Bạn đang xem bài viết 【7/2023】Gạch Cua Là Gì? Cách Lấy Và Chế Biến Gạch Cua【Xem 327,789】 được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nhiều người vẫn còn lạ lẫm với khái niệm “gạch cua”. Trong những lĩnh vực hải sản nhiều kinh nghiệm, sau đây, hải sản Ông Giàu sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc “gạch cua là gì – cách lấy và chế biến gạch cua” đảm bảo sẽ giúp bạn rất nhiều.
Giải đáp gạch cua là gì
Gạch cua là gì?Nếu các bạn là dân sành ăn sẽ biết rằng cua có 2 loại, một là cua đồng, một nữa là cua biển. Đối với cua đồng, con cua có kích thước nhỏ hơn của biển nhiều. Ngay từ cái tên gọi đầu tiên đã nhận biết rõ sự khác nhau cơ bản của 2 loại cua này chính là ở môi trường sống. Một loại cua sống ở vùng đồng nước ngọt, một loại cua biển nước mặn. Đối với cua biển, vẫn nổi tiếng nhất là cua Cà Mau.
Trong con cua có một phần được gọi là gạch. Gạch cua là phần màu đỏ cam thường được nhận thấy khi bạn tách phần mai của cua ra. Nếu tính về mặt khoa học thì gạch cua là nơi chứa những tế bào sinh dục của cua. Cua có 2 giống là giống đực và giống cái. Đối với con đực thì gạch cua chính là các tế bào sinh tinh, đối với cua cái chính là buồng trứng. Nhưng nếu tính về số lượng gạch cua thì cua cái thường chứa nhiều gạch hơn. Cũng chính vì vậy mà cua cái được gọi là cua gạch son còn cua đực được gọi là cua thịt.
Cách lấy gạch cua và chế biến gạch cuaĐể lấy riêng phần gạch cua, trước hết bạn cần mua được cua nhiều gạch chính là cua cái hay còn gọi là cua gạch son. Sau đó rửa sạch bên ngoài vì ở ngoài có thể chứa các bụi bẩn. Sau đó tách lấy phần mai ra bạn sẽ thấy một phần màu đỏ cam, đây chính là phần gạch cua bạn cần lấy.
Gạch cua dùng để chế biến rất nhiều món ăn ngon. Đây là phần không thể thiếu của bún rêu cua, của bánh canh cua, lẩu cua nấu bầu,… Bản chất của gạch cua chính là proterin. Trong quá trình nấu, các phần tử này sẽ kết dính lại với nhau và tạo thành mảng gạch. Ngoài ra, gạch cua còn có thể dùng để chế biến thành nước chấm giúp món cua thêm đậm đà hương vị.
Lẩu cua nấu bầu không thể thiếu gạch cua
Gạch Cua Biển Nên Nấu Món Gì?
Nếu như khi mua cua bạn thắc mắc về cách chọn lựa cua ngon thì khi chế biến cũng có nhiều câu hỏi được đặt ra quanh chuyện làm món gì ngon, bổ…
Ai ai cũng hiểu ăn cua rất tốt vì bổ sung được lượng canxi cho cơ thể, đặc biệt tốt cho phụ nữ mang thai và trẻ em ( những đối tượng cần bổ sung canxi nhiều). Nhưng ít người biết được gạch cua – một bộ phận của con cua cũng là nguồn cung cấp protein – một thứ không thể thiếu đối với con người.
Gạch cua được nhận biết dễ nhất là khi bóc mai cua ra, khi nhìn vào lưng cua có một phần màu vàng vàng và mềm mềm nó chính là gạch cua.
Vì vậy phần gạch cua là bộ phận bạn không nên bỏ lỡ khi ăn để cơ thể nhận được nguồn dưỡng chất tốt nhất.
Haisanxanh.com xin chia sẻ với bạn một vài món ăn ngon làm từ gạch cua biển khiến nhiều người nức lòng.
1. Món càng cua hấp gạch cua.
Luộc càng cua với rượu và gừng trong 5 phút. Vớt ra và thấm khô với khăn ăn, để qua một bên. Cho gạch cua cùng với nước dùng vào máy xay, xay đều 2 nguyên liệu lại với nhau. Sau đó để ra một cái tô lớn và trộn tất cả các nguyên liệu còn lại vào.
Chọn một cái dĩa sâu lòng, để càng cua và hỗn hợp nước sốt gạch cua vào, mang hấp cách thủy trong 9-10 phút cho gạch chín đều và thấm vào càng cua. Sau khi hấp xong, tưới lên càng cua một ít dầu ăn đã được làm nóng. Bỏ hành lá và ngò lên trên để trang trí và tăng hương vị.
Cua, gạch cua, cà chua, chanh (quất), rau sống ăn kèm (hoa chuối, tía tô, xà lách) gia vị muối, mì chính, đậu phụ, bún.
Cua ngâm nước từ 1 đến 2 tiếng cho sạch hết đất cát rồi rửa lại sạch, bóc mai để ráo nước. Gạch cua để riêng ra bát. Cho phần thịt cua vào máy xay, xay nhuyễn, sau đó lọc qua rây để lấy nước cua. Thêm chút muối vào nước lọc cua hòa nhẹ rồi đặt lên bếp đun vừa lửa. Khi thấy gạch cua đông thì nhẹ nhàng vớt gạch cua ra, để riêng trong bát.
Đậu phụ thái miếng vuông, rán vàng đều 2 mặt. Hành tỏi băm nhỏ, cà chua thái miếng cau. Phi thơm cà chua, hành, tỏi cùng chút dầu ăn để cà chua chín mềm. Sau đó cho phần gạch cua ở trên vào đảo đều, sau 3 phút thì tắt bếp. Cho phần nước cà chua, gạch cua vừa thực hiện vào nồi nước cua rồi đun sôi lại. Thêm chút hành lá rồi tắt bếp. Cho bún đã chần qua nước sôi vào bát, xếp đậu, gạch cua lên trên, rưới đều nước cua đang nóng và mời mọi người.
3. Món canh cua nấu mồng tơi.
Cua đồng, rau mồng tơi, hành khô và các gia vị cần thiết.
Cua đồng rửa sạch giã nhỏ hoặc xay nhuyễn lọc qua ray hoặc vải lấy phần nước để nấu. Để riêng gạch cua ra bát. Rau mồng tơi rửa sạch, thái nhỏ. Hành phi thơm. Cho phần nước nấu đã lọc ở trên vào nồi cùng các gia vị đun trong lúc đun khuấy đều tay khi vừa nước xôi chúng ta vớt lấy phần thịt cua nổi lên. Tiếp theo chúng ta cho phần gạch cua, rau mồng tơi vào đun lại cho chín, để phần thịt cua vớt được lên trên và tắt bếp.
Cua, gạch cua, bí đao, hành khô, hành hoa, gia vị: dầu ăn, hạt nêm, bột canh, mì chính, nước mắm.
Cua rửa sạch, bóc yếm, sau đó lấy mai cua ra. Phần thịt cua cho vào máy xay nhuyễn, sau đó lọc lấy nước cua đủ ăn. Còn phần mai cua, lấy tăm khều gạch ra bát riêng.
Bí xanh bạn gọt vỏ, bào sợi mỏng vừa ăn. Hành lá rửa sạch, sau đó cắt nhỏ. Bóc vỏ hành khô và rửa sạch rồi đập dập mềm. Bạn cho chút dầu ăn vào chảo rồi cho hành khô, sau đó đổ gạch cua vào phi thơm. Thêm 2 thìa bột canh để thịt cua khi chín sẽ đóng thành từng mảng nổi lên bên trên. Đặt lên bếp đun sôi tiếp tục. Khi bạn thấy cua sôi thì bạn giảm lửa để tránh gạch cua bị vỡ vụn. Với 4 cách chế biến món ăn từ gạch cua biển , chúng tôi hy vọng mang đến thực đơn phong phú giàu chất dinh dưỡng và dễ làm cho bạn.
Cách Phân Biệt Cua Gạch Và Cua Thịt Đơn Giản Chính Xác Và Dễ Làm
Cua biển là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng, là món ăn yêu thích trong danh sách ẩm thực Việt Nam ta. Tuy nhiên, cua biển lại có rất nhiều loại khác nhau nếu không tinh tế bạn sẽ dễ nhầm lẫn khi mua. Trong đó, cua gạch và cua thịt là hai loài cua dễ gây nhầm lẫn nhất. Chúng có vẻ người tương tự nhau, nên nếu không phải là “dân chuyên” thì mua nhầm là chuyện thường.
1. Cua gạch là gì?Chúng ta thường nhắc nhiều đến cua gạch nhưng chắc ít ai hiểu rõ về “gạch cua” là gì. Gạch cua theo nghiên cứu khoa học là nơi chứa các tế bào sinh dục của chúng. Đối với con đực thì đây là hệ thống tế bào sinh tinh, còn con cái thì là buồng trứng. Khi đến mùa sinh sản, những trứng chín sẽ được chuyển xuống vùng yếm sau đó được thụ tinh và nở thành cua con. Do đó, gạch cua rất giàu protein, một thành phần dinh dưỡng vô cùng cao. Nên gạch cua thường được yêu thích trong ẩm thực.
2. Cua thịt là gì?Cua thịt là giống cua có nhiều thịt, các bắt cơ, càng… đều có rất nhiều thịt, giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Thông thường cua thịt sẽ là cua đực, hay còn được cư dân vùng biển gọi là cua Y.
Để phân biệt cua gạch và cua thịt ta chỉ cần dựa vào phần bụng dưới của cua, tức là phần yếm cua.
Cua thịt hay còn được gọi là cua đực, cua Y… có phần bụng dưới là hình tam giác nhọn.
Cua gạch được gọi là cua cái, phần yếm của chúng có hình bầu tròn to, dùng để ôm trứng, con khi đến mùa sinh sản.
1. Cua gạch nấu món gì ngon?Súp cua gạch
Nguyên liệu: Ta sẽ cần 03 con cua gạch, 15 trứng cút, 2 trứng gà, 30g bột năng, 02 củ hành tím và gia vị như dầu, mắm , muối, tiêu, hành lá, bột ngọt…
Cách chế biến:
Bước 1: luộc chín cua sau đó tách thịt và gạch cua để riêng
Bước 2: phi thơm dầu và hành tím sau đó cho thịt cua vào xào sơ với gia vị. Sau đó đổ nước đã pha bột năng và các nguyên liệu đã chuẩn bị khuấy đều tay cho đến khi thấy súp có độ sánh.
Bước 3: cho gạch cua vào khuấy cùng từ 2 đến phút.
Bún riêu cua
Nguyên liệu: Cua, gạch cua, cà chua, chanh hoặc quất, rau sống ăn kèm, gia vị muối, mì chính, đậu phụ, bún.
Sơ chế cua:
Bước 1: Cua sẽ được ngâm trong nước từ 1 đến 2 tiếng cho sạch hết đất cát rồi rửa lại sạch, bóc mai để ráo nước. Gạch cua để riêng ra bát. Cho phần thịt cua vào máy xay, xay nhuyễn, sau đó cho ra lọc lấy nước. Tiếp theo, đặt phần nước vừa vắt lên bếp đun. Khi thấy gạch cua đông lại, dùng thìa nhẹ nhàng vớt gạch cua để riêng.
Bước 2: Đấu thái miến và rán giòn. Hành tỏi băm nhỏ, cà chua thái miếng cau, nên phi thơm hành tỏi và cà chua. Sau đó cho phần gạch cua ở trên vào đảo đều, sau 3 phút thì tắt bếp.
Bước 4: cho phần cà chua vừa xào và gạch cua nước cua rồi đun sôi lại. Thêm chút hành lá rồi tắt bếp. Cho bún đã chần qua nước sôi vào bát, xếp đậu, gạch cua lên trên, rưới đều nước cua đang nóng lên bún. Vậy là bạn đã có món riêu cua ngon ngọt.
2. Cua thịt nấu món gì ngon?Cua rang muối
Nguyên liệu: 3 đến 4 con cua thị; bột ớt, mắm, muối, bột ngọt. đầu mè, tiêu, tỏi, chanh, ớt, rau răm, …
Sơ chế:
Bước 1: Rửa sạch cua và dùng dao nhọn đâm vào phần hõm yếm cua cho đến khi cua không còn động đậy. Sau đó cho vào ướp với muối và một số gia vị khác từ 20 đến 30 phút.
Bước 2: trộn gia vị hỗn hợp đã chuẩn bị cho vào phi thơm, sau đó cho cua vào đảo cùng. Rang đến khi cua chuyển sang màu đỏ bắt mắt và thấy gia vị bám đều trên cua là được. Chú ý nên bật lửa lớn khi rang cua.
Cua hấp nước cốt dừa
Nguyên liệu: 3 đến 4 con cua thịt, 2 trái dừa tươi, gia vị khác như muối, đường, chanh, ớt…
Chế biến:
Bước 1: sơ chế và làm sạch cua, sau đó dùng dao nhọn đâm vào phần hõm cua cho đến khi cua không còn cử động. Sau đó xếp cau vào nồi.
Bước 2: dùng phần nước dừa đã chuẩn bị dưới đều lên cua, có thể để xấp xấp mặt cua. Sau đó bật bếp đun từ 10 đến 12 phút. Khi thấy cua chuyền màu đỏ thì có thể bắc ra.
5. Mẹo chọn cua ngon khi đi chợ
Xem càng cua: màu lớp da lụa trên càng cua có màu hồng hoặc đỏ thì cua có nhiều thịt.
Yếm cua: khi sờ vào phần yếm cua thấy cứng và chắc thì cua nhiều thịt. Còn nếu thấy mềm thì là cua bị ốp.
Không nên chọn cua yếu, chân càng không còn cử động. Vì những con cua này sẽ không đảm bảo đủ độ tươi ngon cho món ăn của bạn.
Nếu thích ăn cua thịt thì ưu tiên chọn cua đực, còn nếu nấu các món cần gạch cua thì ưu tiên mua cua cái để có nhiều gạch hơn.
Chế biến cua tưởng chừng đơn giản và nhanh, thế nhưng nếu bạn không khéo léo bạn sẽ khiến cho món ăn mất đi mỹ quan. Cua khi chế biến thường rất dễ rụng càng khi cho vào nồi nóng. Khi bắc ra bạn sẽ thấy thân và càng cua đã rời ra. Chính vì thế, khi nấu cua bạn cần để cua chết, khi gặp hơi nóng cua sẽ không giãy giụa mạnh mà rụng càng.
Trước khi nấu, cua cần được là sạch bùn và cát để đảm bảo món ăn không mất đi hương vị thơm ngon.
Hoa quả giàu vitamin C: những quả như cam, kiwi… khi ăn cùng cua sẽ làm tăng tính kết tủa, gây ra các bệnh về tiêu hóa và có thể gây ngộ độc khi ăn chung.
Nước lạnh: cua có tính hàn rất cao, nên khi ăn cua mà kết hợp với các đồ uống và đồ ăn lạnh sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Cá Chạch: loại cá này khi ăn với cua sẽ gây ngộ độc nghiêm trọng.
Mật ong: Khi nấu mật ong với cua bạn sẽ gặp nguy hiểm về đường tiêu hóa, có cảm giác nôn khan khi ăn.
Cách Làm 2 Món Sốt Ngon Từ Cua Gạch
10/06/2023 – 9:57 AM
Tư Ghẹ
1829 Lượt xem
Cách làm 2 món sốt hải sản ngon từ cua gạch son
– Với chị em yêu thích hải sản có son đỏ thì cua gạch luôn hấp dẫn thực khách bởi vị béo ngậy cùng với vị thơm ngọt từ thịt cua biển.
– Cua gạch son có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn thịt cá, giàu canxi, protein, vitamin nên được thực khách yêu mến.
1, Cua gạch sốt me chua
1.1 Chuẩn bị nguyên liệu làm món cua gạch sốt me
– Cua gạch: khoảng 4 con vừa
– Đậu phộng: 50 gram
– Bột năng: 1 muỗng canh
– Tỏi: 1 củ
– Hành tím: 1 củ vừa
– Hành tây: 1 củ
– Dưa leo: 1 trái
– Ớt: 1 trái
– Ngò: 1 nhánh nhỏ
– Me chín: 50 gram
– Gia vị: mắm, muối, đường, tiêu xay, dầu ăn…
Hướng dẫn sơ chế để làm 2 món sốt ngon từ cua gạch
Sơ chế làm sạch cua gạch son để làm 2 món sốt
Đầu tiên, bạn rửa sạch cua, tách lấy phần yếm, cắt cua thành 4 phần cho tất cả vào trong âu lớn.
Sau đó, bạn bóc bỏ lớp vỏ ngoài của sả, băm nhỏ, gọt vỏ củ gừng tươi, băm nhỏ. Tương tự, bạn cũng bóc vỏ tỏi, hành tím, băm nhỏ.
Cách làm cua rang me cực ngon là bạn cho vào âu cua 1 muỗng cà phê muối, ½ muỗng cà phê tiêu xay, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê bột ngọt, ½ số tỏi và hành tím băm, trộn đều.
1.2 Các bước tiến hành làm món cua gạch sốt me
Bước 1: Lăn cua qua đĩa bột chiên, cho vào chảo dầu đang sôi trên bếp. Khi cua chín vàng giòn, bạn vớt ra ngoài để trên đĩa có lót sẵn giấy thấm dầu.
Bước 2: Bắt chảo khác có 1 muỗng canh dầu ăn lên bếp đun sôi. Khi dầu nóng, bạn cho số hành tím, tỏi băm còn lại và gừng, sả băm vào phi thơm. Đổ thêm ít nước và cho me chín vào cùng. Sau đó, bạn dùng muỗng dầm me, vớt bỏ hạt ra ngoài. Tiến hành nêm nếm gia vị bao gồm muối, bột ngọt, nước mắm, tương cà, tương ớt, khuấy đều là cách chế biến cua rang me đơn giản đảm bảo hương vị thơm ngon. Tiếp tục nấu, cho đến khi nước xốt sệt lại, bạn tắt bếp.
Bước 3: Cho cua vào trong chảo nước xốt me nấu cho thấm vị rồi cho ra đĩa trình bày cho bắt mắt. Để món ăn thêm hấp dẫn, bạn nên trang trí thêm lên trên một ít rau răm bên trên.
2. Cua gạch sốt trứng muối
2.1 cua gạch sốt trứng muối cần chuẩn bị gì?
– Cua gạch: 1 kg
– Trứng muối: 4 quả
– Bắp Mỹ: 3 trái
– Sữa tươi không đường: 50 ml
– Bơ: 30 gr
– Ớt bột
– Tỏi, đường, mắm, hạt nêm, bột ngọt.
2.2 Làm món cua gạch sốt trúng muối như thế nào?
Bước 1: Cua làm sạch chặt làm đôi, càng lớn đập dập. Hấp cua 15 phút. Chao sơ cua qua lớp dầu sôi 2 phút.
Bước 2: Lòng đỏ trứng muối rửa sơ qua rượu trắng. Bắp mỹ cắt khúc vừa ăn. Hấp cách thuỷ lòng đỏ trứng và bắp trong 7 phút.
Bước 3: Phi thơm tỏi với bơ + trứng muối đã nghiền. Nêm nếm gia vị + 50ml sữa tươi không đường.
Bước 4: Trộn cua và hỗn hợp + bắp. Nấu 5 phút lửa nhỏ cho gia vị thấm vào cua và bắp. Sau đó cho cua ra đĩa và rưới nước sốt lên trên. Trang trí thêm vài nhánh ngò, vậy là món ăn đã hoàn thành rồi.
Cách Nấu Lẩu Cua Đồng Thơm Ngon, Nhiều Gạch Vàng Ươm
Lẩu cua đồng là món ăn đặc sản Việt Nam được rất nhiều người yêu thích bởi cua chứa rất nhiều canxi giúp xương cứng cáp rất tốt cho người lớn tuổi và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cách nấu lẩu cua đồng ngon, nhiều gạch thì không phải ai cũng biết nấu.
Nồi lẩu có màu đỏ của cà chua, màu xanh của hành lá, vàng của đậu rán và chả cá, mùi thơm của cua đồng rất thích hợp cho những ngày quây quần bên gia đình dịp cuối tuần. Vị ngon đậm đà, mùi thơm của cua, hành phi khiến ai cũng thích mê.
Đầu tiên cùng PasGo Team chúng mình tìm hiểu các mẹo để chọn mua cua đồng ngon, thịt chắc, nhiều gạch nha!
Thời gian chuẩn bị nguyên liệu: khoảng 30′
Thời gian sơ chế và chế biến: khoảng 2h00
Mẹo chọn mua cua đồng ngon, chắc thịt.– Màu sắc: Nên chọn cua đồng có màu xám đục, mai cua thường có màu sáng và bóng hơn.
– Chọn cua còn chạy khỏe, nhanh, có đủ chân, càng cua luôn chỉa lên phía trên khi bắt. Phần mình cua đồng mập khi ấn vào có sủi bọt khí.
– Nếu bạn muốn nấu có nhiều gạch cua thì nên chọn cua đồng cái, còn nếu muốn nấu nhiều thịt thì chọn cua đồng đực. Cua cái thường có yếm to hơn cua đực.
– Kiểm tra cua có thịt chắc không bằng cách lật ngửa con cua đồng lên và ấn vào phần yếm nếu không thấy bị lún tức là cua chắc thịt. Còn nếu ấn thấy lún thì là cua ốp, ít thịt, ăn không ngon.
– Thời điểm mua cua đồng tốt nhất là vào đầu tháng và cuối tháng âm lịch vì giữa tháng cua đồng thay vỏ nên cua sẽ rất gần và thịt không ngon.
1. Nguyên liệu:Nguyên liệu làm lẩu cua đồng ngon tại nhà cho 6 người, gồm có:
– Cua đồng: 500gr xay sẵn (gạch và thịt cua đã để riêng)
– Sườn sụn: 500gr
– Dấm bỗng: 1 bát ăn cơm
– Thịt bò: 300gr
– Chả cá: 200gr
– Bún: 500gr
– Đậu: 4 bìa
– Cà chua: 5 quả,
– Hành hoa: 10 nhánh
– Hành củ: 10 củ
– Tía tô: 2 bó
– Rau nhúng lẩu: Xà lách: 3, 4 cây; hoa chuối: 300gr; rau muống: 1 bó; rau mồng tơi: 1 bó
– Gia vị: Nước mắm, bột canh, hạt nêm, muối tinh
2. Cách làm lẩu cua đồng Bước 1: Sơ chế cua đồng– Lấy phần gạch cua đã để riêng ra rồi đổ vào bát, tiếp đến cho 1 thìa cafe nước mắm vào ướp gạch cua.
– Lọc kỹ phần thịt cua với 2 lít nước rồi giữ lại phần nước, cho 1 thìa cafe muối tinh vào khuấy đều.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu nhúng lẩu cua– Sườn sụn thái thành miếng vừa ăn, rửa sạch, luộc sơ. Sau đó rửa sườn sụn lại bằng nước lạnh, rồi xếp ra đĩa.
– Cà chua rửa sạch, một nửa cắt thành hạt lựu, một nửa bổ cau
– Hành lá rửa sạch, thái nhỏ.
– Hành khô bóc vỏ, thái khoanh mỏng.
– Các loại rau rửa sạch, để ráo, xếp ra đĩa để nhúng lẩu
Bước 3: Nấu nước lẩu và các nguyên liệu ăn kèm lẩu– Đun nóng chảo dầu trên bếp, cho hành đã cắt vào phi chín vàng, vớt hành ra bát, tiếp tục để chảo dầu trên bếp, cho cà chua vào xào, thêm 1 thìa canh nước mắm vào, đảo đều cà chua rồi cho gạch cua vào xào cùng khoảng 2-3 phút thì tắt bếp
– Cho nước cua đã lọc vào nồi, đun lửa vừa. Khi nước sôi, vớt thịt cua ra một bát riêng.
– Cho tiếp cà chua và gạch cua đã xào vào nồi, đun lửa nhỏ trong khoảng 15 phút rồi đổ dấm bỗng vào đảo đều, nêm gia vị cho vừa miệng rồi tất bếp.
– Rán đậu chín vàng rồi xếp ra đĩa.
Bước 4: Hoàn thành và thưởng thức lẩu cua đồng ngon thôiVới cách nấu lẩu cua đồng mà PasGo vừa giới thiệu, khi ăn các bạn có thể cảm nhận được vị béo ngậy của gạch cua, nồi lẩu riêu cua đỏ âu hấp dẫn.
3. Cách thức đặt bàn PasGo (Được giữ bàn, nhận kèm ưu đãi, không phải mua voucher)Cách 1: Đặt bàn qua Tổng đài PasGo 19006005 , được tư vấn trực tiếp bởi tổng đài viên (1.000 đ/phút)
Cách 2: Đặt bàn qua Website chúng tôi (miễn phí)
Cách 3: Đặt bàn qua ứng dụng PasGo (Android & iOS – miễn phí)
Ngọc Anh – Khánh An – PasGo Team
Tổng đài đặt bàn & Tư vấn: 19006005
Tải ứng dụng PasGo: iOS & Android
Chia Sẻ Kinh Nghiệm Nấu Canh Cua Đồng Để Có Nhiều Gạch Nhất
Bí Quyết Nấu Canh Cua Đồng Trong Và Nhiều Gạch
Không biết nhà các mẹ khác thế nào, nhà mình cứ một tuần phải nấu canh cua cho cả nhà ăn một lần dù bận vì ai cũng thích ăn canh cua.
Nhất là con gái nhỏ 7 tuổi, cháu rất thích ăn canh cua đồng nấu với rau đay, mồng tơi và mướp hương. Hôm nào có canh cua là cháu ăn liền 1 bát cơm chan canh và uống thêm 2 bát canh nữa.
Do đã từng nấu canh cua đồng rất nhiều lần cho các thành viên gia đình vì thế mình cũng tạm nhận là một trong những người nội trợ biết nấu canh cua đồng ngon.
Chia sẻ bí quyết và kinh nghiệmDo đó, mình xin chia sẻ với các mẹ khác về món ăn này vì nó thực sự là món canh rất ngon và mát trong mùa hè đấy.
Dù canh cua có rất nhiều kiểu nấu, nấu chua, nấu riêu, nấu với các loại rau nhưng nhà mình thì vẫn chuộng nhất nấu canh cua đồng với rau đay, mồng tơi và mướp hương nhất.
Bởi vì nấu canh cua với 3 loại rau này, nước sẽ vừa thơm vừa ngọt. Chưa kể ai thích ăn rau thì vẫn có thể được ăn rau ngon lành.
Thậm chí, càng không nên sơ ý hoặc tiếc rẻ mà chọn làm ở những chú cua đã chết vì sẽ làm bát canh cua không còn ngon nữa và có mùi rất tệ.
Dù có bận rộn đến đâu, khi mua cua ngoài chợ về, các mẹ không nên để người bán tự chọn cua mà nên tự chọn, làm cua và xay cua tại nhà. Như vậy nước canh cua vừa sạch lại ngọt hơn.
Và lúc mới đặt lên bếp nấu thì lấy đũa dài khuấy đều. Sau khi nước ấm nóng hơn các mẹ nên đun nhỏ lửa, mở hé vung để tránh canh cua trào ra ngoài là được.
Kết quả sau khi làm theo cách trênKhi khều gạch cua ra, các mẹ nên phi gạch cua với hành khô thật thơm rồi mới đổ gạch vào đảo qua cho dậy mùi. Sau đó trút vào nồi nước lọc cua, làm như vậy nồi canh sẽ rất thơm và gạch sẽ có màu vàng óng rất hấp dẫn.
Cứ làm theo cách của mình, các mẹ sẽ không còn phải kêu ca tại sao mình nấu canh không thấy một cục gạch cua đóng váng hay gạch cua cứ trộn lẫn tứ tung với nước dù nước vẫn trong.
Nước cua rất trong không cần phải lấy muôi có lỗ hớt riêng phần gạch ra để vào bát rồi mới tiếp tục đổ vào nồi rau khi rau đã chín…
Nói chung, nấu canh cua đồng với rau mồng tơi, rau đay và mướp hương nếu muốn thanh thì bạn có thể nấu suông mà không nhất thiết phải chưng riêu lên.
Cập nhật thông tin chi tiết về 【7/2023】Gạch Cua Là Gì? Cách Lấy Và Chế Biến Gạch Cua【Xem 327,789】 trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!