Xu Hướng 6/2023 # Ăn Gì Để Nhớ Lâu Và Tốt Cho Sức Khỏe Trong Mùa Thi # Top 12 View | Vinaconex.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Ăn Gì Để Nhớ Lâu Và Tốt Cho Sức Khỏe Trong Mùa Thi # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Ăn Gì Để Nhớ Lâu Và Tốt Cho Sức Khỏe Trong Mùa Thi được cập nhật mới nhất trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

có lẽ là câu hỏi của rất nhiều bạn trẻ khi sắp bước vào các kỳ thi. Ăn gì để nhớ lâu và tốt cho sức khỏe trong mùa thi

Mùa thi là mùa bận rộn nhất của các em học sinh, việc học hành và ôn bài căng thẳng khiến bộ não của chúng ta trở nên mệt mỏi, vì vậy não rất cần được cung cấp năng lượng và tăng cường trí nhớ. Vậy chúng ta nên ăn gì để não có thể giúp chúng ta… nhớ lâu?

Chất đường có trong các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột như cơm, bánh mì, hủ tiếu, khoai lang, bắp… các chất trên khi ăn vào sẽ chuyển hóa thành đường và cung cấp năng lượng cho hoạt động của não. Trước khi đi thi các em nhớ ăn sáng đủ no, nếu thi buổi chiều hãy uống một ly nước trái cây ngọt hay ăn cái bánh ngọt, tinh thần các em sẽ sảng khoái, tự tin hơn.

Chất đạm cũng là thành phần cấu tạo của não. Các em nên ăn nhiều đạm có trong cá, thịt, tàu hủ, hột gà, hột vịt. Tâm lý các em rất sợ ăn hột vịt, vì nó trông giống con số… zero quá, đi thi mà gặp con số này đứng trước số một thì có mà… chết chắc(!). Thật ra các em cứ yên tâm, về mặt khoa học, hột gà hột vịt ngoài đạm ra còn có chứa chất leucithine, vừa có tác dụng giải độc gan, vừa tạo nên chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine giúp não hoạt động hiệu quả, nhớ lâu.

Chất béo là thành phần chính tạo nên não (60% chất béo không no tham gia cấu tạo bộ não). Các phản xạ thần kinh, ghi nhớ… đều có sự tham gia của các chất béo. Các em nên chọn các chất béo có trong dầu thực vật như dầu đậu nành, đậu phọng, mè, dầu hướng dương… hoặc các loại chất béo trong động vật như dầu cá thu, cá basa, cá tra. Hạn chế chất béo trong mỡ heo, mỡ bò, vì nó chứa nhiều chất béo no, có hại cho sức khỏe..

Khi ăn phải đa dạng thực phẩm, phối hợp các loại với nhau, ngoài ba bữa chính, các sĩ tử nên ăn thêm vài bữa phụ để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Uống nhiều nước, nhất là trong mùa nóng hiện nay, mỗi ngày tối thiểu từ một lít rưỡi đến hai lít nước. Cà phê và trà đậm không tốt cho thí sinh trong mùa thi, nó làm cho não sau một lúc hưng phấn thì trở nên mệt mỏi và mất thêm trí nhớ.

Các loại vitamin giúp cho não hoạt động tốt như vitamin nhóm B có trong ngũ cốc và các loại đậu, vitamin C có trong trái cây, rau quả, vitamin E có trong đậu phọng, giá sống, trứng, vitamin A có trong cà chua, bí đỏ, đu đủ, các khoáng chất như can xi, kẽm, Iod chứa trong các loại hải sản, tôm, cua…

Đồng thời bổ sung chất dinh dưỡng để não bộ hoạt động tốt thì thí cần chú ý nhiều đến sứa khoẻ của đôi mắt, một bộ phận không kém quan trọng với não trong mùa thi.

Hãy bổ sung các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe trong mùa thi

1. Ngũ cốc: Ngũ cốc chứa acid folic, vitamine B12 và vitamine B6 giúp trí óc minh mẫn, duy trì chế độ làm việc tốt. Chúng ta nên thường xuyên sử dụng thực phẩm làm từ ngũ cốc như bánh mì, đậu nành… để cung cấp đầy đủ lượng vitamine cần thiết cho các tế bào thần kinh.

2. Cá và dầu cá: Trong cá và dầu cá chứa nhiều omega-3, hợp chất đóng vai trò quan trọng trong việc truyền nhận tín hiệu giữa các tế bào, là thành phần đặc biệt cần thiết cho việc phát triển não bộ. DHA trong omega-3 – thúc đẩy hình thành chất xám trong não và giúp cho trẻ nhỏ phát triển trí thông minh, sáng mắt, phát triển chức năng não bộ.

Thịt cá hồi chứa một lượng lớn Omega-3 và axít béo, đặc biệt là rất nhiều vitamin A và D. Những chất này rất bổ cho não và mắt.

3. Cà chua: Lycopene – chất chống oxy hóa có nhiều trong cà chua – giúp bảo vệ tế bào não, ngăn ngừa suy giảm trí nhớ.

4. Bí đỏ: Bí đỏ cung cấp nhiều kẽm, đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển trí não và giúp tăng cường khả năng tư duy.

5. Cải xanh: Cải xanh là nguồn cung cấp vitamine K tuyệt vời, giúp tăng cường khả năng nhận thức và trí thông minh.

6. Trái cam: Trong cam có nhiều vitamine A, B1, C, các khoáng chất cần thiết cho não, có tác dụng làm tinh thần minh mẫn, hưng phấn, chống lại sự căng thẳng, mệt mỏi.

7. Trứng: Chất colin có trong lòng đỏ trứng là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho não bộ, giúp cải thiện trí nhớ.

8. Sữa: Trong sữa có nhiều protein, canxi và những nguyên tố cần thiết cho não. Muốn bổ sung canxi nhanh và hiệu quả, bạn chỉ cần uống sữa mỗi ngày.

9. Tỏi: ăn tỏi sẽ giúp bạn tăng cường sức đề kháng và lưu thông máu. Mặt khác tỏi chứa lưu huỳnh tự nhiên rất tốt cho thị giác. Khoảng 1 hoặc 2 tép tỏi mỗi ngày là liều lượng phổ biến và rất tốt cho sức khỏe.

10. Chocolate đen: Chocolate giúp tăng khả năng lưu thông máu về mắt giúp mắt đỡ mệt mỏi và thị lực tốt hơn.. Sôcôla làm tăng nồng độ serotonine, một sứ giả của não có khả năng điều hòa tính khí và giấc ngủ. Đây là một chất chống trầm uất, kích thích hệ thần kinh, chứa nhiều polyphenol với tác động chống ôxy hóa, giúp ngăn ngừa sự lão hóa tế bào và giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Bạn nên chọn loại sôcôla đen có chứa 60% cacao.

11. Carot: Cà rốt là một trong những thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin A có thể chữa chứng quáng gà, không muốn ăn, khô tròng mắt.

Bữa Phụ Nên Ăn Gì Để Tốt Cho Sức Khỏe?

Buổi sáng làm việc dài, bạn cần có bữa phụ giữa giờ. Nếu có ăn tối trễ nên ăn nhẹ vào buổi chiều. Ăn khuya lại cần thiết cho người thức đêm.

Bữa phụ thường vào khoảng 9h30 sáng, 3-4h chiều, 8-9h tối nếu làm việc khuya hoặc 2-3h sáng nếu làm việc ca đêm. cung cấp khoảng 10-15% nhu cầu năng lượng và không cần đủ 4 nhóm bột đường, đạm, béo, rau quả. Chất đường trong bữa phụ rất quan trọng để chống hạ đường huyết và cung cấp “thức ăn chính” cho não và cơ bắp.

Các thực phẩm như sữa tươi, sữa chua, phô – mai, bánh flan, bánh mỳ ngọt, bánh bông lan, bánh quy, bắp, khoai lang, khoai mì, chuối, đậu phộng luộc, mía, sinh tố hay trái cây, mỳ gối, chén cháo hay súp, xôi, bánh bao… là những bữa phụ lý tưởng để cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể.

Bữa phụ chỉ cần khoảng 10-15 phút để sử dụng nên việc chuẩn bị sẵn những thức ăn gọn nhẹ là điều cần thiết.

Nếu hai bữa chính cách xa nhau hơn 5 tiếng đồng hồ dễ khiến cơ thể mệt mỏi. Khi bạn làm muộn và hay bỏ qua bữa tối thì bữa xế rất quan trọng. Do đó, bạn nên cung cấp năng lượng và dưỡng chất cho cơ thể với bữa ăn xế nhiều năng lượng hơn và đa dạng thực phẩm. Nếu thỉnh thoảng phải thức khuya, bữa phụ lúc 8-9h tối cũng cần những yêu cầu trên.

Ngoài ra, đừng quên một bữa sáng đủ chất và lượng nhiều hơn để bù lại phần năng lượng tiêu hao do làm việc muộn và sẽ giúp bạn bắt đầu một ngày làm việc mới tỉnh táo và hiệu quả.

Nếu làm việc quá tối thì bạn cần ăn nhẹ vào bữa khuya để đảm bảo năng lượng cho cơ thể. Việc ăn khuya thường xuyên rồi đi ngủ dễ gây dư thừa năng lượng và mỡ sẽ tích lũy lại trong cơ thể, gây tăng cân.

Vì vậy, để tránh bị lên cân, vào bữa khuya khi phải làm muộn, bạn nên ăn một tô canh rau, canh đậu hũ nấu thịt nạc, đĩa đậu que luộc chấm nước tương, ly sữa không đường ít béo, củ đậu, trái cây ít ngọt như thanh long, bưởi, mận, lê,… Không nên ăn quá no dễ tức bụng, khó chịu gây khó ngủ.

Không lạm dụng bữa phụ

Tuy bữa phụ cần thiết cho người làm việc muộn để cơ thể hoạt động tốt hơn nhưng không nên biến nó thành thói quen vì dễ dẫn đến thừa cân, béo phì và các bệnh lý mãn tính không lây như đái tháo đường, tim mạch…

Để biết có cần bữa ăn phụ hay không và nên cung cấp những dưỡng chất nào, bạn cần theo dõi cân nặng của mình. Cân nặng phải đi theo sự cân đối với chiều cao của mỗi người.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Ăn Bơ Có Tác Dụng Gì? Nên Ăn Thế Nào Để Tốt Cho Sức Khỏe

Quả bơ được mệnh danh là “siêu thực phẩm” vì chứa nguồn dinh dưỡng vô cùng phong phú. Thế nhưng không phải ai cũng biết ăn bơ có tác dụng gì và nên sử dụng loại trái cây này như thể nào để mang lại lợi ích tốt nhất cho sức khỏe.

Thành phần dinh dưỡng của quả bơ

Cây bơ được người Pháp mang vào trồng ở nước ta từ những năm 1940. Loại cây này được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền Nam như Đồng Nai, Đắk Lắk, Lâm Đồng hay Vũng Tàu… Cây khá hợp với khí Hậu Việt Nam nên cho sản lượng và năng suất cao. Ở nước ta hiện nay có nhiều loại bơ khác nhau như: Bơ Sáp, bơ Hass, bơ Booth, bơ Tứ Quý, bơ Dài, bơ Red, bơ Ba Tư…

Cây bơ chủ yếu ra trái vào mùa hè. Quả bơ được đánh giá rất cao về giá trị dinh dưỡng nên có giá thành cao. Các thành phần dinh dưỡng có trong 450g quả bơ bao gồm:

Năng lượng: 50 Kcl

Chất béo: 4,5g

Protein: 1 g

Carbohydrate: 3 g

Kali: 140 mg

Chất xơ: 1 g

Vitamin nhóm B ( chủ yếu là B1, B2, B3, B5, B6): 16%

Vitamin E: 4%

Sắt, Mangan, Kẽm và Photpho: Mỗi loại 2%

Folate: 8%

Một số chất khác: Acid folic, viatmin C, K, gluxit …

Bơ thường được dùng ăn trực tiếp khi chín mà không cần phải qua chế biến. Đây là loại trái cây có nhiều tác dụng với sức khỏe và đang được ưa chuộng trên toàn cầu.

Ăn bơ có tác dụng gì?

Ăn bơ đúng cách mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe và làn da. Cụ thể như sau:

Tác dụng của quả bơ với sức khỏe

1. Phòng chống ung thư

Quả bơ với hàm lượng chất chống oxy hóa cao có thể giúp giảm thiểu tác hại của các gốc tự do đến tế bào khỏe mạnh, qua đó ngăn ngừa ung thư.

Một số nghiện cứu cũng cho thấy sử dụng loại trái cây này có thể hữu ích cho quá trình điều trị ung thư. Nó giúp bệnh nhân giảm được tác hại của xạ trị, hóa trị đến các tế bào bạch cầu lympho trong cơ thể, qua đó hạn chế được những tác dụng phụ không tốt cho người bệnh ung thư.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều bằng chứng cho thấy chiết xuất từ bơ có thể giúp ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ác tính gây bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.

2. Hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa các vấn đề về đường ruột

Ăn bơ có tác dụng gì với hệ tiêu hóa? Bơ cung cấp hàm lượng chất xơ dồi dào có lợi cho hệ tiêu hóa. Cứ ăn 100g bơ bạn đã cung cấp cho cơ thể 7g chất xơ ( khoảng 27% nhu cầu chất xơ cơ thể cần trong 1 ngày). Chất này đóng vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa như:

Nuôi dưỡng và tạo ra môi trường lý tưởng để lợi khuẩn phát triển

Kích thích tiêu hóa

Đẩy nhanh quá trình trao đổi chất

Làm mềm phân, làm tăng khối lượng phân, ngăn ngừa táo bón, bệnh trĩ

3. Ăn bơ giúp xương chắc khỏe

Thịt quả bơ cung cấp nhiều boron. Khoáng chất này khi được hấp thụ sẽ giúp tăng cường khả năng chuyển hóa canxi – thành phần chính cấu tạo nên xương. Ngoài ra, thành phần vitamin K trong bơ cũng là một vật liệu quan trọng để hình thành nên tế bào xương.

Những dưỡng chất trên kết hợp giúp ngăn ngừa loãng xương, gãy xương, giảm nguy cơ bị đau nhức xương khớp, đặc biệt là ở những người đã có tuổi.

4. Cải thiện sức khỏe tim mạch

Bơ là một trong những loại trái cây mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Lý do bởi:

Thịt bơ chứa nhiều kali hơn hẳn so với cam hay chuối. Cứ ăn 100g thì cung cấp được 14% nhu cầu kali hàng ngày của cơ thể . Chất này giúp cân bằng các chất điện giải cũng như nước trong cơ thể, đảm bảo sự ổn định trong hoạt động của tim mạch.

Cơ thể được bổ sung đầy đủ kali cũng góp phần làm giảm huyết áp, giúp bệnh nhân bị cao huyết áp ngăn ngừa các cơn đau tim hay biến chứng đột quỵ.

Chất Axit oleic trong bơ giúp làm giảm mỡ máu, bảo vệ sức khỏe tim mạch

Ngoài ra, ăn bơ cũng là một giải pháp đơn giản để tăng cường các loại cholesterol có lợi cho sức khỏe.

5. Ăn bơ giúp phòng ngừa các bệnh về mắt

Ngoài chất chống oxy hóa, bơ còn chứa một số hợp chất có lợi cho sức khỏe của đôi mắt như carotenoids lutein hay zeaxanthin. Chúng có tác dụng ngăn ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng, giảm nguy cơ bị đục thủy tinh thể ở người già.

Thêm vào đó, ẩn trong trái bơ còn chứa nguồn vitamin A phong phú. Loại vitamin này giữ chức năng làm sáng mắt, giúp cải thiện thị lực.

6. Làm giảm các triệu chứng của bệnh vẩy nến

Vẩy nến là một căn bệnh mãn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn. Bên cạnh việc thay đổi chế độ sinh hoạt, chăm sóc da, người bệnh có thể ăn bơ để làm giảm các triệu chứng bệnh.

Đối với những người mắc căn bệnh này, thường xuyên ăn bơ giúp cung cấp một lượng lớn vitamin B12. Loại vitamin này giúp giữ nước, ngăn ngừa tình trạng bong tróc da, đồng thời đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào, làm nhanh lành tổn thương.

Đặc biệt, thành phần chất béo không bão hòa đơn được tìm thấy trong bơ còn có đặc tính chống viêm tự nhiên. Vì vậy, người bị vẩy nến ăn bơ đều đặn sẽ giúp giảm viêm da, ngăn ngừa nhiễm trùng một cách an toàn.

7. Cải thiện khả năng sinh lý cho nam giới

Đối với nam giới, thường xuyên ăn bơ giúp bổ sung một lượng lớn các vitamin E, axit oleic và kali. Những chất này có tác dụng làm co giãn cơ và kích thích lưu thông máu đến vùng kín. Qua đó giúp “cậu nhỏ” duy trì được phong độ và khả năng chiến đấu khi quan hệ, ngăn ngừa yếu sinh lý, xuất tinh sớm ở nam giới.

8. Ăn bơ làm tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng từ thực phẩm khác

Khi vào cơ thể, các chất trong quả bơ hoạt động như một chất xúc tác giúp cơ thể có khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng từ nguồn thực phẩm khác lên gấp 5 lần. Chẳng hạn như nếu bạn kết hợp bơ ăn cùng rau xanh thì khả năng hấp thu và chuyển hóa chất vitamin A, D, E, K và carotenoids trong rau sẽ tăng lên đáng kể.

Ăn quả bơ có tác dụng gì cho bà bầu?

Bơ cũng là một trong những loại trái cây đứng đầu trong danh sách các thực phẩm tốt cho phụ nữ mang thai. Bên cạnh những lợi ích chung về mặt sức khỏe, ăn bơ còn mang đến nhiều tác dụng khác cho phụ nữ mang thai như:

Cung cấp lượng axit folic dồi dào ( khoảng 45mg axit folic/100g bơ ). Chất này giúp ngăn ngừa nguy cơ bị dị tật ống thần kinh, kích thích sự phát triển trí não của thai nhi ngay từ trong bụng mẹ.

Ngăn ngừa và cải thiện tình trạng thiếu máu ở một số bà bầu. Đảm bảo cơ thể luôn tái tạo đủ máu cung cấp cho hoạt động của cả mẹ lẫn con.

Ăn bơ có tác dụng giảm các triệu chứng đầy bụng, ăn lâu tiêu, táo bón, bệnh trĩ khi mang thai

Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể trong suốt thai kỳ

Vitamin B6 trong bơ giúp giảm buồn nôn, cải thiện tình trạng ốm nghén ở bà bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.

Cân bằng insulin, ngăn ngừa nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ

Bơ cung cấp kali làm giảm hiện tượng chuột rút, ổn định huyết áp trong thai kỳ, ngăn ngừa hội chứng tiền sản giật.

Bà bầu ăn bơ còn cung cấp cho cơ thể các chất béo lành mạnh và chất xơ với hàm lượng cao. Chúng góp phần giúp chị em kiểm soát tốt cân nặng, chống lại tình trạng rạn da và tăng cân quá mức trong thai kỳ.

Tác dụng của bơ đối với trẻ em

Trẻ em có thể bắt đầu dùng được bơ từ tuổi ăn dặm ( khoảng 5 – 6 tháng tuổi ). Loại trái cây này mang đến cho bé nhiều tác dụng bất ngờ như:

Cải thiện hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh vặt cho bé

Giúp trẻ tăng cân đều đặn và khỏe mạnh

Bổ sung axit folic và omega 3 kích thích phát triển trí thông minh của trẻ

Bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và các vấn đề ở hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Đặc tính kháng khuẩn của quả bơ giúp hạn chế tình trạng viêm da, hăm tã ở trẻ

Tẩy trừ các chất bị đường ruột phân hủy, giữ cho hơi thở của bé luôn thơm tho

Ăn bơ có tác dụng gì cho da mặt?

Thường xuyên ăn quả bơ giúp bạn có một làn da đẹp hơn và khỏe mạnh hơn từ bên trong. Cụ thể:

Chất chống oxy hóa trong bơ làm chậm tiến trình lão hóa da, ngăn ngừa sự gia tăng sắc tố da gây nám, tàn nhang, kéo dài tuổi xuân

Đẩy nhanh tốc độ tái tạo tế bào da mới

Kháng khuẩn, hỗ trợ điều trị mụn, làm nhanh lành tổn thương do mụn gây ra

Cải thiện sức đề kháng cho da

Cung cấp aicd oleic có tác dụng dưỡng ẩm, cho làn da luôn mềm mại, mịn màng

Vitamin C và E trong bơ có khả năng xóa mờ nếp nhăn hình thành nơi khóe mắt, trên trán hay ở khóe miệng

Thành phần chất béo polyhydroxylated trong bơ giúp ngăn ngừa ung thư da, bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.

Tác dụng của quả bơ trong y học cổ truyền

Trong y học cổ truyền, thịt quả bơ được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Quả bơ thưởng được đem sắc uống để chữa ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài thuốc trị bệnh từ trái bơ như sau:

Ổn định thần kinh, giảm căng thẳng, giúp dễ ngủ:

Dùng 200g thịt quả bơ (hấp chín, sấy khô), 50g hoa nhài ( phơi khô ), 30ml mật ong. Đem quả bơ và hoa nhài tán thành bột mịn, trộn đều cùng mật ong và vo thành từng viên nhỏ kích thước tương đương với hạt ngô. Cất vào lọ có nắp đậy kín dùng dần.

Mỗi lần uống 5 viên x 2 lần một ngày. Dùng nước đun sôi để nguội uống.

Dùng 300g thịt quả bơ kết hợp với 150g khương hoàng (nghệ vàng) và 50ml mật ong nguyên chất. Thịt bơ sau khi hấp chín thì đem sấy khô, tán bột. Nghệ cũng đem phơi khô rồi tán thành bột mịn. Trộn 2 thứ bột chung với mật ong làm hoàn to bằng hạt ngô, đem phơi qua 1 nắng cho khô, bảo quả dùng dần.

Để điều trị bệnh, mỗi lần uống 5 viên x 2 lần/ngày.

Cách ăn bơ tốt cho sức khỏe

Như bạn cũng thấy, quả bơ có rất nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên những lợi ích trên chỉ đạt được tối ưu khi chúng ta ăn bơ đúng cách.

1.Bạn nên ăn bơ như thế nào?

Khi ăn bơ bạn cần chú ý:

Sử dụng những quả bơ vừa chín tới: Tránh ăn bơ còn xanh hoặc có biểu hiện hư hỏng.

Nên ăn cả phẩn xanh đậm ở sát vỏ: Các chất dinh dưỡng thường tập trung nhiều ở phần màu xanh nằm sát ngoài vỏ. Thế nhưng khi ăn nhiều người thường bỏ đi gây thất thoát một lượng lớn chất dinh dưỡng quý giá cho cơ thể. Chính vì vậy, khi ăn bơ bạn chú ý dùng thìa nạo cho sát vỏ hoặc có thể bổ bơ thành những múi cau và lột vỏ giống như ăn cam sẽ dễ dàng lấy được toàn bộ phần màu xanh.

Ăn bơ với mức độ vừa phải: Người trưởng thành khỏe mạnh cũng chỉ nên ăn tối đa một quả bơ mỗi ngày. Với trẻ em thì mẹ có thể bắt đầu cho bé tập ăn bơ lúc 6 – 7 tháng, bắt đầu chỉ 1 – 2 thìa nhỏ, sau đó tăng dần lượng bơ theo độ tuổi của bé. Tránh ăn quá nhiều dẫn đến thừa chất và gây ra một số tác dụng phụ như khó tiêu, đầy bụng, dị ứng, buồn nôn, tổn thương gan, làm giảm tác dụng của thuốc loãng máu…

Ăn ngay sau khi bổ: Bơ đã bổ ra thì bạn nên ăn ngay, đừng để quá lâu làm mất chất dinh dưỡng và hương vị của bơ. Nếu mua bơ chín về mà chưa ăn, bạn nên bảo quản trong tủ lạnh và cố gắng dùng hết trong vòng 1 – 2 ngày.

2. Ăn bơ lúc nào là tốt nhất?

Để đảm bảo cơ thể hấp thu được toàn bộ chất dinh dưỡng có trong bơ, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bạn nên ăn bơ sau bữa ăn chính khoảng 1 – 2 tiếng. Tốt nhất là nên ăn vào buổi sáng để cơ thể được cung cấp đầy đủ năng lượng, nâng cao hiệu suất làm việc trong cả ngày dài.

3. Cách chế biến bơ ngon nhất

– Làm sinh tố bơ:

Bạn có thể xay bơ nguyên chất hoặc kết hợp với chuối để làm sinh tố. Do chuối đã có sẵn vị ngọt nên bạn không cần cho thêm đường hoặc sữa đặc sẽ dễ gây tăng cân. Nếu muốn tăng vị béo thì có thể thêm một chút sữa tươi không đường vào.

Cả hai loại trái cây đem lột vỏ, cắt nhỏ, bỏ vào máy xay sinh tố, thêm sữa tươi vào xay nhuyễn. Tiếp tục cho thêm lượng đá vừa đủ vào xay thêm vào phút nữa cho tất cả hòa quyện vào nhau. Chỉ đơn giản vậy thôi bạn đã có ngay một ly sinh tố thơm ngon mát lạnh và vô cùng có lợi cho sức khỏe.

– Bơ dầm mật ong:

Nhiều người thích ăn bơ dầm hơn vì như vậy sẽ cảm nhận được hết vị béo ngậy của quả bơ. Với món ăn vặt này, bạn chỉ cần cắt đôi quả bơ, tách hạt, lấy phần thịt cắt nhỏ cho vào ly rồi dầm chung với mật ong cho nhỏ ra là được. Có thể cho thêm ít đá bào và sữa đặc tùy theo sở thích.

– Kem trái bơ:

Đây cũng là một trong những cách ăn bơ được nhiều người ưa thích. Để làm kem, bạn hãy xay nhuyễn bơ cùng với nước cốt dừa, đường và sữa tươi lượng vừa đủ. Sau đó đổ hỗn hợp vào khay và để vào ngăn đông tủ lạnh khoảng 3 tiếng là đã có kem ăn.

– Chế biến các món ăn ngon từ bơ

Từ bơ, các bà nội trợ đã sáng tạo ra rất nhiều món ăn ngon giúp thay đổi khẩu vị cho cả nhà như:

Bánh mì nướng phô mai phết bơ dằm

Bơ lăn bột chiên xù

Salad bơ rau củ

Rau câu bơ

Thịt xông khói cuộn bơ nướng

Bánh nước nhân bơ…

Những ai không nên ăn bơ?

Người bị dị ứng với thành phần trong quả bơ:

Những người có cơ địa nhạy cảm thường có nguy cơ cao bị dị ứng khi ăn bơ. Do vậy, nếu lần đầu sử dụng loại trái cây này, bạn nên thận trong khi thấy một số dấu hiệu như buồn nôn, da bị nổi mẩn ngứa, đau đầu, khó thở, chóng mặt… sau khi ăn.

Ngoài ra, những đối tượng bị dị ứng với một trong các thành của quả bơ được đề cập ở trên cũng tuyệt đối không được ăn bơ, dù là ăn tươi hay đã qua chế biến.

Người đang bị bệnh, đặc biệt là bệnh ở đường ruột:

Bơ chứa quá nhiều chất dinh dưỡng nên không thích hợp cho bệnh nhân đau yếu, người đang gặp vấn đề ở đường ruột. Trường hợp này ăn nhiều bơ sẽ gây khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy do cơ thể không dung nạp được hết chất dinh dưỡng. Nếu có thì cũng chỉ nên ăn từ 1/2 quả bơ mỗi ngày.

Bơ chứa nhiều collagen. Chất này khi không được tiêu hóa hết sẽ tích tụ trong gan khiến tế bào gan bị tổn thương. Vì vậy mà người đang mắc các bệnh về gan nên hạn chế sử dụng.

Người đang bị béo phì hoặc đang trong chế độ ăn kiêng để giảm cân

Bơ chứa nhiều chất béo nên không tốt cho người bị béo phì. Ăn nhiều sẽ gây tăng cân mất kiểm soát. Nếu đang trong chế độ ăn kiêng để giảm cân, bạn cũng nên hạn chế thêm bơ vào trong thực đơn.

Phụ nữ đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ nếu ăn quá nhiều bơ có thể bị giảm tiết sữa và khiến trẻ bị đau bụng. Tốt nhất chỉ nên ăn với một mức độ vừa phải.

Hướng dẫn cách chọn mua quả bơ ngon, chín tự nhiên

Hiện nay, các loại bơ bán trên thị trường đa phần đều được ủ chín bằng thuốc, nếu sử dụng sẽ gây ra nhiều tác hại khôn lường cho sức khỏe. Để lựa chọn mua được quả bơ ngon, chín tự nhiên bạn có thể dựa vào các đặc điểm sau:

Chọn những quả bơ chắc tay, bóp nhẹ thấy hơi mềm, vỏ ngoài căng bóng và hơi sần sùi. Bơ chín tự nhiên thường sẽ chín dần về phía đuôi chứ không chín đều như bơ được nhúng thuốc.

Tránh mua những quả đã mềm nhũn vì khi chín quá, bơ rất dễ bị nẫu ruột bên trong.

Cầm quả bơ lắc nhẹ nếu nghe rõ tiếng hạt lăn bên trong thì thịt quả sẽ mỏng, hột to không ngon. Nếu bạn muốn ăn loại bơ béo ngậy thì nên chọn những trái khi chín vỏ vẫn giữ được màu xanh sáng bóng xen lẫn vài điểm vàng. Những quả bơ thuôn dài, khi chín vỏ chuyển sang màu tím thường có nhiều xơ.

Cuống quả bơ chín tự nhiên thường chuyển sang màu vàng hoặc màu nâu sẫm, mềm. Chính vì vậy nếu bạn thấy quả bơ đã chín mà cuống vẫn còn xanh nguyên thì có nghĩa là bơ đã được ngâm hóa chất.

Ngoài ra, quả bơ ngâm hóa chất khi ăn thường có vị đắng. Do bơ được bẻ khi còn non nên vị nhạt, không béo ngậy như những quả bơ già chín tự nhiên.

Có thể bạn chưa biết

Uống Gì, Ăn Gì Trước Khi Uống Rượu Để Không Say Rượu Bia Lại Tốt Cho Sức Khỏe?

1. Ăn gì trước khi uống rượu để không say?

1.1. Nên làm gì trước khi uống rượu bia?

Một trong những bí quyết chống say rượu trước khi uống bạn cần nhớ là không để bụng đói. Uống rượu, bia với một cái bụng rỗng sẽ khiến cho cồn ngấm vào máu nhanh hơn, dễ say và có thể gây đau dạ dày. Bạn nên ăn nhẹ một chút đồ ăn có chứa chất béo hoặc 1-2 lát bánh mì mật ong. 

1.2. Thực phẩm giàu chất béo

Các loại thực phẩm giàu chất béo giúp chống say rượu tốt

Ăn gì trước khi nhậu? Dân nhậu thường mách nhau nên ăn gì trước khi uống rượu để không say. Đó chính là ăn các loại thực phẩm giàu chất béo như phomai, bơ, hạt hạnh nhân, quả bơ,…Chất béo sẽ tạo một lớp màng mỏng bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp cồn ngấm vào máu chậm hơn. Đồng thời ăn các loại thực phẩm giàu chất béo trước khi uống rượu cũng hạn chế được chất độc trong rượu bia gây hại tới gan và thận. 

1.3. Trứng gà

Ăn trứng gà trước khi uống bia rượu để chống say

Trứng gà rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là protein. Một nghiên cứu chỉ ra rằng trong 1 quả trứng nặng 56g có chứa tới 7g protein. Ăn nhẹ các loại thực phẩm giàu protein như trứng gà trước khi uống rượu sẽ giúp dạ dày của bạn đỡ bị trống rỗng, đồng thời làm chậm quá trình hấp thụ rượu.Thêm vào đó, protein là chất dinh dưỡng đa lượng tạo cảm giác no lâu, giúp giảm lượng rượu nạp vào. 

1.4. Yến mạch

Yến mạch có khả năng làm chậm quá trình hấp thụ rượu vào cơ thể

Ăn gì uống gì trước khi uống rượu để không say? Yến mạch là nguồn cung cấp protein và chất xơ tuyệt vời cho cơ thể, tạo cảm giác no lâu và giảm bớt tác hại của rượu khi đi vào cơ thể. Trên thực tế, một phần yến mạch (81g) chứa tới 10g protein và 8g chất xơ cùng lượng lớn sắt, vitamin B6 và canxi. Ngoài giá trị dinh dưỡng kể trên, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng yến mạch có tác dụng bảo vệ gan và cải thiện chức năng gan. 

1.5. Chuối

Ăn gì trước khi nhậu? Chuối là một gợi ý cho bạn

Ăn gì trước khi uống rượu để không say? Chuối chứa rất nhiều kali và nước, giúp ngăn ngừa sự mất cân bằng điện giải, giúp bù nước nhanh chóng. Ăn chuối trước khi uống rượu sẽ làm chậm quá trình hấp thụ rượu vào máu và giữ nước cho cơ thể. Bạn có thể ăn chuối kèm với yến mạch để chống say trước khi nhậu.

1.6. Mẹo chống say rượu trước khi uống với cá hồi

Cá hồi là nguồn thực phẩm cung cấp axit béo omega 3 tốt nhất. Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy omega 3 trong cá hồi có thể giảm tác hại của rượu, bao gồm cả chứng viêm màng não, sảng rượu khi uống quá nhiều. 

1.7. Sữa chua

Sữa chua có chứa chất béo, carbs và protein là loại thực phẩm bạn nên ăn trước khi uống rượu. Để tiêu hóa được protein trong sữa chua, cơ thể cần một thời gian nhất định. Nhờ vậy mà việc ăn sữa chua trước khi uống rượu bia có thể làm giảm thiểu tác động của rượu đối với cơ thể. 

1.8. Các loại quả mọng

Các loại quả mọng như dâu tây, việt quất chứa lượng chất xơ, mangan, vitamin C và vitamin K dồi dào. Quả mọng thành phần chính là nước nên khi ăn quả mọng có thể giảm thiểu tác hại của rượu và ngăn ngừa tình trạng mất nước sau khi uống rượu. Quả việt quất có khả năng làm tăng hàm lượng chất chống oxy hóa trong gan.

1.9. Măng tây

Ăn măng tây trước khi uống rượu để chống say

Măng tây cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng cho cơ thể và có tác dụng tăng cường sức khỏe gan. Măng tây cải thiện chức năng gan, tăng khả năng chống oxy hóa ở những trường hợp bị tổn thương gan do uống nhiều rượu bia. Hơn nữa măng tây là nguồn cung cấp chất oxy hóa tuyệt vời như axit ferulic, kaempferol, quercetin, rutin và isorhamnetin, ngăn ngừa tổn thương tế bào do uống quá nhiều rượu.

2. Uống gì trước khi uống rượu để không say?

2.1. Nước dưa hấu

Mẹo chống say rượu với nước ép dưa hấu

Nên uống gì trước khi nhậu? Dược sĩ Omi Pharma gợi ý cho bạn nên uống nước ép dưa hấu trước khi uống bia rượu vì 92% thành phần của dưa hấu là nước. Không những thế dưa hấu còn giàu kali và các chất điện giải, giúp bạn tránh được tình trạng cơ thể mất nước sau khi nhậu quá chén.

2.2. Sinh tố bơ

Uống sinh tố bơ trước khi uống rượu giúp chống say

2.3. Nước ép củ cải

Nước ép củ cải đỏ chống say rượu

3. Uống thuốc gì trước khi uống rượu để không say?

Uống thuốc gì trước khi uống bia để không say? Trên thực tế không có loại thần dược nào giúp bạn không say. Nhưng có những loại thuốc uống trước khi nhậu làm chậm quá trình cồn trong rượu ngấm vào máu và hạn chế được chất độc trong rượu bia làm hại gan và dạ dày. 

Dược sĩ Omi Pharma gợi ý cho bạn viên uống giải rượu Hàn Quốc Easy Tomorrow và nước uống giải rượu Hepalyse W. Viên giải rượu Easy Tomorrow được chiết xuất từ nấm men, hạt nho Phương Đông, vitamin C cùng các bài thuốc dân gian như thương truật, hạt bắc sơn trà, hoa sắn rừng. Nước giải rượu Hepalyse W trong thành phần có chứa vitamin B2, B6 và vitamin PP (Niacin) và tinh chất nghệ giúp bảo vệ dạ dày, chống loét dạ dày sau khi uống rượu. 

Nước uống giải rượu Hàn Quốc giúp tăng cường chức năng gan, chuyển hóa dưỡng chất và phục hồi cơ thể sau khi sử dụng đồ uống có cồn. Bạn nên uống nước giải rượu Hàn Quốc để chống say rượu trước khi uống. Tốt nhất, bạn nên uống rượu bia có điểm dừng, không nên lạm dụng các loại thuốc chống say rượu hay nước uống giải rượu mà uống quá thoải mái. 

Cập nhật thông tin chi tiết về Ăn Gì Để Nhớ Lâu Và Tốt Cho Sức Khỏe Trong Mùa Thi trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!