Bạn đang xem bài viết 11 Món Ăn Từ Cá Chép – Thuốc Quý Cho Bà Bầu được cập nhật mới nhất trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Canh cá chép với táo: Kiện tỳ, dưỡng huyết, trợ thai sinh trưởng. Cá chép một con 500 g, đại táo 40 g. Cá làm sạch cho táo, cho ít muối vào nấu chín. Ăn cả và uống dần nước canh. Ăn tuần một lần, liên tục 2-3 lần.
Cá chép nấu canh đậu đỏ (hạt nhỏ): An thai bổ máu, lợi tiểu tiêu thũng. Cá chép để nguyên vảy một con 500 g, nấu cùng 150 g đậu đỏ cho nhừ để ăn cái và nước.
Cá chép, a giao chữa động thai: Cá chép một con 500 g, a giao (sao) 20 g, gạo nếp 100 g, nước vừa đủ, nấu cháo gần chín cho gừng, vỏ quýt, muối. Ăn liền một tuần thì khỏi.
Cháo cá chép, rễ gai: Có tác dụng an thai chữa mỏi lưng, phù thũng: Cá chép tươi một con (400-500 g), rễ cây gai 15 g, gạo nếp 100 g, cá chép làm sạch nấu lấy nước bỏ xương. Rễ gai sắc lấy nước bỏ bã. Lấy nước cá, nước rễ gai nấu cháo ăn nóng ngày 2 lần, một liệu trình 3-5 ngày.
Cháo cá chép, hành, nghệ: Có tác dụng lợi tiểu, tiêu phù, lợi sữa: Cá chép một con 500 g, gạo tẻ 100 g, 2 cây hành, bột nghệ, rượu vang, gia vị. Cá chép làm sạch ướp rượu, bột nghệ, rồi luộc chín lóc bỏ xương lấy nạc và nước. Nấu cháo nhừ mới cho nước luộc cá, hành, gia vị vào, nấu sôi lại. Ăn vào buổi sáng và tối (trong Bản thảo cương mục không dùng nghệ mà lại dùng gừng và trần bì).
Canh cá chép, đẳng sâm, hoàng kỳ: Bổ tỳ, kiện vị, lợi tiểu, tiêu phù, an thai, lợi sữa. Cá chép một con 500 g làm sạch, đẳng sâm 15 g, hoàng kỳ 50 g, cho vào túi rồi cùng cá nấu canh (để lửa nhỏ, lâu cho nhừ).
Canh cá chép, bạch truật: Kiện tỳ, lợi thủy, dưỡng huyết, an thai. Cá chép một con 500 g, bạch truật 15 g, phục linh 15 g, đương quy, bạch thược, gừng tươi mỗi thứ 10 g. Cá chép đánh vảy bỏ ruột, mang. Các vị thuốc bỏ vào túi vải, cùng nước 1.500 ml, cá nấu chín. Ăn cá uống canh.
Canh cá chép đen: Kiện tỳ, thảm thấp, lợi tiểu, hết phù, an thai. Cá chép đen một con khoảng 500 g, xích tiểu đậu 100 g, bạch truật 20 g, tang bạch bì 15 g, trần bì 10 g, hành hoa 3 cây. Cá chép làm sạch. Trước hết nấu xích tiểu đậu với 2 lít nước cho nở. Các vị thuốc khác cho vào túi vải rồi cho cá cùng vào nồi có đậu, ninh đến khi đậu nhừ thì cho hành, không cho muối. Ăn cá trước rồi ăn đậu, sau uống canh, ngày 3 lần thì hết.
Canh cá chép đỗ trọng: Ôn dương, bổ thận, lợi tiểu, tiêu thũng, chữa phù, đau lưng. Đuôi cá chép to 500 g, đỗ trọng 30 g, câu kỷ tử 30 g, can khương (gừng khô) 10 g. Cá chép làm sạch nấu chung với túi bỏ 3 vị thuốc. Hầm một giờ chia 2 lần ăn trong ngày cả cá và nước (bỏ bã thuốc), cũng có thể ăn hằng ngày hoặc cách ngày. Ăn 5-7 lần liền, nghỉ một thời gian rồi dùng tiếp.
BS. Phó Thị Thu Hương , Sức Khỏe & Đời Sống
Món Ăn An Thai Cho À Bầu Từ Cá Chép
Lần mang bầu đầu tiên, vì chưa có nhiều kinh nghiệm nên tôi cũng không biết ăn gì tốt cho con, ăn gì khỏe cho mẹ. Thật may mắn thời gian đó tôi được sống cùng bố mẹ đẻ, mẹ tôi lại là người rất chu đáo và có nhiều kinh nghiệm nên tất cả thực đơn trong ngày của tôi đều được bà nấu cho. 3 tháng đầu tôi cũng bị ốm nghén, không ăn uống được nhiều nên mẹ thường tự tay đi chợ, nấu các món cháo để tôi dễ nuốt. Những ngày đó, hầu như tuần nào mẹ cũng nấu cho tôi 1 bữa cháo cá chép. Dù tôi chẳng thích ăn món cháo cá lắm nhưng sợ mẹ phật ý nên tôi vẫn cố ăn. Bước sang tháng thứ 4, tôi đã thực sự chán ngấy món cháo cá nhưng mẹ vẫn tiếp tục nấu 1-2 tuần 1 lần. Tôi mạnh dạn thủ thỉ với mẹ về sự chán ngán của mình thì mẹ bảo ăn món này rất tốt cho em bé. Chỉ nghe đến đấy thôi, mắt tôi đã sáng lên bởi cứ thấy tốt cho con là tôi sung sướng lắm.
Theo mẹ tôi thì trong thịt cá chép có chứa nhiều dưỡng chất như axit lutamic, glycine, chất béo, arginine – rất tốt cho thai phụ. Mẹ còn chích dẫn sách y học ghi lại rằng: “Cá chép chủ trị an thai nên khi thai động, hoặc bà bầu bị phù thì nênăn cá chép”. Ngoài ra, cá chép còn rất có lợi cho người ăn uống kém, ăn uống không tiêu, người cao tuổi suy nhược, đau lưng, nhức mỏi tay chân. Đối với riêng mẹ bầu và sản phụ, cá chép giúp an thai, thông sữa.
Còn theo dân gian, cá chép không chỉ giúp bồi bổ cho mẹ bầu, mà còn giúp sinh con da trắng , môi đỏ, thông minh. Nghe những lời mẹ nói, bỗng dưng tôi chẳng còn cảm thấy chán ngán món cháo cá chép nữa nhưng hình như biết được điều này, mẹ bảo: “Từ nay mẹ sẽ chế biến cá chép thành nhiều món để cô bớt ngán. Thấy cô cứ ăn cháo mẹ lại tưởng cô thích.”
Hướng dẫn cách nấu các món ngon với cá chép:
Cháo cá chép
Chuẩn bị: (Cho 3 – 4 phần ăn)
– 1 con cá chép còn sống khoảng 0,5kg – Gạo tẻ 1/3 bát ăn cơm. – 1 nắm gạo nếp – Gia vị – 2 củ hành khô – Lá ngải cứu – Rau mùi ta, thì là
Chế biến:
– Cá chép bỏ ruột, đánh vẩy và rửa sạch đặc biệt khu vực mang cá. Để cá bớt tanh, mẹ có thể rửa với rượu mạnh và nước gừng tươi.
– Luộc cá đến khi nước sôi, hớt bọt cho trong nước, hạ lửa cho liu riu khoảng 40 phút cho cá chín đều thì vớt ra, gỡ lấy thịt cá.
– Nước luộc cá để lắng, gạn lấy nước trong, đun sôi cho ít gia vị rồi cho gạo nếp, gạo tẻ vào nấu thành cháo. Chú ý nước sôi cho gạo vào đợi nước sôi lại thì hạ lửa nhỏ. Hầm gạo khoảng 1 giờ là chín.
Sau khi sơ chế, để có món cháo cá chép ngon, phù hợp với khẩu vị của mỗi người, có 2 cách như sau:
Cách 1: Đối với những người ăn được đồ tanh (tức là không nghén): Cháo chín thả phần thịt cá đã gỡ sạch xương răm vào nồi cháo, đảo đều, nêm nếm gia vị rồi thả rau ngải vào cho lá ngải chín thì có thể ăn được.
Cách 2: Đối với các bà mẹ đang nghén (nghén thì hay sợ mùi tanh): 2 củ hành khô bằm nhỏ, cho dầu ăn vào chảo đợi cho sôi phi thơm hành lên xào thịt cá cho săn, trong lúc xào nhớ nêm ít gia vị. Sau đó trút vào nồi cháo đảo đều, nêm gia vị vừa ăn. Rau mùi và thì là thái nhỏ, khi nào ăn rắc vào cháo cá.
Cá chép nấu canh chua
– Cá chép: 400 g – Cà chua: 4 quả – Dưa chua: 1 bát con – Gừng: 1 nhánh nhỏ – Hành lá, thì là, rau dăm – Gia vị: dầu ăn, hạt nêm, bột canh, mì chính.
Thực hiện:
– Hành, dăm, thì là rửa sạch cắt khúc, gừng gọt vỏ thái chỉ, cà chua rửa sạch bổ múi cau.
– Cá chép sau khi làm sạch cắt khúc. Cá chép sau khi làm sạch cắt khúc.
– Phi thơm hành với dầu ăn cho cà chua vào xào sơ. Nêm ½ thìa bột canh để cà chua mau nhừ. Sau đó cho phần nước lạnh vào đun sôi. Nêm gia vị vừa miệng.
– Khi nồi nước sôi thả cá chép đã rán sơ vào đun nhỏ lửa cho ngọt nước.
– Đun thêm khoảng 4 phút. Thêm hành, thì là rau dăm cùng mì chính, tắt bếp cho canh riêu cá chép chua cay ra bát.
Cá chép xốt cà chua
– Cá chép 1 con – Cà chua – Hành lá – Tỏi băm, gừng băm – Gia vị – Dầu ăn
Thực hiện:
– Cá chép bỏ ruột, đánh vẩy và rửa sạch. Dùng dao khía những đường dọc thân cá, mỗi đường cách nhau khoảng 2cm. Cho ra tô, ướp với một chút gia vị trong khoảng 20phút.
– Cho dầu ăn vào chảo sâu lòng. Đun dầu nóng già, cho cá vào chiên vàng. Để ra giấy thấm bớt dầu. Cho ra đĩa.
– Cho 1 ít dầu vào nồi. Cho gừng, tỏi băm nhỏ vào xào thơm. Cho thêm dấm, đường, cà chua, muối và 40ml nước, khuấy đều, nếm vừa.
– Nêm nếm thành sốt chua ngọt vừa miệng. Rắc hành lá thái nhỏ.
– Đổ nước sốt lên mình cá. Thưởng thức khi nóng là ngon nhất.
Theo Eva
Cùng Danh Mục:
11 Món Canh Giải Nhiệt Bà Bầu Nên Ăn
Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Nhung, khoa Sản phụ Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn cho biết, mùa hè với thời tiết nóng bức làm các mẹ bầu cảm thấy nóng nảy, bứt rứt. Những ngày này, thực phẩm sẽ góp phần giải nhiệt, kích thích vị giác giúp mẹ và bé khỏe mạnh.
Canh bí đao
Bí đao được dùng nấu nước sâm như một loại nước thanh nhiệt, giải độc. Vì vậy mùa nóng, các mẹ có thể ăn canh bí đao nấu sườn hoặc thịt nạc vừa bổ sung khoáng chất vừa tạo năng lượng lại có thể thanh nhiệt, giữ dáng.
Canh rong biển
Rong biển chứa rất nhiều vitamin C, B2, B3, DHA, chất khoáng. Đây là món canh giúp mẹ bầu cảm thấy khỏe khoắn, cung cấp dưỡng chất cho thai nhi, bởi tính chất giải nhiệt.
Các món canh cua
Cua giàu canxi, cung cấp nhiều khoáng chất giúp bé phát triển chiều cao, mẹ phòng thiếu hụt canxi trong thai kỳ. Cua nấu canh với rau đay, mùng tơi, mướp… rất ngọt ngào dễ chịu cho khẩu vị mẹ bầu. Cần phải nhặt sạch sẽ loại bỏ mang cua trước khi xay. Lược kỹ và nấu chín, không ăn khi cua chưa được làm kỹ và chưa nấu chín.
Canh hạt sen, củ sen
Hạt sen giúp an thần, củ sen vị ngọt tính mát là một bài thuốc an thai, dưỡng thần thích hợp cho bà bầu. Có thể kết hợp với thịt gà, sườn hoặc thịt bằm.
Canh rau củ
Các loại rau củ như khoai tây, cà rốt, súp lơ khi kết hợp với nhau cho bạn một món canh hỗn hợp giàu dinh dưỡng gồm vitamin, khoáng chất, tinh bột. Nấu canh với thịt bò càng làm tăng bổ dưỡng đối với mẹ thiếu máu do thiếu sắt. Mặt khác ăn nhiều rau củ, thai phụ tránh tình trạng táo bón, nóng bức cơ thể giúp thai kỳ nhẹ nhàng hơn.
Củ sắn
Củ sắn có hàm lượng nước rất cao. Các mẹ có thể gọt sạch rửa bằng nước đun sôi để nguội với tí muối để ăn sống hoặc nấu nước canh với sườn, tôm.
Rau dền
Dền có tính mát, lợi tiểu, nhiều vitamin. Ăn rau dền các mẹ dễ hấp thu sắt và canxi vì rau dền không chứa axit oxalic. Oxalic vốn ngăn trở sự hấp thụ sắt và canxi của cơ thể.
Canh chua
Các loại canh chua thường được dùng khi trời nóng nhằm kích thích vị giác, tạo cảm giác ăn ngon miệng. Canh chua nấu với cá lóc, trái sấu, trứng giúp thay đổi khẩu vị bà bầu.
Bí đỏ
Bí giúp thanh nhiệt, nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón.
Canh dưa
Dưa hấu là loại trái cây giải khát, thanh nhiệt hữu hiệu. Hãy thử món canh dưa hấu nấu với sườn; vị ngọt dịu của dưa hấu và sườn đem lại cảm giác lạ lẫm dễ ăn.
Canh củ năng (củ mã thầy)
Củ năng nhiều nước, vị giòn sựt sựt có thể ăn khi luộc hoặc nấu canh rất thích hợp cho mẹ bầu mùa nóng với tính chất thanh nhiệt, kháng viêm. Món canh này dễ dùng và rất công hiệu trong việc phòng ngừa các chứng viêm như viêm amidan, viêm họng.
Cao Khẩm
Cách Nấu Cháo Cá Chép Cho Bà Bầu Ăn Vào Tháng Thứ Mấy Thì Tốt?
Nấu cháo cá chép cho bà bầu ăn vào tháng thứ mấy thì tốt?
Từ lâu cá chép được xem là một món ăn bổ dưỡng rất có lợi cho sức khỏe bà bầu. Nhiều người còn cho rằng ăn cháo cá chép sẽ giúp con sinh ra thông minh và khỏe mạnh. Vậy bà bầu nên ăn cháo cá chép vào tháng thứ mấy của thai kỳ để giúp an thai?
Theo quan niệm Đông y cá chép còn được gọi là lý ngư. Thịt cá, vây cá và đầu cá đều được xem là những vị thuốc quý rất có lợi cho sức khỏe. Hàm lượng dinh dưỡng của cá chép tuy không quá nổi bật so với các loại cá khác nhưng từ trước đến nay đây vẫn là một món ăn rất có tốt cho bà bầu giúp lợi tiểu, thông sữa, chữa ho, lỡ loét…
+ Cách nấu cháo cá chép đậu đỏ: Bạn có thể chọn con cá chép nặng khoảng 500g nấu cùng 120g đậu đỏ, có thể cho thêm ít gừng và hành lá để tăng hương vị đậm đà cho món cháo.
+ Cách nấu cháo cá chép đậu xị: Chuẩn bị 1 con ca chép nặng 500g, đậu xị 10g, gạo nếp 200g, hành lá. Cá đã chế biến kĩ và rửa sạch sau đó đem luộc lấy nước, lọc bỏ xương và tiến hành nấu cháo. Khi cháo nhừ tiến hành cho đậu xị, hành lá, nêm gia vị vừa ăn.
+ Cách nấu cháo cá chép hành nghệ: Lấy 1 con cá chép khoảng 500g đem rửa sạch, cạo vảy, mổ ruột, chế biến kĩ để giảm bớt mùi tanh ướp với nghệ, rượu vang, luộc chín lọc bỏ xương lấy thịt và nước. Sau khi nấu cháo nhừ mới cho nước luộc cá, hành lá và nêm gia vị vừa ăn.
+ Món cháo cá chép đậu xanh: Gạo nếp, gạo tẻ, đậu xanh đem vo sơ qua rồi trộn đều vào nhau. Có thể ngâm gạo trước khi nấu cháo 30-60 phút cho cháo nhanh chín. Cho tất cả gạo và đậu xanh vào nồi nước luộc cá để ninh khoảng 30-40 phút. Ban đầu để lửa to cho hạt cháo nhanh mềm, sau đó vặn nhỏ lửa để ninh cháo đến khi nhừ hẳn. Nêm nếm gia vị theo khẩu vị.
Hướng dẫn sơ chế cá chép nấu cháo cho bà bầu không bị tanh
Có một số người cho rằng, khi nấu cháo cá chép cho bà bầu chỉ cần rửa sạch cá, nấu nguyên con cùng cháo là không đúng. Cách làm này rất nguy hiểm vì mẹ bầu có thể ăn nhầm phải mật cá chứa chất Cyprinol sulfat sẽ có nguy cơ ngộ độc. Nhẹ thì chị em có thể bị buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, nặng có thể tử vong do suy gan, suy thận cấp. Chính vì vậy, khi nấu cháo cá chép cho bà bầu, các bạn cần sơ chế khử sạch mùi tanh của cá theo hướng dẫn sau:
+ Bước 1: trước khi chế biến món cháo cá chép, bà nội trợ cần đánh vảy, bóc mang, mổ cá, bỏ ruột, chặt khúc, rửa sạch cá dưới vòi nước. Chị em nên dùng muối hạt to chà sạch trên lớp da cá để khử mùi tanh của cá.
+ Bước 2: Sau đó, để ráo nước rồi mới đem chế biến các khâu tiếp theo. Để món cá chép thơm ngon hơn, mẹ bầu cho một chút gừng đập dập, cho nước vào đun sôi rồi thả cá luộc chín. Chờ khi các khúc cá nguội đem lọc bỏ xương cá lấy thịt cá. Ướp thịt cá với 1 thìa nước mắm, một chút hạt tiêu mới chuẩn bị nấu cháo.
Tags: cháo cá chép an thai, cháo cá chép tốt cho thai nhi, cháo cá chép cho bà bầu
Cập nhật thông tin chi tiết về 11 Món Ăn Từ Cá Chép – Thuốc Quý Cho Bà Bầu trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!