Bạn đang xem bài viết 11 Cách Chế Biến Nấm Mèo Khô Cực Đơn Giản Lại Tốt Cho Sức Khỏe được cập nhật mới nhất trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chắc hẳn các bạn cũng biết Nấm Mèo (Nấm Mộc Nhĩ) là một trong những loại nấm ăn có dược tính cao, đặc biệt nói về đặc tính hỗ trợ máu huyết thì trên cả tuyệt vời, nhất định phải nên thường xuyên bổ sung trong khẩu phần ăn.
Khi chế biến Nấm Mèo cần lưu ý gì?Bởi có đặc tính dược lý cao, cũng như có những chất gây dị ứng, nên trước khi chế biến Nấm Mèo khô với bất kỳ món ăn nào, cần lưu ý một số cách sơ chế như sau:
1. Nhất định không ăn Nấm Mèo tươi 2. Không nên ngâm Nấm Mèo ở nước nóngTrước khi chế biến các loại nấm khô, thường thì đa số chúng ta hay có thói quen ngâm nấm trong nước nóng để nấm nở ra nhanh chóng hơn so với nước lạnh. Tuy nhiên, cách đấy không hề đúng và với Nấm Mèo lại càng không được ngâm trong nước nóng.
Nếu bạn đem ngâm Nấm Mèo trong nước nóng sẽ càng làm cho chất Morpholine có sẵn trong nấm có cơ hội phát triển mạnh hơn, khi ăn vào thì tác hại sẽ ngứa ngáy hay phù nề như trên.
3. Không ngâm Nấm Mèo trong nước quá lâuĐây cũng là thói quen của nhiều chị em nội trợ khi chế biến Nấm Mèo khô hay nhiều loại nấm khô khác, đó là chúng ta thường nghĩ ngâm càng lâu nấm càng mềm càng tươi. Đây là sai quá sai, chính vì suy nghĩ này mà đã xảy ra nhiều trường hợp nhập viện đáng tiếc.
Bạn cần lưu ý rằng, Nấm Mèo nói riêng hay các loại nấm khác nói chung, nếu bị ngâm quá lâu trong nước sẽ khiến món ăn đó bị biến chất. Bên cạnh đó, chúng có thể gây độc thực phẩm, nguyên do là trong nấm hay các loại thực phẩm có chất đạm nếu ngâm nước lâu sẽ dẫn đến chất đạm bị thủy phân.
Vậy nên, trước khi chế biến Nấm Mèo khô, bạn chỉ nên ngâm chúng trong nước lạnh từ 30-45 phút là đủ trước khi sử dụng để chế biến!
4. Không ăn cùng các món ăn hay đồ uống có tính HànVốn dĩ đa số chủng loại nấm mang tính hàn nên hoàn toàn không thể ăn cùng với một số món ăn cũng có mang tính hàn, sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa. Dẫu Nấm Mèo mang tính bình nhưng cũng cần phải lưu ý khi dùng chung với các món ăn khác có tính hàn hay đồ uống lạnh.
Ví dụ: Trong các món ốc mang tính hàn nên không thể ăn cùng với các loại nấm có tính hàn, nếu ăn cùng nhau có thể dẫn đến tiêu chảy hay các bệnh đường ruột khác, thật không hề dễ chịu chút nào. Riêng với Nấm Mèo có thể sẽ không thấy hoặc ít triệu chứng hơn nhưng cũng cần lưu ý rõ.
Khi dùng các loại thực phẩm có dược tính cao, tùy theo cơ địa mỗi người sẽ có phản ứng khác nhau.
Cách chế biến Nấm Mèo khô đơn giản giúp giảm bệnhTẠI ĐÂY
1. Món ăn cho người bị mỡ máu cao và bị nghẽn mạchNguyên liệu cần chuẩn bị:
Nguyên liệuLượngNấm Mèo Khô10 gramThịt lợn nạc50 gramTáo Tàu đen5 quảGừng3 látNước lạnh800 ml
Cách chế biến món ăn:
Cách làm1Bạn chuẩn bị 1 cái nồi cùng 800 ml nước.2Cho tất cả Nấm Mèo, thịt lợn nạc, táo tàu đen, gừng trong nồi nước.3Sắc như thuốc bắc, đến khi nào chỉ còn lại khoảng 25% tức 1/4 nước.4Bạn cho thêm vào ít muối, bột ngọt cho vừa ăn.
Món này có thể ăn như canh vậy đó, nên ăn 1 lần/ngày và ăn mỗi ngày luôn.
2. Người bị tai biến mạch máu não, mạch vành, đông máuNguyên liệu cần chuẩn bị:
Nguyên liệuLượngNấm Mèo Khô100 gramNấm Tuyết Khô100 gramDưa chuột50 gram
Cách sơ chế:
Cách làm1Nấm Mèo và Nấm Tuyết bạn ngâm nước lạnh 15-20 phút cho nấm nở.2Xong rồi bạn xé nhỏ tai nấm ra cho dễ dùng.3Thái lát dưa chuột ra từng lát mỏng.
Cách chế biến:
Cách làm1Bạn chần nấm với nước sôi một chút rồi vớt ra.2Rồi sau đó bạn dội nước lạnh làm nguội, để cho thật ráo nước.3Đặt nấm vào dĩa to, rưới lên chút dầu ăn rồi cho vào lò hầm tầm vài mươi giây.4Lấy ra, nêm lên một chút gia vị cho vừa ăn theo khẩu vị của bạn.
Bạn nên ăn mỗi ngày 1 lần sẽ giúp giảm và hạn chế các vấn đề trên hiệu quả.
3. Người bị mạch vành và cao huyết áp
10 gram Nấm Mèo
10 gram Ngân Nhĩ
Cách chế biến:
Cách làm1Ninh 2 món Nấm Mèo và Ngân Nhĩ cho nhừ ra2Thêm chút đường phèn vào là có thể ăn được.
Bạn nên ăn món này trước khi đi ngủ mỗi ngày sẽ rất lợi cho huyết áp.
4. Người đi tiểu và đại tiện ra máuNguyên liệu cần chuẩn bị:
50 gram Nấm Mèo
Cách chế biến:
Sao thán tồn tính
Cách sao thán tồn tính1Bạn bắt 1 cái chảo lên bếp và cho lửa vừa phải để đốt chảo cho nóng2Chảo nóng rồi bỏ nấm vào và đảo đều tay đến khi bên ngoài nấm cháy đen, giòn.3Lúc này bẻ ra bên trong nấm vẫn còn nguyên chất.4Tán nhuyễn thành bột để uống.
Mục đích của việc sao tồn tính trong Y Học để thuốc dễ sắc, dễ chiết xuất hoạt chất, dễ ngấm và dễ hấp thu mà vẫn giữ nguyên được hàm lượng chất của thuốc.
5. Người bị đại tiện không thôngNguyên liệu cần chuẩn bị:
30 gram Nấm Mèo
30 gram Hải Sâm
200 gram Phèo lợn
Cách chế biến:
Phèo lớn bạn hãy rửa cho thật sạch và cắt ra thành từng đoạn nhỏ.
Cho phèo vào nồi cùng với Nấm Mèo và Hải Sâm để nấu chung.
Nêm nếm thêm gia vị vừa đủ theo khẩu vị bạn dùng là được.
6. Người bị hư lao và khạc ra máu
50 gram Nấm Mèo
Cách chế biến:
Ngâm nấm trong nước lạnh 15-20 phút cho mềm.
Cho nấm vào nồi và nấu nhừ lên (hoặc có thể xào chín).
Thêm chút đường phèn cho vừa vị.
7. Người bị ho và ho có nhiều đờmNguyên liệu cần chuẩn bị:
20 gram Nấm Mèo
15 gram đường
Cách chế biến:
Nấu chung Nấm Mèo với đường trong nồi nước đến khi chín là được.
Bạn dùng để uống như nước lọc, cách chế biến Nấm Mèo này sẽ giảm ho và đờm đáng kể luôn đấy, thử ngay nếu bạn đang mắc phải…
8. Người bị rong kinhNguyên liệu cần chuẩn bị:
30 gram Nấm Mèo
15 gram đường cát
Cách chế biến:
Nấm Mèo bạn xào trước với lửa nhỏ một chút.
Xong cho thêm 300ml nước + đường cát và để nấu cho chín.
9. Người bị bệnh trĩCách này hỗ trợ trị bệnh trĩ rất hay, nếu phát hiện bệnh sớm và dùng liền theo cách này thì bạn sẽ sớm khỏi.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
9 gram Nấm Mèo đen
Cách chế biến:
Sao khô
Tán thành bột
Bạn sẽ chia làm 3 cử uống mỗi ngày với nước ấm.
10. Người bị xơ cứng động mạch, chảy máu võng mạc
30 gram Nấm Mèo
Đường phèn
Cách chế biến:
Ngâm Nấm Mèo trong nước lạnh 15-20 phút cho nấm nở ra
Sau đó rửa lại nấm một chút cho sạch rồi để ráo nước
Khi nấm đã ráo rồi thì cho vào nồi hấp với đường phèn trong khoảng 2 tiếng.
Bạn nên chế biến món Nấm Mèo này ăn món này mỗi ngày trước khi đi ngủ rất tốt.
11. Người bị bệnh lỵ mãn tínhNguyên liệu cần chuẩn bị:
30 gram Nấm Mèo đen
8 gram Lộc Giác Sương
Cách chế biến:
Lấy Nấm Mèo đen sao khô với Lộc Giác Sương
Tán bột rồi trộn đều với nhau
Mỗi ngày bạn uống 2 lần, mỗi lần uống 10 gram với nước ấm.
Lộc Giác Sương là bã gạc hươu sau khi nấu cao, đã loại chất keo, phơi hoặc sấy khô, khi nghiền hoặc tán nhỏ sẽ thành bột trắng.
Công dụng và lợi ích khi dùng Nấm Mèo thường xuyên 1. Tác dụng hỗ trợ bệnh lýCác tác dụng hỗ trợ bệnh lý cực hiệu quả của Nấm Mèo như:
Lỵ ra máu
Tiểu dắt hay tiểu ra máu
Trị lở
Bền cơ
Bổ khí
Hoạt huyết
Trường phong hạ huyết
Nhuận táo
Lợi trường vị
Làm cho máu ngừng chảy ra ở các vết thương
Làm mát máu
…
Đây là khi nói đến quá trình cơ thể có bệnh lý thì Nấm Mèo sẽ hỗ trợ tốt các triệu chứng đó giúp bạn chóng khỏe.
2. Tác dụng cho sức khỏeĐây là khi cơ thể bạn khỏe mạnh hoặc có nguy cơ sẽ dẫn đến bệnh lý trong tương lai, Nấm Mèo sẽ hỗ trợ ngăn ngừa và giảm các tác nhân có nguy cơ gây bệnh.
Các tác dụng hỗ trợ sức khỏe của Nấm Mèo khô kể đến như:
Chống ung bướu
Chống các bệnh về viêm nhiễm
Giảm mỡ máu
Hạ lượng đường trong máu
Chống oxy hóa
Bảo vệ hệ tim mạch
Chống đông máu
Hỗ trợ xương chắc khỏe
…
5
/
5
(
1
bình chọn
)
Chế Biến Nấm Hương Rừng Thơm Ngon, Bổ Dưỡng Cho Sức Khỏe
Từ xưa, nấm hương rừng đã được mệnh danh là ” Hoàng hậu của thực vật” và ” Vua của loài rau”. Không phải tự nhiên mà nó được người ta đặt cho những cái tên mỹ miều như thế, mà bởi nấm hương là loại thực vật giàu protein nhất có tới 12-14g Protein/100g. Nhưng để chế biến nấm hương rừng vừa bổ dưỡng cho sức khỏe mà vẫn giữ được hương vị thơm ngon thì không phải ai cũng biết. Những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng từ nấm hương rừng.
+ Cánh gà: 8 cái
+ Nấm hương: 100g
+ Rau mùi, hành lá.
+ Gừng, tiêu, đường, dầu mè.
Bước 1: Sơ chế cánh gà.
Rửa sạch cánh gà với nước muối để bớt mùi hôi, sau đó đem rửa lại với nước sạch 1 lần nữa. Tiếp theo, ướp cánh gà với cùng 1 thìa rượu trắng, dầu mè, muối, đường, tiêu, gừng băm nhỏ rồi trộn đều, ướp trong vòng 30 phút để cánh gà ngấm gia vị.
Bước 2: Chuẩn bị gia vị.
Hành khô bóc vỏ, băm nhỏ. Nấm hương khô ngâm nước sạch trong khoảng 20 phút, sau đó rửa sạch, cắt bỏ phần chân nấm.
Bước 3: Rán cánh gà.
Cho chảo dầu lên bếp, khi dầu nóng già thì cho cánh gà vào chiên đều, chín vàng 2 mặt. Khi chiên gà, các bạn không nên để lửa quá to dễ làm cho cánh gà chín ngoài sống trong, và nên lật đều cả 2 mặt để cánh gà có màu sắc đẹp mắt. Sau khi chiên xong, cho gà vào đĩa sạch có giấy thấm dầu để ráo dầu.
Bước 4: Sốt cánh gà.
Lấy một chiếc nồi mới, cho cánh gà sốt cùng với nấm hương. Cho thêm dầu hào, một nửa bát con đun nước sôi để nguội vào nồi cánh gà đang sốt. Om thịt trên ngọn lửa nhỏ cho đến khi nước gần cạn. Thỉnh thoảng đảo đều tay cho cánh gà không bị bén lửa cháy xém. Khi cánh gà đã chín, ngấm gia vị thì các bạn trình bày ra đĩa tùy ý thích và thưởng thức.
+ Nấm hương khô: 25g
+ Thịt heo: 200g
+ Cà rốt: 1 củ
+ Đậu cô ve: 200g
+ Hành ngò
+ Tỏi
+ Dầu ăn, đường, bột nêm, nước mắm, tiêu,..
Bước 1: sơ chế
+ Nấm hương ngâm nước ấm khoảng 30 phút, cạo rửa sạch, cắt bỏ chân nấm, để ráo. Thái nhỏ thành miếng vừa ăn ( nếu nấm nhỏ thì để nguyên tai ).
+ Thịt heo rửa sạch, thái miếng vừa ăn.
+ Cà rốt gọt vỏ, thái sợi.
+ Đậu cô ve tước bỏ chỉ, cắt xéo.
+ Hành ngò rửa sạch, cắt khúc.
+ Tỏi băm nhuyễn
Bước 2: Chế biến
+ Bắc chảo lên bếp cho nóng, cho dầu ăn, tỏi vào phi vàng.
+ Cho thịt heo và nấm vào xào. Nêm đường, bột nêm, 1 muỗng cà phê nước mắm ngon sao cho vừa ăn.
+ Khi thịt và nấm chín săn lại, cho đậu cô ve và cà rốt vào xào chín.
+ Tắt bếp, cho hành lá vào. Cho món ăn ra đĩa, rắc tiêu và ngò lên trên cho đẹp.
+ Nấm hương: 50gr
+ Trứng cút: 10 quả
+ Súp lơ xanh: 1 cái
+ Giò sống: 150gr
+ Su hào
+ Cà rốt: 1 củ
+ Nước hầm xương: 300 – 400ml
+ Gia vị: muối, bột ngọt, tiêu.
+ Trang trí: hành lá, rau mùi.
Bước 1: Sơ chế.
+ Nấm hương ngâm trong nước ấm, vớt ra cắt bỏ chân nấm để loại bỏ mùi hôi.
+ Trứng cút luộc chín, bóc vỏ
+ Súp lơ chẻ nhỏ thành miếng vừa ăn rồi rửa sạch.
+ Su hào, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, tỉa hoa ( tùy ý thích ) rồi cắt thành lát mỏng.
+ Gừng gọt vỏ, rửa sạch rồi thái lát mỏng.
+ Hành lá, rau mùi nhặt bỏ gốc, lá úa rồi đem rửa sạch, thái nhỏ.
Bước 2: Chế biến.
+ Trộn đều giò sống với 1 chút tiêu.
+ Sau đó, nhồi giò sống vào nấm hương. Chú ý không nên nhồi hay miếng quá to sẽ làm mọc nhìn không đẹp mắt.
+ Tiếp theo, đặt nồi nước hầm xương lên bếp, cho vào 1 ít gừng và hành lá, đun sôi rồi cho nấm hương đã nhồi giò sống vào nồi, luộc trong khoảng 5 – 6 phút thì vớt mọc ra.
+ Sau đó, cho cà rốt và luộc chín trong khoảng 4 – 5 phút thì cho tiếp su hào, súp lơ, trứng cút vào, nêm gia vị sao cho vừa ăn.
+ Cuối cùng, các bạn múc phần rau củ đã chín ra 1 cái tô, sau đó cho mọc đã luộc chín và cùng và chan nước dùng rồi thưởng thức.
+ Có thể cho thêm 1 ít cọng hành chẻ, ngò lên trên để cho đẹp mắt.
+ Chân giò heo: 1 cái ( nên chọn chân giò trước )
+ Nấm hương: 20g
+ Cà rốt: 1 củ
+ Bột quế, hoa hồi
+ Hành lá, hành khô
+ Gia vị: hạt nêm, mắm, tiêu,..
Bước 1: Sơ chế chân giò: rửa sạch, chần qua nước sôi cho thêm 1 chút rượu trắng và gừng đê khử mùi hôi.
Bước 2: Ướp thịt chân giò.
+ Cho thịt vào bát lớn rồi ướp cùng với hành khô và đã được băm nhuyễn, gia vị vừa đủ cùng với một ít hoa hồi, bột quế.
+ Để thịt chân giò ngấm đều ngon thì các bạn nên ướp khoảng 2 – 3 tiếng.
Bước 3: Nấu thịt chân giò.
+ Cho chảo dầu lên bếp, đợi dầu nóng già, cho chân giò vào rán tới khi thấy chân giò ngả sang màu vàng rồi cho ra bát.
+ Sau đó, cho nấm hương vào xào trong chảo đấy luôn cùng với 1 ít hành khô.
+ Lấy nồi ấp suất cho chân giò với cà rốt đã thái khoanh tròn và nấm hương vào. Đổ nước ngập chân giò, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi đun lửa nhỏ liu riu tầm 1 – 2 tiếng cho tới khi chân giò mềm nục là được.
+ Khi chân giò đã mềm nục, cho ít hành hoa đã phi thơm lên trên, có thể cho 1 ít rau mùi, hành lá lẻ lên bát canh để đẹp mắt.
Cách Chế Biến Mướp Đắng Rừng Thơm Ngon – Bổ Dưỡng – Tốt Cho Sức Khỏe
Chủ đề: chế biến mướp đắng rừng
Chế biến mướp đắng rừng xào trứng thịt băm hấp dẫn
Chuẩn bị nguyên liệu:
– Mướp đắng rừng 2 – 3 quả
– Thịt băm 150g
– Trứng gà 1 quả
– Hành củ, hành lá
– Gia vị: mắm, muối, mì chính
Cách làm:
Mướp đắng rừng bạn nên chọn quả xanh không bị khô héo, loại bỏ phần hạt bên trong ruột mướp đắng rừng. Sau đó đem rửa sạch thái lát, ngâm vào nước lạnh một chút để làm giảm độ hăng và dễ ăn hơn.
Mướp đắng rừng xào trứng đầy đủ dưỡng chất
Hành củ bạn băm nhỏ để ướp với phần thịt băm, cho thêm một chút gia vị chờ một lúc cho ngấm. Hành lá bạn đem cắt thành đoạn khoảng 5mm.
Trứng gà bạn đập ra bát, sau đó nêm một ít nước mắm.
Canh mướp đắng rừng nhồi thịt giải nhiệt cơ thể
Bạn sẽ bổ sung thêm vào menu nấu ăn của mình món canh mướp đắng rừng nhồi thịt rất tốt cho sức khỏe.
Chuẩn bị nguyên liệu:
– Mướp đắng rừng 3 – 4 quả
– Thịt lợn xay khoảng 250g
– Hành lá, hành củ, rau mùi
– Gia vị: mắm, muối, mì chính
Cách làm:
Mướp đắng rừng nhồi thịt dễ làm, bổ dưỡng
Hành củ đem băm nhỏ sau đó ướp với thịt băm, cho thêm một chút muối và mì chính để khoảng 20 phút.
Cách chế biến mướp đắng rừng xào nấm
Chuẩn bị nguyên liệu:
– Mướp đắng rừng 3 quả
– Nấm rơm khoảng 150g
– Cà rốt 1 củ
– Hành lá, rau mùi
– Gia vị
Cách làm:
Nấm rơm đem rửa sạch với nước, loại bỏ các chất bẩn, bụi. Sau đó chuẩn bị một thau nước muối đem ngâm khoảng 10 phút và vớt ra để ráo nước.
Cà rốt gọt bỏ vỏ, thái thành những sợi mành và dài.
Mướp đắng rừng bạn đem lột bỏ ruột, rửa sạch sau đó đem đi thái lát và ngâm trong nước lạnh một lúc cho dễ ăn.
Món chay dễ làm tốt cho sức khỏe
Hành củ bạn băm nhỏ cho vào phi thơm, cho nấm rơm vào xào qua. Tiếp đến là cho cà rốt và mướp đắng vào xào chung. Thêm nếm gia vị ăn cho vừa ăn, khi nhận thấy món ăn gần được bạn cho hành lá và rau mùi vào.
Thực Đơn Món Ăn Chay Tốt Cho Sức Khỏe
Ẩm thực chay là xu hướng không mới nhưng đang ngày càng được rất nhiều người hưởng ứng và áp dụng. Ngày nay, ẩm thực chay đã mang những ý niệm mới mẻ và tiến bộ hơn, chứ không còn là một ẩm thực mang tính chất và giới hạn trong tín ngưỡng, tôn giáo. Nguyên nhân là bởi các món ăn chay có lợi ích rất tích cực đối với sức khỏe con người, nhờ chế độ dinh dưỡng giàu đạm thực vật, nhiều chất xơ và chất khoáng cùng các vitamin.
Ăn chay là trong các bữa ăn chỉ sử dụng các loại thực phẩm chay như rau củ, các loại hạt, các loại đậu, nấm… để chế biến thành các món ăn mà không sử dụng thịt các loài động vật.
Tuy nhiên, chế độ ăn thuần chay nếu không đúng phương pháp có thể khiến cho bạn thiếu dinh dưỡng (protein, omega-3) và các vi chất dinh dưỡng (vitamin B12, vitamin D; thiếu sắt, kẽm, canxi, i-ốt).
Khi ăn chay, bạn cần ăn đủ 3 bữa chính và có thêm những bữa phụ để cung cấp đủ năng lượng. Các món ăn trong bữa chính phải đủ 4 nhóm chất: bột, đường, đạm (đậu, sữa đậu nành, lạc, vừng, nấm, đậu đũa, đậu Hà lan, đậu xanh…), dầu thực vật và rau, hoa quả. Nên thiết kế thực đơn ăn chay phong phú và thường xuyên thay đổi món. Ngoài ra, nên uống thuốc bổ sung sắt, vitamin… theo chỉ định của bác sĩ để cung cấp các chất mà thực phẩm chay không có. Ngoài ra, do chế độ ăn chay chỉ sử dụng các loại rau củ, đậu hạt, nấm… đa số mang tính chất hàn, nên khi chế biến ta cần sử dụng các gia vị ấm nóng như tiêu, gừng, tỏi để mang lại cân bằng cho bữa ăn. Và đặc biệt, không nên áp dụng việc ăn chay một cách máy móc mà phải phù hợp với nhu cầu cơ thể.
Thực đơn chay gợi ý:
Thành phần dinh dưỡng thực đơn:
Bs. Hoàng Thị Yến Phụ trách Khoa Dinh dưỡng tiết chế, Bệnh viện Quận 11.
Cập nhật thông tin chi tiết về 11 Cách Chế Biến Nấm Mèo Khô Cực Đơn Giản Lại Tốt Cho Sức Khỏe trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!