Bạn đang xem bài viết 7 Món Ngon Từ Cá Lóc Đơn Giản Dễ Làm, Cá Lóc Nấu Gì Ngon Nhất Thực Đơn Gia Đình được cập nhật mới nhất trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thực đơn các món ngon từ cá lóc đơn giản dễ làm như bánh canh cá lóc miền tây, chà bông cá lóc miền nam, mì quảng cá lóc, cá lóc nấu gì ngon nhất như cá lóc hấp bia, canh chua cá lóc, cá lóc đồng chiên sả ớt, cá lóc kho tiêu ngon ngất ngây tròn vị.
I. Những món ngon từ cá lóc đơn giản dễ làm, cá lóc nấu gì ngon?
Cá lóc hay còn có tên gọi khác là cá quả. Cá lóc lành tính, thịt ngọt, ít mỡ được nhiều người yêu thích. Trong cá lóc chứa nhiều khoáng chất và các vitamin bổ sung năng lượng cho cơ thể.
1. Cách làm món ngon cá lóc kho tiêu thơm ngất ngây
Nguyên liệu:
1 con cá lóc đồng khoảng 400gr
1 dây thịt ba chỉ
Hành lá
Tỏi băm, ớt thái lát
Gia vị: Tiêu, ớt, đường, nước mắm, bột nêm
Cách làm:
Cá lóc rửa sạch với nước pha chút chanh hoặc dấm, cắt thành từng khúc khoảng cỡ 3 ngón tay. Sau đó thêm gia vị gồm đường, nước mắm, tiêu, bột nêm cùng tỏi băm và đầu hành lá đập dập ướp cho cá lóc thấm đều gia vị.
Thịt ba chỉ rửa sạch, cắt miếng to bằng 2 ngón tay và xào cho tới khi thịt săn lại.
Cho 2 muỗng canh đường, 2 muỗng canh nước mắm cho vào nồi đất ngào tới khi đường chuyển sang màu cánh gián thì xếp đều thịt và cá lên trên, nêm thêm chút gia vị cho vừa miệng.
Thả ớt đã thái lát mỏng lên. Đậy nắp nồi, nấu lửa nhỏ liu riu cho tới khi cá chín và nước sánh lại tắt bếp.
Hành lá cắt nhỏ rắc lên trên và rưới lên chút dầu ăn hoặc mỡ cho món cá bóng đẹp hơn.
2. Cách làm cá lóc đồng chiên sả ớt thơm ngon, hấp dẫn
Đây là một món ăn dễ làm. Ngoài kho và nấu canh, cá lóc đồng chiên sả ớt cũng thơm ngon không kém, đặc biệt là khi kết hợp với sả ớt.
Nguyên liệu:
1 con cá lóc đồng khoảng 400gr
Dầu chiên khoảng 150ml
1 cây sả, hành tím, tỏi băm, ớt tươi
Gia vị: Ớt bột, bột nghệ, muối, tiêu
Cách làm:
Cá lóc mua về đánh vảy, làm sạch, lấy chanh chà lên cá cho đi nhớt, chẻ đôi bụng cá theo chiều dọc, rửa sạch với nước muối pha giấm hoặc chanh rồi để cá lên rổ cho ráo nước.
Băm nhỏ sả, tỏi và hành tím, thêm 1 muỗng canh muối, 1 muỗng cà phê ớt bột, 1/2 muỗng cà phê bột nghệ, 1/2 muỗng cà phê tiêu rồi trộn đều.
Cá để ráo nước rồi chặt khúc chừng 3-4cm bề dày, khứa trên da cá để cá ngấm gia vị hơn khi ướp. Sau đó, lần lượt ướp cá với hỗn hợp gia vị ở trên rồi phơi nắng cho tới khi cá khô và thấm gia vị.
Bắc chảo cho dầu nóng già rồi phi thơm tỏi băm để khử mùi, cho cá đã ướp vào chiên cho tới khi lên màu vàng đẹp, chín đều là xong, vớt ra để ráo dầu.
Bày ra dĩa kèm với chén nước mắm ớt, dưa leo, các thứ rau thơm. Thả vài lát ớt mỏng lên trên nhân lúc cá còn đang nóng giòn. Món này với cơm hoặc cuốn bánh tráng đều ngon.
3. Cách nấu canh chua cá lóc ngọt mát, dễ nghiền
Đây là một món ăn dân dã quen thuộc trong bữa cơm của người Việt, đặc biệt là ở những vùng quê. Canh chua cá lóc dù nấu vào mùa nào đi nữa thì vẫn hấp dẫn đối với bất kỳ ai.
Nguyên liệu:
1 con cá lóc đồng khoảng 400gr
Các loại rau, củ: 1 – 2 cây dọc mùng, 2 quả cà chua
10 – 15 quả đậu bắp, 2 – 3 lát dứa, 100gr giá đỗ…
1 nắm me chua
100gr rau ngò
Tỏi, hành khô
Gia vị: muối, tiêu, nước mắm, ớt, dầu ăn, đường
Cách làm:
Cá lóc làm sạch qua với muối, rửa sạch với nước, cắt khúc dày khoảng 2 đốt ngón tay, cứa nhẹ trên mỗi lát để cá thấm gia vị. Ướp cá với hạt nêm, tiêu và nước mắm cho ngấm đều.
Rửa sạch các loại rau củ và để ráo nước. Rau ngò thái nhỏ, dọc mùng tước vỏ sau đó thái xéo. Làm tương tự với đậu bắp và dứa.
Cà chua bổ múi cau, bỏ hạt. Cho me vào bát nước ấm, dầm cho tan thịt me, bỏ hạt, chắt lấy nước.
Phi thơm hành, tỏi và cho cà chua vào xào tới khi mềm, đổ khoảng 1 lít nước với nước cốt me vào nồi và nêm thêm muối, mắm. bột ngọt, đường vừa đủ.
Cho tiếp đậu bắp vào đun khoảng 3 phút thì thả dọc mùng và giá đỗ vào. Đến khi sôi thì thả cá vào đun từ 5 – 7 phút khi thấy món canh đã chín tới, bạn tắt bếp, cho rau ngò vào khuấy đều và múc ra bát thưởng thức.
Như vậy là chúng ta đã hoàn chỉnh món canh chua cá lóc chuẩn vị Nam Bộ. Món canh chua cá lóc là món ăn rất phù hợp và bổ dưỡng cho những bữa ăn hàng ngày của gia đình, đặc biệt là những bữa cơm vào thời tiết nắng nóng.
4. Cá lóc hấp bia thơm ngon khó cưỡng
1 con cá lóc
2 lon bia loại tùy thích
1 củ gừng, 3 nhánh sả, 1 quả chanh và 2-3 quả ớt
Một số loại rau sống ăn cùng với món hấp như: rau xà lách, rau húng quế, kinh giới, thì là
3 củ dưa chuột, 1 quả dứa, 1-2 củ cà rốt
2 quả cà chua
Một số gia vị cần thiết: hạt tiêu, bột canh, nước mắm, đường,..
Các bước chế biến món cá quả hấp bia
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Cá lóc đánh sạch vảy đã sơ chế dùng chanh chà khắp thân cá cho sạch nhớt rồi rửa lại bằng nước sạch.
Rạch bụng cá lấy ruột cá ra làm sạch bằng muối, sau đó để lại ruột cá vào bụng cá, bởi vì ruột cá cũng là một phần rất thơm ngon của cá quả.
Cá sau khi đã làm sạch, bạn dùng dao sắc rạch khoảng 3 đến 4 đường trên thân cá để cá dễ ngấm gia vị
Gừng cạo vỏ, rửa sạch, băm nhỏ. Sả phần đầu đem thái lát mỏng, phần thân cắt khúc chẻ nhỏ. Thì là rửa sạch và thái nhỏ.
Ớt rửa sạch, bỏ hạt rồi băm nhỏ. Dứa gọt vỏ, cắt mắt rồi bổ thành từng miếng nhỏ. Dưa chuột, cà rốt rửa sạch gọt vỏ rồi thái sợi.
Cà chua rửa sạch, bỏ làm 4 miếng. Rau xà lách, húng quế, kinh giới rửa sạch rồi ngâm vào nước muối loãng khoảng 15 đến 20 phút cho sạch. Ngâm rau xong thì vớt ra để ráo nước.
Bước 2: Ướp cá quả cùng gia vị
Cho cá vào một chiếc bát to. Lấy một chiếc bát sạch khác, cho nước mắm, gừng đã băm nhuyễn, thì là, sả đã cắt khúc, 2 thìa bột nêm vào bát, trộn đều lên. Sau đó đổ hỗn hợp vừa pha chế vào tô cá quả.
Cho gừng và hành băm nhuyễn vào phần bụng cá. Ướp cá quả từ 15 tới 20 phút cho cá hoàn toàn ngấm gia vị.
Bước 3: Hấp cá quả cùng bia
Lấy những nhánh sả,gừng, ớt và thì lả trải đều dưới đáy nồi hấp, sau đó đặt cá đã được tẩm ướp đầy đủ lên trên rồi tiếp tục trải thêm một lớp sả, gừng lên trên mình cá, rồi đổ bia vào ngập mình cá rồi bật bếp đun lửa nhỏ từ 15 tới 20 phút.
Khi cá gần chín, bạn thả cà chua đã cắt miếng, hành tây và thì là vào hấp thêm khoảng 5 đến 6 phút, tới khi bạn ngửi thấy mùi thơm của sả và gừng, thịt cá trắng đều và chín thì tắt bếp, vớt cá ra đĩa.
Cho ớt thái nhỏ cùng 2 thìa cà phê đường, ½ thìa cà phê gừng băm nhuyễn, 1 thìa cà phê tỏi băm nhỏ cùng 1 thìa cà phê hành tím băm nhuyễn vào cối nhỏ, dùng chày giã nát cho đến khi thu được một hỗn hợp nhuyễn mịn thì cho 3 đến 4 thìa canh nước mắm vào hỗn hợp trên trộn đều.
Sau đó cho thêm 2 thìa canh nước đun sôi để nguội, thì là cắt nhỏ, 1 đến 2 thìa cà phê nước cốt chanh rồi trộn đều. Dùng đũa khuấy đều đến khi hòa tan đường. Vậy là chúng ta đã pha chế xong nước chấm cá quả hấp bia đúng vị rồi.
Bước 5: Chuẩn bị rau sống ăn cùng và trình bày cá
Rau xà lách rửa sạch, ngâm nước muối 15 phút rồi vớt ra để ráo nước, cà rốt và dưa chuột cắt sợi nhỏ vừa ăn rồi xếp lên đĩa. Khi ăn có thể cuốn cá cùng với rau sống, cà rốt, dưa chuột rồi chấm với nước chấm chua cay.
Hương thơm phảng phất của sả cùng men bia thơm lồng thấm đẫm trong từng thớ thịt của cá lóc được chấm với nước mắm gừng dậy mùi cay thơm tạo nên hương vị của món cá lóc hấp bia rất đặc biệt.
Món ngon từ cá lóc này rất dễ vào. Vào tiết trời thu se lạnh, thịt cá chắc nịch chấm cùng nước mắm gừng cay cay thì vô cùng tuyệt vời.
5. Cách làm mì Quảng cá lóc siêu ngon tại nhà
Mì Quảng cá lóc là một trong những món mì ngon nổi tiếng của vùng đất Quảng Nam. Mì Quảng có rất nhiều cách chế biến khác nhau tùy thuộc vào khẩu vị và sở thích của mỗi người.
Nguyên liệu làm mì Quảng cá lóc:
Mì Quảng (700 gram)
Cá lóc ( 1 kg)
Lạc rang.
Cà chua (2 quả).
Rau xà lách.
Búp hoa chuối.
Hành lá.
Gia vị: Nước mắm, hạt tiêu, muối và đập phộng ép.
Cách chế biến mì Quảng cá lóc:
Cá lóc mổ bụng, đánh vảy, rửa sạch cá với nước cốt chanh cho hết nhớt, dùng dao lọc riêng thịt cá với xương cá rồi cho thịt cá vào nồi nước luộc chín. Xương cá lóc cho vào bát to.
Các loại rau xà lách và rau thơm nhặt sạch rồi rửa qua. Ngâm rau xà lách và rau thơm vào nước muối để khử trùng. Búp hoa chuối rửa qua nước rồi dùng dao thái thành các sợi nhỏ.
Ngâm các sợi này với nước muối để chúng không bị thâm đen. Cà chua rửa qua nước rồi thái thành các múi. Hành nhặt rễ, rửa sạch rồi thái nhỏ.
Bắc chảo lên bếp cho dầu phộng ép vào chờ nóng, cho cú nén vào phi thơm, tiếp đó cho cà chua và đảo nhừ, rồi cho thịt cá lóc đã luộc vào xào cho ngấm gia vị. Cho thêm gia vị để cá lóc xào cà chua vừa vị. Xào khoảng 5 phút để thịt cá lóc ngấm các gia vị.
Đổ phần nước luộc cá và nước lọc từ xương cá vào đun sôi, vặn lửa nhỏ cho hoa chuối thái sợi vào, nêm gia vị cho vừa ăn, rồi cho hành lá, rau mùi thái nhỏ vào.
Cho mì Quảng ra bát, chan nước đã chế ở bước 2 vào rồi rắc chút lạc rang vào, có thể thêm chút chanh và ăn kèm với rau sống và bánh đa nướng là ngon nhất. Thật tuyệt vời nếu thưởng thức món này vào màu đông hoặc những hôm thời tiết se lạnh đấy.
6. Chà bông cá lóc miền nam thơm ngon, bổ dưỡng
Nguyên liệu chuẩn bị:
Cá lóc: 1 con
Nước mắm ngon: 1 thìa ăn cơm
Hạt nêm: 1 thìa
Hành khô, gừng, tỏi, thìa là, rượu
Cách chế biến chà bông cá lóc bông:
Bước 1: Cá lóc làm sạch vảy, bỏ nội tạng, rửa sạch và đem ướp với rượu và gừng bóc vỏ giã nát khoảng 1 tiếng để khử mùi tanh và làm mềm thịt cá.
Bước 2: Bắc nồi lên bếp, cho cá vào nồi cùng khoảng 1/3 bát ăn cơm rượu, gừng băm nhỏ và thì là (không cho nước). Luộc cá ở mức lửa nhỏ trong khoảng 15 – 20 phút để cá chín.
Bước 3: Vớt cá ra, để nguội, đem gỡ lấy thịt cá, nhặt kỹ xương tránh để xương dăm còn sót lại khi bé ăn dặm rất nguy hiểm và bỏ da cá.
Bước 4: Làm nóng chảo, cho một ít dầu ăn vào chỉ để đủ láng qua mặt chảo. Cho tiếp hành, gừng, tỏi băm nhỏ vào phi thơm (nếu làm cho trẻ nhỏ ăn thì chỉ nên đập dập hành, tỏi, gừng. Khi xào cá bắt đầu khô thì gắp bỏ).
Bước 5: Cho ruốc cá vào chảo đảo đều chừng 5 phút thì đổ thêm 1 muỗng nước mắm ngon, 1 muỗng cà phê hạt nêm rồi đảo đều cho cá ngấm gia vị.
Xào cá ở mức lửa vừa phải, đảo đều liên tục cho đến khi cá khô hẳn và ngả màu vàng nhạt là được (nếu muốn chà bông cá lóc được bông thì dùng một chiếc muôi vừa đảo vừa miết mạnh).
Bước 6: Bảo quản chà bông cá lóc
Chuẩn bị một hũ nhựa hoặc thủy tinh sạch để đựng chà bông cá và dùng ăn dần như vậy chà bông cá lóc sẽ giữ được độ thơm ngon lâu hơn.
7. Cách làm bánh canh cá lóc miền Tây ăn là nhớ
Nguyên liệu nấu bánh canh cá lóc:
Bột gạo: 250g
Cá lóc tươi: 1 còn nặng khoảng 600 – 700g (bạn nên chọn cá vẫn còn sống).
Bột năng: 130g
Nước lọc: 600ml
Gia vị: Dầu ăn, muối, tiêu, bột ngọt, nước mắm
Rau củ: hành tây, hành tím, dứa, hành lá, ngò gai, giá, rau đắng.
Húng, sả, ớt sừng, chanh, nghệ, gừng, bắp chuối đã bào
Các bước làm bánh canh cá lóc Bước 1: Làm sợi bánh canh
Bạn cho bột gạo với nước đã chuẩn bị vào nồi, tiếp đến cho chút muối vào khuấy cho đến khi bột tan hết, không bị vón cục.
Bắc nồi lên bếp nấu với lửa nhỏ, khi nấu phải khuấy đều tay để bột không bị cháy bén vào nồi. Vừa nấu vừa khuấy cho đến khi bột sánh lại thì tắt bếp, cho bột năng vào nồi đã nấu, tiếp tục khuấy cho đến khi bột tạo thành khối đặc mịn.
Tiếp theo bạn đặt tiếp một nồi nước sôi lên bếp cho thêm một thìa dầu ăn vào để khi luộc bánh canh không bị dính.
Cho bột vào khuôn ép. Nếu không có khuôn ép thì bạn làm cách thủ công như sau: cho bột vào một túi nilon sạch, cắt 1 lỗ nhỏ ở góc (kích thước lỗ cắt bằng kích thước sợi bánh canh muốn làm), đưa túi bột vào giữa nồi rồi bóp bột.
Bạn lưu ý phải bóp thật chặt tay để bột tạo thành sợi dài, khi đó các sợi bột sẽ rơi vào nồi nước và được luộc chín ngay
khi thấy nước sôi và bánh canh nổi lên trên mặt nước, chuyển từ màu trắng đục sang trắng trong thì đổ ra rổ rồi xả qua nước lạnh để sợi dai và giòn.
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu và chế nước dùng
Đầu tiên là sơ chế nguyên liệu: Rửa sạch rau củ, vớt ra rổ để cho ráo nước. Cá lóc bạn làm sạch ruột, xát chút muối hột lên quanh mình cá cho bớt nhớt, rửa qua bằng rượu trắng cho lọc mùi tanh rồi rửa sạch lại bằng nước trắng.
Cho cá vào nồi để luộc, cho thêm hành tây, gừng, muối, sả vào luộc cùng để vừa tạo vị cho nước luộc, vừa đồng thời làm lấn át mùi tanh của cá.
Luộc cá trong khoảng 5 phút thì tắt bếp, vớt cá ra ướp cùng với nước mắm, bột ngọt, tiêu, hành tím cắt lát, chút ớt sừng, trong khoảng 10 – 20 phút để cá ngấm gia vị.
Nước luộc cá bạn lọc qua những cặn còn sót lại, đổ nước đã lọc sang một cái nồi lớn tiếp tục đun sôi lên để làm nước dùng. Khi nước vừa sôi bạn cho cá vào đun mềm cá.
Đồng thời, bắc chảo lên bếp, đổ dầu phi thơm hành tỏi, bột nghệ với bột điều. Đảo hỗn hợp liên tục rồi tắt bếp, đổ dầu điều vào nồi nước dùng đang sôi.
Cuối cùng là bạn nêm nếm thêm gia vị cho vừa miệng ăn. Lưu ý, trước khi múc nước dùng bạn nên vớt cá ra trước, để khi ăn chỉ cần cho cá vào bát, đổ nước dùng lên là được.
Lấy một lượng bánh canh vừa đủ vào tô, múc thêm vài miếng cá lên trên, chan nước dùng nóng ngập bánh canh, rắc thêm chút hạt tiêu, ngò gai thái nhỏ rồi thưởng thức.
Để ăn bánh canh cá lóc, bạn hãy chuẩn bị thêm một chén nước mắm (để chấm cá) và chanh tươi (để ăn cùng bánh canh) nếu muốn.
Tên gọi khác của cá lóc là cá quả. Loại cá này được nhiều người yêu thích bởi vị ngọt của thịt, lành tính, ít mỡ, chứa nhiều khoáng chất và các vitamin bổ sung năng lượng cho cơ thể. Không chỉ là nguyên liệu chế biến phong phú mà cá lóc còn là một liều thuốc chữa bệnh hiệu quả.
Theo đông y, cá lóc có vị ngọt, lành tính, không độc có tác dụng trừ phong, tư âm, sinh tân dịch, bổ gân xương tạng phủ.
Cá lóc là món ăn rất tốt cho những người mắc bệnh phổi vì loại cá này có công dụng giúp bổ khí huyết, tiêu đờm bị nghẹn trong cuống họng.
Ngoài ra, cá lóc chứa hàm lượng vitamin A cao giúp hồi phục sức khỏe cho những người mới khỏi ốm, tăng lợi sữa cho mẹ bầu, chữa huyết khô.
Vì cá lóc có tính hàn nên thường được chế biến các món ăn vào mùa hè để hạn chế những bệnh về nhiệt do thời tiết nóng.
III. Cách phân biệt cá lóc đồng tự nhiên và cá lóc nuôi
Do tập tính sinh sống của cá lóc trong tự nhiên là vùi mình sâu xuống lớp bùn lầy nên cá lóc đồng thường có kích thước nhỏ, vảy đen sậm và đầu có thon nhọn và rắn chắc.
Vì sống trong môi trường tự nhiên nên thân cá ốm trông có cảm giác nhiều xương. Khi mua cá lóc đồng nên chọn những con có trọng lượng từ 0.5 – 1kg sẽ nhiều thịt và săn chắc.
Hầu như con nào cũng béo tròn, đầu cá to và phần thân “mũm mĩm” trông khá nhiều thịt do được con người nuôi và chăm sóc cho ăn đầy đủ mỗi ngày.
Hơn nữa, do được nuôi nhốt trong các ao hồ nhân tạo hoặc trong túi lưới nên vảy cá lóc sông có màu xam xám chứ không đen sậm như cá lóc đồng.
Hiện nay, rất khó để mua được cá lóc đồng ở thành phố. Phần lớn cá lóc được bày bán ở chợ chủ yếu là cá lóc nuôi.
Hầu hết các quán bánh canh cá lóc ở Sài Gòn hiện nay đều chọn cá lóc loại này vì giá thành rẻ lại nhiều thịt.
Tuy nhiên, cá lóc nuôi lại chia thành 2 loại phổ biến: nuôi bè thả sông và nuôi công nghiệp. Trong đó, cá lóc nuôi bè thả sông được ưa chuộng bởi thịt thơm và dai hơn cá lóc nuôi thả công nghiệp, cũng vì thế mà giá thành cũng cao hơn.
Cá lóc đồng là một nguyên liệu bình dị, dân dã thắm đượm hồn quê, gắn liền với biết bao kỉ niệm. Thấy cá lóc đồng là nhớ đến quê hương.
Chỉ với nguyên liệu chính là cá lóc, bạn có thể chế biến cho gia đình những món ngon từ cá lóc thơm ngon không đâu sánh bằng. Để thấy mình như được quay trở lại tuổi thơ và đang thưởng thức “cao lương mĩ vị”.
Cách Nấu Canh Chua Cá Lóc Đơn Giản
Canh Chua Cá Lóc – Thơm nức mũi “tròn vị gia đình”
06-03-2019
Cùng hưởng thức món canh chúa cá lóc cực ngon và có những bữa ăn ấm áp bên gia đình
1/ Nguyên liệu
– Cá lóc: 1 con khoảng 700 – 800g (chọn loại cá tươi, săn chắc để nấu canh ngon nhất)
– Dứa: ¼ quả
– Cà chua: 2 quả
– Đậu bắp: 5 quả
– Dọc mùng: 2 nhánh
– Giá đậu: 100g
– Me chua chín: 50g
– Hành lá, rau ngổ
– Gia vị: nước mắm, muối, đường, bột ngọt, hạt nêm, tiêu bột, ớt, ớt bột, dầu ăn, củ hành, tỏi
Để có 1 vị chua ngon và thanh ngoài me chua chín bạn có thể nấu nước lá giang để lấy nước nấu canh chua.
1/ Chế biến
- Bước 1 (sơ chế nguyên liệu): Hành khô, tỏi: làm sạch, băm nhuyễn
Cá lóc: làm sạch qua muối, rửa sạch với nước, thái lát vừa ăn, cứa nhẹ trên mỗi lát để cá thấm gia vị. Ướp cá với ½ thìa hành tỏi băm nhuyễn, 1 thìa hạt nêm, ½ thìa nước mắm, ½ thìa bột ngọt, ½ thìa dầu ăn, ½ thìa tiêu để khoảng 15-20 phút.
Dứa, đậu bắp: làm sạch, cắt lát xéo dài.
Cà chua: Rửa sạch, bổ múi cau.
Dọc mùng: Tước vỏ, cắt mỏng, bóp qua với một chút muối, rửa sạch, chần nhẹ với nước sôi, để ráo.
Giá đậu: rửa sạch, để riêng.
Rau thơm: Làm sạch, thái mịn.
Me chua chín: Ngâm với nước ấm, dầm cho tan thịt me, bỏ hạt, chắt lấy nước.
- Bước 2: Phi thơm 1 thìa hành tỏi băm nhuyễn với dầu ăn, cho thêm ½ thìa ớt bột để tạo màu. Cho cá vào đảo nhẹ rồi cho nước vào nấu canh, cho thêm nước me chua và thơm vào, bạn có thể hầm nước xương riêng thêm vào để canh thêm ngọt.
- Bước 3: Đến khi nước sôi, dùng vợt vớt hết bọt phía trên để nước canh được trong. Nước sôi khoảng 3 phút, cá sắp chín tới, cho cà chua, đậu bắp, dọc mùng, giá đậu vào. Nêm thêm ¼ thìa muối, ½ thìa đường, 1 thìa hạt nêm, ½ thìa bột ngọt sao cho vừa ăn.
– Bước 4: Khi thấy món canh đã chín tới, bạn tắt bếp, cho lá hành, lá ngổ và tiêu vào khuấy đều và múc ra bát thưởng thức.
Canh sẽ ngon hơn khi ăn kèm 1 chút nước mắm và thái ớt vào. Cùng với cơm nóng và một nồi thịt (cá) kho chắc chắn sẽ làm tròn vị một bữa cơm gia đình.
Gợi Ý Thực Đơn 6 Món Cháo Cá Lóc Cho Bé Từ 7 Tháng Ăn Dặm
Cá lóc có tác dụng gì khi cho bé ăn dặm?
Cá lóc là một loại thực phẩm có tính bình rất giàu vitmain và khoáng chất thiết yếu cho sức khoẻ và sự phát triển của trẻ nhỏ như: Canxi, Sắt, Protein, Lipid, Phốt Pho. Cứ trong 100g cá lóc sẽ bổ sung 100 calo bởi vậy mà cá lóc được rất nhiều các mẹ lựa chọn bổ sung vào thực đơn ăn dặm của bé 7 tháng tuổi với các món cháo cá lóc ăn dặm.
Thường thì trẻ từ 6 tháng tuổi đã có thể ăn được cá lóc rồi tuy nhiên nhiều quan điểm cho rằng mẹ chỉ nên cho bé ăn thịt cá trắng khi bé đã được 8 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu bé đã ăn dặm tốt thì mẹ có thể cho bé tập làm quen với món cháo ăn dặm cá lóc khi bé được 7 tháng tuổi.
Cách chọn và sơ chế cá lóc cho bé ăn dặm
Chúng ta đều biết cá lóc có mùi rất tanh bởi vậy khi chế biến các món ăn dặm cho bé mẹ cần loại bỏ mùi tanh này để món ăn được hấp dẫn hơn với bé. Để loại bỏ mùi tanh từ cá lóc mẹ có thể luộc cá lóc với gừng.
Khi chọn mua cá lóc cho bé, tốt nhất mẹ nên chọn mua cá lóc đồng còn tươi sống có khối lượng khoảng 700g – 1kg. Bởi cá lóc ở khối lượng này sẽ chắc thịt nhất.
Trước khi chế biến cá lóc, mẹ cần rửa sạch cá rồi rửa thêm một lần nước bằng nước muối loãng hoặc nước giấm hoặc nước cốt tranh pha loãng. Cuối cùng mẹ rửa sạch cá qua bằng nước.
Khi chế biến món ăn từ cá lóc, mẹ nên sử dụng nước ấm thay vì sử dụng nước nguội thông thường. Việc này cũng sẽ làm giảm mùi tanh của cá trong món ăn dặm của bé đó.
Gợi ý thực đơn 6 món cháo cá lóc cho bé từ 7 tháng ăn dặm
1. Cháo cá lóc cà rốt cho bé 7 tháng tuổi
Mẹ nên bổ sung món cháo cá lóc cà rốt vào thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi.
Nguyên liệu:
Cháo chín nấu sẵn
Cá lóc: đã được làm sẵn và chia thành từng miếng nhỏ đủ cho bé ăn 1 bữa.
3 nát gừng để luộc cùng cá.
Bước 2: Cho cháo đã nấu sẵn và cà rốt mài nhỏ (bằng dụng cụ mài rau củ) nên bếp và nấu chín.
Bước 3: Thịt cá mẹ đem dằm nhuyễn tuỳ theo khả năng ăn thô của bé. Nếu mẹ muốn nhuyễn hơn thì mẹ có thể cho cá vào bằm nhuyễn.
Có 2 cách để nấu cháo cá lóc cho bé:
Cách 1: Thịt cá sau khi đã gỡ bỏ xương, da và bằm nhuyễn thì mẹ cho trực tiếp vào cháo. Với cách nấu này, mẹ sẽ giữ lại được độ ngọt của cá.
Bước 4: Khi cháo và cà rốt chín nhừ thì mẹ cho cá bằm nhuyễn vào nấu cùng tới chín (khoảng 2 phút nữa thì tắt bếp đi). Cho thêm một chút dầu ăn cho trẻ, trộn đều (dầu ăn là một trong 4 nhóm chất quan trọng giúp quá trình hấp thu chất dinh dưỡng của bé được tốt hơn).
2. Cháo cá lóc khoai lang cho bé 8 tháng
Khoai lang với thành phần dinh dưỡng chứa nhiều tinh bột, ít đạm (acid amin), beta carotene, vitamin C, B1 và hơn 10 loại nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ như Canxi, Photpho, Kẽm, Sắt, Magie, Natri, Kali. Khi nấu cháo ăn dặm kết hợp khoai lang và cá lóc, mẹ sẽ có một món ăn dặm với khoai lang thơm ngon và giàu dinh dưỡng cho bé ăn dặm.
Nguyên liệu:
Cháo trắng: 1 chén cháo đã nấu chín (có độ sánh, mịn và dẻo).
Cá lóc: 2 thớ cá lóc
Khoai lang: 2 – 3 miếng (khoai lang trắng sẽ hỗ trợ tiêu hoá cho bé tốt hơn)
Vài nát gừng để khử mùi tanh khi hấp cá
Hành
Nước Dashi (dùng thay cho đường, bột ngọt và gia vị nêm)
Dầu mè
Bước 2: Khoai lang đem luộc chín rồi xay nhuyễn. Cháo trắng rây mịn, hành tím băm nhuyễn.
Bước 4: Nước sôi mẹ cho cháo trắng vào, đánh cháo ra và đảo đều.
Bước 5: Cháo sôi và tơi thì mẹ cho khoai lang xay nhuyễn vào, đảo đều và đun tới chín.
3. Cháo cá lóc bí đỏ cho bé 8 tháng ăn dặm
Nguyên liệu:
Cá lóc: 1 khoanh (mẹ có thể làm sạch da cá bằng muối hoặc bằng giấm, chanh)
Bí đó: 3 miếng nhỏ
Gừng: Luộc cùng với cá lóc giúp khử mùi tanh
Cháo trắng: 1 bát
Cho cá lóc vào nồi cùng gừng và luộc chín
Bước 2: Cá chín, mẹ vớt cả ra. Nước luộc cá mẹ có thể sử dụng để luộc chín bí đỏ. Trong lúc đợi bí đỏ chín thì mẹ lọc lấy thịt cá (bỏ xương và bỏ da cá) rồi tán nhuyễn.
Bước 3: Bí đỏ chín, mẹ cho cháo trắng vào, tán đều và đảo đều và đun tới sôi kỹ.
Bước 4: Cháo sôi kỹ và chín nhừ thì mẹ cho thịt cá vào, đảo đều. Với các bé trên 1 tuổi, mẹ có thể nêm thêm một chút nước nắm dành cho trẻ nhỏ.
Nguyên liệu:
Cháo trắng
Cà rốt
Rau mồng tới
Hành tím, gừng
Dầu ăn cho bé
Cá lóc đồng
Nước dashi: nước nấu từ rau, củ quả để thay cho gia vị nêm như từ đường, bột ngọt, bột nêm.
Bước 2: Cho dầu mè, hành tím còn lại vào phi chín vàng để xào lại cá cho thịt săn lại mùi rất thơm. Mẹ có thể cho thêm 2 – 3 muỗng nước Dashi giúp tăng độ ngọt của cá và đun một lúc tới hết nước để nước Dashi ngấm vào cá.
Bước 3: Rau mồng tơi, cà rốt mẹ đem rửa sạch, xay nhuyễn với một chút cháo trắng để tăng độ đặc để cháo không bị vữa.
Bước 4: Cho cháo và một chút nước vào nồi nấu tới chín nhừ. Cháo chín nhừ mẹ cho cà rốt, rau mồng tơi, thị cá lóc vào nồi và đảo đều khoảng 3 – 5 phút cho rau chín kỹ rồi tắt bếp.
Bước 5: Cho cháo ra bát và đợi cháo nguội bớt trước khi cho bé ăn.
5. Cháo cá lóc rau dền cho bé 9 – 10 tháng ăn dặm
Bước 2: Rau dền luộc chín, xay nhuyễn.
Bước 3: Nấu cháo tới chín nhừ thì mẹ có cá vào khuấy đều. Cháo sôi thì mẹ cho thêm rau dền vào, khuấy đều đến khi chín và có độ mịn.
Bước 4: Đổ cháo ra bát, nêm thêm một chút dầu ăn trẻ em rồi trộn đều. Đợi cháo nguội bớt là mẹ có thể cho bé ăn được rồi.
6. Cháo cá lóc, bí đỏ, cải bó xôi cho bé từ 7 tháng ăn dặm
Bí đỏ: Mẹ cắt thành miếng nhỏ và luộc chín
Cải bó xôi: Mẹ cắt bớt phần gốc già, cắt nhỏ và xay nhuyễn.
Bước 2: Mẹ có thể cho bí vào luộc chung với cá. Cá mẹ chỉ cần luộc tới chín tới còn bí mẹ có thể luộc chín nhừ một chút.
Bước 3: Cho bí và rau cải bó xôi cùng một chút nước vào máy xay để xay nhuyễn. Cá lóc bỏ vỏ, lọc xương và rằm nhuyễn.
Bước 5: Cháo sôi, mẹ cho rau đã xay vào nấu cùng, đảo đều và đun tới khi cháo sôi lại.
Bước 6: Đổ cháo chín ra bát, mẹ có thể cho thêm một chút dầu ăn trẻ em và đảo đều. Đợi cháo nguội bớt là mẹ đã có thể cho bé ăn được rồi.
Cách Nấu Bún Cá Lóc Đặc Biệt Đơn Giản Tại Nhà
Nếu bạn đã quá quen với bánh canh cá lóc và muốn thử một món mới thì bún cá lóc là một gợi ý hoàn hảo. Siêu ngon nghĩ đây sẽ là một món ăn lạ lẫm với một số người, nó không chỉ đơn thuần là ngon mà lại rất bổ dưỡng, dễ ăn, ngon ngọt đậm vị kèm với hương thơm quyến rũ.
Vậy thay vì phải đến quán chờ đợi sao chúng ta không thử cách nấu bún cá lóc ngay tại nhà để được thưởng thức đông vui hơn cùng gia đình, tiết kiệm thời gian, chi phí mà lại còn muốn ăn bao nhiêu cũng được.
Bún cá lóc là món ăn đặt trưng của miền Tây, không chỉ có hương vị thơm ngon mà cách làm của nó cũng rất đơn giản, kể cả khâu chuẩn bị cho đến khâu thực hiện món ăn.
Ninh xương heo làm nước dung
Xương heo các bạn chặt thành những miếng vừa ăn, sau đó dùng ½ trái chanh và muối ăn chà xát nhiều lần lên miếng xương heo để loại bỏ bụi bẩn và mùi hôi. Tiếp theo các bạn rửa lại nhiều lần với nước sạch và để ráo nước.
Chần sơ xương heo qua nước sôi tầm 5 phút để loại bỏ xương vụn và chất bẩn còn sót lại, sau đó vớt ra và đỏ phần nước đó đi.
Lưu ý: Trong lúc ninh nước dùng, ở trên bề mặt nước có xuất hiện các bọt khí màu trắng lẫn nâu, đây là chất làm nước dùng đục màu. Các bạn nên canh chừng và thường xuyên vớt sạch lớp bọt khí này để giúp cho nồi nước dùng được trong hơn và màu nước dùng đẹp mắt hơn.
Sơ chế nguyên liệu khác
Phần cọng sả còn lại các bạn thái lát mỏng. Ớt bỏ cuống, rửa sạch và thái lát. Chanh 1 trái để sơ chế cá lóc, ½ trái chanh đã dùng để sơ chế xương heo trước đó, ½ trái chanh còn lại các bạn vắt lấy nước để ướp cá. Tỏi và hành tím các bạn bóc bỏ vỏ già, rửa sạch và thái lát mỏng.
Hành lá và ngò mùi cắt bỏ rễ và lá vàng, sau đó rửa sạch. Phần lá hành và ngò mùi thái nhỏ và để riêng cho phần trang trí, riêng phần gốc hành đập dập và băm nhỏ.
Dùng cối giã, cho hành tím, tỏi, góc cây hành lá, sả vào và giã nhuyễn. Các bạn chia ra 2 phần theo tỉ lệ 1:3, phần nhiều các bạn dùng để nêm nếm, phần ít dùng để phi dầu. Phần nhiều các bạn cho vào đó 1 thìa cà phê đường, 2 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê tiêu, 3 thìa cà phê nước mắm, 2 thìa cà phê bột ngọt, cùng với phần nước chanh đã vắt và ½ hủ sa tế tôm. Khuấy đều và để yên cho phần nêm nếm.
Bún tươi, các bạn chọn mua bún sợi nhỏ, vừa mới ra lò và còn ấm. Chúng ta cắt bún thành những sợi ngắn hơn để dễ dàng thưởng thức, sau đó sắp bún ra dĩa, sẵn sàng cho việc thưởng thức. Rau sống các bạn nhặt bỏ lá vàng và gốc già, sau đó rửa sạch và để ráo nước.
Chế biến cá lóc
Tuy nhiên, nếu các bạn muốn lóc lấy thịt cá thì đem cá lóc luộc sơ và lóc lấy thịt, phần xương cá và nước luộc cá các bạn nấu thêm một tý nữa rồi lấy nước dùng bằng cách đổ nước dùng qua rây để loại bỏ xương cá. Nước dùng đó các bạn cho vào nấu chung với nước dùng ninh xương heo giúp cho nồi nước dùng đậm vị hơn. Nhưng bước này sẽ mất thời gian về công đoạn vả cả việc khử mùi tanh khi luộc cá.
Hoàn thành món bún cá lóc
Làm thêm một bát nước chấm với tỏi, hành tím, ớt chanh, nước mắm, bột ngọt và đường, để dành cho những thành viên thích ăn cay hoặc ăn mặn.
Thay vì xương heo các bạn có thể chọn xương gà để tạo được nước dùng ngọt thanh đúng chuẩn.
Mọi nguyên liệu từ cá, bún cho đến rau sống hay củ quả chúng ta cần phải chọn mua loại tươi ngon, sạch sẽ thì món bún cá lóc mới tuyệt vời.
Mẹo & lưu ý
Thơm và cà chua giúp nồi nước dùng thanh.
Sả và gừng giúp khử mùi và tạo được mùi thơm đặc trưng cho món ăn.
Giá trị dinh dưỡng & công dụng
Cá lóc có vị ngọt, lành tính giúp trừ phong, tư âm, sinh tân dịch, bổ gân xương tạng phủ. Đây là món ăn ko thể bỏ qua trong bữa cơm hằng ngày của những người mắc bệnh phổi vì loại cá này có công dụng giúp bổ khi huyết, tan đàm bị nghẹn trong cuống họng.
Hàm lượng vitamin A cao trong cá lóc giúp hồi phục sức khỏe cho những người mới ốm dậy, tăng lợi sữa cho mẹ bầu, chữa huyết khô…
Theo đông y, cá lóc có tính hàn nên thường được chế biến thành các món ăn vào mùa hè để hạn chế những bệnh về nhiệt do thời tiết nóng.
Do vậy, nên với món bún cá lóc này thích hợp với mọi lứa tuổi, rất bổ dưỡng, tốt cho người dùng và kích thích mọi giác quan mặc cho người đó có kén ăn đến nhường nào.
Với món bún cá lóc này, chắc chắn sẽ khiến người thưởng thức khó mà cưỡng lại được sự lôi cuốn từ những miếng cá lóc đồng ngọt thanh hòa cùng vị đậm đà của nước dùng xương, vị đặc trưng của sả và thơm, thêm chút vị cay cay của gừng và ớt làm cho món bún cá lóc thêm đậm đà và mê hoặc.
Cập nhật thông tin chi tiết về 7 Món Ngon Từ Cá Lóc Đơn Giản Dễ Làm, Cá Lóc Nấu Gì Ngon Nhất Thực Đơn Gia Đình trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!