Xu Hướng 6/2023 # 4 Món Cháo Yến Mạch Ăn Dặm Cho Bé 7 Tháng Tuổi Mẹ Không Nên Bỏ Qua # Top 13 View | Vinaconex.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # 4 Món Cháo Yến Mạch Ăn Dặm Cho Bé 7 Tháng Tuổi Mẹ Không Nên Bỏ Qua # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết 4 Món Cháo Yến Mạch Ăn Dặm Cho Bé 7 Tháng Tuổi Mẹ Không Nên Bỏ Qua được cập nhật mới nhất trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Yến mạch là một loại siêu thực phẩm cực tốt để đưa vào thực đơn ăn dặm kiểu Nhật khi bé được 7 tháng. Chỉ với nguyên liệu này mẹ có thể làm được rất nhiều món đó.

Yến mạch là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng lại ít khi khiến cho các bé bị dị ứng nên rất được các mẹ ưa chuộng cho vào thực đơn ăn dặm khi bé đã có thể tiếp nhận loại thực phẩm này. Trong yến mạch, bé có thể hấp thụ được chất xơ, sắt, kẽm, vitamin B tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Yến mạch đã tốt như vậy rồi, nếu các mẹ kết hợp với những nguyên liệu dinh dưỡng khác, chắc chắn bé sẽ “ăn mau chóng lớn”

Món đầu tiên Vân Suri muốn chia sẻ là món Cháo yến mạch thịt bò cần tây. Giàu sắt và folate, thịt bò là một loại thịt dễ tiêu hóa phù hợp cho bé ăn dặm. Để chọn cho bé loại thịt bò phù hợp nhất, các mẹ hãy chọn phần thịt nạc với 1 ít chất béo, điển hình là phần dẻ sườn bò hay ức bò.

10g thịt bò

2 nhánh cần tây

50g bột yến mạch

Dầu Oliu

Một món thanh đạm cho bé ăn dặm cực tốt, rau củ cung cấp nhiều chất xơ và vitamin. Các mẹ có thể chọn những rau củ dễ ăn như cà rốt, súp lơ, đậu Hà Lan.

Rau củ: Đậu Hà Lan, súp lơ, cà rốt

50g bột yến mạch

Rau củ sau khi các mẹ xử lý bước đầu như gọt vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ thì đem xay nhuyễn, có thể cho thêm ít nước cho dễ xay. Sau đó cho thêm bột yến mạch vào nồi. Nước thì cho ngập rau củ, bật bếp đun khoảng 15-20 phút cho chín là có thể tắt bếp cho ra. Các mẹ thêm dầu oliu cho dễ nuốt.

Tôm là một loại hải sản mà bé có thể ăn dặm ngon mà bổ dưỡng, giàu dưỡng chất lại có thể dùng để chế biến được nhiều món. Tôm có chứa một lượng protein dồi dào, chiếm khoảng 25% thành phần có trong tôm. Ngoài ra tôm còn cung cấp sắt và vitamin B12.

50g yến mạch ( đương nhiên không thể thiếu rồi các mẹ nhỉ )

100g tôm đã bóc vỏ

100ml sữa tươi

Hành khô, dầu oliu

Các mẹ cho sữa vào đun sôi trước, sau đó đổ yến mạch thêm vô, đun nhỏ lửa tiếp khoảng 10 phút. Đến khi các mẹ nhìn thấy bột yến mạch mịn là được. Trong khi các mẹ đun yến mạch với sữa thì chuẩn bị một chảo khác, dùng dầu oliu phi hành thơm rồi cho tôm vào xào chín. Sau khi xào chín thì các mẹ đổ vào nồi yến mạch rồi đun thêm 15-20 phút. Giờ yến mạch đã chín các mẹ chỉ việc đổ ra bát mà để cho bé măm thôi.

Sau tôm thì bào ngư là một loại hải sản siêu bổ dưỡng, chứa nhiều dưỡng chất như magie, vitamin B,E, protein ….

200g bào ngư

100g yến mạch

Một ít hành lá, gừng và tía tô

Các mẹ rửa sạch bào ngư trước rồi rồi cho vào nồi đem hầm trước. Yến mạch được cho vào sau đó để đun tiếp đến khi nhuyễn thành cháo. Xào hành lá, gừng với tía tô rồi cho vào nấu chung. Yến mạch các mẹ nên chọn loại yến mạch cán. Khi hỗn hợp được nấu chín thì chỉ việc cho ra bát.

Vậy là các mẹ đã có sẵn 4 món ăn dặm kiểu Nhật nấu từ yến mạch thơm ngon bổ dưỡng cho bé rồi.

Bộ Thực Đơn Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé 7 Tháng Tuổi Mẹ Nên Bỏ Túi

Nếu đã vượt qua 2 tháng đầu ăn dặm của con, chắc chắn giờ mẹ đã nhàn tênh mỗi bữa cho bé. Nhưng việc lên thực đơn ăn dặm kiểu Nhật chi tiết cho bé vẫn không thể làm sơ sài được.

Món đầu tiên là Cháo tôm súp lơ xanh đậu bắp. Đây là một trong những món Siro cực kì thích đó các mẹ.

Nguyên liệu: Tôm đồng, đậu bắp, súp lơ xanh

Cách chế biến:

Đầu tiên mẹ nhớ chuẩn bị cháo trắng nấu nhuyễn, món này đã quá quen với các mẹ từ những ngày đầu bé tập ăn dặm kiểu Nhật rồi đúng không ạ?

Đem tôm sau khi làm sạch bỏ đường chỉ đen đem băm nhuyễn.

Đậu bắp thì các mẹ cạo lông bên ngoài cho sạch rồi đem hấp chín với súp lơ xanh nghiền nhuyễn đã rây qua lưới. Sau đó đem sơ chế qua với dầu oliu và cháo trắng nhuyễn. Nếu thêm 5 phút nữa là mẹ có thể đổ ra bát đợi nguội chút cho bé ăn. Với cách làm này, cháo sẽ thơm và không sợ bị tanh nữa.

Ở giai đoạn 7-8 tháng tuổi, bé đã có thể tập ăn thịt rồi. Vì vậy các mẹ cứ tự tin chế biến các món ăn có thịt cho bé nha, tuy nhiên bé mới chỉ ăn được thịt băm kĩ thôi đó.

Nguyên liệu: Thịt băm + Cà chua

Cách chế biến:

Vẫn là cháo trắng nghiền nhuyễn nấu riêng.

Tiếp theo là lột bỏ vỏ cà chua rồi băm nhỏ (Cả hạt luôn nha các mẹ). Thịt bò thì rữa sạch rồi cũng băm nhuyễn luôn.

Tiếp theo là đến phần sơ chế. Cho ½ thìa dầu oliu vào chảo, xào xơ qua thịt bò rồi cho cà chua vào xào tiếp. Sau đó cho hỗn hợp vào khuấy đều cùng cháo chín. Bé Siro nhoắng một cái là hết chén rồi.

Thêm một lựa chọn cháo thịt cho bé nữa nè các mẹ. Món cháo này cực kì dễ làm, vị cũng dễ ăn, hầu như bé nào cũng thích đó. Là món hay được các mẹ đưa vào thực đơn ăn dặm kiểu Nhật

Nguyên liệu: lưỡi heo + đậu hà lan + bắp ngọt

Cách chế biến:

Như thường lệ, các mẹ nấu cháo trắng nhuyễn riêng, đợi chín để nấu chung với các nguyên liệu khác.

Giờ chỉ cần đợi cháo chín rồi mẹ cho cả lưỡi, đậu hà lan và bắp ngọt đã xay sẵn trộn vào, đun khoảng 5 phút, tắt bếp rồi nêm thêm dầu oliu là có thể cho bé ăn ngon lành rồi.

Điểm mạnh của mẹ Siro chính là những món cháo kết hợp cực kì ngon miệng. Thực đơn ăn dặm Kiểu Nhật của Siro cũng nhờ vậy mà chả bao giờ nhàm chán. Bữa cơm nào cũng vui vẻ hoạt bát, mẹ thì nhàn tênh.

Nguyên liệu: Hạt kê + củ cải trắng + thịt bò

Cách chế biến:

Đầu tiên là đem hạt kê ngâm qua nước, đem thịt bò băm nhuyễn xay đều rồi sơ chế với dầu oliu. Sau đó hấp chín củ cải trắng rồi tán nhuyễn.

Lần này các mẹ không nấu cháo trắng riêng nữa mà cho hạt kê đã ngâm nước vào chung với gạo để nấu cháo. Sau khi cháo chín thì cho thịt bò cùng củ cải vào nấu thêm tầm 3 phút, tắt bếp, đổ ra bát. Vậy là đã hoàn thành xong món cháo thịt bò củ cải trắng hạt kê theo công thức của mẹ Siro rồi.

Nguyên liệu: Chỉ cần chuẩn bị thêm 1 miếng bí ngô và một viên phô mai thôi

Cách chế biến:

Đem bí ngô hấp chín rồi tán nhuyễn. Nấu cháo trắng như bình thường, đợi cháo chín thì cho bí đã tán nhuyễn vào, đun thêm tầm 3 phút thì bỏ ra, cho phô mai vô khuấy đều nhỏ ra là bé có thể ăn ngon lành rồi.

Ngoài ra trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật của mẹ Siro còn rất nhiều món ăn hấp dẫn khác nữa đấy:

Cháo Cho Bé 7 Tháng Tuổi Mẹ Nên Nấu Như Thế Nào?

Cháo cho bé 7 tháng tuổi mẹ nên chế biến như thế nào là đúng cách? Mẹ nên biết rằng các món cháo cho bé 7 tháng không cần phải loãng và mịn như lúc trẻ 6 tháng tuổi, nhưng cần phải bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn. Vì đây là giai đoạn trẻ bắt đầu biết lật, biết bò nên cần cung cấp nhiều dưỡng chất, để trẻ có thể hoạt động và phát triển tốt hơn.

Bé 7 tháng tuổi vui khỏe khi được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng – Ảnh Internet

1. Chọn nhóm thực phẩm nấu cháo cho bé 7 tháng tuổi

Các loại nhóm chất thực phẩm mẹ có thể dùng để nấu cháo cho bé 7 tháng tuổi ăn như:

Nhóm chất đạm: cá hồi, cá lóc, tôm, lòng đỏ trứng, thịt gà, thịt bò…là nhóm thực phẩm góp phần xây dựng nên các tế bào, nguyên liệu để tạo ra dịch tiêu hóa, các nội tiết tố có lợi cho sự phát triển của bé. Yêu cầu tỷ lệ đạm động vật ở trẻ từ 7 đến 12 tháng tuổi là 70% trong tổng khẩu phần ăn hàng ngày.

Nhóm chất béo: các loại dầu vừng, dầu oliu….vừa là nguồn cấp năng lượng vừa là thành phần của màng tế bào và mô não. Ngoài ra, chất béo còn là dung môi giúp các vitamin A, D, E, K hòa tan, hấp thu vào cơ thể trẻ. Bé từ 7 tháng tuổi trở đi sẽ có nhu cầu cần nạp chất béo khoảng 40% trong tổng khẩu phần ăn hàng ngày.

Nhóm vitamin và khoáng chất: yến mạch, trái cây hoa quả, bánh, rau củ… cung cấp các vitamin, nước và một số khoáng chất, giúp cung cấp chất xơ giúp điều hòa nhu động ruột, tăng tải cholesterol. Trẻ nhận đủ lượng rau, trái cây sẽ không bị táo bón, da mịn màng, ít mắc phải các bệnh lý nhiễm trùng.

Nhóm chất bột đường: khoai, bắp…..cung cấp năng lượng cho cơ thể, tham gia vào thành phần cấu tạo nên tế bào. Chiếm 50% tổng nhu cầu năng lượng trong ngày của trẻ.

Khi bé 7 tháng tuổi tùy vào khả năng hấp thu thức ăn, nhu cầu cụ thể của bé, ngoài các cữ bú sữa, mẹ nên cho bé ăn 1- 2 bữa cháo trong một ngày để trẻ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng tốt nhất. Lượng thực phẩm trung bình một ngày mẹ có thể cho bé 7 tháng tuổi ăn là: 20 gram gạo, 20 gram các loại thịt, cá, tôm, trứng… và 20 gram rau củ quả, ngoài ra mẹ cũng nên thêm 1 chút dầu ăn vào các món ăn của bé yêu.

Các loại hoa quả cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho bé 7 tháng tuổi – Ảnh Internet

Cháo cho bé 7 tháng tuổi mẹ không nên nêm gia vị vào thức ăn dặm nhất là muối, vì sẽ ảnh hưởng tới sự bài tiết của thận cùng hệ tiêu hóa còn non nớt của bé. Và quá trình chế biến cũng khá quan trọng, có những lưu ý cần thiết mẹ ghi nhớ để tránh làm mất vitamin trong cháo cho con.

2. Chế biến thức ăn dặm đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cho trẻ

Mẹ không nên dùng gạo đã bị xay xát quá kỹ và có màu quá trắng để nấu cháo cho bé 7 tháng tuổi ăn. Vì gạo lúc đó đã bị mất nhiều chất dinh dưỡng và có thể còn bị dùng hóa chất để bảo quản nên sẽ không tốt cho trẻ.

Khi nấu cháo, mẹ không nên vo gạo quá kỹ. Vì việc vo gạo quá kỹ sẽ làm mất đi lớp cám gạo chứa nhiều dưỡng chất vitamin quan trọng cho cơ thể như vitamin B1…Để gạo được làm sạch đúng thì mẹ nên thực hiện theo cách sau: cho gạo vào xoong, rồi đổ nước vào và khuấy nhẹ tay để loại bỏ trấu, bụi bẩn của gạo 1-2 lần là có thể đem đi nấu.

Mẹ nên canh một lượng nước vừa đủ để nấu cháo cho bé 7 tháng tuổi. Vì nước cháo chiếm khoảng 60% lượng vitamin của nồi cháo, nên nếu mẹ đổ nước quá nhiều thì đồng nghĩa với việc mẹ phải bỏ bớt nước để cháo được ngon hơn, mà như thế lại vô tình làm mất đi một lượng vitamin bổ dưỡng cho trẻ.

Kích thích khẩu vị của bé bằng các loại rau củ tự nhiên – Ảnh Internet

Khi nấu cháo cho bé , mẹ nên dùng nước sôi để nấu. Nước sôi sẽ giúp hạt gạo dẻo hơn và hạn chế làm mất các chất dinh dưỡng có trong gạo, vì nước sôi sẽ làm cho màng ngoài của hạt gạo bị co lại. Khi nấu cháo bằng nồi cơm điện hay nồi thông thường thì mẹ vẫn nên dùng nước sôi để nấu để hạn chế sự hao hụt của vitamin. Vì hạt gạo nếu được nấu bằng nước lạnh sẽ bị trương, nên khi sôi các chất dinh dưỡng sẽ dễ dàng bay ra ngoài. Khi cháo sôi, mẹ nên để nhỏ lửa và hạn chế mở nắp nồi để tránh việc vitamin bị bay ra ngoài.

Khi nấu cháo cho bé 7 tháng tuổi mẹ cũng nên thay đổi thường xuyên giữa các loại cháo khác nhau như:

Cháo gà, cháo thịt bò, cháo cá hồi, cháo rau củ… để kích thích khẩu vị của trẻ.

Đồng thời khi trẻ từ 7 tháng tuổi trở lên mẹ có thể tăng lượng rau xanh cho các bé lên khoảng 500 gram đến 600 gram/ tháng, để cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện nhất.

Bên cạnh các bữa cháo cho bé 7 tháng tuổi, mẹ có thể tăng thêm các bữa ăn phụ cho bé như: sữa chua các loại , váng sữa, hoặc các loại trái cây có vị ngọt. Từ 19 giờ trở đi, khi trẻ có dấu hiệu của sự thèm ăn thì mẹ có thể cho bú thêm để tránh việc bé quấy khóc vào ban đêm.

Bé ngon giấc khi được cung cấp đủ chất dinh dưỡng – Ảnh Internet

Khi bé 7 tháng tuổi đã có nhiều biểu hiện của việc mọc răng, nên khi chế biến thức ăn mẹ không cần phải xay, nghiền nhuyễn như khi bé còn 6 tháng tuổi, mà có thể thay bằng các loại thực phẩm mềm hơn để con yêu tập mút, tập nhai như rau, củ, hoa quả mềm… Tuy nhiên, mẹ cũng nên chú ý để tránh bé nuốt cả miếng to, sẽ không tốt cho bé.

Có Nên Nấu Cháo Gan Gà Cho Bé 7 Tháng Tuổi Không?

Cách nấu cháo cho bé ăn dặm đang rất được nhiều mẹ áp dụng bởi tác dụng giúp mắt bé sáng hơn, khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, do gan là bộ phận nên vẫn có không ít các thắc mắc xung quanh việc có nên nấu cháo gan gà cho bé không, đặc biệt là bé từ 7 tháng tuổi.

Có nên nấu cháo gan gà cho bé ăn dặm 7 tháng tuổi?

Gan gà nói riêng, gan động vật nói chung vốn là một trong số món ăn ngon, có nhiều chất dinh dưỡng, có khả năng bổ sung chất sắt cho cơ thể bé. Tuy nhiên, gan lại là cơ quan quan trọng để giải độc lớn nhất của động vật, hầu hết, tất cả những chất độc hại của cơ thể khi thải ra đều được xử lý qua gan nên trong gan cũng chứa không ít độc tố. Nếu như mẹ cho bé ăn thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến cơ thể của bé.

Tưởng chừng như món cháo gan gà cho bé ăn dặm là món ăn lạ miệng dành cho thực đơn ăn dặm của các con nhưng thực tế, đây lại là món cháo không hề tốt đối với những bé mới bắt đầu ăn dặm hoặc hệ tiêu hóa còn non yếu. Vì thế, tốt hơn hết mẹ nên để bé trên 7 tháng tuổi mới cho bé ăn cháo gan gà.

Một số cách nấu cháo gan gà cho bé

Cách nấu cháo gan gà với rau dền cho bé

– Vo gạo sạch rồi cho nước vào nồi, ninh thành cháo.

– Xắt nhỏ rau dền và rửa sạch.

– Gan gà rửa thật sạch và cho vào chút nước, đánh cho thật tan.

– Đợi đến khi cháo đã chín nhừ thì cho gan vào khuấy đều và hco rau dền vào nấu chín.

– Với những bé chưa nhai thành thạo thì mẹ có thể cho vào máy xay rồi xay nhuyễn.

– Khi cháo đã chín nhừ thì múc cháo ra bát và bỏ thêm chút dầu ăn trẻ em.

– Nêm thêm gia vị cho vừa miệng (với những bé trên 1 tuổi).

Cách nấu cháo gan gà khoai tây

– Gạo tẻ vo thật sạch, ngâm trong khoảng 30 phút rồi mang gạo đi nấu cháo., ninh nhừ.

– Khoai tây rửa sạch, gọt vỏ, luộc chín mềm và nghiền nhỏ.

– Gan rửa sạch, làm kĩ với nước muối loãng, rửa đi rửa lại nhiều lần cùng nước sạch rồi mang đi luộc chín, băm nhuyễn.

– Khi cháo đã chín nhừ thì mẹ cho gan gà, khoai tây vào đun đến khi những nguyên liệu này thật nhừ.

– Mẹ có thể dùng nước luộc gan để thêm vào cháo giúp điều chỉnh độ đặc, lỏng sao cho phù hợp.

– Đợi đến khi cháo sôi thì mẹ tắt bếp, cho thêm khoảng 5ml dầu ăn vào đảo đều.

– Múc cháo ra bát cho bớt nguội là mẹ có thể cho bé dùng.

Cách nấu cháo gan gà cà rốt cho bé

– Vo sạch gạo tẻ, ngâm 30 phút rồi ninh nhừ.

– Gan gà rửa sạch với nước muối loãng rồi rửa sạch với nước sạch.

– Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch bỏ vào nồi hấp cùng gan đến khi chín thì băm nhuyễn.

– Khi cháo chín nhừ thì mẹ bỏ cà rốt và gan vào đảo đều, chờ đến khi cháo sôi lên là được.

– Tắt bếp và múc cháo ra bát, mẹ thêm 3ml dầu ăn cho trẻ em, đợi đến khi cháo nguội là có thể cho bé dùng được.

Lưu ý khi nấu cháo gan gà cho bé

Khi muốn nấu cháo gan gà cho bé, mẹ cần phải mua gan gà từ những con gà vẫn còn khỏe mạnh và được nuôi tự nhiên. Tốt nhất chỉ nên ăn những gan gà từ loại gà được nuôi hoặc thả ở quê, không nên chọn gan gà công nghiêp hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Mỗi tuần chỉ nên cho trẻ ăn nhiều nhất 2-3 lần gan gà, ăn từ 30-50g/bữa và đặc biệt với những bé mới bắt đầu ăn dặm thì con số này cần phải nhỏ hơn nữa.

Theo Linh San Tổng hợp (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Cập nhật thông tin chi tiết về 4 Món Cháo Yến Mạch Ăn Dặm Cho Bé 7 Tháng Tuổi Mẹ Không Nên Bỏ Qua trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!