Bạn đang xem bài viết 5 Thương Hiệu Hủ Tiếu Trứ Danh Miền Tây được cập nhật mới nhất trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Du khách có dịp về miền Tây sẽ không thể bỏ qua các món hủ tiếu patê Bến Tre, hủ tiếu Sa Đéc hay Đồng Tháp…
Hủ tiếu patê Bến Tre
Ra đời và chỉ có tại xứ dừa, món này có cái tên khiến khách phải tò mò và tưởng tượng ra một tô hủ tiếu ăn cùng miếng patê gan mềm xốp tan trong nước lèo. Chỉ khi được nhìn tận mắt và thưởng thức tận miệng, bạn mới thấy được sự sáng tạo và tinh tế của người Bến Tre khi làm ra loại hủ tiếu này.
Patê ở đây không phải là loại ăn cùng bánh mì mà là một loại chả nguội. Chả dai và giòn sần sật, được làm từ thịt, lưỡi, mỡ và da heo. Lâu dần thành quen, người địa phương ăn hủ tiếu phải có miếng patê dai dai giòn giòn mới đúng điệu. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy món ăn ở các con đường lớn trong thành phố.
Nghề làm bột gạo ở Sa Đéc có truyền thống trên 100 năm. Người dân nơi đây chuyên sản xuất bánh phở, bún, hủ tiếu xuất khẩu nước ngoài. Nhờ đó, hủ tiếu Sa Đéc đáp ứng được về độ đẹp và ngon: sợi trắng mịn, mềm mà không bở, không vị chua.
Dù là bình dân hay trong tiệm lớn, hủ tiếu ở Sa Đéc luôn có hương vị chung đặc trưng ít nơi khác làm được, bởi nguồn nguyên liệu sẵn có và nhiều đời chế biến. Hủ tiếu khô là món được ưa chuộng tại địa phương.
Theo một số tiệm bán lâu đời kể lại, người Việt từng sống ở Campuchia đã mang phong cách ẩm thực về chế biến ra loại hủ tiếu khô với nước sốt chua chua ngọt ngọt, mà vẫn không làm mất hương vị bản xứ. Du khách có thể tìm đến quán bà Sẩm là một trong những địa chỉ hủ tiếu nổi tiếng ở Sa Đéc.
Hủ tiếu Nam Vang được cho là món ăn của người Hoa chế biến bán đầu tiên ở Nam Vang (nay là thủ đô Phnom Penh, Campuchia), sau này được người Việt mang về và chế biến lại với sợi nhỏ.
Nhìn bề ngoài, hủ tiếu Nam Vang có vẻ giống hủ tiếu Mỹ Tho nhưng khác nhau ở cách chế biến. Hủ tiếu của nước bạn không ninh xương làm nước dùng mà dùng thịt bằm nhuyễn ninh cùng nước để tạo độ ngọt và béo.
Điểm dễ nhận ra của một tô hủ tiếu Nam Vang chính gốc là ăn cùng lòng heo. Nhiều nơi chế biến thêm tôm, cua, cá, mực… nhưng nhất thiết phải có thịt bằm.
Hủ tiếu Mỹ Tho (Tiền Giang)
Nhắc đến hủ tiếu người Việt Nam hay nhớ đến hủ tiếu Mỹ Tho hơn cả. Cách phân biệt hủ tiếu Mỹ Tho so với các nơi khác là sợi hủ tiếu nhỏ, dai, khô, màu hơi đục và hơi có vị chua, mang hương vị đặc trưng không thể nhầm lẫn.
Hủ tiếu Mỹ Tho chính gốc được chan nước dùng hầm từ xương heo và củ cải, bao giờ cũng có vài lá xà lách, ăn cùng thịt nạc hoặc hải sản.
Pizza hủ tiếu Cần Thơ
Là món hủ tiếu “sinh sau đẻ muộn” nhưng đây lại là đặc sản độc đáo ở miệt thứ Tây Đô, được nhiều du khách biết đến, nhất là khách nước ngoài. Món ăn có tên nửa Tây nửa Việt này là phát minh của một lò 3 đời làm hủ tiếu cách chợ nổi Cái Răng chừng 4 km.
Sợi hủ tiếu có màu trắng ngà, làm từ loại gạo ngon. Cách chế biến món pizza hủ tiếu có phần cầu kỳ hơn cả. Sợi hủ tiếu ướp với tiêu, đường rồi được cho vào chảo dầu sôi. Hủ tiếu chuyển vàng và giòn là có thể vớt ra. Sau đó, đầu bếp sẽ cho thêm lên trên một ít hành lá, chà bông hoặc thịt trứng, kèm đậu phộng và nước cốt sữa dừa.
Với sợi dai đặc trưng Việt Nam, pizza hủ tiếu không bị vỡ, bở khi chiên, làm tăng độ giòn và hình thức đẹp mắt cho món ăn. Mỗi phần ăn có giá từ 30.000 đồng.
Nguồn: vnexpress
Cách Nấu Hủ Tiếu Chay Đơn Giản, Ngon Chuẩn Vị Miền Tây
1. Hướng dẫn cách nấu hủ tiếu chay ngon chuẩn vị miền Tây
Cách nấu hủ tiếu chay như thế nào vừa đậm đà, chuẩn vị, mang cái ngọt dịu pha lẫn vị thanh mát của rau củ thì không phải ai cũng biết. Hủ tiếu chay vốn là một món ăn quen thuộc trong các ngày đầu tháng, trăng rằm. Để món ăn trở nên tuyệt hảo, bạn cũng cần có quy trình chế biến và một chút khéo léo nữa. Tất cả những bí quyết này sẽ được hướng dẫn chi tiết ngay sau đây.
1.1. Cách chế biến hủ tiếu chay với nấm ngon vị Mỹ Tho, Sa Đéc
1.1.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
3 trái lê gọt vỏ
3 trái táo đã gọt vỏ
1 củ cải trắng gọt vỏ
2 củ cà rốt gọt vỏ
50 gram nấm đông cô
25 gram nấm trắng
25 gram nấm bào ngư
Cây boa rô: 1 – 2 nhánh (tùy khẩu vị)
Đậu hũ, tàu hũ ky: liều lượng theo sở thích
Chanh, ớt
Rau các loại ăn kèm: hẹ, giá sống, xà lách, ngò
Gia vị: hạt nêm chay, đường phèn, muối
500 gram hủ tiếu khô
1.1.2. Sơ chế nguyên liệu rau củ nấu hủ tiếu
Tiếp theo, bạn gọt vỏ phần củ cải trắng, cà rốt, rửa sạch với nước. Rồi ngâm củ quả với một chút nước muối pha loãng khoảng 15 phút. Vớt ra, cắt thành từng khúc vừa ăn hay tỉa hoa cà rốt thành nhiều hình dạng khác nhau, tuỳ thích.
Boa-rô rửa với nước cho thật sạch, sau đó, thái mỏng. Phần đầu màu trắng thì đem phi vàng giòn, phần lá màu xanh cắt khúc để nấu nước dùng.
Các loại rau ăn kèm như giá, hẹ, ngò, xà lách nên ngâm trong nước muối pha loãng với khoảng thời gian từ 15 – 30 phút, rồi rửa sạch với nước và để riêng ra. Hẹ cắt khúc, ngò thì thái sợi nhỏ.
Về phần nấm như nắm trắng, nấm bào ngư thì rửa sạch dưới vòi nước để loại bỏ bụi bẩn, ngâm với nước muối pha loãng từ 15 – 20 phút. Sau đó, rửa sạch lại một lần nữa trước khi để ráo.
Nấm đông cô là dạng nấm làm khô, vì thế bạn cần phải cắt chân (nếu có) ngâm với nước để tai nấm nở đều. Sau đó rửa sạch và để ráo nước tương tự như các loại nguyên liệu khác.
1.1.4. Cách nấu nấu nước dùng hủ tiếu chay chuẩn vị Mỹ Tho, Sa Đéc
Đậu hũ và tào hũ ky rửa sơ rồi mang đi chiên vàng, giòn đều.
Bạn lấy 1 cái nồi cho phần lê vào táo đã sơ chế vào, thêm nước khoảng 2/3 nồi, ngập hết nguyên liệu. Sau đó, bắc lên bếp bật lửa và đun sôi, đến khi thấy nguyên liệu đã mềm hẳn thì tắt bếp.
Lúc này, bạn dùng rổ để lược phần xác lê và táo, giữ lại phần nước vào một cái nồi khác. Tiếp theo cho củ cải trắng, cà rốt cùng với nấm các loại như đông cô, nấm bào ngư, nấm trắng…và boa rô vào cùng và bật bếp lửa riu riu.
Khi thấy các nguyên liệu bắt đầu chính dần, bạn nêm nếm gia vị cho vừa ăn như muối, một chút bột nêm chay và một ít đường phèn.
Khi công đoạn nước dùng đã hoàn tất, bạn cho phần hủ tiếu vừa ăn trụng sơ qua nước sôi. Tương tự như vậy với giá và hẹ. Sau đó, cho tất cả vào một cái tô, thêm một chút boa rô phi vàng, ngò thái sợi, hẹ, giá và xà lách lên trên.
1.1.5. Món hủ tiếu chay đặc sản miền Tây ăn với rau gì ngon nhất?
Khi đã chế biếu xong một tô hủ tiếu chay đầy hấp dẫn, bạn chỉ cần múc nước dùng vào tô với lượng vừa phải, ngập đều các nguyên liệu sơ chế. Cho một ít tiêu để tạo cảm giác nồng nồng cay cay giúp hương vị món ăn ngon trở nên đậm đà hơn. Ngoài ra bạn cũng có hể dùng kèm với chanh, ớt tuỳ thích và tương đen hay tương ớt.
Với hủ tiếu chay miền Tây, bạn nên ăn kèm các loại rau như rau quế, ngò gai, giá đỗ,…Trong đó, ngò gai là thành phần đặc trưng nhất phải có. Bởi vì, loại rau này cực kì thơm, vị cay the the, ăn với món nước nào cũng ngon.
1.2. Cách nấu hủ tiếu nam vang chay ngon với hoành thánh
1.2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu làm hoành thánh chay: 100 gram khoai lang vàng hấp chín và nghiền nhuyễn, 100 gram khoai môn (gọt vỏ, hấp chín, nghiền nhuyễn), 100 gram nấm đông cô (ngâm nước muối cho mềm, thái nhỏ), 10 gram hành boa-rô cắt nhỏ, 20 ml dầu thực vật, 5 gram bột nêm chay, 2 gram tiêu đen xay, lá hoành thánh.
50 gram hành boa-rô
300 gram đậu hũ rán cắt miếng vuông
200 ml dầu thực vật
Nguyên liệu nấu nước dùng hủ tiếu: 150 gram lê (gọt vỏ, bỏ hột, cắt múi cau), 200 gram bắp Mỹ (rửa sạch, cắt khúc), 20 gram hành boa-rô cắt khúc, 2 lít nước lọc, 100 gram cà rốt (gọt vỏ, thái lát và tỉa hoa), 100 gram củ cải trắng (sơ chế như cà rốt) , 100 gram nấm đông cô (ngâm nước muối nở mềm, cắt chân, rửa sạch), 100 gram cải thảo (rửa sạch, cắt nhỏ)
Gia vị nêm nếm: 13 gram muối ăn, 10 gram đường phèn, 5 gram bột nêm chay
Hủ tiếu sợi dai (trụng nước sôi, để ráo)
1.2.2. Cách nấu nước dùng hủ tiếu nam vang chay từ bắp và rau củ quả
Bắc nồi lớn lên bếp, đổ 2 lít nước cùng với lê, bắp Mỹ, hành boa-rô vào nồi, đun cho sôi. Sau đó, hạ lửa nhỏ, nêm 3 gram muối, đậy nắp nồi, hầm rau củ 1 tiếng cho tiết ra chất ngọt và dinh dưỡng.
Sau thời gian trên, vớt rau củ ra ngoài cho nước dùng trong.
Cho cà rốt, củ cải trắng, nấm đông cô, cải thảo vào nồi, nêm phần muối ăn còn lại cùng đường phèn, bột nêm, khuấy đều. Tăng lửa vừa, ninh nước dùng và rau củ, nấm, cải thảo thêm 20 phút nữa thì tắt bếp.
1.2.3. Chiên hoành thánh chay nhân khoai lang, khoai môn
Bạn trộn tất cả nguyên liệu làm nhân hoành thánh (trừ phần vỏ) vào tô sạch.
Múc từng muỗng nhân nhỏ đặt lên giữa lá hoành thoánh. Dùng các ngón tay miết mép vỏ hoành thánh cho dính vào nhau như hình.
Bắc chảo lên bếp, đổ 200 ml dầu thực vật vào đun nóng. Sau đó, gắp hoành thánh vào chảo, chiên ngập dầu, đến khi nhân chín mềm và vỏ vàng giòn thì vớt ra dĩa, để ráo dầu.
Cũng ở chảo trên, bạn cho hành boa-rô vào chảo phi cho ngả vàng giòn thì vớt ra. Tiếp đến, bạn cũng cho đậu hũ vào rán cho vàng, rồi vớt ra luôn.
1.2.4. Thưởng thức hủ tiếu nam vang chay với hoành thoánh chiên béo ngon chuẩn vị
2. Bí quyết nấu hủ tiếu chay ngon và ngọt nước đúng cách
2.1. Lựa chọn nguyên liệu nấu hủ tiếu chay
Các loại nguyên liệu như rau củ bạn nên chọn những loại có bề ngoài tươi mọng như lê, táo, cà rốt hay củ cải trắng. Tránh chọn những nguyên liệu héo, hư hoặc dập nát quá nhiều. Đặc biệt, các nguyên liệu có bề ngoài nhẵn bóng, to chắc thì nên lựa chọn cẩn trọng, để tránh nhầm với những nguyên liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc, hoặc sử dụng thuốc tăng trưởng quá đà.
Đối với nấm các loại cũng vậy, không nên mua những loại nấm có màu sắc biến đổi, nổi mốc hay hư dập quá nhiều. Bên cạnh đó, bạn có thể ngâm nấm với nước ấm để sơ chế thay vì nước lạnh. Điều này sẽ giúp tai nấm nở nhanh hơn, tiết kiệm được thời gian nấu nướng. Mặt khác, cũng nên rửa, vắt nhiều lần, nhằm loại bỏ tạp chất và bụi bẩn bám nhiều trên ấm. Nhờ vậy, giúp nước dùng có vị thanh ngọt tự nhiên.
2.2. Lưu ý cách nấu hủ tiếu chay thơm ngon tại nhà
Từ khâu sơ chế cho đến khi chế biến những loại nguyên liệu để sử dụng nấu hủ tiếu chay, bạn cần nên ngâm rửa thật sạch và tốt nhất nên ngâm qua nước muối pha loãng, để nguyên liệu có sự đảm bảo hơn về vấn đề vệ sinh. Đồng thời, khi chế biến, sẽ không bị pha lẫn các hương vị khác hoặc gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Củ cải trắng hay cà rốt không nên thái quá mỏng sẽ khiến nguyên liệu bị bở, món ăn kém vị hơn. Song song khi chế biến, bạn cũng có thể cho muối vào trước các gia vị khác trong quá trình nêm nếm nước dùng. Điều này giúp giữ được màu sắc tươi ngon của nguyên liệu.
Kim Ngân tổng hợp
Cách Nấu Hủ Tiếu Chay Theo Kiểu Miền Nam
Để tăng thêm khẩu phần phong phú cho các món chay, 6 món ngon mỗi ngày hôm nay xin được giới thiệu tới các bạn cách nấu hủ tiếu chay theo kiểu miền nam. Đảm bảo khi thưởng thức tô hủ tiếu này các bạn sẽ thấy vị ngon đậm đà của người miền nam và vị thanh tịnh từ những rau củ quả tự nhiên.
Cách làm:
– Phần nước dùng: rửa sạch tất cả các loại rau củ, táo bổ làm đôi, ngô tách bỏ lá và râu ngô cho thật sạch, cà rốt cạo vỏ sạch, cho tất cả vào nồi, thêm vài viên đường phèn và muối, đặt lên bếp đun sôi hầm lấy nước dùng.
– Mỳ căn rửa sạch, xắt thành từng lát vừa ăn.
– Đậu phụ rửa sạch, xắt quân cờ vừa ăn.
– Đun nóng nồi, cho dầu, thả mỳ căn, đậu phụ vào rán vàng, vớt ra đĩa có lót giấy thấm dầu ăn.
– Cho mỳ căn, đậu phụ, thêm sả đập dập, một thìa nhỏ ngũ vị hương vào nồi, thêm một thìa nhỏ muối, một thìa canh xì dầu, một thìa canh đường, trộn đều ướp khoảng 30 phút trước khi chế biến.
– Đặt nồi đậu phụ lên bếp, đun lửa nhỏ thỉnh thoảng dùng đũa đảo đều và đổ vào một ít nước lọc, kho khoảng 30 phút, nêm nếm lại gia vị tùy theo sở thích của bạn, nêm hơi mặn vì bạn dùng ăn kèm với nước dùng và hủ tiếu.
– Giá đỗ nhặt sạch, xà lách xoăn rửa sạch, để ráo.
– Nấm hương ngâm nở, cắt bỏ rễ, rửa sạch.
– Phần chao ăn kèm: hòa chao đỏ, chao trắng vào bát, thêm đường tùy theo sở thích của bạn.
– Phần nồi nước dùng ở bước 1 sau khi hầm để các loại rau củ ra hết chất, vớt rau củ bỏ đi, bạn thêm nấm hương vào nồi, tiếp tục đun sôi, nêm nếm gia vị cho vừa ăn, ở nồi nước dùng bạn chỉ nêm muối không nêm xì dầu vì xì dầu sẽ làm cho phần nước dùng bị chua.
– Đun nồi nước sôi, cho hủ tiếu vào chần sơ, đổ hổ tiếu vào bát lớn.
– Khi dùng múc một ít đậu phụ và mỳ căn kho vào bát, thêm nấm hương và chan nước dùng, bên trên thêm một ít chao, dùng kèm với giá và xà lách xoăn.
12 Loại Bánh Bao Trứ Danh Của Trung Quốc
Nếu có một cuộc thăm dò để tìm kiếm món ăn thông dụng nhất Trung Quốc, du khách sẽ nhận được câu trả lời, đó chính là bánh bao. Món ăn này có mặt ở khắp nơi, từ các quán hàng lề đường cho đến những nhà hàng cao cấp.
1. Xiaolong Bao
Đây là một loại bánh bao đặc biệt bắt nguồn từ Nanxiang – một vùng ngoại ô của Thượng Hải. Loại bánh bao này có nhân làm từ tôm, thịt hay các loại hải sản nhưng điều thú vị tạo nên từ Xiaolong Bao là nước dùng nóng hổi được bao quanh từng miếng bánh. Du khách hãy tưởng tượng, từng chiếc bánh bao Xiaolong thơm ngon với nước dùng nóng hôi hổi, chỉ cần cắn nhẹ một miếng là vị nhân đậm đà tứa ra đầu lưỡi, mềm, thơm… còn gì đã hơn thế nữa chứ?
Hầu như Xiaolong Bao xuất hiện trong mọi quán ăn tại Trung Quốc, vì thế du khách đừng bỏ qua cơ hội được thưởng thức món ăn hấp dẫn này khi đến thăm Trung Quốc.
2. Thang Bao (Bánh bao nước)
Thang Bao là món ăn rất độc đáo ở Thượng Hải nói riêng và Trung Quốc nói chung, bởi cũng là chiếc bánh bên ngoài là bột mì, vỏ mỏng, bên trong là nhân thịt như biết bao loại bánh dim sum khác, nhưng để ăn được Thang Bao, du khách nhất định phải nhờ đến sự trợ giúp của chiếc ống hút.
Thang Bao được làm từ những nguyên liệu giống như bánh bao thông thường nhưng thêm một thành phần rất đặc biệt, đó là “thạch da lợn”. Để làm thành phần này, đầu bếp sẽ đun nóng nước với da lợn, gừng và hành, sau đó để đông thành thạch, trộn chung với các thành phần còn lại và ngồi vào nhân bánh. Khi hấp ở nhiệt độ cao, thạch sẽ tan ra, tạo thành một dung dịch nóng sốt, vừa miệng và ngon tuyệt hảo. Chiếc bánh sau khi hấp cũng sẽ “béo” hơn nhiều so với bánh bao thông thường.
Với những ai lần đầu nếm thử, việc cắm ống hút vào chiếc bánh sẽ khiến du khách hơi bỡ ngỡ, nhưng hương vị nóng sốt, ấm nồng của gừng, béo béo của thịt lợn, đậm đà của các gia vị hài hòa sẽ khiến du khách thực sự ngỡ ngàng. Sau khi hút xong nước, du khách có thể dùng đũa để ăn vỏ và phần nhân còn lại như một chiếc bánh thông thường. Bánh thường được ăn kèm xì dầu hay một loại nước sốt hơi chua chua.
3. Sheng Jian Bao (Bánh bao chiên)
Sheng Jian Bao là một loại bánh bao chiên đặc sản, là món ăn sáng phổ biến nhất ở Thượng Hải kể từ đầu những năm 1900. Chiếc bánh bao này có một lớp vỏ mềm mại, bên trong có nhân thịt viên và nước dùng nóng hổi, thơm lừng.
4. Momo Bao
Momo Bao là món bánh bao bắt nguồn và rất phổ biến tại Tây Tạng, với hai hình dạng khác nhau: hình tròn hoặc hình trăng lưỡi liềm. Nhân bánh là hỗn hợp gồm khoai tây và rau băm nhỏ, thịt gà hoặc bò cùng các gia vị như gừng, rau mùi và tỏi.
Thông thường, những chiếc bánh MoMo Bao sau khi được làm xong thì đem hấp chín hoặc chiên, ăn kèm với nước sốt ớt tự chế và một bát canh. Chắc chắn những chiếc Momo Bao thơm ngon này sẽ khiến du khách phải “mê mẩn” muốn ăn mãi không thôi.
5. Manti Bao
Manti Bao là một loại bánh bao có nguồn gốc từ khu tự trị Tân Cương và là món ăn phổ biến ở vùng Trung Á. Bánh bao Manti có nhân là một hỗn hợp gồm thịt, thường là thịt cừu hoặc thịt bò, được bọc trong một lớp vỏ bột mì, sau đó đem luộc hoặc hấp. Tuy món ăn này đơn giản, nhưng nó có một hương vị rất lạ khiến du khách tò mò muốn nếm thử nhiều lần.
Ngoài ra, Manti Bao còn có một công thức biến tấu vô cùng thú vị, xuất hiện từ giữa thế kỷ 15 và vẫn còn tồn tại trong nền ẩm thực hiện đại của Thổ Nhĩ Kỳ. Manti Bao sẽ được hấp chín và rưới đầy hỗn hợp sốt làm từ sữa chua, bơ đun chảy, tỏi và bột gia vị, tạo thành một món ăn rất đẹp mắt.
6. Har Gow (Há cảo)
Har Gow là một loại bánh bao có nguồn gốc từ Triều Châu và thường được dùng vào các bữa ăn sáng hoặc là món điểm tâm. Loại bánh này cực ngon và dễ ăn.
Cũng như các loại bánh bao khác, vỏ ngoài há cảo được làm từ hỗn hợp bột mì, bột há cảo và bột năng. Bên trong chiếc bánh là các loại nhân rất đa dạng bao gồm thịt, tôm, cùng các loại rau củ quả…
Har Gow thông dụng thường là món há cảo hấp, ngoài ra còn món há cảo chiên. Há cảo được gói theo hình trăng lưỡi liềm, khi chín lớp vỏ bánh trở nên trong mờ lấp ló nhân tôm thịt hồng hồng đẹp mắt, cộng với chút xanh của hành lá cùng mùi thơm hấp dẫn đã trở thành món ăn ưa chuộng của rất nhiều thực khách. Hả cảo ăn kèm với nước chấm cho thêm vị đậm đà và có thể trang trí thêm để đẹp mắt.
7. Shui jiao (Sủi cảo)
Nếu du khách là fan của phim kiếm hiệp chắc hẳn du khách sẽ không còn xa lạ gì với sủi cảo. Đây là một loại thực phẩm cực kỳ phổ biến tại miền Bắc Trung Quốc nói riêng và toàn bộ Trung Quốc nói chung.
Món bánh trứ danh này Sủi cảo có hình thù là “bán nguyệt” với đường viền đều. Phần vỏ bánh được làm từ bột mì trộn đều, bọc bên trong nó là nhân bánh. Nhân bánh làm từ hỗn hợp các loại rau củ và thịt lợn băm.
Sủi cảo còn có tên gọi là “bánh chẻo”, nó được xem là một nét đặc trưng trong văn hóa Trung Quốc. Vào ngày Tết Nguyên Đán, gia đình nào cũng cùng nhau làm sủi cảo, trong số đó sẽ có một chiếc sủi cảo được bỏ vào một đồng xu, nếu người nào ăn trúng chiếc bánh đó thì xem như sẽ nhận được may mắn cả năm.
8. Shao mai (Xíu mại)
Shao mai có hình dáng độc đáo hơn so với các loại bánh trên. Nó có nguồn gốc từ vùng Nội Mông. Món bánh này mềm, khá dễ làm và giá thành rẻ. Nhân bánh đa dạng được làm từ thịt lợn, rau củ, hải sản và các loại nấm… được gói trong một lớp vỏ mỏng, bên trên được trang trí bằng thịt cua hoặc cà rốt băm nhỏ với màu cam, hoặc dùng đậu để có được màu xanh đẹp mắt điểm trên từng miếng xíu mại.
9. Hun tun (Hoành thánh)
Hoành thánh là món khá quen thuộc với người Việt. Tuy nhiên, phải được dịp thưởng thức tại chính “quê hương” của chúng mới cho du khách được cảm nhận trung thực nhất về món ăn này.
Hoành thánh được làm từ bột mì, có nhân là hỗn hợp thịt, hải sản và rau băm nhỏ. Hoành thánh có thể đem hấp hoặc chiên rán. Hoành thánh có thể ăn riêng kèm với nước xốt gia vị hoặc tại vùng Quảng Đông, hoành thánh được dùng nhiều trong món mỳ vằn thắn, súp vằn thắn.
Một tô mỳ hoành thánh thơm lừng với những sợi mỳ mềm được dùng cùng nước xương ngọt lịm, điểm bên trên bằng vài lát tôm hoặc trứng luộc và rắc đầy hẹ xanh vào, quá tuyệt phải không nào? Ngày nay, món mỳ hoành thánh ngày càng phổ biến và để lại ấn tượng khó quên trong lòng nhiều du khách nước ngoài.
10. Guo tie
Guo tie còn được gọi là Potstickers, là một món ăn Trung Quốc phổ biến có tầm ảnh hưởng và thậm chí đã lan truyền rộng rãi đến một số quốc gia như Nepal, Nhật Bản, cả Đông và Tây Châu Á…
Bề ngoài của Guo tie có hình dạng gần giống với hoành thánh nhưng vỏ dày và dẹt hơn. Nhân bánh được chế biến từ thịt băm nhỏ và các loại rau củ. Chúng thường được luộc hoặc chiên cho tới khi cháy cạnh trong chảo gang. Loại bánh này ăn kèm với tương ớt hoặc sốt giấm đậu nành thì tuyệt!
11. Tangyuan (Yuan xiao)
Tangyuan hay còn gọi là Yuan xiao là một loại bánh bao đặc trưng thường có mặt trong Lễ hội đèn lồng – là ngày cuối cùng của lễ kỷ niệm năm mới âm lịch, người ta ăn bánh để biểu thị cho sự đoàn tụ, hài hòa và vui vẻ trong gia đình.
Tangyuan có hình tròn, vỏ ngoài của bánh được làm bằng bột gạo nếp, bên trong là các loại nhân ngọt có thể là từ vừng, bột đậu, hoặc trái cây khô… Sau khi làm xong, bánh có thể được luộc, chiên hoặc hấp. Tangyuan có vị ngọt, thơm và ăn rất ngon. Mỗi cách đều tạo ra vị ngon riêng.
12. Gou Bu Li (Bánh bao Cẩu Bất Lý)
Bánh bao có tên “Cẩu Bất Lý” (Gou Bu Li), nghĩa là “chó cũng không thèm ăn” là một đặc sản nổi tiếng được xếp vào Thiên Tân tam tuyệt (3 món ngon bậc nhất ở thành phố Thiên Tân, Trung Quốc). Loại bánh bao này ngon đến mức từng khiến Từ Hy Thái hậu phải thốt lên rằng: “Cao lương mỹ vị chim trời cá biển đều không ngon bằng loại bánh bao này, đây mới đúng là món ăn trường thọ”.
Bánh bao Cẩu Bất Lý nổi tiếng và được nhiều người yêu thích là nhờ hương vị ngon đặc biệt. Bánh bao Cẩu Bất Lý sử dụng nguyên liệu thịt lợn trộn với loại nước sốt đặc biệt được hầm từ xương sườn trong nhiều giờ liền. Ngoài ra, người thợ còn cho thêm dầu mè, xì dầu tự làm, gừng, hành lá và một số gia vị gia truyền khác làm nên phần nhân ngon tuyệt hảo.
Phần vỏ bánh cũng được chế biến cầu kỳ không kém. Bột mỳ sau khi được ủ men với thời gian thích hợp thì được nhào nặn và cán mỏng thành những hình tròn rồi cho nhân vào gói lại. Trong lúc gói bánh, người thợ làm bánh sẽ khéo léo dùng tay nặn bánh thành rất nhiều nếp gấp đều nhau ở trên đỉnh, tạo thành một bông cúc trắng rất xinh xắn và đẹp mắt.
Chính phần nhân ngon đặc biệt, phần vỏ bánh mềm thơm lại đẹp mắt nên bánh bao Cẩu Bất Lý ngày càng nổi tiếng, tiếng lành đồn xa, người người kéo đến thưởng thức nườm nượp.
Cập nhật thông tin chi tiết về 5 Thương Hiệu Hủ Tiếu Trứ Danh Miền Tây trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!