thành thuốc, uống với nước nhạt trước khi đi ngủ.
4. Chữa tỳ hư tiết tả, chán ăn, ruột kêu
5. Điều trị tiết tả hư tỳ, lý khí
Sử dụng 2 quả Nhục đậu khấu, dấm gạo hòa với bột miến, mang đi gói kín lại đặt trong tro nước khiến vàng sém, sau đó nghiền nhỏ. Mỗi lần dùng 2 – 3 g (theo Tục truyền tín phương).
6. Chữa thủy tả vô độ, bụng đau, ruột kêu
Nghiền nhỏ 1 lạng Nhục đậu khấu bỏ vỏ, 2 lạng miến trắng trộn với nước gừng tươi làm thành bánh gói bột Nhục quả, sau mang đi tán nhỏ. Mỗi lần dùng 3 g, mỗi ngày hai lần, dùng thuốc khi đói cùng với nước cơm (theo Thánh tễ tổng lục – Nhục đậu khấu tán).
7. Chữa nôn mửa không ngừng
Dùng 1 lạng Nhục quả bỏ vỏ, 1 lạng Nhân sâm (dùng đầu, bỏ bẹ), 1 lạng Hậu phác (bỏ vỏ, đồ nước gừng tươi, nướng chín thơm), tán thô thành bột mịn.
Mỗi lần dùng 3 g hỗn hợp trên sắc cùng 1/2 phân Sinh khương, 1 nắm gạo tẻ, 1 bát nước to. Sắc đến khi nước còn 5 phần thì bỏ phần bã, dùng uống thay nước trong ngày (theo Thánh huệ phương).
8. Điều trị rong kinh, đau bụng kinh, đau lưng, ho do co thắt
Sử dụng bột Đậu khấu, ngọn cây Gai mèo, Bạch đậu khấu, Đinh hương, Long não, Bạch hoa xà, mỗi vị phân lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, trộn đều. Mỗi lần dùng 0.75 – 1.5 g, dùng kèm với mật ong, ngày uống 2 lần.
Lưu ý khi sử dụng nhục đậu khấu chữa bệnh
Độc tính và lưu ý khi dùng:
Hạt nhục đậu khấu chứa nhiều tinh dầu dễ bay hơi với thành phần chính là Terpen, dầu béo và Axit Myristic. Sử dụng quá liều hoặc với liều lớn có thể gây ngộ độc. Các triệu chứng ngộ độc tinh dầu Nhục quả như chóng mặt, giãn đồng tử và cơ giật.
Dùng nhiều hơn 7.5 g bột Đậu khấu mỗi ngày có thể gây chóng mặt, mất tiếng hoặc thay đổi giọng nói, thần trí không rõ ràng và có nguy cơ tử vong cao.
Bài thuốc chứa cây Gai mèo có thể gây nghiện và dễ ngộ độc. Do đó, cần thật sự thận trọng khi sử dụng.
Kiêng kỵ khi sử dụng:
Không dùng Đậu khấu cho người bệnh lỵ và tiêu chảy do thấp nhiệt.
Như vậy, nhục đậu khấu dược liệu có tác dụng hỗ trợ hệ thống tiêu hóa và kích thích hệ thống thần kinh. Nhục đậu khấu là vị thuốc quen thuộc trong y học với nhiều công dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, Nhục quả chứa độc tính, do đó người dùng nên trao đổi với thầy thuốc để được hướng dẫn về liều lượng và cách sử dụng hiệu quả, an toàn.
Baonongsan.com: tổng hợp thông tin giá nông sản, nuôi trồng các loại rau, nông thuỷ hải sản mang giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân khắp các miền tổ quốc.
Từ khóa:
Cập nhật thông tin chi tiết về Baking Soda Có Tác Dụng Gì trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!